Giá vàng "chật vật" quanh mức đáy trong hơn một tháng, hiện giao dịch dưới mốc 2,300 USD/oz
Giá vàng dao động quanh mức đáy trong hơn một tháng, dưới mốc 2,300 USD sau dữ liệu việc làm của Mỹ vào thứ Sáu. Báo cáo Bảng lương phi nông nghiệp (NFP) cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tạo ra nhiều việc làm hơn dự kiến trong tháng 5, khiến nhà đầu tư giảm đặt cược vào đợt cắt giảm lãi suất vào tháng 9 của Fed. Điều này khiến cho lợi suất TPCP Hoa Kỳ tăng cao và đẩy đồng USD lên mức đỉnh trong gần một tháng, từ đó, khiến giá vàng sụt giảm mạnh.
Hơn nữa, các báo cáo cho biết Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã tạm dừng mua vàng để dự trữ vào tháng 5, chấm dứt đợt mua lớn kéo dài 18 tháng, dường như đã khiến giá vàng sụt giảm sâu hơn. Các nhà giao dịch đang chờ đợi dữ liệu CPI quan trọng của Hoa Kỳ và cuộc họp của Fed trong tuần này.
Cập nhật thị trường phiên Á: Đồng EUR sụt giảm do bất ổn chính trị tại EU, USD/JPY tăng trở lại mốc 157.00
Đồng EUR giảm nhẹ đầu phiên Á sau tin tức về việc các đảng cực hữu ở Pháp và Đức đạt được số phiếu cao trong cuộc bầu cử Liên minh Châu Âu vào Chủ nhật. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã kêu gọi tổ chức một cuộc bầu cử để đáp trả việc đảng cực hữu National Rally của Marine Le Pen giành được ghế trong quốc hội EU. Macron đã giải tán quốc hội và kêu gọi tổ chức bầu cử lập pháp vào ngày 30/6 và 7/7.
Đồng EUR bị ảnh hưởng do lo ngại về sự bất ổn định gia tăng trong chính trị, kinh tế và thị trường EU sau cuộc bầu cử Nghị viện Châu Âu. Điều cần lưu ý là mặc dù phe cực hữu hoạt động tốt ở Pháp và Đức nhưng ở các khu vực khác của châu Âu thì không.
EUR/USD hiện giao dịch quanh mức đáy trong phiên tại 1.0749, ghi nhận phiên giảm thứ 2 liên tiếp.
Mặt khác, GDP Nhật Bản quý 1 giảm 1.8% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn so với dự báo giảm 2%. Sự cải thiện này chủ yếu do chi tiêu trong kinh doanh giảm 0.4% so với quý trước, thấp hơn nhiều so với dữ liệu sơ bộ là giảm 0.8%. Chi tiêu tiêu dùng cá nhân - chiếm hơn một nửa trong GDP Nhật Bản - giảm 0.7%, sự sụt giảm này thực sự gây khó khăn cho chính quyền Nhật Bản. BoJ sẽ có cuộc họp trong tuần này, dự kiến sẽ thảo luận về việc giảm lượng mua trái phiếu chính phủ Nhật Bản.
USD/JPY đã tăng trở lại mức 157.00. Thị trường ngoại hối không có nhiều biến động.
Chỉ số Topix của Nhật Bản tăng sau khi dữ liệu cho thấy nền kinh tế nước này suy giảm ít hơn ước tính. Thị trường Hồng Kông, Úc và Trung Quốc đóng cửa nghỉ lễ hôm nay.
Dầu ổn định sau khi sụt giảm trong tuần trước.
Giá vàng gần như không thay đổi sau khi giảm mạnh phiên trước đó, hiện giao dịch quanh mức 2294 USD/oz.
Đồng Yên tiếp tục suy yếu trong bối cảnh đồng USD duy trì sức mạnh sau dữ liệu việc làm
Đồng Yên tiếp tục suy yếu trong phiên thứ hai liên tiếp. Cặp USD/JPY được hỗ trợ khi đồng USD lấy lại sức mạnh sau dữ liệu việc làm tốt hơn kỳ vọng của Hoa Kỳ vào hôm thứ Sáu.
Nhật Bản đã công bố dữ liệu trái chiều vào thứ Hai, điều này có thể hạn chế đà mất giá của đồng Yên. GDP hàng năm cho thấy nền kinh tế Nhật Bản suy giảm ít hơn dự kiến trong quý đầu tiên. Trong khi đó, GDP trong quý 1 giảm 0.5% so với quý trước, phù hợp với dự báo.
Chỉ số DXY duy trì đà tăng do lợi suất TPCP Hoa Kỳ tăng cao hơn. Dữ liệu việc làm mạnh mẽ của Hoa Kỳ dự kiến sẽ hỗ trợ cho lập trường diều hâu của Fed. Theo CME FedWatch Tool, xác suất Fed cắt giảm lãi suất 25bps trong tháng 9 đã giảm xuống gần 48.0%, giảm từ mức 54.8% một tuần trước.
