Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.1291
- Dự kiến: 7.2774
- Giá đóng cửa trước đó: 7.2683
- PBOC bơm 2 tỷ nhân dân tệ reverse repos kỳ hạn 7 ngày với lãi suất không đổi là 1.8%
- 300 tỷ nhân dân tệ reverse repos sẽ đáo hạn trong ngày hôm nay
- Một khoản rút ròng 298 tỷ nhân dân tệ sẽ được thông qua trong hoạt động thị trường mở
Biên bản cuộc họp chính sách tiền tệ tháng 6 của RBA có gì đáng chú ý?
Biên bản cuộc họp chính sách tiền tệ tháng 6 của RBA:
- Hội đồng thống đốc RBA đánh giá trường hợp giữ lãi suất ổn định hợp lý hơn so với việc tăng lãi suất
- Cần cảnh giác trước rủi ro lạm phát tăng cao,
- Sự không chắc chắn về kinh tế có nghĩa là khó có thể loại trừ những thay đổi chính sách trong tương lai
- Dữ liệu gần đây không đủ để thay đổi triển vọng lạm phát trở lại mục tiêu vào năm 2026
- Vẫn có thể đưa lạm phát về mục tiêu trong khi duy trì mức tăng việc làm
- Hội đồng thống đốc nhận thấy rủi ro suy yếu đối với thị trường lao động
- Tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng nhanh như trước đây
- Tình trạng doanh nghiệp mất khả năng thanh toán tiếp tục gia tăng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm
- Cần chú ý ít nhiều đến những điều chỉnh tăng tiêu dùng hộ gia đình
- Tăng trưởng GDP quý 1 rất yếu, tăng trưởng tiền lương dường như đã đạt đỉnh
- Có thể cần phải tăng lãi suất nếu Hội đồng đánh giá chính sách không "đủ thắt chặt"
- Những đánh giá về năng lực dự phòng rất không chắc chắn, cần được xử lý thận trọng
- Kỳ vọng lạm phát vẫn được giữ vững, nhưng phí bảo hiểm thị trường đã tăng cao hơn
- Sự gia tăng đáng kể về kỳ vọng lạm phát có thể đòi hỏi lãi suất cao hơn đáng kể
Trước đó, kỳ vọng lạm phát ghi nhận mức tăng hàng tuần lớn nhất trong 9 tháng, tăng 0.4 điểm lên 5.2%. Bước nhảy vọt trong 9 tháng không phải là điều mà RBA sẽ hoan nghênh.
Các quan chức ECB nói gì về quyết định chính sách tiền tệ trong năm 2024?
Chủ tịch ECB Lagarde phát biểu:
- Sẽ mất thời gian để chắc chắn rằng lạm phát đang đi đúng hướng
- Thị trường lao động mạnh có nghĩa là chúng ta có thời gian để thu thập thông tin.
- Hạ cánh mềm cho nền kinh tế khu vực đồng euro không được đảm bảo
- Chúng ta cũng cần lưu ý đến thực tế là triển vọng tăng trưởng vẫn chưa chắc chắn.
- Chúng ta vẫn đang phải đối mặt với một số điều không chắc chắn liên quan đến lạm phát trong tương lai, đặc biệt là về mối quan hệ giữa lạm phát, tiền lương và năng suất sẽ phát triển như thế nào và liệu nền kinh tế có bị ảnh hưởng bởi những cú sốc mới từ phía cung hay không.
Trong khi đó, Thành viên Hội đồng Thống đốc ECB Simkus cho biết:
- Có thể cắt giảm thêm hai lần nữa vào năm 2024 nếu dữ liệu như mong đợi
Nhà hoạch định chính sách ECB Wunsch chỉ ra rằng:
- Định giá thị trường về việc cắt giảm lãi suất là hợp lý
- ECB cần nhiều bằng chứng thuyết phục hơn để cắt giảm hơn hai lần trong năm nay.
- Về mặt lý thuyết, việc cắt giảm lãi suất vào tháng 7 là một lựa chọn, nhưng trên thực tế, ECB phải thận trọng
Chủ tịch Fed New York William tự tin Fed đang trên con đường hướng tới mục tiêu lạm phát 2%
Chủ tịch Fed New York William cho biết:
- Tiếp tục tin rằng áp lực giá đang giảm nhẹ
- Tôi tin tưởng rằng Fed đang trên đường đạt được mục tiêu lạm phát 2% một cách bền vững
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 01.07: Sắc xanh lan tỏa thị trường chứng khoán Mỹ, USD đi ngang khi PMI sản xuất ISM thấp hơn dự kiến, lĩnh vực sản xuất của Mỹ tiếp tục thu hẹp
Sắc xanh lan tỏa thị trường chứng khoán Mỹ khi PMI sản xuất ISM của Mỹ hầu như không thay đổi ở mức 48.5 so với mức 48.7 của tháng trước đó, cho thấy lĩnh vực sản xuất của Mỹ tiếp tục thu hẹp. Các số liệu cho thấy ngành sản xuất của Mỹ vẫn đang vật lộn để duy trì đà tăng trưởng do đầu tư kinh doanh vào các thiết bị vẫn hạn chế và chi tiêu tiêu dùng không đồng đều do Fed duy trì lãi suất cao trong thời gian dài. Nasdaq Composite tăng 0.83% và đóng cửa ở mức kỷ lục, trong khi S&P 500 tăng 0.27%. Trong khi đó, Dow Jones tăng 50.66 điểm, tương đương 0.13%. Các nhà đầu tư đang cân nhắc xem liệu đà tăng ấn tượng của cổ phiếu có thể tiếp tục được duy trì vào nửa cuối năm 2024 hay không? Chủ tịch Fed Powell sẽ có bài phát biểu lúc 16:30 chiều thứ 3. Thị trường chờ đợi những tín hiệu về chính sách tiền tệ của người đứng đầu Fed.
