Reuters: Chỉ số sản xuất Tankan giảm xuống trong tháng 3
- Chỉ số sản xuất: giảm từ +10 xuống +9
- Chỉ số phi sản xuất giảm xuống 25, từ mức +32 trong tháng 3
Một số điểm chính trong báo cáo của Reuters:
- Chỉ số giảm xuống trong tháng 3 bởi áp lực chi phí sinh hoạt và điều kiện kinh tế bất ổn tại thị trường Trung Quốc
- JPY chạm mức thấp nhất kể từ năm 1990 đang làm tăng chi phí nhập khẩu và giáng một đòn mạnh vào tiêu dùng hộ gia đình
- Sự sụt giảm của đồng nội tệ đã thúc đẩy xuất khẩu, nhưng khối lượng vận chuyển không được hưởng lợi nhiều
Chứng khoán châu Á trái chiều đầu phiên thứ Tư
Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương trái chiều sau đợt bán tháo trên diện rộng vào hôm thứ Ba khi các nhà giao dịch theo dõi dữ liệu thương mại từ Nhật Bản và Singapore vào thứ Tư. Xuất khẩu nội địa phi dầu mỏ của Singapore đã giảm mạnh 20.7% trong tháng 3 so với dự báo giảm 7% của Reuters. Trong khi đó, xuất khẩu Nhật Bản ghi nhận tháng tăng tháng thứ 4 liên tiếp.
Tâm lý các nhà đầu tư cũng phần nào xấu đi sau các bình luận từ Chủ tịch Fed Jerome Powell, cho biết “chưa có tiến triển gì mới trong việc giảm lạm phát về mục tiêu 2% kể từ đầu năm nay”. Đồng thời ông Powell cũng chỉ ra rằng mức độ chính sách hiện tại có thể sẽ được giữ nguyên cho đến khi lạm phát tiến gần đến mục tiêu.
Deutsche Bank nâng dự báo giá vàng lên 2,600 USD
Deutsche Bank (DB) đã công bố điều chỉnh dự báo giá vàng vào thứ Ba:
- Đạt 2,400 USD/oz vào cuối năm 2024
- Đạt 2,600 USD/oz vào cuối năm 2025
DB đưa ra một số yếu tố chính thúc đẩy giá vàng tăng cao hơn:
- Dòng vốn đầu tư tăng cao
- Căng thẳng địa chính trị leo thang, đặc biệt là ở Trung Đông
- Lực mua mạnh của ngân hàng trung ương
Vào đầu tuần, Goldman Sachs cũng nâng dự báo giá vàng từ 2,300 USD lên 2,700 USD.
Mỹ sẽ áp đặt các lệnh trừng phạt mới nhắm vào Iran
Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan tuyên bố
- "Trong những ngày tới, Mỹ sẽ áp đặt các lệnh trừng phạt mới nhắm vào Iran, bao gồm chương trình tên lửa và máy bay không người lái cũng như các lệnh trừng phạt mới chống lại các thực thể hỗ trợ Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo (IRGC) và Bộ Quốc phòng Iran"
- "Thông qua Bộ Quốc phòng và Bộ Tư lệnh Trung ương Hoa Kỳ, chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường hơn nữa và mở rộng việc tích hợp thành công các hệ thống phòng không tên lửa, cũng như các hệ thống cảnh báo sớm trên khắp Trung Đông"
- "Các biện pháp trừng phạt mới này sẽ liên tục gây áp lực nhằm ngăn chặn, làm suy giảm năng lực và hiệu quả quân sự của Iran cũng như đối đầu với toàn bộ các hành vi có vấn đề của nước này"
ASB đẩy lùi dự báo cắt giảm lãi suất của RBNZ sau báo cáo CPI New Zealand
- ASB dự báo lần cắt giảm lãi suất đầu tiên của RBNZ sẽ diễn ra vào tháng 2/2025, thay vì tháng 11/2024 như dự báo trước đó do lạm phát phi thương mại rất mạnh và lạm phát dịch vụ cũng vẫn ở mức cao
- RBNZ có thể sẽ tiếp tục giữ mức cao hơn trong thời gian dài hơn, đúng như ASB mong đợi
Nhật Bản và Hàn Quốc bày tỏ quan ngại sâu sắc về sự mất giá của đồng nội tệ
Tuyên bố của Bộ Tài chính Hàn Quốc:
- Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc và Nhật Bản bày tỏ quan ngại sâu sắc về sự mất giá của đồng nội tệ gần đây
- Cả hai quốc gia đều cho biết họ có thể triển khai các biện pháp nhằm ổn định biến động tỷ giá quá mức
- Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc và Nhật Bản đồng ý tổ chức cuộc đối thoại song phương tiếp theo tại Hàn Quốc trong thời gian sớm nhất có thể