JP Morgan lùi dự báo về đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của Fed từ tháng 7 sang tháng 11
JP Morgan lùi dự báo về đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của Fed từ tháng 7 sang tháng 11:
- Với động lực tăng trưởng việc làm gần đây, chúng tôi nghĩ rằng có thể phải mất 5 báo cáo từ nay đến cuộc họp FOMC tháng 11 mới đáp ứng được kỳ vọng của các quan chức Fed
- Dự đoán đợt giảm lãi suất đầu tiên diễn ra vào tháng 11, sau đó là các đợt cắt giảm lãi suất hàng quý vào năm tới (Hàng quý có nghĩa là sẽ có thêm 4 lần cắt giảm vào năm 2025, trong Quý 1, 2, 3 và 4)
Giá vàng duy trì dưới mốc 2,300 USD, liệu có tiếp tục giảm sâu?
XAU/USD khởi đầu tuần mới một cách nhẹ nhàng và ổn định gần mức đáy trong hơn một tháng ở dưới mốc 2,300 USD. Báo cáo Bảng lương phi nông nghiệp (NFP) cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tạo ra nhiều việc làm hơn dự kiến trong tháng 5, buộc các nhà đầu tư phải giảm đặt cược vào đợt cắt giảm lãi suất vào tháng 9 của Fed. Điều này hỗ trợ đà tăng của lợi suất trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ và đẩy USD lên mức cao nhất gần một tháng và gây áp lực lên kim loại quý.
Thêm vào đó, các báo cáo cho biết PBoC đã tạm dừng mua vàng để dự trữ vào tháng 5, chấm dứt đợt mua lớn kéo dài 18 tháng, gây bất lợi cho giá vàng.
Các nhà giao dịch dường như cũng không muốn đặt cược trước dữ liệu quan trọng của Hoa Kỳ và quyết định chính sách của FOMC trong tuần này.
Goldman Sachs kỳ vọng Fed sẽ không cẳt giảm lãi suất trong cuộc họp tuần này
Goldman Sachs cho biết
- Dự kiến Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9 và tháng 12 năm 2024
- Mong đợi 4 lần cắt giảm lãi suất vào năm 2025
- Mong đợi 2 lần cắt giảm lãi suất vào năm 2026
GS cho rằng việc cắt giảm lãi suất của các ngân hàng trung ương toàn cầu khác sẽ làm tăng áp lực khiến Fed cũng sẽ cảm thấy phải cắt giảm
EUR/USD giảm xuống 1.0770, trọng tâm chuyển sang dữ liệu Sentix của EU
EUR/USD giảm xuống gần mức đáy trong nhiều tuần dưới 1.0800 trong phiên giao dịch châu Á vào thứ Hai khi đồng bạc xanh tiếp tục thể hiện sức mạnh, DXY vượt mức 105.00
Sự bất ổn chính trị ngày càng tăng của Pháp đè nặng lên đồng Euro và góp phần làm đồng tiền này suy yếu. Dữ liệu Sentix của EU được công bố vào 15:30 hôm nay là tâm điểm chú ý.
Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều
Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều vào thứ Hai sau khi báo cáo việc làm của Mỹ tốt hơn mong đợi vào thứ Sáu cho thấy việc tuyển dụng và tăng trưởng tiền lương đã cải thiện trong tháng Năm. Điều này bổ sung thêm vào câu chuyện rằng Fed không cần phải vội vàng hạ lãi suất. Các nhà giao dịch không mong đợi Ủy ban Thị trường mở Liên bang sẽ cắt giảm lãi suất tại cuộc họp tuần này hoặc cuộc họp tiếp theo vào tháng 7.
Tại châu Á, các nhà đầu tư xem xét số liệu GDP quý 1 của Nhật Bản được công bố hôm nay và chờ đợi quyết định lãi suất của BoJ vào thứ Sáu.
Ngoài ra, số liệu lạm phát của Trung Quốc và Ấn Độ trong tháng 5 sẽ được công bố vào thứ Tư.
- Nikkei 225 tăng 0.49%, trong khi Topix tăng 0.38%.
- Kospi giảm 0.74% và Kosdaq giảm 0.5%.
- Một số thị trường châu Á đóng cửa nghỉ lễ vào thứ Hai, bao gồm Úc, Trung Quốc đại lục, Hồng Kông và Đài Loan.
Chính phủ Nhật Bản nhấn mạnh sự cần thiết phải hợp tác chặt chẽ với BoJ
Bình luận về dữ liệu GDP quý 1, chính phủ Nhật Bản cho biết:
- Nhấn mạnh sự cần thiết phải hợp tác chặt chẽ với BoJ và hướng dẫn chính sách một cách “linh hoạt” trong bối cảnh tiêu dùng yếu và sự không chắc chắn về triển vọng lạm phát.
- Tiêu dùng "thiếu động lực"
- Triển vọng về giá cả không rõ ràng một phần do ảnh hưởng của sự sụt giảm đồng yên gần đây
- Cảnh báo những rủi ro còn sót lại ở nước ngoài như hậu quả từ việc thắt chặt tiền tệ của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu và lo ngại về tăng trưởng yếu của Trung Quốc
JP Morgan mong đợi các phát biểu "dovish" của chủ tịch Fed Powell sau quyết định chính sách vào thứ 4
Ghi chú của nhà kinh tế trưởng Hoa Kỳ Michael Feroli của JP Morgan vào thứ Sáu:
- Về dot plot: Hy vọng Fed sẽ dự kiến trung bình hai lần cắt giảm lãi suất vào năm 2024
- "Chúng tôi hy vọng Chủ tịch Powell sẽ bày tỏ sự tin tưởng rằng nền kinh tế vẫn đang đi đúng hướng và FOMC có thể kiên nhẫn để có được niềm tin rằng lạm phát đang hướng tới mức 2%."