- Dow Jones: +0.13%
- S&P 500: +0.27%
- Nasdaq: +0.83%
Trên thị trường FX, USD đi ngang bất chấp dữ liệu PMI sản xuất ISM thấp hơn dự kiến nhờ phán quyết có lợi của Tòa án cho ông Donald Trump. DXY giảm 0.02%, đóng cửa ở 105.82. EURUSD giảm 0.25% xuống 1.0739. Các quan chức ECB tiếp tục duy trì quan điểm "dovish". Trong khi Thống đốc NHTW Bỉ Wunsch khẳng định định giá của thị trường về các đợt cắt giảm lãi suất là có lý và việc tiếp tục nới lỏng chính sách vào tháng 7 vẫn đang được đặt lên bàn cân thì quan chức ECB Simkus chỉ ra rằng hai đợt cắt giảm lãi suất trong năm 2024 là kịch bản có thể xảy ra. USDJPY lập đỉnh mới trong năm và đạt mức cao nhất kể từ tháng 1 năm 1987 ở 161.72. Miễn là cặp tiền có thể duy trì trên mức đỉnh năm 1990 ở 160.40, phe mua vẫn có toàn quyền kiểm soát và cơ hội kiếm thêm lợi nhuận với USDJPY vẫn còn nguyên.
- DXY: -0.02%
- EURUSD -0.25%
- GBPUSD +0.06%
- AUDUSD -0.13%
- NZDUSD -0.26%
- USDJPY +0.36%
- USDCHF +0.47%
- USDCAD +0.43%
Vàng tăng 0.22% lên $2,332. Bitcoin tăng gần 3% lên trên $62,800. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đồng loạt tăng mạnh. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng 12.6 bps lên 4.469%. Cựu tổng thống Trump đã được Tòa án Tối cao ân xá. Điều đó có thể sẽ giúp Tổng thống cùng các nhân viên của ông có thêm thời gian tập trung vào cuộc bầu cử. Sau màn trình diễn của Biden trong cuộc tranh luận tuần trước và quyết định của Đảng Dân chủ về việc vẫn giữ Biden làm ứng cử viên của họ, thị trường có cảm giác rằng Trump - và đảng Cộng hòa - có thể giành chiến thắng vào tháng 11. Nhiệm kỳ tổng thống của Trump sẽ dẫn đến đường cong lợi suất dốc hơn do có nhiều biện pháp kích thích thuế hơn dẫn đến tăng trưởng cao hơn. Sự tăng trưởng đó sẽ có khả năng gây ra lạm phát cao hơn. Trái phiếu bị bán tháo. Giá dầu thô WTI kỳ hạn đã tăng hơn 2% trước kỳ nghỉ lễ 4 tháng 7, sau khi đạt mức tăng 6% trong tháng trước do lo ngại về một cuộc chiến tranh Trung Đông lan rộng hơn và kỳ vọng nhu cầu nhiên liệu mùa hè tăng cao.
Cập nhật phiên Mỹ: Cổ phiếu ảm đạm, lợi suất TPCP Mỹ tăng khi thị trường đánh giá rủi ro bầu cử của Mỹ
Dù đã mở cửa cao hơn vào đầu phiên, các chỉ số chứng khoán của Mỹ hầu hết đang chìm trong sắc đỏ:
- Chỉ số Dow Industrial Average giảm 0.06% xuống 39,093
- Chỉ số S&P 500 giảm 0.14% xuống 5,452
- Riêng có NASDAQ đang tăng 0.05% lên mức 17,740
- Russell 2000 giảm 0.89% xuống 2,029
Lợi suất TPCP Mỹ tăng ở tất cả các kỳ hạn:
USD phục hồi mạnh mẽ, chỉ số DXY đang tiến tới mốc 106.00.
Vàng vẫn đang giao dịch trong phạm vi hẹp, hiện có giá 2,325 USD/ounce.
Dầu WTI đang có giá khoảng 82.34 USD/thùng.
Bitcoin đi ngang, quanh mức 62,800 USD.
Vàng tiếp tục giảm do sự không chắc chắn xung quanh việc Fed cắt giảm lãi suất
- Tuy PMI sản xuất ISM Mỹ thấp hơn dự báo, cho thấy lạm phát tại Mỹ đang chậm lại, Fed vẫn rất miễn cưỡng về việc cắt giảm lãi suất, cho rằng lạm phát vẫn cần giảm bền vững hơn nữa trước khi cắt giảm lãi suất, điều này đã hạn chế đà tăng của giá vàng. Vàng thường có xu hướng sẽ tăng khi lãi suất thấp hơn.
- Giá vàng đã tăng nhẹ sau tin PMI sản xuất ISM, tuy nhiên cũng đã giảm trở lại ngay sau đó, hiện đang ở quanh mức 2,320 USD/ounce.
USD phục hồi trở lại bất chấp dữ liệu PMI sản xuất ISM thấp hơn dự kiến
USD đã giảm ngày sau khi chỉ số PMI sản xuất ISM được công bố yếu hơn dự kiến, nhưng đồng tiền này cũng đã phục hồi ngay sau đó.
Chất xúc tác có thể đã đến từ thị trường trái phiếu, nơi lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm hiện tăng 12 bps trong ngày và hơn 20 bps kể từ mức thấp sau PCE vào thứ Sáu.
USD/JPY đang ở mức cao mới trong 34 năm, tăng 64 pip lên 161.46.
Vậy điều gì đằng sau sự sụt giảm của trái phiếu mặc dù lạm phát cũng như dữ liệu tăng trưởng yếu hơn dự kiến?