Thống đốc BoK Rhee: Sẵn sàng triển khai các biện pháp nhằm ngăn chặn biến động tỷ giá quá mức
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn quốc (BoK) Rhee tuyên bố:
- Tỷ giá gần đây đang biến động quá mức
- Sẵn sàng triển khai các biện pháp nhằm ổn định ngoại hối nếu tỷ giá tiếp tục biến động mạnh
Xuất khẩu của Nhật Bản tăng tháng thứ 4 liên tiếp
Dữ liệu thương mại Nhật Bản tháng 3 năm 2024
- Xuất khẩu: +7.3% so với cùng kỳ (dự báo: +7%, trước đó: +7.8%)
- Nhập khẩu: -4.9% so với cùng kỳ (trước đó: +0.5%)
Xuất khẩu sang các nước và khu vực:
- Xuất khẩu sang Châu Á: +6.6% so với cùng kỳ
- Xuất khẩu sang Trung Quốc: +12.6% so với cùng kỳ
- Xuất khẩu sang Mỹ: +8.5% so với cùng kỳ
- Xuất khẩu sang EU: +3% so với cùng kỳ
Xuất khẩu nội địa phi dầu mỏ tháng 3 của Singapore bất ngờ giảm mạnh
Xuất khẩu nội địa phi dầu mỏ (NODX) tháng 3 tại Singapore
- -8.4% so với tháng trước (dự báo: +4.5%)
- -20.7% so với cùng kỳ (dự báo: -7%)
Cập nhật SGD:
Chủ tịch Fed Powell: Dữ liệu từ đầu năm nay phản ánh sự thiếu tiến bộ trong việc giảm lạm phát
- Theo dự báo, PCE lõi ít thay đổi trong tháng 3
- Thị trường lao động đang dần tiến tới sự cân bằng
- Nền kinh tế Mỹ khá vững chắc
- Dữ liệu gần đây phản ánh sự thiếu tiến bộ trong việc giảm lạm phát
- Chúng tôi đã thực hiện một cách tiếp cận thận trọng để không phản ứng thái quá trước sự sụt giảm trong năm ngoái
- Chính sách thắt chặt cần thêm thời gian để phát huy tác dụng
- Tình hình hiện tại không hẳn là do nhu cầu thúc đẩy lạm phát nóng hơn
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.1025
- Giá đóng cửa trước đó: 7.2380
- Ước tính của Reuters: 7.2404
Cập nhật USDCNH:
CPI quý I tại New Zealand phù hợp với dự báo
- +0.6% so với quý trước (dự báo: 0.6%, trước đó: 0.5%)
- +4% so với cùng kỳ (dự báo: 4%, trước đó: 4.7%)
Thành phần phi thương mại:
- +1.6% so với quý trước và 4.7% so với cùng kỳ
Cập nhật NZDUSD: xóa bỏ hoàn toàn đà giảm sau báo cáo CPI
Goodmorning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 17.04: Chứng khoán trái chiều, lợi suất TPCP 2 năm chạm mốc 5% khi Chủ tịch Fed Powell ra tín hiệu trì hoãn cắt giảm lãi suất
Chứng khoán đóng cửa trái chiều trong phiên thứ Ba khi lịch trình tương đối nhẹ nhàng, với trọng tâm và bài phát biểu của Chủ tịch Fed Powell. Lợi suất TPCP đã tăng lên mức cao mới trong năm 2024 khi ông Powell cho biết sẽ mất nhiều thời gian hơn để đạt được niềm tin về lạm phát và có thể cần phải kéo dài thời gian thắt chặt chính sách. Các bình luận phản ánh sự điều chỉnh trong thông điệp chính sách do các dữ liệu gần đây liên tục gây bất ngờ, với “tăng trưởng vững chắc và thị trường lao động vẫn mạnh, đồng thời thiếu tiến triển trong việc giảm dần lạm phát về mục tiêu 2%”. Chỉ số Dow Jones mở cửa với gap tăng 200 điểm sau 6 phiên giảm liên tiếp, nhưng đảo chiều giảm dần trong ngày. Kết phiên:
- Dow Jones +0.17%
- S&P 500 -0.21%
- Nasdaq -0.12%
Trên thị trường FX, USD tăng lên mức cao nhất trong ngày sau các bình luận hawkish của ông Powell, báo hiệu rằng Fed có thể sẽ giữ lãi suất lâu hơn so với kế hoạch ban đầu. Dường như thị trường ngoại hối không quá lo lắng về việc Mỹ không vội cắt giảm lãi suất mà e ngại rằng Powell sẽ đánh tiếng “có thể cần tăng lãi suất lên cao hơn”. Hiện thị trường chỉ còn kỳ vọng khoảng 43bp được cắt giảm trong năm nay. Do đó khi bài phát biểu kết thúc, USD đã đảo chiều giảm mạnh.