GDP quý 1 của Nhật Bản: giảm 1.8% so với cùng kỳ năm ngoái
- GDP quý 1 của Nhật Bản: giảm 1.8% so với cùng kỳ năm ngoái, cải thiện so với ước tính ban đầu là giảm 2%
- Trước đó: tăng 0.4% so với cùng kỳ năm ngoái
- Chỉ số giảm phát GDP (thước đo lạm phát): tăng 3.4% so với cùng kỳ năm ngoái
- Trước đó: tăng 3.9% so với cùng kỳ năm ngoái
Nikkei: BoJ sẽ cân nhắc liệu có nên giảm lượng mua TPCP Nhật Bản hàng tháng hay không
Nikkei đưa tin:
- Một quan chức trong BoJ cho biết ngay cả khi ngân hàng trung ương quyết định cắt giảm chương trình mua vào vào tuần tới, chương trình này “nên được giữ như một công cụ để ứng phó với sự tăng mạnh của lãi suất”.
- Một nguồn tin khác của BoJ cho biết: “Điều quan trọng là thị trường vẫn ổn định”.
BoJ có cuộc họp chính sách vào ngày 13 và 14 tháng 6, tức là thứ Năm và thứ Sáu tuần này.
Thống đốc NHTW Áo Holzmann: Động thái cắt giảm lãi suất tiếp theo của ECB có thể làm suy yếu EUR và tăng lạm phát
Robert Holzmann - Thống đốc NHTW Áo, thành viên Hội đồng Thống đốc ECB đã phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình công cộng ORF (Österreichischer Rundfunk, 'Austrian Broadcasting'). Ông cho biết việc cắt giảm lãi suất của ECB trong trường hợp Fed không cắt giảm lãi suất sẽ làm suy yếu EUR và tăng lạm phát
- “Nếu giả định ban đầu về ba lần cắt giảm lãi suất thành hiện thực và Fed không có động thái nào, điều đó chắc chắn sẽ có tác động đến tỷ giá hối đoái và kéo theo đó là lạm phát”
Vào thứ Năm tuần trước, ECB đã cắt giảm lãi suất xuống 3.75% từ mức 4%. Holzmann không đồng tình với việc cắt giảm lãi suất và đổ lỗi cho những bình luận từ các quan chức ECB trước cuộc họp khiến Ngân hàng không còn lựa chọn nào khác ngoài việc cắt giảm lãi suất:
- “Ý kiến của hội đồng là không còn cách nào khác, cũng bởi vì đã có thông báo rằng quyết định như vậy sẽ được đưa ra vào tháng 6.”
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 07.06: Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán Mỹ, USD tăng vọt, vàng cắm đầu giảm sau công bố báo cáo NFP mạnh hơn dự kiến
Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán Mỹ khi báo cáo của Cục Thống kê Lao động cho thấy bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ tăng 272,000 vào tháng trước, vượt qua mọi dự báo của nhà kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp lần đầu tiên chạm mốc 4% trong 2 năm trở lại đây. Tuy nhiên, phố Wall vẫn trải qua một tuần tích cực. S&P500 tăng 1.32% trong tuần. Dow Jones ghi nhận mức tăng 0.29%, trong khi Nasdaq Composite tăng 2.38%.Đáng chú ý là cổ phiếu Nvidia tăng 10% vào tuần trước và vốn hóa thị trường của nhà sản xuất chip có lần đầu tiên vượt mức 3 nghìn tỷ USD. Quyết định lãi suất mới nhất của Fed và chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 dự kiến được công bố trong tuần này có thể là thử thách quan trọng đối với thị trường, đặc biệt là sau khi báo cáo việc làm mạnh mẽ vào thứ Sáu tiếp tục cho thấy Fed có thể trì hoãn việc hạ lãi suất.
- Dow Jones: -0.22%
- S&P 500: -0.11%
- Nasdaq: -0.23%
Trên thị trường FX, USD mạnh nhất, NZD yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính. USD chủ yếu giao dịch thận trọng trong suất tuần cho đến thứ Sáu khi báo cáo việc làm phi nông nghiệp bất ngờ mạnh mẽ đã khiến đồng bạc xanh tăng vọt. DXY tăng 0.81%, đóng cửa ở 104.96. Lượng mua vàng của Trung Quốc giảm trong tháng trước và USD cũng như lợi suất trái phiếu tăng cao gây áp lực lên các đồng tiền hàng hóa: AUD và NZD. NZDUSD giảm 1.57% xuống 0.6100. AUDUSD giảm 1.53%, đóng cửa ở 0.6580.