"Đợt sụt giảm này có thể do thị trường đang định giá Trump thắng cử vào tháng 11, gây ra những biến động kinh tế lớn", BMO viết ngày hôm nay.
Thị trường có khả năng đang định giá một chiến thắng nghiêng về Đảng Cộng hòa, điều này sẽ dẫn đến việc tiếp tục hoặc mở rộng các chính sách giảm thuế và chi tiêu cao, thay vì tuân thủ kỷ luật tài chính nghiêm ngặt. Điều này có thể đã góp phần làm tăng lợi suất trái phiếu.
Chi tiêu xây dựng của Mỹ trong tháng 5 giảm so với dự kiến
Chi tiêu xây dựng của Hoa Kỳ trong tháng 5 -0.1%, thấp hơn nhiều so với dự kiến +0.2% Tháng trước, chỉ số này +0.3%
Tổng xây dựng:
- Chi tiêu xây dựng tháng 5 năm 2024 là 2,139.8 tỷ USD, giảm -0.1% so với mức đã điều chỉnh là 2,142.1 tỷ USD của tháng 4.
- Cao hơn 6.4% so với cùng kỳ năm trước.
- Năm tháng đầu năm 2024: 836.3 tỷ USD, tăng +8.8% so với cùng kỳ năm 2023 (768.6 tỷ USD).
Xây dựng tư nhân:
- Chi tiêu là 1,652.1 tỷ USD, giảm -0.3% so với mức đã điều chỉnh là 1,656.7 tỷ USD của tháng 4.
- Xây dựng nhà ở: 918.2 tỷ USD, giảm -0.2% so với mức 920.3 tỷ USD của tháng 4.
- Xây dựng phi dân dụng: 733.9 tỷ USD, giảm -0.3% so với mức 736.5 tỷ USD của tháng 4.
Xây dựng công cộng:
- Chi tiêu là 487.6 tỷ USD, tăng +0.5% so với mức đã điều chỉnh là 485.4 tỷ USD của tháng 4.
- Xây dựng giáo dục: 102.1 tỷ USD, tăng +0.6% so với mức 101.5 tỷ USD của tháng 4.
- Xây dựng đường cao tốc: 147.6 tỷ USD, giảm -0.5% so với mức 148.3 tỷ USD của tháng 4.
Dữ liệu PMI sản xuất ISM của Mỹ có gì đáng chú ý?
Chỉ số PMI sản xuất ISM tháng 5 của Mỹ: 48.5, thấp hơn so với dự kiến là 49.1. Chỉ số này vào tháng trước là 48.7
- Giá phải trả: 52.1 so với 57.0 trước đó
- Việc làm: 49.3 so với 51.1 tháng trước
- Đơn đặt hàng mới: 49.3 so với 45.4 tháng trước
- Sản xuất: 48.5 so với 50,2 tháng trước.
- Giao hàng: 49.8 so với 48.9 tháng trước
- Tồn kho: 45.4 so với 47.9 tháng trước.
- Tồn đọng đơn hàng: 41.7 so với 42.4 tháng trước
- Đơn đặt hàng xuất khẩu mới: 48.8 so với 50.6 tháng trước
- Nhập khẩu: 48.5 so với 51.1 tháng trước
Như vậy, PMI sản xuất ISM đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2.
Chỉ số PMI sản xuất S&P Global tháng 6 của Mỹ phù hợp với dự báo
Chỉ số PMI sản xuất S&P Global tháng 6 của Mỹ: 51.6, không chênh lệch nhiều so với mức 51.7 sơ bộ. Trong tháng trước, chỉ số này ở mức 51.3
Chỉ số PMI sản xuất ISM sẽ được công bố ngay sau đây, các nhà kinh tế dự kiến chỉ số này ở mức 49.1, tăng so với mức 48.7 của tháng trước.
Cổ phiếu Mỹ có thể sẽ tăng trong tuần đầu tiên của tháng 7
Trong 4 ngày giao dịch đầu tiên của tháng 7 hàng năm, cổ phiếu Mỹ tăng trung bình vào ngày 1/7 là 0.27%, mức trung bình vào ngày 3/7 là +0.31%.
S&P 500 đã tăng trong tám năm liên tiếp và hợp đồng tương lai S&P 500 cũng tăng 0.2%.
Vào thứ sáu, S&P 500 đạt mức kỷ lục trên 5500 nhưng giảm ngay sau đó. Tuy nhiên, xét theo chu kỳ, đây gần như sẽ là một tuần tích cực đối với cổ phiếu.
Khí đốt tự nhiên cố gắng kết thúc đợt điều chỉnh với mức hỗ trợ 2.55 USD
Khí đốt tự nhiên kéo dài đà giảm và giảm xuống 2.55 USD trong ngày hôm nay.
Nhu cầu của Trung Quốc không còn mạnh mẽ như ban đầu nghĩ.
Chỉ số DXY giảm sau khi EUR vượt qua USD, hỗ trợ cho cặp XNG/USD.
Lợi suất TPCP Mỹ tăng cao đang hỗ trợ mạnh mẽ cho USD
Hôm nay là một khởi đầu mạnh mẽ của USD. Chất xúc tác là thị trường trái phiếu với lợi suất trái phiếu kho bạc tăng 6-10 bps. TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng 9.6 bps lên 4.44%, mức cao nhất kể từ ngày 11/6.
USD/JPY cũng bị ảnh hưởng, tăng 51 pip lên mức cao mới trong 34 năm là 161.65.
Không chỉ có USD/JPY, USD đang ở gần mức cao nhất trong phiên, mạnh hơn hầu hết các đồng tiền khác.
EUR/USD giảm trở lại khi lạm phát Đức yếu thúc đẩy kỳ vọng ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất
- EUR/USD thoái lui khỏi mức tăng trong ngày do dữ liệu lạm phát của Đức giảm nhiều hơn dự kiến trong tháng 6.
