- Thương vụ mua lại nhà sản xuất chip Israel trị giá 5.4 tỷ USD của Intel đã bị hủy bỏ sau khi Trung Quốc không ký kết thỏa thuận trong bối cảnh căng thẳng leo thang với Hoa Kỳ.
- Thỏa thuận này cần có sự chấp thuận của một số cơ quan quản lý trên toàn thế giới, bao gồm cả những cơ quan ở Trung Quốc. Các nhà quản lý Trung Quốc đã không phê duyệt thỏa thuận trước hạn chót vào thứ Tư, ngay cả sau khi Giám đốc điều hành Intel, Patrick Gelsinger, đã tới Trung Quốc vào tháng trước để thuyết phục họ.
Cập nhật thị trường: USD phục hồi trên diện rộng
USD tiếp tục phục hồi trong phiên Á, hiện DXY đang ở mức 103.560.
Lịch kinh tế châu Âu hôm nay có gì đáng chú ý?
EUR/USD ở mức 1.0865, mặc dù đà giảm giá đang hình thành. USD/JPY cũng đang mở rộng đà tăng lên mức 146.30
Đồng aussie và kiwi là những đồng tiền đang tụt lại trong ngày. Bên cạnh đó, những lo lắng đang diễn ra xung quanh Trung Quốc khiến đồng nhân dân tệ yếu hơn.
Lịch kinh tế châu Âu hôm nay có:
- 16:00 - Dữ liệu cán cân thương mại tháng 6 của Eurozone
Cập nhật thị trường: USDCAD đảo chiều giảm nhẹ
USDCAD giảm nhẹ xuống gần mức 1.35300.
Trung Quốc nói không với thương vụ mua lại nhà sản xuất chip Israel trị giá hơn 5 tỷ USD của Intel
Tổng hợp thị trường phiên Á: USD tiếp tục thể hiện sức mạnh, AUD dẫn đầu đà giảm
Trung Quốc một lần nữa trở thành tâm điểm với việc Hang Seng lao dốc, giảm gần 2% giờ mở cửa và giảm gần 20% so với mức cao vào tháng 1 năm nay.
Ngoài Trung Quốc, một sự kiện đáng chú ý khác là báo cáo việc làm tháng 7 của Australia với 24.000 việc làm toàn thời gian bị mất và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 3.7% so với 3.5% dự kiến. Cục Thống kê Úc đã cảnh báo về tác động của kì nghỉ hè nhưng AUD/USD vẫn giảm hơn 60 điểm trong ngày xuống 0.6381 ở thời điểm hiện tại. NZD/USD cũng giảm xuống 0.5914.
Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán châu Á:
-
Nikkei 225: -0.9%
-
Shanghai Composite: -0.04%
-
Hang Seng: -0.45%
-
KOSPI: -0.5%
-
ASX 200: -0.9%
Morgan Stanley hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 của Trung Quốc
Morgan Stanley hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 của Trung Quốc xuống 4.7% từ 5.0% và tăng trưởng GDP năm 2024 xuống 4.2% từ 4.5% trước đó.
Các ngân hàng quốc doanh Trung Quốc tiếp tục bán đô la để mua nhân dân tệ
Các ngân hàng quốc doanh lớn của Trung Quốc tiếp tục bán đô la để mua nhân dân tệ trên thị trường ngoại hối giao ngay ở trong nước như một động thái can thiệp nhằm hỗ trợ đồng nhân dân tệ
Thủ tướng Trung Quốc: Sẽ cố gắng đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2023
Thủ tướng Trung Quốc Li Qiang cho biết:
- Sẽ nỗ lực để đạt được các mục tiêu tăng trưởng trong năm.
- Cần mở rộng nhu cầu trong nước và thúc đẩy tiêu dùng
- Cần nỗ lực để kết hợp bảo mật với phát triển — trong bối cảnh thúc đẩy kinh doanh nói chung.