- DXY: +0.81%
- EURUSD -0.81%
- GBPUSD -0.59%
- AUDUSD -1.53%
- NZDUSD -1.57%
- USDJPY +0.70%
- USDCHF +0.79%
- USDCAD +0.69%
Vàng giảm 82 USD hoặc 3.45% xuống còn 2,293.49 USD, ghi nhận đà giảm mạnh nhất kể từ ngày 6 tháng 11 năm 2020. Bitcoin chạm đỉnh ở 71,949 USD trong ngày trước khi quay đầu trở lại mức 69.156 USD. Ethereum đóng cửa ở 3,684.80 USD sau khi đạt đỉnh ở 3,839.70 USD. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đồng loạt tăng. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng 15.5 bps lên 4.435%. Giá dầu thô ghi nhận tuần giảm thứ ba liên tiếp do lo ngại rằng nhu cầu có thể yếu đi ngay cả khi OPEC+ có kế hoạch tăng sản lượng. Dầu thô WTI giảm 0.38%, đóng cửa ở 77.41 USD/ thùng.
Nick Timiraos: Có vẻ báo cáo việc làm đang ít có ý nghĩa với Fed
Nick Timiraos, đến từ Wall Street Journal phát biểu về báo cáo việc làm: "Chúng tôi đã xem xét kỳ nghỉ hè, với tháng 9 là thời điểm cắt giảm sớm nhất có thể. Dữ liệu mới nhất có thể sẽ không ảnh hưởng nhiều đến các quyết định của Fed."
Cập nhật phiên Mỹ: Cổ phiếu Mỹ xóa bỏ mức giảm đầu phiên, vàng vẫn ở mức thấp
Bảng lương phi nông nghiệp tháng 5 của Mỹ ở mức 272,000, cao hơn nhiều so với dự báo 185,000.
Các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ hiện đã tăng trở lại. Mức tăng được dẫn đầu bởi Dow Industrial Average, tăng 0.56%. Chỉ số NASDAQ hiện tăng 0.14%:
- Chỉ số Dow Industrial Average tăng 213 điểm lên mức 39096
- Chỉ số S&P tăng 16.10 điểm lên mức 5369.50
- Chỉ số NASDAQ tăng 23.76 lên mức 17197
Lợi suất TPCP Mỹ tăng với kỳ hạn 2 năm tăng 13.7 bps lên mức 4.857%. Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng 14.5 bps lên mức 4.425%.
DXY tăng so với hầu hết các đồng tiền lớn, hiện đang ở rất gần mức 104.900.
Ở các thị trường khác:
- Dầu thô tăng 0.14 USD lên mức 75.69 USD/thùng.
- Vàng giảm, hiện đang quanh mức 2,314 USD/ounce.
- Bạc giảm 1.61 USD, đây là mức giảm trong một ngày lớn nhất kể từ tháng 10/2023.
- BTC giảm mạnh sau báo cáo NFP, tuy nhiên đang phục hồi, dao động ở quanh mức 71,700 USD.
Vàng có dấu hiệu phục hồi, thị trường đang điều chỉnh sau khi có dấu hiệu quá mua/quá bán?
- Vàng đang có dấu hiệu phục hồi, tăng trở lại gần mức 2,320 USD/ounce, có vẻ thị trường đang điều chỉnh sau khi có dấu hiệu quá mua/quá bán.
USD tiếp tục tăng, đạt mức cao mới so với hầu hết các đồng tiền lớn
- EURUSD đang gần với mức thấp nhất kể từ ngày 1/5, mức đó là 1.0813. Ngay bên dưới mức đó là đường MA 100 ngày, ở mức 1.08063. Việc xuống dưới cả hai mức này sẽ khiến xu hướng của tỷ giá này nghiêng về phía giảm nhiều hơn nữa, gần với đường MA 200 ngày ở mức 1.07859.
- USDJPY đang giao dịch gần 157.00. Mức cao nhất từ ngày 24/5 là 157,19.
- GBPUSD đang giảm mạnh, xuống thấp hơn đường MA 100 ngày ở mức 1.2735.
- USDCHF đang giao dịch cao hơn và đang sắp vượt qua mức 0.89716.
Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Nhà trắng: Báo cáo việc làm đang là tin tốt cho người lao động Mỹ
Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Nhà trắng Lael Brainard cho biết:
- Báo cáo việc làm của Mỹ là tin tốt cho người lao động.
- Chi phí vẫn còn quá cao đối với người tiêu dùng Mỹ. Chúng tôi sẽ tiếp tục đấu tranh với lạm phát về khí đốt/hàng tạp hóa.
- Tham chiếu mức lương cao hơn là tích cực cho người tiêu dùng Mỹ.
- Giá khí đốt rất quan trọng khi cuộc bầu cử sắp diễn ra.
- SPR là một công cụ hiệu quả.
- Năm 2025 đang định hình là một năm cực kỳ quan trọng đối với những quyết định với thuế.
- Các khoản cắt giảm thuế do Tổng thống Trump ban hành nếu được gia hạn vào năm 2025 sẽ làm tăng thâm hụt thêm 5 nghìn tỷ USD.
Hàng tồn kho bán buôn của Mỹ trong tháng 4 thấp hơn so với ước tính
Hàng tồn kho bán buôn của Mỹ trong tháng 4 tăng 0.1%, thấp hơn so với ước tính trước đó là +0,2%
Doanh số bán buôn tăng 0.1%, tháng trước chỉ số này giảm 1.3%
Tỷ lệ hàng tồn kho trên doanh số là 1.35, không đổi so với tháng trước
BTC phục hồi sau mức giảm tạm thời do báo cáo NFP
- Sau khi giảm xuống dưới mức 70,600 USD do báo cáo NFP của Mỹ cao hơn kỳ vọng, BTC hiện đã phục hồi mạnh mẽ, hiện tại đang ở trên mức 72,100 USD.