- Trước đó, EUR đã tăng nhẹ khi vòng đầu tiên của cuộc bầu cử lập pháp của Pháp cho thấy ưu thế của phe cực hữu.
- Các nhà đầu tư đang chờ đợi HICP sơ bộ của Eurozone và PMI sản xuất ISM của Mỹ trong tháng 6.
- Hiện tại, EUR/USD đang ở mức 1.0745.
Thị trường Mỹ sẽ khởi đầu tuần mới với dữ liệu PMI sản xuất ISM, Canada nghỉ lễ
Thị trường Mỹ đã mở cửa, hiện tại lợi suất Trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng 7.8 bps lên 4.42% và USD/JPY đạt mức cao nhất trong phiên, tăng 34 pip lên 161.17.
Chúng ta sẽ có một số dữ liệu kinh tế hôm nay về sản xuất của Hoa Kỳ với PMI sản xuất ISM, PMI của S&P và chi tiêu xây dựng.
Lạm phát tại Đức giảm nhẹ trong tháng Sáu
-
CPI tháng 6 của Đức tăng 2.2% so với cùng kỳ năm trước (Dự báo: 2.3%. Trước đó: 2.4%)
-
CPI tháng 6 tăng 0.1% so với tháng trước (Dự báo: 0.2%. Trước đó: 0.1%)
-
Chỉ số HICP tháng 6 tăng 2.5% so với cùng kỳ năm trước (Dự báo: 2.6%. Trước đó: 2.8%)
Việc công bố dữ liệu bị trì hoãn một chút so với kế hoạch. Kết quả này phù hợp với ước tính từ các bang trước đó. Lạm phát cơ bản hàng năm giảm nhẹ xuống 2.9%, so với mức 3.0% trong tháng 4 và tháng 5. Có thể coi đây là một tín hiệu tích cực, nhưng với tốc độ rất chậm.
Cập nhật thị trường phiên Châu Âu: EUR/USD tăng sau vòng đầu tiên của cuộc bầu cử Pháp
Tin tức chính:
- CPI tại các tiểu bang của Đức hầu hết giảm xuống trong tháng 6
- HCOB: PMI sản xuất tháng 6 tại Eurozone giảm xuống như dự báo
- S&P Global: PMI sản xuất tháng 6 tại Vương quốc Anh bát ngờ giảm nhẹ
- BOE: Số đơn cấp phép vay thế chấp tháng 5 tại Vương quốc Anh cao hơn dự báo
- Chỉ số giá nhà tháng 6 tại Vương quốc Anh cao hơn dự báo
- SNB: Tổng tiền gửi không kỳ hạn tại tăng nhẹ trong tuần trước
Thị trường:
- EUR dẫn đầu, JPY suy yếu nhất trong ngày
- Chứng khoán châu Âu tăng điểm; HĐTL S&P 500 tăng 0.2%
- Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng lên 4.408%
- Vàng tăng 0.5% lên $2,336
- Dầu thô WTI tăng 0.6% lên $81.97
- Bitcoin tăng 4.2% lên $62,643
EUR/USD tăng mạnh sau vòng đầu tiên của cuộc bầu cử Pháp với chiến thắng khá thoải mái cho phe cực hữu của Le Pen. Có lẽ việc không có tình tiết bất ngờ nào đã ảnh hưởng tích cực đến đồng EUR.
Liên minh của Tổng thống Macron đã bị suy yếu đáng kể và có vẻ như tình hình không quá khả quan cho họ trước thềm cuộc bỏ phiếu vòng hai vào ngày 07/07. Vẫn còn nhiều điều không chắc chắn khi chúng ta phải chờ đợi những diễn biến chính trị trong những ngày tới.
Trong khi đó, một cặp tiền khác USD/JPY cũng tiếp tục duy trì đà tăng quanh mức 161.00.
Bên cạnh đó, dữ liệu CPI của các bang tại Đức cho thấy lạm phát cơ bản đã giảm nhẹ trong tháng 6.
Trong lĩnh vực chứng khoán, chứng khoán Pháp đang dẫn đầu nhưng sự lạc quan đã bị kiềm chế phần nào. Chỉ số CAC 40 mở cửa với mức tăng khoảng 2.6% nhưng hiện chỉ tăng 1.5% trong ngày. Trong khi đó, HĐTL S&P 500 tăng 0.2% khi Phố Wall hy vọng sẽ tiếp tục chuỗi ngày tăng điểm trong tháng 7.
Giá khí đốt tự nhiên giảm khi nhu cầu của Trung Quốc suy yếu
Giá khí đốt tự nhiên (XNG/USD) giảm nhẹ và xuống mức $2.56/MMBtu, kéo dài chuỗi giảm điểm ngày thứ năm liên tiếp. Động thái này diễn ra sau khi Trung Quốc cắt giảm nhập khẩu LNG sau khi giá tăng qua mức 3.0 USD vào tháng 6. Có vẻ như cơn khát LNG ở Trung Quốc không còn quá lớn khi giá đang tăng cao, trong khi giá khí đốt ở Châu Âu cũng cao hơn sau khi nhu cầu năng lượng tại khu vực tiếp tục gia tăng
Trong khi đó, chỉ số DXY giảm nhẹ do đà tăng của đồng EUR sau vòng đầu tiên của cuộc bầu cử Pháp diễn ra vào Chủ nhật. Các nhà giao dịch cũng đang chuẩn bị cho một loạt các dữ liệu kinh tế quan trọng trong tuần
Rabobank: Bế tắc chính trị có thể cản trở Pháp giải quyết các vấn đề tài khóa
Trong vòng đầu tiên, đảng của tổng thống Macron chỉ thu hút được khoảng 20% phiếu bầu, thua đảng Tập hợp Quốc gia (Rassemblement National) của Le Pen (33.4%) và liên minh cánh tả Mặt Trận Bình Dân Mới (Nouveau Front Populaire) (28.1%).