GBP giảm gần 30pip đầu phiên Âu sau dữ liệu việc làm Vương quốc Anh trái chiều. Tốc độ tăng lương trung bình tuần vẫn mạnh, trong khi lượng việc làm suy yếu. Nhưng điều này vẫn khó có thể để tác động đến lập trường của BoE, vì vậy cần chờ thêm báo cáo CPI vào chiều nay.
USDCAD tăng vọt 40pip lên mức cao nhất trong ngày sau báo cáo CPI Canada. CPI hàng năm tăng 2.9% trong tháng 3, trong khi các thước đo lạm phát lõi hạ nhiệt củng cố khả năng BoC cắt giảm lãi suất vào tháng 6. Giá xăng cao hơn - tăng 4.5% so với cùng kỳ là nguyên nhân chính khiến CPI tăng nhẹ. Loại trừ xăng dầu, CPI chỉ tăng 2.8%. Kết phiên, USD tăng trên diện rộng, các đồng antipodeans dẫn đầu đà giảm, theo sau là JPY và CAD.
- Chỉ số DXY +0.18%
- EURUSD -0.06%
- GBPUSD -0.16%
- AUDUSD -0.64%
- NZDUSD -0.38%
- USDJPY +0.30%
- USDCHF +0.17%
- USDCAD +0.30%
Vàng chật vật phục hồi sau khi giảm mạnh hơn $26.5 xuống $2363/oz vào cuối phiên Á để đóng cửa gần như không đổi. Mức cao nhất vàng đạt được trong ngày là gần $2400/oz. Kết phiên, vàng đi ngang tại $2382/oz. Lợi suất TPCP Mỹ tăng mạnh trong phiên đã góp phần hạn chế đà tăng của vàng, với lợi suất 2 năm và 10 năm lần lượt tăng 6.4bp và 6.3bp lên gần 5% và 4.67%. Dầu thô đi ngang dưới $85.50/thùng.
Atlanta Fed nâng dự báo tăng trưởng GDP quý I tại Mỹ từ 2.8% lên 2.9%
Fed Atlanta đã nâng dự báo tăng trưởng GDP quý I tại Hoa Kỳ từ 2.8% lên 2.9%:
- Tăng trưởng GDP thực tế (tỷ lệ hàng năm được điều chỉnh theo mùa) trong quý I của năm 2024 là 2.9% vào ngày 16/4, tăng từ 2.8% vào ngày 15/4.
- Sau 2 báo cáo Xây dựng nhà ở từ Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ và báo cáo Sản xuất công nghiệp từ Hội đồng Thống đốc Fed, dự báo về tăng trưởng chi tiêu tiêu dùng cá nhân và tăng trưởng đầu tư tư nhân trong nước thực tế của quý I đã tăng lần lượt từ 3.4% và 3.4% lên 3.5% và 3.7%.
- Bản cập nhật dự báo tăng trưởng tiếp theo của Fed Atlanta sẽ được công bố vào ngày 24/4, đây sẽ là dự báo cuối cùng trước khi công bố dữ liệu GDP quý I chính thức.
Quan chức Israel gửi thông điệp cứng rắn đến Iran
Financial Times cho biết một quan chức Israel đã bình luận về kế hoạch cho một cuộc tấn công nhằm trả đũa Iran, với mục tiêu là gửi một thông điệp mạnh mẽ và cứng rắn đến nước này.
Tổng hợp thị trường phiên Mỹ: CAD giảm mạnh sau báo cáo CPI Canada, vàng hồi lên trên $2390/oz
Chứng khoán Hoa Kỳ trái chiều trong phiên thứ Ba, với chỉ số Dow Jones mở cửa tăng 200 điểm sau 6 phiên giảm liên tiếp khi các nhà đầu tư chuyển trọng tâm sang loạt báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp mới nhất, nhưng hiện đã đảo chiều giảm mạnh xuống còn khoảng 0.15%.
Lịch trình tối nay tương đối nhẹ nhàng, với trọng tâm là CPI của Canada. CPI hàng năm tăng 2.9% trong tháng 3, trong khi các thước đo lạm phát lõi hạ nhiệt củng cố khả năng BoC cắt giảm lãi suất vào tháng 6. Giá xăng cao hơn - tăng 4.5% so với cùng kỳ là nguyên nhân chính khiến CPI tăng nhẹ. Loại trừ xăng dầu, CPI chỉ tăng 2.8%. CAD giảm hơn 40pip sau khi công bố báo cáo, hiện vẫn giao dịch gần mức cao nhất trong ngày - hay cũng là mức cao nhất kể từ đầu năm.