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.2076
- Giá đóng cửa trước đó là 7.2990
- PBOC bơm 168 tỷ nhân dân tệ reverse repo kỳ hạn 7 ngày với lãi suất không đổi là 1.9%
- 5 tỷ nhân dân tệ reverse repo sẽ đáo hạn trong ngày hôm nay
- Một khoản rút ròng 163 tỷ nhân dân tệ sẽ được thông qua trong hoạt động thị trường mở
Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán châu Á giờ mở cửa
Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán châu Á giờ mở cửa sau khi biên bản cuộc họp FOMC tháng 7 cho thấy những lo ngại về việc lạm phát kéo dài và chỉ ra rằng có thể sẽ cần phải thắt chặt hơn nữa để kiềm chế lạm phát:
- Hang Seng giảm gần 2% giờ mở cửa và hiện đã giảm hơn 20% kể từ mức đỉnh vào tháng 1 năm 2023
- Nikkei 225: -1.33%
- ASX 200: -1.11%
- Kospi: -1.33%
- Shanghai Composite: -0.41%
Dữ liệu việc làm Úc tháng 7 có gì đáng chú ý?
- Biên chế việc làm Úc: -14.6K
- Dự kiến: +15.0K
- Trước đó: 32.6K
- Tỷ lệ thất nghiệp: 3.7%
- Dự kiến: 3.5%
- Trước đó: 3.5%
Goodmorning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 16.08: Chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm, USD tăng mạnh khi biên bản cuộc họp FOMC tháng 7 chỉ ra rằng việc thắt chặt hơn nữa có thể là cần thiết để giảm lạm phát
Chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm điểm trong bối cảnh khẩu vị rủi ro ảm đạm khi biên bản cuộc họp FOMC tháng 7 chỉ ra rằng lạm phát vẫn còn ở mức cao và việc thắt chặt hơn nữa có thể là cần thiết để giảm lạm phát. Bên cạnh đó, các quan chức của Fed cũng nhận định cần chấp nhận tăng trưởng yếu hơn để cân bằng cung cầu trong bối cảnh dữ liệu doanh số bán lẻ phản ánh nhu cầu vẫn còn mạnh mẽ.
- Dow Jones -0.52%
- S&P 500 -0.76%
- Nasdaq -1.15%
Trên thị trường FX, USD tăng mạnh do số lượng nhà khởi công vượt kỳ vọng và sản xuất công nghiệp tăng 1%, cao hơn nhiều so với mức tăng 0.3% dự kiến. DXY chạm mức đỉnh 103.52 và lần đầu tiên đóng cửa trên đường MA 200 ngày kể từ tháng 11 năm 2022. USD/JPY tăng lên mức cao nhất từ giữa tháng 11 đến nay. Mục tiêu tiếp theo của cặp tiền là mức đỉnh của năm 2023 tại 147.80. GBP đóng cửa tăng mạnh nhất nhóm G7 trong khi AUD yếu nhất. GBP/USD tăng 0.24% trong ngày, vượt mức 1.2700 sau khi dữ liệu CPI của Vương quốc Anh cao hơn dự kiến. AUD/USD giảm 0.47% trong ngày xuống dưới đường MA 100 giờ tại 0.6489.
- Chỉ số DXY +0.24%
- EURUSD -0.20%
- GBPUSD +0.24%
- AUDUSD -0.47%
- NZDUSD -0.22%
- USDJPY +0.53%
- USDCHF +0.17%
- USDCAD +0.26%
Lợi suất trái phiếu kho bạc đóng cửa gần mức đỉnh của phiên, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 10 năm ngoái đến nay tại 4.335%, trong khi lợi suất kỳ hạn 2 năm tăng 2.4 điểm cơ bản lên 4.978%. Vàng tiếp tục suy yếu, giảm 0.51%, kết phiên ở $1,981.7. Bitcoin giảm hơn 1% xuống gần $28.5K. Giá dầu suy yếu bất chấp dự trữ dầu thô của Mỹ giảm mạnh khi các nhà đầu tư lo lắng về triển vọng kinh tế kém khả quan từ Trung Quốc. Dầu thô Brent giảm 1.23 USD xuống 83.66 USD/thùng, trong khi dầu thô WTI giảm 1.33 USD xuống 79.66 USD/thùng.