Chuyên gia phân tích vĩ mô cấp cao của Rabobank, Bas van Geffen, phân tích thêm tình hình tại Pháp:
- Sáng nay, thị trường phần lớn thở phào nhẹ nhõm khi đảng RN không nhận được nhiều sự ủng hộ như trong các cuộc thăm dò trước đó. Đảng của Le Pen đã giành được 39 trên tổng số 76 ghế được chỉ định ngay trong vòng đầu tiên. Phản ứng với kết quả đó, đồng EUR tăng giá và chỉ số CAC40 của Pháp tích cực
- Kết quả của vòng bỏ phiếu thứ hai cũng không chắc chắn. Các ứng cử viên có thể rút khỏi cuộc đua, để tránh chia rẽ phiếu bầu. Các đảng theo đường lối ôn hòa trong lịch sử đã liên kết với nhau theo cách như vậy. Hơn nữa, liên minh cánh tả gợi ý rằng họ có thể làm như vậy để ngăn chặn Le Pen giành được đa số ghế trong quốc hội.
- Mặc dù vậy, các cuộc thăm dò ngày hôm qua cho thấy rõ ràng rằng tổng thống Macron có thể sẽ phải làm việc với một đảng khác sau bầu cử. Vì vậy, mặc dù rủi ro ngân sách của Mặt trận Bình dân Mới cánh tả có thể đã giảm bớt, nhưng tình trạng tê liệt trong chính sách vẫn là một khả năng rõ ràng. Điều đó sẽ làm chậm việc giải quyết các vấn đề đang cản trở nền kinh tế Pháp.
Chính phủ Đức và Mỹ đã bán ra hơn 150 triệu USD tiền điện tử
Chính phủ Đức và Hoa Kỳ đã có những động thái đáng chú ý khi di chuyển lượng tiền điện tử đáng kể được tịch thu từ các vụ án hình sự
Theo dữ liệu từ nền tảng phân tích Arkham Intelligence, chính phủ Đức đã chuyển 2,700 BTC đến nhiều sàn giao dịch trong hai tuần qua, bao gồm Bitstamp, Coinbase và Kraken. Hiện, chính phủ nước này vẫn đang nắm giữ 44,692 BTC trị giá khoảng 2.82 tỷ USD.
Trong khi đó, chính phủ Hoa Kỳ đã thực hiện các giao dịch lớn đối với khoản tiền điện tử tịch thu từ các doanh nhân tiền điện tử người Estonia Potapenko và Turogin.
Sau khi chuyển 11.84 BTC trị giá khoảng 743,000 USD vào ngày 30 tháng 6 từ một địa chỉ quỹ bị tịch thu khác, chính phủ Hoa Kỳ đã chuyển toàn bộ số ETH nắm giữ trị giá 11.75 triệu USD vào một địa chỉ trước đây không liên quan.
Phân tích tác động
Những giao dịch gần đây của cả hai chính phủ cho thấy chiến lược của các nước đối với tiền điện tử, với việc Đức có khả năng đang tìm cách thanh lý số Bitcoin nắm giữ của mình trên các sàn giao dịch lớn.
Quy định về Thị trường Tài sản Tiền điện tử (MiCA) gần đây được Liên minh Châu Âu (EU) thông qua có thể ảnh hưởng đến việc chuyển tiền điện tử của Đức. MiCA được thiết lập để tác động đến cả stablecoin và các dịch vụ tài sản tiền điện tử và được dự báo sẽ tạo ra thay đổi đáng kể đối với thị trường tiền điện tử.
Trong khi đó, việc chính phủ Hoa Kỳ chuyển tiền đến một ví không xác định có thể cho thấy sự thay đổi chung trong quy trình quản lý quỹ ETH.
UOB: Kết quả của vòng hai cuộc bầu cử Pháp vẫn khó lường
Kết quả vòng bỏ phiếu đầu tiên của cuộc bầu cử Pháp khá phù hợp với các khảo sát thăm dò dư luận, nhà phân tích Paul Donovan của UOB lưu ý:
- Số lượng phiếu bầu lớn bất thường trong vòng hai có thể sẽ khiến kết quả cuối cùng khó dự đoán hơn. Trong quá khứ, đã từng có trường hợp các ứng cử viên đứng thứ ba rút lui để tăng cơ hội đánh bại một đảng cực đoan hơn. Hiện chưa rõ có bao nhiêu khu vực sẽ sử dụng chiến lược như vậy.
- Hiện tại, có vẻ như ít có khả năng một đảng nào đó sẽ giành được sự ủng hộ đa số sau vòng hai, nhưng các nhà đầu tư sẽ sai lầm nếu đặt quá nhiều niềm tin vào khả năng đó. Một chính phủ với mức đa số thấp khó có thể giải quyết được tình hình tài khóa của Pháp.
- Lạm phát sơ bộ tháng 6 của Đức dự kiến sẽ chậm lại. Lạm phát tại khu vực Eurozone vẫn nằm trong khoảng hợp lý so với mục tiêu, và do đó, sự suy yếu vừa phải trong lạm phát cơ bản này hỗ trợ cho chính sách nới lỏng hơn nữa từ ECB.
- Một số cuộc thăm dò ý kiến tâm lý doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ được công bố để có thêm manh mối về triển vọng lạm phát. Tuy vậy, các cuộc thăm dò ý kiến thường chịu ảnh hưởng bởi sự thiên vị đối với các đảng phái chính trị.
