- Tháng trước đó +5.1%
- Chỉ số hài hòa về giá tiêu dùng +5.3% so với +5.4% cùng kỳ
- Tháng trước đó +6.0%
Bitcoin Cash không thể ngừng tăng!
Ngày hôm nay thị trường đã chứng kiến Bitcoin Cash (BCH) tăng thêm 32% nữa chính thức đưa đồng tiền kĩ thuật số này lên mốc $303/BCH.
Bitcoin Cash là một hard-fork của Bitcoin, một số nhà đầu tư đã ca ngợi đồng tiền này là phiên bản cải tiến hoàn hảo nhất của đồng tiền mà Satoshi Nakamoto tạo ra vào năm 2009. Về công nghệ BCH hoàn toàn vượt trội hơn BTC về kích thước khối, tốc độ xử lí giao dịch, thời gian xử lí khối, hợp đồng thông minh, tokenization,etc.
Để nói tóm gọn về mức tăng đáng kinh ngạc của Bitcoin Cash, nếu như ngày 20/6 bạn nắm giữ $1 triệu đô BCH thì đến ngày hôm nay, tài khoản của bạn là $3 triệu đô.
Chứng khoán Châu Âu tăng đầu phiên giao dịch
CAC40 của Pháp mở gap ở cây nến ATO tăng 0.39%
IBEX35 của Tây Ban Nha cũng mở gap đầu phiên giao dịch tăng 0.37%
CPI tháng 6 của Pháp +4.5% so với +4.6% cùng kỳ năm ngoái
Giá nhà trên toàn quốc tháng 6 của Vương quốc Anh có gì đáng chú ý?
- Giá nhà trên toàn quốc tháng 6 của Vương quốc Anh: +0.1% m/m, -3.5 y/y
- Dự kiến -0.3% m/m, -4.0 y/y
- Trước đó +0.1% m/m, -3.4% y/y
Giá nhà trung bình ở Anh tăng nhẹ trong tháng 6 lên 262,239 bảng nhưng tốc độ tăng giá hàng năm vẫn thấp hơn do lãi suất tăng đang bắt đầu ảnh hưởng nhẹ đến thị trường nhà đất.
Doanh số bán lẻ tháng 5 của Đức tăng so với dự kiến
- Doanh số bán lẻ tháng 5 của Đức: +0.4% m/m, -3.6% y/y
- Dự kiến: 0% m/m, -4.3% y/y
- Trước đó +0.8% m/m, -4.3% y/y
GDP quý 1 của Vương Quốc Anh có gì đáng chú ý?
- GDP Vương Quốc Anh: +0.1% q/q, +0.2%y/y
- Dự báo: +0.1% q/q, +0.2% y/y
- Trước đó: +0.1% q/q, +0.2% y/y
Chỉ số giá nhập khẩu tháng 5 của Đức có gì đáng chú ý?
- Chỉ số giá nhập khẩu tháng 5 của Đức: -1.4% m/m
- Dự kiến: -1.4% m/m
- Trước đó: -1.7% m/m
Theo khảo sát của Reuters: RBA sẽ tăng lãi suất thêm 25 bps lên 4.35% vào tuần tới
Đáng chú ý, 16 trong số 31 nhà kinh tế được thăm dò ý kiến kỳ vọng một đợt tăng lãi suất 25 bps trong khi 15 người còn lại dự đoán sẽ tạm dừng. Đó gần như là một cuộc khảo sát 50-50 và nếu nhìn vào giá OIS, xác suất tăng 25 bps chỉ ở mức 37% so với xác suất không thay đổi ở 62%.
Trong số "big four" của Úc, chỉ có CBA dự đoán ngân hàng trung ương sẽ không thay đổi trong khi ANZ, NAB và Westpac đều dự kiến sẽ tăng lãi suất 25 bps.
Đa số ủng hộ quan điểm rằng RBA ít nhất sẽ phải tăng lãi suất một lần nữa vào tháng 8 - 25 trong số 29 nhà kinh tế đồng ý với điều đó.
Lịch kinh tế châu Âu hôm nay có gì đáng chú ý?
Các loại tiền tệ chính không thay đổi nhiều trong ngày nhưng mọi con mắt đều đổ dồn vào đồng yên Nhật, vì đồng tiền này suy yếu xuống mức 145 vào đầu phiên Á. USD/JPY hiện ở mức 144.70.
Nhìn về phía giao dịch châu Âu ngày hôm nay, lạm phát khu vực đồng euro là dữ liệu lớn cần theo dõi với một con số lạm phát sẽ khiến ECB được chứng minh trong việc theo đuổi chính sách chặt chẽ hơn. Ước tính cho lạm phát hàng năm sẽ giảm xuống 6.7%, nhưng lạm phát cơ bản hàng năm được ước tính sẽ tăng cao hơn lên 5.5%.