Thống đốc RBNZ Orr: Tin rằng chính sách hạn chế sẽ được duy trì trong 1 đến 2 năm tới
Thống đốc Ngân hàng Dự trữ New Zealand Orr cho biết:
- Chưa thể công bố chắc chắn định hướng chính sách trong tương lai vì còn nhiều điều bất định
- Tin rằng RBNZ sẽ duy trì chính sách hạn chế trong 1 đến 2 năm tới
Dữ liệu xuất nhập khẩu tháng 7 tại Nhật Bản thấp hơn dự kiến
Dữ liệu Cán cân thương mại tháng 7 tại Nhật Bản:
- Xuất khẩu: -0.3% y/y (dự kiến: -0.8%)
- Nhập khẩu: -13.5% y/y (dự kiến -14.7%)
Xuất khẩu đã giảm lần đầu tiên sau 29 tháng
Xuất khẩu sang:
- Trung Quốc: -13.4% y/y
- Hoa Kỳ: +13.5% y/y
- EU: +12.4% y/y
Có thể thấy nền kinh tế Trung Quốc đi xuống hậu đại dịch COVID-19 đang tác động tiêu cực lên toàn cầu.
Morgan Stanley: Chủ tịch Fed Powell sẽ để ngỏ khả năng điều chỉnh chính sách trong bài phát biểu tại Jackson Hole
Nhà kinh tế trưởng toàn cầu tại Morgan Stanley Seth Carpenter dự đoán về bài phát biểu của Chủ tịch Fed Powell tại Hội nghị chuyên đề về Chính sách Kinh tế năm 2023 - Sự thay đổi Cơ cấu trong Nền Kinh tế Toàn cầu tại Jackson Hole - Kansas từ ngày 24 đến 26 tháng 8:
- Powell có thể sẽ thảo luận về định hướng chính sách trong tương lai tại sự kiện này
- Powell sẽ không hứa hẹn bất kỳ thay đổi ngay lập tức
- Chủ tịch Fed sẽ thận trọng hơn về hướng đi của nền kinh tế
- Bằng cách này, Fed giữ được sự linh hoạt trong việc tăng lãi suất nếu cần
Biên bản cuộc họp FOMC tháng 7 có gì đáng chú ý?
Biên bản cuộc họp FOMC tháng 7:
- Sự không chắc chắn về triển vọng kinh tế của Hoa Kỳ vẫn còn cao; các quyết định chính sách của Fed trong tương lai sẽ được thúc đẩy bởi dữ liệu từ cuộc họp ngày 25-26 tháng 7.
- Lạm phát vẫn còn ở mức cao và việc thắt chặt hơn nữa có thể là cần thiết để kiềm chế lạm phát
- Cần cảnh giác với nguy cơ vô tình thắt chặt quá mức.
- Ủng hộ việc giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp tháng Bảy.
- Lạm phát vẫn "cao không thể chấp nhận được" và cần có thêm bằng chứng để tin rằng áp lực giá cả đang giảm bớt.
- Nhận thấy rằng hoạt động kinh tế đang chậm laik.
- Tăng trưởng và thị trường lao động yếu hơn là cần thiết để khôi phục cân bằng cung - cầu.
- Hệ thống ngân hàng "lành mạnh và linh hoạt", nhưng các điều kiện tín dụng chặt chẽ hơn có thể sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế.
- Thị trường lao động vẫn 'rất chặt chẽ', mặc dù các dấu hiệu đang xuất hiện cho thấy nhu cầu lao động đang cân bằng hơn.
Cập nhật FX: AUD/USD giảm mạnh do bị bán quá mức
Dự trữ dầu hàng tuần của EIA tại Hoa Kỳ đạt -5,960K
- Dầu thô trước đó +5,851K
- Xăng dự kiến -261K so với -1,260K
- Sản phẩm chưng cất dự kiến +296K so với -473K
Giá dầu ổn định trước tin tức hàng tồn kho hàng tuần của Hoa Kỳ
- Dầu thô -2,320K
- Xăng -1,260K
- Sản phẩm chưng cất -473K
MUFG: GBP cho thấy khả năng phục hồi sau dữ liệu lạm phát
-
Số liệu CPI tháng 7 tăng bất ngờ
-
Phản ứng tích cực của Ngân hàng Anh khi chọn tăng 50 điểm cơ bả
-
Do tiềm năng tăng giá của đồng đô la Mỹ, việc tăng đáng kể cho GBP sau khi công bố CPI này được coi là khó xảy ra
Cập nhật thị trường giao dịch trong phiên Mỹ
- DJIA hiện đang tăng 142 điểm
- Chỉ số S&P 500 gần như không thay đổi
- Chỉ số NASDAQ giảm 28 điểm
Với lợi suất trái phiếu Hoa Kỳ:
- Lợi suất trái phiếu 2 năm -3.1 điểm cơ bản
- Lợi suất trái phiếu 5 năm -2.9 điểm cơ bản
- Lợi suất trái phiếu 10 năm -1.2 điểm cơ bản
- Lợi suất trái phiếu 30 năm +1.4 điểm cơ bản
Ở thị trường hàng hóa khác:
- Dầu thô tăng 0.14 đô la
- Vàng tăng 3 đô la
- Bạc tăng 0.16 đô la
- Bitcoin đang giao dịch ổn định ở mức 29,100 đô la.