EUR/USD tích lũy sau tín hiệu tích cực từ cuộc bầu cử Pháp
Không có bất ngờ lớn nào đối với kết quả vòng bỏ phiếu đầu tiên trong cuộc bầu cử Pháp. Và nhiều khả năng thị trường chứng khoán Châu Âu và đồng EUR phản ứng tích cực do tạm thời tránh khỏi được kịch bản tồi tệ nhất là tình trạng bế tắc chính trị.
Các cuộc thăm dò cho thấy phe cánh hữu của Le Pen có khả năng giành được sự ủng hộ tương đối lớn, thậm chí còn có khả năng giành được mức đa số tuyệt đối. Tuy vậy, vẫn còn quá sớm để khẳng định bất cứ điều gì. Rất nhiều điều vẫn có thể thay đổi trước vòng bỏ phiếu thứ hai vào ngày 07/07.
Hiện EUR/USD đang tích lũy mức tăng quanh mức 1.0750-60 sau khi chạm mức đỉnh trong ngày là 1.0775. Nhìn vào biểu đồ ở trên, khu vực quanh mức 1.0800 sẽ là vùng kháng cự khá mạnh mà cặp tiền này cần phải vượt qua.
Chỉ số PMI sản xuất của Hoa Kỳ sẽ là dữ liệu kinh tế quan trọng cần theo dõi trong ngày.
Bên cạnh đó, cũng có lượng lớn hợp đồng quyền chọn sẽ đáo hạn trong tuần này. Vào thứ Tư, sẽ có các hợp đồng đáo hạn ở mức 1.0700 (1.5 tỷ EUR), 1.0750 (1 tỷ EUR) và 1.0800 (1.4 tỷ EUR). Vào thứ Sáu, các hợp đồng sẽ đáo hạn chủ yếu ở mức 1.0700 (1.7 tỷ EUR) và 1.0800 (1.9 tỷ EUR).
Trong thời gian chờ đợi, Hãy chú ý đến bất kỳ diễn biến nào trên mặt trận chính trị Pháp. Đó sẽ là một động lực khác cho xu hướng của EUR/USD.
Dữ liệu lịch sử cho thấy Bitcoin sẽ phục hồi vào tháng Bảy
Bitcoin có thể phục hồi mạnh mẽ vào tháng 7 sau màn trình diễn kém sắc trong tháng 6, khi giảm gần 7%. Theo dữ liệu từ Coinglass từ năm 2013, hiệu suất trung bình hàng tháng của Bitcoin trong tháng Bảy ở mức 7.42%, trong khi con số này trong tháng Sáu là giảm 0.35%
Nguồn: CoinGlass
Nhà phân tích Memecoin, Murad, cũng nhấn mạnh điều này trong một bài đăng trên X. Murad lưu ý rằng Bitcoin đã ghi nhận mức tăng tối thiểu 28% trong vài tuần đầu tiên của tháng Bảy trong sáu năm liên tiếp vừa qua.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích dự đoán tháng 7 có thể khó khăn hơn bình thường do việc chính phủ Đức bán tháo lượng lớn Bitcoin và các đợt thanh toán sắp tới của Mt. Gox có thể gây áp lực lên giá Bitcoin.
Các khoản thanh toán từ Mt. Gox với lượng BTC trị giá 8.5 tỷ USD sẽ được trả cho các chủ nợ bắt đầu từ tuần đầu tiên của tháng Bảy. Tuy nhiên, một số nhà phân tích tin rằng tác động của những khoản thanh toán này có thể không nghiêm trọng như nhiều nhà đầu tư dự đoán, với chỉ 4 tỷ USD được dự báo sẽ tác động đến thị trường BTC giao ngay.
Trong lịch sử, Bitcoin thường có hiệu suất tốt nhất vào tháng Mười một với mức tăng trung bình hàng tháng là 46.81% kể từ năm 2013
EUR/USD hồi mạnh từ biên dưới của Mô hình tam giác cân đang dần hình thành
EUR/USD phục hồi sau khi ghi nhận lực mua mạnh tại hỗ trợ (gần 1.0666) của Mô hình tam giác cân đang dần hình thành (với biên dưới là đường xu hướng kéo dài từ đáy phiên 3/10 năm ngoái là 1.0448 và biên trên đi qua đỉnh phiên 18/7 năm ngoái là 1.1276). Biên độ dao động dần thu hẹp cho thấy khối lượng giao dịch thấp, kết hợp với chỉ báo RSI di chuyển trong phạm vi từ 40-60 cho thấy cặp tiền đang bước vào trạng thái tích lũy trước sự lưỡng lự của phe mua và phe bán.
Tuy nhiên, cặp tỷ giá vẫn duy trì dưới đường EMA 200 ngày gần 1.0790 cho thấy xu hướng chung đang là giảm.
Chứng khoán châu Âu tăng cao hơn vào đầu phiên thứ Hai
Chứng khoán châu Âu tăng cao hơn vào đầu tuần giao dịch mới khi các nhà đầu tư trong khu vực đón nhận kết quả vòng đầu tiên của cuộc bầu cử Quốc hội chóng vánh ở Pháp.
BOE: Số đơn cấp phép vay thế chấp tháng 5 tại Vương quốc Anh cao hơn dự báo
- Số đơn được cấp phép vay thế chấp: 59.990 (dự báo: 59,900, trước đó: điều chỉnh tăng từ 61,140 lên 60,820)
- Tín dụng tiêu dùng ròng: 1.5 tỷ GBP (trước đó: điều chỉnh tăng từ 0.7 tỷ GBP lên 0.8 tỷ GBP)
Khoản vay ròng thế chấp của các cá nhân giảm từ 2.2 tỷ GBP xuống 1.2 tỷ GBP - ghi nhận tốc độ tăng trưởng trong hoạt động cho vay thế chấp ròng hàng năm từ 0.2% trong tháng 4 lên 0.3% trong tháng 5, (đã tăng trở lại lần đầu tiên kể từ tháng 10/2022).