Tại Mỹ, số đơn xin cấp phép xây dựng chạm mức thấp nhất kể từ tháng 7 năm ngoái và lượng nhà khởi công xây dựng thấp hơn dự báo, báo hiệu hoạt động tiếp tục trầm lắng trên thị trường nhà ở trong bối cảnh chi phí vay kỷ lục. Trong khi đó, sản xuất công nghiệp lại tăng với tốc độ mạnh nhất kể từ tháng 8 năm ngoái. Sản xuất tại các nhà máy ở Mỹ đã tăng mạnh trong tháng 3 do sản lượng tại các nhà máy lắp ráp ô tô và các nơi khác tăng, cho thấy rằng hoạt động sản xuất đang phục hồi sau khi bị hạn chế bởi chi phí vay cao hơn. USD không có phản ứng đáng kể gì với các dữ liệu này.
Các quan chức ECB và Fed đã đưa ra một số bình luận về chính sách tiền tệ tối nay.
- Phó Chủ tịch Fed Jefferson tỏ ra thận trọng và có phần muốn Fed không vội cắt giảm lãi suất
- Trái lại, chủ tịch ECB Lagarde lại đưa ra lời khẳng định về việc chắc chắn sẽ cắt giảm lãi suất khi nhận thấy tiến trình giảm phát đang diễn ra theo đúng kế hoạch, đồng thời nhấn mạnh rằng ECB phụ thuộc vào dữ liệu, không phải Fed.
Trên thị trường hàng hóa, lợi suất TPCP Mỹ thu hẹp đà tăng phần hỗ trợ vàng hồi lên hơn $2392/oz. Dầu thô chạm $85.60/thùng.
Phe mua USDCAD hướng tới đỉnh năm 2023
USDCAD mở rộng xu hướng tăng sau khi break lên trên kháng cự quan trọng gần 1.3623 vào tuần trước, với các mục tiêu tiếp theo là 1.3859 đỉnh năm 2023 ở mức 1.3898.
IMF: Lạm phát dai dẳng có thể gây bất ổn lên nền kinh tế
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) lưu ý rằng thị trường tài chính đang ngày một hy vọng nhiều hơn về một nền kinh tế 'hạ cánh mềm', nhưng lạm phát dai dẳng có thể gây ra sự bất ổn. Trong Báo cáo ổn định tài chính toàn cầu, IMF gợi ý rằng các NHTW nên tránh nới lỏng chính sách quá sớm.
- Ngành ngân hàng nhìn chung có vị thế tốt để vượt qua căng thẳng trong lĩnh vực bất động sản thương mại, nhưng một số công ty và khu vực có thể phải đối mặt với 'tổn thất nặng nề'
- Kêu gọi các công ty tài chính và cơ quan quản lý tiếp tục xây dựng các biện pháp bảo vệ chống lại tốc độ tấn công mạng ngày càng tăng
- Sự thiếu minh bạch và dữ liệu trong thị trường tín dụng tư nhân đang phát triển có thể gây ra rủi ro tiềm ẩn đối với hệ thống tài chính
Chủ tịch ECB Lagarde: Chúng tôi phụ thuộc vào dữ liệu, không phải Fed
- Chúng tôi tin rằng lãi suất đủ hạn chế và đang tác động lên lạm phát
- Dữ liệu tháng 4 và tháng 5 sẽ rất quan trọng để củng cố niềm tin giảm lạm phát
- Con đường hướng tới mục tiêu 2% không hề dễ dàng
- Chúng tôi kỳ vọng lạm phát sẽ dao động quanh mức giảm hiện tại
- Điểm khác biệt lớn nhất giữa Mỹ và EU là hành vi của người tiêu dùng
- gười tiêu dùng EU rất thận trọng và tiếp tục tiết kiệm, trong khi người tiêu dùng Mỹ vẫn thoải mái hơn
- Chính sách tài khóa ở Mỹ mở rộng đáng kể và hướng tới người tiêu dùng
- Chúng tôi phụ thuộc vào dữ liệu, chúng tôi không phụ thuộc vào Fed
- Chúng ta phải chú ý đến biến động tỷ giá và giá trị của đồng tiền
- Từ chối bình luận về việc liệu EUR và USD ngang giá là tốt hay xấu
- Chúng tôi sẽ tập trung vào việc ổn định giá cả và hướng lạm phát tới mục tiêu 2%
Chủ tịch ECB Lagarde: Chúng tôi sẽ sớm cắt giảm lãi suất và tránh mọi bất ngờ lớn đến thị trường
- Chúng tôi sẽ sớm cắt giảm lãi suất và tránh mọi bất ngờ lớn đến thị trường
- Mức độ tác động của các sự kiện địa chính trị đến giá hàng hóa cho đến nay không đáng kể
- Chúng tôi đang giám sát một quá trình giảm phát diễn ra theo đúng kỳ vọng của chúng tôi