Vàng không có dấu hiệu ngừng giảm sau báo cáo NFP của Mỹ
- Sau dư âm của báo cáo bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ, giá vàng vẫn chưa có dấu hiệu ngừng giảm, hiện đã chạm mức 2,308 USD/ounce.
- Đồng thời, DXY cũng vừa tăng vượt mốc 104.800.
Cổ phiếu Mỹ mở cửa thấp hơn vào đầu phiên giao dịch
Cập nhật thị trường sau ít phút mở cửa:
- Chỉ số Dow Industrial Average giảm 98.53 điểm xuống mức 38787.65
- Chỉ số S&P giảm 16.54 điểm xuống mức 5336.41
- NASDAQ giảm 56.17 điểm xuống mức 17116.95.
- Chỉ số Russell 2000 giảm 21.50 điểm xuống mức 2027.93.
USD/JPY không thoát khỏi đà tăng sau dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ
- USD/JPY tăng vọt sau khi dữ liệu bảng lương của Mỹ cao hơn dự kiến trong tháng 5.
- Dữ liệu cũng cho thấy mức tăng lương ở Mỹ cao hơn dự kiến mặc dù tỷ lệ thất nghiệp bất ngờ tăng.
- Dữ liệu này trái ngược với mức lương thực tế của Nhật Bản đã giảm trong tháng thứ 25 liên tiếp vào tháng 4.
- USD/JPY hiện đang ở quanh mức 156.800.
Cổ phiếu Mỹ dự kiến sẽ mở cửa thấp hơn sau báo cáo bảng lương phi nông nghiệp
Dữ liệu việc làm của Hoa Kỳ mạnh hơn dự kiến với bảng lương phi nông nghiệp tăng 272 nghìn so với ước tính 185 nghìn. Tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên 4.0%.
- Lợi suất TPCP Mỹ tăng, với lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm hiện tăng 12.7 bps lên mức 4.408%.
- Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 2 năm tăng 12.5 bps lên mức 4.838%.
- Chỉ số Dow Industrial Average giảm 66 điểm
- Chỉ số S&P giảm 13 điểm
- Chỉ số NASDAQ giảm 32 điểm
Ở các thị trường khác:
- Giá dầu thô tăng khoảng 0.24 USD lên mức 75.79 USD/thùng.
- Giá vàng giảm 49 USD xuống còn 2326.80 USD.
- Giá bạc giảm 1.37 USD xuống còn 29.90 USD
- Bitcoin đang giao dịch ở mức 71.338 USD.
GBP/USD suy yếu sau báo cáo NFP của Mỹ
- GBP/USD giảm mạnh sau dữ liệu NFP của Mỹ trong tháng 5.
- Báo cáo NFP mạnh mẽ của Hoa Kỳ đã tác động tiêu cực đến kỳ vọng về việc Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 9.
- Tăng trưởng tiền lương mạnh mẽ của Vương quốc Anh vẫn là động lực chính thúc đẩy lạm phát dịch vụ dai dẳng.
- Hiện tại GBP/USD đang ở mức 1.27338.
Chỉ số DXY vẫn không ngừng tăng do dư âm của báo cáo NFP
Sau khi tăng lên mức 104.600 ngay sau báo cáo bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ, hiện tại chỉ số DXY vẫn không ngừng tăng, hiện đang ở mức 104.740.
EUR/USD suy yếu khi USD mạnh lên sau báo cáo NFP của Mỹ
- EUR/USD giảm mạnh từ 1.0900 khi báo cáo NFP của Mỹ cho tháng 5 cao hơn kỳ vọng.
- Báo cáo NFP của Hoa Kỳ cho thấy các điều kiện thị trường lao động vẫn đang thắt chặt.
- ECB đã bắt đầu chiến dịch nới lỏng chính sách của mình nhưng vẫn chưa cam kết theo lộ trình lãi suất được xác định trước.
- Hiện tại, EUR/USD đang giao dịch ở quanh mức 1.08300.
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ giảm sau báo cáo bảng lương phi nông nghiệp
Các hợp đồng tương lai đang cho thấy:
- Chỉ số Dow Industrial Average giảm 165 điểm
- Chỉ số S&P giảm 23.96 điểm
- Chỉ số NASDAQ giảm 85 điểm
Vàng tiếp tục giảm mạnh sau báo cáo bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ
- Hiện tại, vàng đang ở dưới mức 2,320 USD/ounce sau khi dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ cao hơn nhiều so với kỳ vọng.
Chỉ số DXY tăng vọt sau báo cáo bảng lương phi nông nghiệp tháng 5 của Mỹ
Sau khi bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ trong tháng 5 được báo cáo vượt xa so với dự báo:
- Chỉ số DXY tăng vọt, hiện đang ở quanh mức 104.600
- Lợi suất TPCP Mỹ cũng tăng vọt, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm hiện đang ở mức 4.400%
Bảng lương phi nông nghiệp tháng 5 của Mỹ cao hơn nhiều so với dự báo
- Bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ trong tháng 5: 272K, cao hơn nhiều so với ước tính là 185K.