S&P Global: PMI sản xuất tháng 6 tại Vương quốc Anh bát ngờ giảm nhẹ
- 50.9 (dự báo 51.4, trước đó: 51.2)
Dữ liệu chính thức giảm nhẹ so với báo cáo sơ bộ, nhưng vẫn khẳng định sự tăng trưởng nhẹ trong lĩnh vực sản xuất của Vương quốc Anh. Cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng trong tháng thứ hai liên tiếp. Tuy nhiên, áp lực giá vẫn còn dai dẳng với lạm phát chi phí đầu vào chạm đỉnh 17 tháng.
SNB: Tổng tiền gửi không kỳ hạn tăng nhẹ trong tuần trước
Tổng tiền gửi không kỳ hạn tại SNB trong tuần tính đến ngày 24/06:
- Tổng tiền gửi không kỳ hạn: 452 tỷ CHF (trước đó: 451.8 tỷ CHF)
- Tổng tiền gửi không kỳ hạn trong nước: 443 tỷ CHF (trước đó: 443.4 tỷ CHF)
Tổng tiền gửi không kỳ hạn trong nước vẫn ổn định trong thời gian qua và có xu hướng giảm nhẹ vào tuần trước. Tuy nhiên, dữ liệu dự trữ ngoại hối mới nhất cho thấy SNB đã chuyển từ bán ngoại tệ sang mua ngoại tệ trong quý I. Cụ thể, NHTW đã mua lượng ngoại tệ trị giá 281 triệu CHF trong giai đoạn này - gấp hơn 10 lần so với mức 22.7 tỷ CHF ngoại tệ được bán trong quý IV năm ngoái.
CPI tại các tiểu bang của Đức hầu hết giảm xuống trong tháng 6
Destatic cung cấp dữ liệu CPI tháng 2 tại các tiểu bang Đức so với cùng kỳ, bao gồm:
- Bavaria: +2.7% (trước đó: +2.7%)
- Brandenburg: +2.6% (trước đó: +2.9%)
- Hesse: +2.1% (trước đó: +2.2%)
- Baden-Wuerttemberg: +1.9% (trước đó: +2.1%)
- Saxony: +2.8% (trước đó: +3.1%)
- North Rhine Westphalia: +2.2% (trước đó: +2.5%)
Dự kiến lạm phát tại Đức sẽ giảm nhẹ xuống khoảng từ 2.2% - 2.3%, phù hợp với dự báo trước đó.
EUR/USD thu hẹp đà tăng trong ngày khi lĩnh vực sản xuất Eurozone chìm trong suy thoái
EUR/USD giảm từ mức cao nhất trong ngày là 1.0755 xuống 1.0752 sau loạt báo cáo PMI sản xuất tại một số nền kinh tế lớn của Eurozone cho thấy lĩnh vực sản xuất Eurozone chìm trong suy thoái. Hiện cặp tiền vẫn đang tăng 0.4% so với mức giá mở cửa sáng nay.
HCOB: PMI sản xuất tháng 6 tại Eurozone giảm xuống như dự báo
- 45.8 (dự báo 45.6, trước đó: 47.3)
“Ngày càng nhiều doanh nghiệp chuyển một phần chi phí đầu vào gia tăng cho khách hàng, và đây là một tín hiệu có thể coi là tích cực. Cách doanh nghiệp nắm trong tay nhiều quyền định giá hơn trên thị trường và đây là tín hiệu thường xuất hiện khi điều kiện bắt đầu được cải thiện."
Số lượng đơn đặt hàng mới giảm với tốc độ nhanh chóng sau chuỗi 25 tháng kỳ lục nhu cầu giảm liên tục, nhưng vẫn le lói hy vọng có sự cải thiện trong tháng 5 khi chỉ số phản ánh kỳ vọng hàng hóa tương lai tăng cao hơn - tức là đà phục hồi đáng kể sẽ phải chờ ít nhất đến cuối mùa hè hoặc đầu mùa thu để ghi nhận đà phục hồi đáng kể.
HCOB: PMI sản xuất tháng 6 tại Đức giảm xuống như dự báo
- 43.5 (dự báo 43.4, trước đó: 45.4)
Dữ liệu chính thức khớp với dự báo sơ bộ một lần nữa chỉ ra sự thụt lùi của ngành sản xuất Đức vào cuối quý II. Nhu cầu ảm đạm vẫn là nguyên nhân chính mặc dù điều này làm giảm bớt áp lực lạm phát.
HCOB: PMI sản xuất tháng 6 tại Pháp giảm xuống như dự báo
- 45.4 (dự báo 45.3, trước đó: 46.4)
Những điểm chính trong báo cáo:
- Số lượng đơn đặt hàng mới giảm nhanh hơn đã gây áp lực lên hoạt động sản xuất
- Hoạt động mua sắm và việc làm giảm nhanh hơn
- Áp lực về giá cả ngày càng gia tăng, với lạm phát phí đầu ra ở mức cao nhất trong 15 tháng
Bình luận về dữ liệu PMI Pháp, Nhà kinh tế học tại Hamburg Commercial Bank, Norman Liebke cho biết: "Ngành sản xuất của Pháp tiếp tục chìm sâu hơn vào suy thoái và lan rộng sang tháng 6 khi hoạt động trong ngành hàng tiêu dùng giảm lần đầu tiên kể từ tháng 1. Đối với hai phân khúc còn lại - hàng hóa trung gian và hàng hóa vốn - sản lượng tại các nhà máy vẫn ảm đạm, đặc biệt là ở hàng hóa vốn với doanh số bán hàng yếu hơn trong ngành công nghiệp ô tô."