- Nếu không có thêm cú sốc nào xảy ra, sẽ đến lúc phải điều chỉnh chính sách tiền tệ thắt chặt trong thời gian ngắn một cách hợp lý
- Chúng tôi không cam kết trước về con đường cắt giảm lãi suất
- Vẫn còn nhiều rủi ro tiềm tàng và đáng kể ngoài kia
- ECB phải thận trọng và xem xét kỹ các dữ liệu
- Từ chối bình luận về định giá thị trường cho 3 lần cắt giảm lãi suất vào năm 2024
Sản xuất công nghiệp tháng 3 tại Hoa Kỳ tăng với tốc độ mạnh nhất kể từ tháng 8 năm ngoái
- +0.4% so với tháng trước (dự báo: 0.4%, trước đó: điều chỉnh tăng từ 0.1% lên 0.4%) - ghi nhận tốc độ tăng lớn nhất kể từ tháng 8/2023
- Công suất hiệu dụng: 78.4% (dự báo: 78.5%, trước đó: điều chỉnh giảm từ 78.3% xuống 78.2%)
- Sản lượng sản xuất: +0.5% (dự báo: 0.3%, trước đó: điều chỉnh tăng từ 0.8% lên 1.2%)
Dow Jones mở cửa tăng 200 điểm sau 6 phiên giảm liên tiếp
Chứng khoán Hoa Kỳ mở cửa trái chiều trong phiên thứ Ba. Chỉ số Dow Jones tăng 200 điểm (khoảng 0.6%) sau 6 phiên giảm liên tiếp khi các nhà đầu tư chuyển trọng tâm sang loạt báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp mới nhất, nhưng hiện đã thu hẹp đà tăng xuống còn hơn 150 điểm (khoảng 0.4%)
- Cổ phiếu UnitedHealth tăng hơn hơn 7% trong các giao dịch trước giờ mở cửa nhờ doanh thu tốt hơn dự báo trong quý đầu tiên
- Cổ phiếu Johnson & Johnson giảm hơn 1% khi công bố báo cáo tài chính trái chiều
- Cổ phiếu Morgan Stanley tăng gần 4%, BofA tăng hơn 2% sau báo cáo lợi nhuận vượt kỳ vọng
Các doanh nghiệp Mỹ đã thúc đẩy tâm lý lạc quan tại Phố Wall trong những ngày đầu của mùa báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý I.
Quan chức ECB Villeroy: Kỳ vọng lãi suất sẽ dần được cắt giảm một cách hiệu quả và phù hợp
- Kỳ vọng các đợt cắt giảm lãi suất (sau khi bắt đầu nới lỏng tháng 6) sẽ được dần thực hiện một cách hiệu quả, phù hợp và nhanh chóng
- Hiển nhiên chúng tôi sẽ theo dõi chặt chẽ và dự báo hậu quả có thể xảy ra với chiến sự tại Trung Đông
Việc hạ lãi suất vào tháng 6 đã được xác nhận, nhưng nếu Iran cắt giảm sản lượng dầu và giá dầu thô tăng đột biến sẽ trở thành mối lo ngại đối với ECB.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Yellen: Lạm phát đã giảm đáng kể từ đỉnh
- Lạm phát ở Mỹ đã giảm đáng kể so với mức đỉnh, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm
- Kinh tế toàn cầu được hỗ trợ một phần nhờ sức mạnh của nền kinh tế Mỹ
- Thị trường lao động Mỹ rất mạnh mẽ
- Chúng tôi nhận thấy quá trình phục hồi toàn cầu không đồng đều và đang nỗ lực giảm thiểu rủi ro cũng như hỗ trợ tăng trưởng dài hạn
Phó Chủ tịch Fed Jefferson: Kéo dài thời gian duy trì lãi suất nếu lạm phát dai dẳng hơn
- Nếu dữ liệu đến cho thấy lạm phát dai dẳng hơn kỳ vọng thì việc duy trì lập trường chính sách thắt chặt hiện tại là phù hợp
- Các dữ liệu về tăng trưởng việc làm cao hơn trong bối cảnh lạm phát vượt kỳ vọng
- Vào tháng 3, PCE toàn phần tăng 2.7% so với cùng kỳ, trong khi ước tính của nhân viên Fed về PCE lõi là 2.8%
- Mặc dù có tiến bộ đáng kể trong việc giảm lạm phát, nhiệm vụ của Fed vẫn chưa hoàn thành
- Đánh giá cơ bản của tôi là lạm phát sẽ giảm hơn nữa khi duy trì lãi suất chính sách ở mức hiện tại. Ngoài ra, thị trường lao động vẫn mạnh mẽ, cung và cầu tiếp tục tái cân bằng
Cập nhật:
- So với quý IV năm 2023, tôi dự đoán tốc độ tăng trưởng kinh tế quý I sẽ chậm lại, nhưng vẫn vững vàng như được phản ánh thông qua dữ liệu doanh số bán lẻ tháng 2 và tháng 3.