- Tỷ lệ thất nghiệp: 4.0%, dự kiến 3,9%
- Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng trước đó: 3.9%
- Tỷ lệ tham gia 62.5% so với 62.7% trước đó
- Thu nhập trung bình theo giờ + 0.4% so với dự kiến +0.3%
- Thu nhập trung bình theo giờ + 4.1% so với cùng kỳ năm trước so với dự kiến +3.9%
- Số giờ làm việc trung bình hàng tuần 34.3 so với dự kiến 34.3
- Thay đổi trong bảng lương tư nhân +229K so với dự kiến +170K
- Thay đổi trong bảng lương sản xuất +8K so với dự kiến +5K
- Thị trường định giá lại Fed sẽ cắt giảm 40 bps lãi suất trong năm nay hiện tại
Quan chức ECB Centeno: Thông điệp chúng tôi muốn đưa ra là cần tin tưởng vào quá trình suy yếu của lạm phát
- Tuy nhiên, chúng tôi cũng đang duy trì sự thận trọng
- Dự báo của chúng tôi cho thấy lạm phát sẽ không suy yếu trong khoảng thời gian từ tháng Sáu đến tháng Tám
- Chúng tôi đang thận trọng với một số yếu tố của quá trình giảm phát
Nói cách khác, việc lạm phát không suy yếu trong khoảng thời gian từ tháng Sáu đến tháng Tám cho thấy họ sẽ duy trì mức lãi suất hiện tại ít nhất cho đến tháng Chín.
Cập nhật tin tức phiên Châu Âu: Vàng giảm giá sau hành động của Trung Quốc
Tin tức chính:
- Vàng giảm giá sau tin Trung Quốc ngừng mua vàng dự trữ sau 18 tháng liên tục
- Quan chức ECB Holzmann: Tôi là thành viên duy nhất phản đối việc cắt giảm lãi suất
- Thành viên ECB Villeroy: Chúng tôi sẽ điều chỉnh lãi suất với tốc độ phù hợp
- Thành viên ECB Schnabel: Chúng tôi không thể cam kết trước về một lộ trình lãi suất cụ thể
- Quan chức ECB Rehn: Lạm phát sẽ tiếp tục giảm
- Quan chức ECB De Guindos: Lạm phát sẽ ở khoảng 2% trong năm tới
- Quan chức ECB Šimkus: Lãi suất vẫn có thể được cắt giảm nhiều hơn trong năm nay
- Thành viên ECB Nagel: Chính sách tiền tệ không phải là tự động điều chỉnh khi nói đến việc cắt giảm lãi suất
- Eurostat: GDP quý I tại Eurozone tăng 0.3% như dự báo
- Sản xuất công nghiệp tháng 4 của Đức giảm so với dự kiến
- Cán cân thương mại tháng 4 của Đức có gì đáng chú ý?
Thị trường:
- JPY dẫn đầu, NZD suy yếu nhất trong ngày
- Cổ phiếu châu Âu giảm; HĐTL S&P 500 giảm 0.1%
- Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng lên 4.300%
- Vàng giảm 1.7% xuống $2,334
- Dầu thô WTI tăng 0.6% lên $76.05
- Bitcoin tăng 1.0% lên $71,395
Hôm nay thị trường tiếp tục chờ đợi báo cáo việc làm của Mỹ. Nhưng có một số lượng lớn các phát biểu đến từ các quan chức ECB khi họ cố gắng giải thích cho quyết định cắt giảm lãi suất hôm qua. Tuy nhiên, bình luận của họ không đưa ra thông tin nào quá mới, với tháng 7 sẽ quá sớm cho lần cắt giảm lãi suất tiếp theo. Tháng 9 vẫn có khả năng nhưng sẽ phụ thuộc vào dữ liệu trong vài tháng tới.
Các cặp tiền chính không có nhiều biến động khi thị trường chú ý tới dữ liệu NFP sau đó.
Thị trường chứng khoán cũng trầm lắng, với việc cổ phiếu châu Âu giảm giá và HĐTL chứng khoán Mỹ vẫn chưa có nhiều biến động trước sự kiện chính sau đó.
Trong khi đó, vàng giảm giá mạnh sau khi Trung Quốc ngừng mua vàng dự trữ, sau chuỗi mua vào kéo dài 18 tháng. Kim loại quý này đã giảm từ $2,370 xuống $2,337 ở thời điểm hiện tại. Trong khi đó, bạc cũng giảm mạnh xuống còn $30.42.
Tiếp theo là báo cáo việc làm của Mỹ.
Số lượng tài sản kỹ thuật số bị đánh cắp tiếp tục gia tăng trong năm 2024
Trong quý đầu tiên của năm 2024, các tin tặc đã đánh cắp lượng tài sản kỹ thuật số trị giá 542.7 triệu USD, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2023.
Vào tháng 5, một nhà giao dịch đã mất 71 triệu USD tiền điện tử trong vụ tấn công bằng phishing nổi tiếng nhất trong năm. Kẻ tấn công đã lừa nhà giao dịch này gửi 99% số tiền của họ đến địa chỉ của kẻ tấn công.
Nhưng trong một diễn biến bất ngờ, kẻ trộm vô danh đã trả lại 71 triệu USD cho nạn nhân hơn một tuần sau đó khi sự cố thu hút sự chú ý của các công ty điều tra blockchain và vị trí của kẻ tấn công cuối cùng đã được xác định.