Nhu cầu đối với hàng tiêu dùng của Pháp yếu hơn cũng là yếu tố góp phần khiến tổng số đơn đặt hàng mới giảm mạnh hơn, trong khi hoạt động mua hàng chậm lại vói tốc độ mạnh nhất kể từ tháng 12 năm ngoái. Điều đáng lo ngại là lạm phát trong lĩnh vực sản xuất có nguy cơ trở lại do chi phí và giá đầu ra đều tăng ở cả ba phân ngành chính, mặc dù lạm phát giá đầu vào đặc biệt cao ở các nhà sản xuất hàng hóa trung gian đang gây áp lưc lên toàn bộ lĩnh vực sản xuất.
HCOB: PMI sản xuất tháng 6 tại Ý không giảm xuống như dự báo
- 45.7 (dự báo: trước đó: 44.4, trước đó: 45.6)
Lĩnh vực sản xuất của Ý tiếp tục suy thoái trong tháng thứ 3 liên tiếp trong bối cảnh nhu cầu ảm đạm - vấn đề chung trên toàn Khu vực đồng Euroz hiện tại. Điều này dẫn đến khối lượng sản xuất sụt giảm với tốc độ mạnh nhất trong 7 tháng.
Đà tăng trưởng ngắn hạn vào màu xuân đã nhanh chóng "tắt ngúm". Sản lượng giảm mạnh so với tháng trước, cùng với lượng hàng mua và tồn kho thành phẩm, làm nổi bật thêm tình trạng yếu ớt của ngành công nghiệp Ý. Ngành công nghiệp Ý tiếp tục vật lộn với giá cả tăng mạnh. Chi phí đầu vào thậm chí còn tăng cao hơn so với tháng trước, bất chấp nhu cầu sụt giảm đang là thách thức đối với các doanh nghiệp công nghiệp - nguyên nhân chủ yếu là do chi phí nguyên liệu thô và vận chuyển tăng vọt. Tin tốt duy nhất đến từ hoạt động tuyển dụng. Mặc dù số lượng việc làm trong ngành công nghiệp Ý tiếp tục giảm nhẹ, nhưng triển vọng tuyển dụng vẫn khá sáng sủa.
Procure: PMI sản xuất tháng 6 tại Thụy Sĩ giảm nhiều hơn dự báo
- 43.9 (dự báo 45.2, trước đó: 46.4)
Đây là tháng thứ 18 liên tiếp lĩnh vực sản xuất của Thụy Sĩ nằm trong vùng suy thoái. Các chỉ số thành phần ảm đạm hơn tiếp tục chỉ ra rằng khả năng phục hồi của các điều kiện về nhu cầu và nguồn cung ở Thụy Sĩ vẫn khó để cải thiện.
HCOB: PMI sản xuất tháng 6 tại Tây Ban Nha giảm nhiều hơn dự báo
- 52.3 (dự báo 53, trước đó: 54)
Những điểm chính thu được từ báo cáo:
- Sản lượng và đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng nhưng với tốc độ chậm hơn
- Tăng trưởng việc làm yếu hơn khi niềm tin củ người lao động giảm sút
- Lạm phát chi phí đầu vào tăng với tốc độ mạnh nhất kể từ tháng 11/2022
Bình luận về dữ liệu PMI Tay Ban Nha, Chuyên gia kinh tế tại Hamburg Commercial Bank, Jonas Feldhusen cho biết: "Bất ổn chính trị sau cuộc bầu cử châu Âu đang gây áp lực lên các nhà sản xuất Tây Ban Nha."
Các nhà sản xuất Tây Ban Nha đang phải vật lộn với giá đầu vào tăng trở lại. Và do phải cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường, các doanh nghiệp phải chuyển một phần chi phí cao hơn sang người tiêu dùng. Nhu cầu chậm lại dẫn đến tốc độ tăng trưởng của hoạt động sản xuất hàng hóa trung gian và đầu tư chậm lại. Tuy nhiên, trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, các điều kiện về nhu cầu được cải thiện, dẫn đến tăng trưởng mạnh hơn. Ngoài ra, tất cả các lĩnh vực đều gia tăng nhu cầu tuyển dụng, với áp lực chi phí ngày càng lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực hàng hóa thứ cấp và hàng hóa đầu tư.
Lịch trình kinh tế trong ngày có gì đáng chú ý?
Sự kiện trọng tâm hôm nay sẽ là báo cáo PMI sản xuất ISM của Hoa Kỳ. Nhưng vào đầu phiên Âu, thị trường sẽ đón chờ loạt báo cáo PMI sản xuất EU và Doanh số bán lẻ Thụy Sĩ.
Chỉ số giá nhà tháng 6 tại Vương quốc Anh cao hơn dự báo
- +0.2% so với tháng trước (dự báo: -0.1%, trước đó: 0.4%)
Dữ liệu có độ trễ về mặt thời gian. Chỉ số giá nhà ở Vương quốc Anh tiếp tục tăng cao, nhưng Hiệp hội Xây dựng Toàn quốc lập luận rằng hoạt động trên thị trường nhà ở vẫn khá trầm lắng.
- “Hoạt động của thị trường nhà ở nhìn chung không thay đổi trong năm qua, với tổng số giao dịch giảm khoảng 15% so với con số được ghi nhận trong năm 2019. Các giao dịch liên quan đến hoạt động thế chấp thậm chí còn giảm nhiều hơn (gần 25%), phản ánh tác động của chi phí đi vay cao hơn. Ngược lại, khối lượng giao dịch tiền mặt thực tế cao hơn khoảng 5% so với mức trước đại dịch.”