- Hoàn toàn cam kết đưa lạm phát trở lại mức 2%
Phó Chủ tịch Fed Jefferson không đề cập đến việc nới lỏng chính sách. Trong bài phát biểu gần nhất vào ngày 22/2, ông nói rằng việc nới lỏng “có thể sẽ phù hợp vào cuối năm nay”.
Tổng thống Nga Putin điện đàm với Tổng thống Iran Raisi: Hy vọng các bên liên quan kiềm chế
- Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Iran Raisi đã có một điện đàm. Theo các nguồn tin, ông Putin bày tỏ hy vọng tất cả các bên liên quan ở Trung Đông kiềm chế nhằm tránh căng thẳng leo thang.
- Raisi cho biết ông không quan tâm đến việc căng thẳng leo thang hơn nữa ở Trung Đông.
Đây là một tin tốt, nhưng tất nhiên Israel có vẻ đang muốn trả đũa.
Số đơn cấp phép xây dựng tháng 3 tại Hoa Kỳ giảm mạnh
Số đơn cấp phép xây dựng:
- 1.458 triệu (dự báo: 1.515 triệu, trước đó: 1.523 triệu)
- -4.3% so với tháng trước (trước đó: +1.9%)
- Giấy phép xây dựng nhà ở cho một gia đình: 973 nghìn - giảm 5.7% so với mức được điều chỉnh trong tháng 2 là 1.032 triệu
- Giấy phép xây dựng cho các căn hộ trong tòa có từ 5 căn hộ trở lên: 433 nghìn
Lượng nhà khởi công xây dựng:
- 1.321 triệu (dự báo: 1.487 triệu, trước đó: điều chỉnh tăng từ 1.5231 lên 1.549 triệu)
- -14.7% so với tháng trước (trước đó: 10.7%)
- Lượng nhà ở cho một gia đình khởi công xây dựng: 1.022 triệu - thấp hơn 12.4% so với mức được điều chỉnh trong tháng 2 là 1.167 triệu
- Số lượng các căn hộ khởi công xây dựng trong các tòa có từ 5 căn hộ trở lên: 290 nghìn
CPI tháng 3 của Canada thấp hơn dự báo
CPI toàn phần:
- +0.6% so với tháng trước (dự báo: 0.7%, trước đó: 0.3%)
- +2.9% so với cùng kỳ (dự báo: 2.9%, trước đó: 2.8%)
CPI lõi:
- CPI lõi của BoC: +2% so với cùng kỳ (trước đó: 2.1%)
- Cốt lõi của BoC: +0.5% so với tháng trước (trước đó: 0.1%)
- CPI lõi SA: -0.1% so với tháng trước (trước đó: điều chỉnh tăng từ -0.1% lên 0%)
- Cắt giảm 3,1% so với 3,2% trước đó (dự kiến là 3,2%)
CPI điều chỉnh trung bình:
- Trimmed CPI: 3.1% (dự báo: 3.2%, trước đó: 3.2%)
- Median CPI: 2.8% (dự báo: 3%, trước đó: 3%)
- Common CPI: 2.9% (dự báo 3.1%, trước đó: 3.1%)
Cập nhật FX: CAD giảm mạnh hơn 35pip sau tin
Cập nhật thị trường phiên Châu Âu: Đồng USD và lợi suất trái phiếu Mỹ giữ vững đà tăng
Tin tức chính:
- Đồng đô la tiếp tục giữ vững mốc 106.00
- Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tiếp đà tăng trong phiên Châu Âu
- Quan chức ECB Rehn: Khẳng định lãi suất giảm vào tháng 6 nếu lạm phát không nóng trở lại
- Tỷ lệ thất nghiệp ILO tháng 2 của Anh cao hơn dự kiến
- Chỉ số giá bán buôn tháng 3 của Đức cao hơn tháng trước
- Chỉ số điều kiện hiện tại ZEW của Đức giảm so với dự báo
- Cán cân thương mại tại khu vực Euro thặng dư cao hơn trước đó
- Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai: Chúng tôi đang xem xét các biện pháp đối phó với Trung Quốc
- Chủ tịch nước Tập Cận Bình: Trung Quốc và Đức có nhiều tiềm năng để hợp tác đôi bên cùng có lợi
Thị trường:
- EUR dẫn đầu, AUD suy yếu nhất trong ngày
- Cổ phiếu châu Âu giảm; Chỉ số tương lai S&P 500 tăng 0.1%
- Lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng lên 4.636%
- Vàng giảm 0.4% xuống $2,373
- Dầu thô WTI giảm 0.77% xuống $84.93
- Bitcoin giảm 0.7% xuống $62,995
Đồng đô la không biến động quá nhiều trong phiên giao dịch châu Âu hôm nay. Tuy nhiên, đồng tiền này vẫn giữ vững đà tăng và hiện ở mức 106.1 ở thời điểm hiện tại. Trong khi đó, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ cao hơn đang khiến USD/JPY tăng lên 154.65. Báo cáo thị trường lao động của Anh hôm nay khá trái chiều khi dữ liệu việc làm yếu nhưng trong khi số liệu tiền lương vẫn ở mức cao. Đồng GBP/USD biến động mạnh ngay sau khi tin tức được công bố và hồi phục nhẹ lên mức 1.24586. Trong khi đó, các đồng tiền hàng hóa như NZD và AUD là những đồng tiền có hiệu suất yếu nhất trong bối khẩu vị rủi ro suy yếu cùng ảnh hưởng từ một số hoạt động bán ra đồng CNY trong phiên giao dịch châu Á.