Hợp đồng thông minh đang trở nên an toàn hơn, nhưng tin tặc đang tìm kiếm các mục tiêu dễ dàng hơn
Lỗ hổng hợp đồng thông minh từng là một trong những lỗ hổng bị tin tặc nhắm mục tiêu nhiều nhất.
Tuy nhiên, theo báo cáo HackHub 2024 của Merkle Science, số tiền bị hack mất do lỗ hổng hợp đồng thông minh đã giảm 92% xuống còn 179 triệu USD vào năm 2023, giảm mạnh so với mức 2.6 tỷ USD đáng kinh ngạc vào năm 2022.
Theo Mriganka Pattnaik, đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của nền tảng Merkle Science: “Mặc dù lỗ hổng hợp đồng thông minh vẫn là mối lo ngại về bảo mật, nhưng một phần đáng kể tổn thất tài chính hiện nay là do các hướng tấn công bên ngoài phạm vi của hợp đồng thông minh. Mối lo ngại bảo mật lớn nhất hiện nay là sự gia tăng nhanh chóng các khoản lỗ do rò rỉ khóa riêng tư.”
Hơn 55% tài sản kỹ thuật số bị hack đã bị mất do rò rỉ khóa riêng tư trong năm 2023.
Lý do đằng sau sự giảm sút các lỗ hổng hợp đồng thông minh là các công cụ bảo mật tiên tiến hơn kết hợp với việc tin tặc tìm kiếm các mục tiêu dễ dàng hơn, Pattnaik nói: “Các công cụ bảo mật mới đang giúp xác định và khắc phục các điểm yếu trong hợp đồng thông minh trước khi chúng có thể bị khai thác. Cuối cùng, tin tặc có thể đang tìm kiếm các mục tiêu dễ dàng hơn, đòi hỏi ít kiến thức kỹ thuật hơn để khai thác, chẳng hạn như đánh cắp khóa riêng tư.”
Giá trị tiền điện tử ngày càng tăng đang thu hút nhiều tin tặc hơn. Theo dữ liệu của CoinMarketCap, tổng vốn hóa thị trường của tất cả các loại tiền điện tử đã tăng 54% tính đến thời điểm hiện tại.
Theo PeckShield, hơn 574 triệu USD tài sản kỹ thuật số đã bị đánh cặp trong 30 vụ tấn công tiền điện tử riêng lẻ vào tháng 05/2024, tăng 666% so với tháng trước.
Quan chức ECB Villeroy: ECB sẽ điều chỉnh lãi suất với tốc độ phù hợp
- Chúng tôi sẽ không vội vàng cũng không trì hoãn việc cắt giảm lãi suất.
- Lãi suất điều hành sẽ được điều chỉnh với tốc độ phù hợp.
- Tin tưởng vào kịch bản hạ cánh mềm của nền kinh tế.
Các nhà hoạch định chính sách của ECB đã nỗ lực cả ngày hôm nay để giải thích cho quyết định cắt giảm lãi suất của họ vào ngày hôm qua. Tuy nhiên, nhìn chung không có dữ kiện mới. Khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 7 gần như không thể xảy ra, nhưng khả năng thực hiện điều này vào tháng 9 vẫn có thể.
Dữ liệu NFP tối này có gì đáng chú ý?
Báo cáo NFP tối nay được dự báo ở mức 185,000, cao hơn so với mức 175,000 của tháng 4. Tỷ lệ thất nghiệp được dự báo ổn định ở mức 3.9%, trong khi thu nhập trung bình theo giờ dự kiến tăng 0.3% so với tháng trước (Trước đó: 0.2%).
Trong tuần qua, Mỹ đã công bố báo cáo việc làm mới JOLTS, cho thấy số lượng việc mới suy yếu. Ngoài ra, dữ liệu của ADP cho thấy khu vực tư nhân đã tuyển dụng 152,000 vị trí mới vào tháng 5, thấp hơn so với mức 173,000 dự báo và giảm so với mức 188,000 tháng trước. Ngoài ra, báo cáo của ADP cho thấy mức lương hàng năm tăng 5%. Kinh tế trưởng của ADP, Nela Richardson cho biết: "Tăng trưởng việc làm và mức tăng lương đang chậm lại trong nửa cuối năm. Thị trường lao động đang vững chắc, nhưng chúng tôi vẫn cần theo dõi các yếu tố đáng chú ý liên quan đến cả nhà sản xuất và người tiêu dùng."
Gần đây nhất vào hôm qua, lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu tăng 229,000 trong tuần qua, cao so với mức dự báo 220,000 và trước đó là 22,000.
Các dữ liệu được công bố trước báo cáo NFP cho thấy áp lực lạm phát vẫn ở mức cao trong khi thị trường lao động đang dần suy yếu. Các yếu tố này nhiều không đủ để Fed thay đổi quyết định. Cần lưu ý rằng NHTW này có hai mục tiêu là toàn dụng nhân công và ổn định giá cả. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách của Fed đã tuyên bố rằng thị trường lao động yếu đi sẽ giúp họ thoát khỏi chính sách tiền tệ thắt chặt.