Lịch kinh tế châu Âu hôm nay có:
- 13:00 - Chỉ số giá nhập khẩu tháng 5 của Đức
- 13:00 - Dữ liệu doanh số bán lẻ tháng 5 của Đức
- 13:00 - Giá nhà trên toàn quốc tháng 6 của Vương Quốc Anh
- 13:00 - Số liệu GDP của Vương quốc Anh trong Q1
- 13:45 - Số liệu CPI sơ bộ tháng 6 của Pháp
- 14:00 - Chỉ báo dẫn dắt KOF tháng 6 của Thụy Sĩ
- 14:55 - Thay đổi tỷ lệ thất nghiệp tháng 6 của Đức
- 16:00 - Số liệu CPI sơ bộ tháng 6 của Eurozone
- 16:00 - Tỷ lệ thất nghiệp tháng 5 của Eurozone
Cập nhật thị trường: USD suy yếu trên diện rộng, NZD dẫn đầu đà tăng trong nhóm G7
- USD suy yếu, hiện DXY đang ở mức 103.299
- NZD mạnh nhất, NZDUSD dao động quanh 0.6087
Cập nhật thị trường: USDJPY đảo chiều giảm nhẹ
USDJPY hiện đang đảo chiều giảm nhẹ xuống mức 144.710.
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.2258
- Giá đóng cửa trước đó là 7,2480
- PBOC bơm 103 tỷ nhân dân tệ reverse repo kỳ hạn 7 ngày với lãi suất không đổi là 1.9%
- 0 tỷ nhân dân tệ reverse repo sẽ đáo hạn trong ngay hôm nay
- Một khoản tiền ròng 103 tỷ nhân dân tệ sẽ được thông qua trong hoạt động thị trường mở
Tăng trưởng tín dụng khu vực tư nhân tại tăng trong tháng 5 năm 2023 như kỳ vọng
Dữ liệu tín dụng của khu vực tư nhân đến từ Ngân hàng Dự trữ Úc cho tháng 5 năm 2023:
- +0.4% m/m (dự kiến +0.4%)
Lợi nhuận tại các doanh nghiệp nhà nước từ tháng 1 đến tháng 5 tại Trung Quốc có gì đáng chú ý?
Bộ Tài chính Trung Quốc (MoF) cho biết:
- Lợi nhuận tại các doanh nghiệp nhà nước từ tháng 1 đến tháng 5 tăng +10.9% so với cùng kỳ năm ngoái
Dường như MoF đang cố gắng chữa cháy sau dữ liệu PMI sản xuất nhạt nhòa:
- Chỉ số PMI dản xuất đạt 49 điểm (dự kiến là 49 điểm)
- Chỉ số PMI dịch vụ đạt 53.2 điểm (dự kiến là 53.7 điểm)
Goodmorning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 29.06: Chứng khoán tăng, vàng phục hồi mạnh mẽ nhờ sức nóng của dữ liệu doanh số bán nhà tháng 5 tại Hoa Kỳ.
Chứng khoán Hoa Kỳ tăng điểm trong ngày giao dịch thứ Năm trong bối cảnh nhóm cổ phiếu ngân hàng lấy lại sức hút và dữ liệu GDP tích cực trong quý 1 tại Mỹ làm giảm bớt phần nào nỗi lo thị trường về nguy cơ suy thoái kinh tế. Kết phiên, chỉ số Dow Jones dẫn đầu khi tăng đến gần 300 điểm, chỉ số S&P 500 tăng ngày thứ ba liên tiếp và chỉ số Nasdaq gần như đi ngang xuyên suốt phiên giao dịch:
- Dow Jones +0.80%
- S&P 500 +0.45%
- Nasdaq không đổi
Trên thị trường FX, USD tăng vọt sau dữ liệu tăng trưởng GDP quý 1 vượt dự kiến (+2% q/q so với dự báo là 1.4%) và số đơn trợ cấp thất nghiệp tuần này tại Mỹ giảm trở lại sau ba tuần tăng liên tiếp (239K so với dự báo 264K), bất chấp dữ liệu doanh số bán nhà đang chờ bán giảm mạnh hơn ước tính của các nhà kinh tế trong tháng 5 (-2.7% so với dự báo -0.5%). EUR lấp mức giảm của phiên Á sau khi tăng gần 14 pip nhờ sức nóng của báo cáo CPI sơ bộ tháng 5 tại Tây Ban Nha đầu phiên Âu (+1.9% so với dự báo +1.7%). AUD phần nào được hỗ trợ nhờ dữ liệu doanh số bán lẻ tháng 5 mạnh mẽ (+0.7% so với dự báo +0.1%). Chốt phiên, USD tăng trên diện rộng ngoại từ với AUD và CAD. JPY tiếp tục thiết lập mức thấp mới trong năm khi USDJPY liên tục tiến về mốc 145 trong hai tuần trở lại đây.