Ở thị trường chứng khoán, các chỉ số tại châu Âu đều giảm hơn 1% sau đà giảm của Phố Wall hôm qua. Nhưng chúng ta đang thấy tâm lý thị trường đang có một chút thay đổi khi hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ hiện đang tích cực, với hợp đồng tương lai S&P 500 tăng 0.2%.
Đối với hàng hóa, vàng giảm nhẹ trong bối cảnh kim loại quý có một khởi đầu đầy biến động. Bitcoin cũng giảm và kiểm tra mức hỗ trợ trong khoảng $61,000 USD trong ngày.
Giá khí tự nhiên phục hồi khi Israel tuyên bố đáp trả cuộc tấn công của Iran
- Giá khí tự nhiên thể hiện sự nhạy cảm đối với tình hình ở Trung Đông.
- Thị trường bất ngờ trước tuyên bố của Israel về việc sẽ trả đũa Iran.
- Chỉ số DXY tiếp tục giữ vững mức 106
Giá khí tự nhiên (XNG/USD) hồi phục về mức $1.91 sau khi Israel đưa ra tuyên bố cứng rắn cho biết họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc trả đũa lại Iran, bất chấp lời kêu gọi của các nhà lãnh đạo G7.
Với rủi ro leo thang căng thẳng địa chính trị vẫn hiện hữu, chỉ số DXY được hưởng lợi khi nhà đầu tư tìm đến USD như một tài sản trú ẩn an toàn. Bên cạnh đó, quan điểm chung của thị trường về lãi suất điều hành của Mỹ đang thay đổi, với việc các nhà đầu tư hiện cho rằng lãi suất sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian tới hoặc thậm chí tăng cao hơn ngay cả khi các quan chức Fed vẫn cho rằng việc cắt giảm lãi suất trong năm nay là hợp lý. Khoảng cách giữa kỳ vọng của thị trường và Fed là rất lớn, và có thể đồng nghĩa với việc đồng USD sẽ mạnh hơn nữa nếu Chủ tịch Fed Jerome Powell tối nay thừa nhận rằng quá trình nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ bị hõan lại.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tiếp đà tăng trong phiên Châu Âu
Đà bán tháo trái phiếu tiếp tục diễn ra khiến lợi suất tăng trong phiên châu Âu. Có thể thấy, thị trường trái phiếu đang phản ứng lại với sự suy yếu đáng kể về kỳ vọng cắt giảm lãi suất của Fed trong vài tháng qua.
Lần cắt giảm lãi suất đầu tiên của Fed ban đầu được dự báo vào tháng 3, sau đó được chuyển sang tháng 6 và bây giờ là tháng 9. Thậm chí khả năng cắt giảm lãi suất trong năm nay đã không chắc chắn nếu tính đến triển vọng lạm phát. Trong khi đó, mức lãi suất được dự báo cắt giảm trong năm 2024 cũng giảm mạnh từ 1.56% vào tháng 12/2023 hiện chỉ còn 0.42%.
Có thể thấy, xu hướng của thị trường lúc này phụ thuộc phần lớn vào bức tranh lạm phát. Nếu lạm phát tiếp tục ở mức cao, đồng USD sẽ tiếp tục tăng giá và đà tăng của lợi suất cũng được hỗ trợ cho đến khi triển vọng lạm phát thay đổi
Trong tuần này, việc lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tiếp tục tăng cao sẽ khiến cặp USD/JPY được chú ý. Cặp tiền này hiện đang tăng lên mức 154.6, khá gần với mốc 155.00 - vùng giá mà các biện pháp can thiệp thị trường ngoại hối của Nhật Bản có thể bắt đầu
Cán cân thương mại tại khu vực Euro thặng dư cao hơn trước đó
- Thặng dư cán cân thương mại của khu vực ở mức 17.9 tỷ EUR sau khi điều chỉnh (Trước đó: 27.1 tỷ)
- Kim ngạch xuất khẩu giảm 0.2% so với tháng trước trong khi kim ngạch nhập khẩu tăng 4.2%.