USD/CAD có nhiều dấu hiệu tăng giá hơn
Sản xuất công nghiệp tháng 7 của Mỹ +1.0%
- Trước đó là -0.5%
- Hiệu suất sử dụng +79.3%
- Sản lượng sản xuất +0.5%
- Sản lượng sản xuất trước đó -0.3%
Tập đoàn Target: Xu hướng tăng trưởng của các công ty ở Mỹ đã có một phục hồi đáng kể vào tháng 7
Cổ phiếu của Target tăng 6.2%
Home Depot hôm qua cũng nhấn mạnh việc doanh số bán hàng tăng mạnh trong nửa cuối tháng Sáu.
Doanh số máy tính tháng 7 của Hoa Kỳ đã giảm 5.4% so với cùng kỳ.
Thương mại bán buôn của Canada cho tháng 6 giảm 2.8%
- Tháng trước là 3.5%
- Doanh số bán buôn giảm xuống còn $80.5 tỷ
- Hầu hết các ngành đều báo cáo sự sụt giảm doanh thu, chủ yếu là do các ngành máy móc, thiết bị và vật tư,..
- Doanh số bán hàng bằng USD giảm 3.7%
Số lượng nhà ở tháng 7 của Hoa Kỳ khởi công là 1.452m
- Trước đó số lượng là 1.434m
- Nhà ở mới khởi công +3.9%
- Giấy phép xây dựng nhà đạt 1.442m
Nhà ở Canada khởi công trong tháng 7 đạt 255K
- Trước đó là 281.4K
- Đô thị khởi công -12%
- Nhà ở đơn lẻ khởi công -4%
Số đơn xin cấp phép mua nhà tháng 7 tại Hoa Kỳ thấp hơn dự kiến
- 1.44M (dự kiến: 1.47M, trước đó: 1.44M)
Cập nhật phiên Âu: GBP tăng nhờ dữ liệu lạm phát cao hơn tại Vương Quốc Anh
Cập nhật các thị trường:
- GBP dẫn đầu đà tăng, CHF tụt lại trong ngày
- Chứng khoán châu Âu trái chiều, HĐTL chỉ số S&P 500 đi ngang
- Lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ +0.02bp lên 4.219% (sau khi giảm gần 3.5bp xuống 4.187%)
- Vàng +0.02% lên 1,903.77 USD
- Dầu thô WTI +0.3% lên $81.24/thùng
- Bitcoin -0.3% xuống 29.1K
Đây là một phiên giao dịch trái chiều khi thị trường phần lớn đang phớt lời các mối lo xung quanh diễn biến kinh tế tại Trung Quốc. Chứng khoán tăng nhẹ nhưng không đáng kể. Điều đáng lo ngại là đợt bán tháo trong tháng 8 sẽ tiếp tục sau những diễn biến của phiên thứ Ba vừa qua.
Vương quốc Anh đã công bố dữ liệu lạm phát giảm như dự kiến, nhưng lạm phát lõi vẫn dai dẳng. Phần lớn thị trường kỳ vọng BoE sẽ tăng lãi suất 25bp vào tháng tới, GBP đã tăng cao hơn trong khi USD suy yếu. Cụ thể, cặp GBP/USD đã tăng từ khoảng 1.2700 lên 1.2760 trước khi đi ngang ở khoảng 1.2740 hiện tại. USD nhìn chung nhạt nhòa khi chỉ tăng nhẹ so với JPY và CHF, nhưng giảm nhẹ so với EUR và AUD.
Trên thị trường trái phiếu, lợi suất đã quay đầu tăng và thu hẹp phần nào mức giảm trong ngày. Trừ khi xuất hiện nhiều lo ngại lớn hơn liên quan đến Trung Quốc trong thời gian còn lại của ngày giao dịch thì lợi suất mới biến động mạnh như đã ghi nhận trước đó.