Về lạm phát, báo cáo PCE mới nhất, thước đo lạm phát yêu thích của Fed, ổn định ở mức 2.7% so với cùng kỳ và 0.3% so với tháng trước, với mức PCE lõi tăng 0.2%
Fed được kỳ vọng sẽ giữ nguyên lãi suất điều hành ở mức từ 5.25% đến 5.50%, lần cắt giảm lãi suất đầu tiên được dự kiến sớm nhất vào tháng Chín. Fed cũng dự kiến sẽ bắt đầu giảm tốc độ thu hẹp bảng cân đối kế toán vào tháng Sáu
Tại sao giá BTC không tăng mạnh mặc cho hàng tỷ USD đổ vào các quỹ ETF?
Các quỹ ETF Bitcoin giao ngay tại Hoa Kỳ ghi nhận lượng mua ròng trị giá 15.5 tỷ USD kể từ ngày đầu tiên ra mắt. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc tại sao giá Bitcoin vẫn chưa vượt qua mức đỉnh lịch sử $73,679 được thiết lập vào tháng 3.
Tính đến ngày 6 tháng 6, các quỹ ETF Bitcoin giao ngay trên toàn thế giới nắm giữ khoảng 1.3 triệu Bitcoin, tương đương 5.2% tổng lưu thông của BTC, trong đó một phần lớn thuộc về các quỹ ETF được niêm yết tại Mỹ, theo HODL15Capital.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng có rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến giá và các quỹ ETF chỉ đơn giản là không có sự tác động đủ lớn. Nhà giao dịch tiền điện tử Christopher Inks nhận xét rằng: "Bạn có nhận ra thị trường được tạo thành từ thị trường giao ngay, hợp đồng tương lai, ETF và quyền chọn? Giá của Bitcoin tại bất kỳ thời điểm nào cũng bị ảnh hưởng bởi tất cả những thị trường này. Trong khi đó, đồng sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử Radar Bear thì cho rằng: "ETF rất quan trọng, nhưng giá của BTC bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô và các sự kiện địa chính trị."
Hoạt động của những người nắm giữ Bitcoin lâu dài là một yếu tố quan trọng
Nhà sáng lập Capriole Investments, Charles Edwards nói rằng để giá Bitcoin tăng đột biến, cần phải có sự xuất hiện một trong ba yếu tố chính:
- Dòng tiền đổ vào các ETF tiếp tục gia tăng
- Những người nắm giữ Bitcoin dài hạn bán ra ít hơn
- Thanh khoản ở Mỹ hoặc toàn cầu tăng lên
Edwards nhấn mạnh rằng những người đã nắm giữ Bitcoin hơn hai năm đã bán ra nhiều hơn hơn vào năm 2024.
Theo Edwards, tỷ trọng của nhóm này tính trên tổng cung Bitcoin chỉ còn 54% trong sáu tháng qua, giảm 3% - tương đương với khoảng 630,000 Bitcoin, hoặc gấp khoảng 3 lần lượng mua ròng của tất cả các quỹ ETF Bitcoin ở Hoa Kỳ.
Tỷ lệ tăng trưởng của hodler (người nắm giữ dài hạn) đã giảm 3% kể từ tháng 12 năm 2023. Nguồn: Charles Edwards
Điều gì khiến giá vàng giảm mạnh sau tin tức Trung Quốc ngừng bổ sung dự trữ vàng?
- Giá vàng giảm mạnh sau tin tức Trung Quốc ngừng mua thêm vàng dự trữ sau 18 tháng liên tục.
Phản ứng này có thể do diễn biến thị trường ở thời điểm hiện tại hơn là một yếu tố cơ bản thực sự. Trên thực tế, đã có rất nhiều thông tin về việc giá vàng tăng vọt do Trung Quốc và Nga mua vào, vì vậy việc các quốc gia này ngừng mua vào đã kích hoạt phản ứng tiêu cực.
Ngoài ra, vàng cũng có mối quan hệ nghịch đảo với lợi suất thực bởi bản thân nó có sự "cạnh tranh" với trái phiếu. Chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng tăng lên khi lợi suất thực tăng và giảm khi lợi suất thực giảm.
Trong hai năm qua, mọi người chỉ ra rằng mối tương quan này đang suy yếu bở mức độ biến động đã thay đổi. Trong giai đoạn gần đây, khi lợi suất thực tăng, vàng giảm ít hơn, và khi lợi suất thực giảm, vàng tăng nhanh và mạnh hơn.
Bên cạnh đó, lập luận cho rằng giá vàng tăng do nhu cầu dự trữ từ Trung Quốc không quá đáng tin. Nếu bạn nhìn vào biểu đồ tương quan giữa dự trữ vàng của Trung Quốc và giá vàng, bạn sẽ nhận thấy rằng vàng đã tăng giá trong quá khứ mà không cần Trung Quốc mua vào và cũng đã giảm giá trong thời gian Trung Quốc mua vào rất nhiều. Lý do chính cho sự thay đổi về mức độ có thể liên quan đến việc chi tiêu tài khóa quá mức của Chính phủ Mỹ.
Vàng mở rộng đà giảm xuống $2338/oz
Vàng tiếp tục giảm từ mức cao nhất trong ngày là $2388/oz. Hiện kim loại quý đang giảm hơn 1.5% trong ngày.