Chỉ số điều kiện hiện tại ZEW của Đức giảm so với dự báo
- Chỉ số điều kiện hiện tại trong tháng Tư ở mức -79.2 (Dự báo: -76.0. Trước đó: -80.5).
- Chỉ số triển vọng kinh tế đạt 42.9 (Dự báo: 35.0. Trước đó: 31.7)
Các chỉ số trên khẳng định lại rằng các điều kiện cơ bản trong nền kinh tế Đức vẫn đang gặp khó khăn nhưng sự lạc quan vẫn hiện hữu khi mọi người vẫn kỳ vọng ECB sẽ cắt giảm lãi suất.
Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai: Chúng tôi đang xem xét các biện pháp đối phó với Trung Quốc
Một số trích đoạn từ phiên điều trần sắp tới của Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai:
- Các chính sách của Trung Quốc đang gây ra lỗ hổng trong nhiều lĩnh vực.
- Điều này gây tổn hại cho người lao động và doanh nghiệp Mỹ và tạo ra những rủi ro thực sự cho chuỗi cung ứng của chúng tôi.
- Chính phủ sẽ xem xét nghiêm túc các công cụ thương mại nhằm đối phó với các mối đe dọa đến từ Trung Quốc
- Điều đó bao gồm việc áp đặt lại các chính sách thuế quan dưới thời Donald Trump đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc (các biện pháp thuế quan trong Mục 301).
- Chúng tôi muốn tạo sự cạnh tranh, không phải gây xung đột với Trung Quốc
Thực tế là Mỹ và Trung Quốc đang đi theo những con đường khác nhau và sẽ tiếp tục xa rời nhau hơn theo thời gian. Câu hỏi đặt ra là điều đó sẽ trở thành rủi ro cho thị trường chung và thế giới vào thời điểm nào trong tương lai?
Tổng hợp thị tưởng đầu phiên Âu: Chứng khoản giảm mạnh, GBP quét 2 chiều sau dữ liệu việc làm Vương quốc Anh
Chứng khoán đỏ lửa sau phiên thứ Hai các chỉ số Hoa Kỳ bị bán tháo, trước rủi ro địa chính trị tại Trung Đông vào báo cáo Doanh số bán lẻ mạnh mẽ củng cố quan điểm Fed sẽ trì hoãn việc cắt giảm lãi suất. Chỉ số FTSE của Anh dẫn đầu đà giảm với hơn 1.7%.
Trên thị trường FX, GBP quét 2 chiều trong biên độ 40pip sau báo cáo việc làm Vương quốc Anh trái chiều. Dù lượng việc làm yếu hơn nhưng tốc độ tăng lương trung bình tuần vẫn vượt kỳ vọng. AUD dẫn đầu đà giảm, theo sau là JPY và CHF. USDJPY đã chạm mức đỉnh mới kể từ năm 1990 tại 154.60. Quan chức ECB Rehn đã lên tiếng khẳng định rằng nếu lạm phát không nóng trở lại (có thể do căng thẳng địa chính trị và giá dầu tăng), lãi suất rất có thể được cắt giảm trong tháng 6.
Trên thị trường hàng hóa, vàng và dầu thô đảo chiều giảm trong ngày khi lo ngại về chiến sự tại Trung Đông giảm bớt trong phiên. Israel chưa có động thái phản ứng ngược lại sau cuộc tấn công của Iran vào cuối tuần qua. Vàng điều chỉnh về $2362/oz, nhưng hiện đã hồi lên trên $2370/oz. Dầu thô duy trì dưới $85.50/thùng. Lợi suất TPCP Hoa Kỳ tăng cao hơn trong ngày cũng đang hạn chế động lực tăng của vàng, với lợi suất 10 năm tăng 3.7bp lên 4.64%. Lợi suất 2 năm tiệm cận mốc 5%.
Deutsche Bank dự báo ECB cắt giảm 75bp lãi suất trong năm
Dự báo của Deutsche Bank với tổng mức cắt giảm là 75bp hiện rất phù hợp với kỳ vọng thị trường. Khi mọi thứ ổn định, các nhà đầu tư có thể kỳ vọng ECB cắt giảm tới 80bp.
Quan chức ECB Rehn: Khẳng định lãi suất giảm vào tháng 6 nếu lạm phát không nóng trở lại
- Nếu đánh giá trong tháng 6 xác nhận lạm phát giảm dần về mục tiêu, lãi suất có thể được cắt giảm
- Giá định rằng không có trở ngại nào trên con đường giảm lạm phát, ví dụ như căng thẳng địa chính trị hoặc giá năng lượng tăng vọt
- Các quyết định về lãi suất trong tương lai sẽ đảm bảo rằng chính sách vẫn đủ thắt chặt trong thời gian cần thiết
Dữ liệu tiền lương quý I được công bố trong tháng này có thể sẽ củng cố triển vọng ECB cắt giảm lãi suất trong tháng 6.