- Chỉ số DXY +0.37%
- EURUSD -0.44%
- GBPUSD -0.19%
- AUDUSD +0.24%
- NZDUSD -0.06%
- USDJPY +0.21%
- USDCHF +0.29%
- USDCAD -0.03%
Vàng nhanh chóng phục hồi mạnh mẽ nhờ dữ liệu doanh số bán nhà Hoa Kỳ vượt dự kiến, sau khi giảm mạnh xuống gần $1980/oz đầu phiên Mỹ do báo cáo GDP quý 1 ấn tượng và số đơn trợ cấp thất nghiệp thấp hơn kỳ vọng - do chịu áp lực tăng vọt của USD và lợi suất. Chốt phiên, vàng trở lại gần mức giá mở cửa trong ngày tại 1907.41/oz. Trên thị trường nợ, lợi suất 2 năm và 10 năm lần lượt +15.4bp và 13.2bp lên 4.866% và 3.842%, với phiên tăng mạnh thứ hai trong tháng 6. Dầu thô quét hai chiều sau các dữ liệu đầu phiên Mỹ và đóng cửa tăng $0.30 lên $69.86/thùng. BTC giảm xuống 30.2K trong đêm sau khi hồi trở lại lên 30.8K và tiếp tục đi ngang ở quanh vùng 30.5K.
Westpac tái khẳng định RBA sẽ tăng lãi suất 25bp trong cuộc họp chính sách tháng 7
WPAC kỳ vọng RBA sẽ tăng lãi suất 0.25% tại cuộc họp ngày 4 tháng 7:
- Thị trường lao động chặt chẽ, tiến độ giảm lạm phát cơ bản chậm chạp và các phản ứng của Hội đồng chính sách đã củng cố quan điểm của chúng tôi về việc lãi suất sẽ tăng trong tháng 7.
- Lãi suất sẽ tiếp tục tăng 25bptrong cuộc họp chính sách tháng 8
Với lạm phát cơ bản duy trì trên mức 6%; tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn gần 1ppt so với NAIRU (ước tính của RBA) và lãi suất chỉ cách phạm vi thắt chặt khoảng 1ppt (chúng tôi dự kiến trung trình sẽ rơi vào khoảng 3%) thì lãi suất điều hành sẽ cần phải tăng cao hơn.
Lần tạm dừng thứ hai của RBA với mục tiêu thu thập và đánh giá thêm dữ liệu dường như không cần thiết và đang có nguy cơ kéo dài chu kỳ thắt chặt hơn nữa trong năm 2023 khi triển vọng thiệt hại cho nền kinh tế tăng lên đáng kể.
Trung Quốc sẽ bổ sung các biện pháp hỗ trợ thị trường bất động sản với một nhịp độ chậm rãi
Tạp chí Chứng khoán Trung Quốc nói rằng Trung Quốc có thể công bố thêm các biện pháp hỗ trợ thị trường bất động sản. Nhưng các biện pháp sẽ được công bố dần dần, kết hợp các chính sách như:
- Giảm bớt các yêu cầu thanh toán
- Nới lỏng một số hạn chế mua hàng
Các thị trường rất quan tâm đến gói kích thích khổng lồ từ Trung Quốc nhưng dường như sẽ phải nhận lấy sự thất vọng.
RBNZ đang tăng cường giám sát các stablecoin và tiền điện tử
RBNZ nhận thấy có nhiều rủi ro cũng như các cơ hội lớn từ stablecoin và tiền điện tử khác:
- RBNZ cho biết họ không chắc chắn về cách thức ngành sẽ phát triển và đâu là điểm cân bằng tối ưu
- Sự thận trọng hơn từ RBNZ cũng sẽ làm gia tăng như cầu dữ liệu và giám sát để xây dựng hiểu biết của họ trong lĩnh vực này
- Cần thận trọng, điều này cũng củng cố nhu cầu tăng cường dữ liệu và giám sát để xây dựng sự hiểu biết
Tiền điện tử là gì?
- Tiền điện tử là một mã thông báo kỹ thuật số dựa trên các phương pháp mã hóa và cơ sở hạ tầng thanh toán phi truyền thống để được giao dịch và lưu trữ.
Stablecoin là gì?
- Stablecoin là một loại tiền điện tử nhằm mục đích ổn định giá trị của nó so với các tài sản thông thường khác, bao gồm cả tiền của ngân hàng trung ương.
UBS đã cắt giảm dự báo thị trường chứng khoán Trung Quốc
- Phòng Nghiên cứu của Ngân hàng Đầu tư UBS đã hạ dự báo dữ liệu MSCI tại Trung Quốc từ mức 83 điểm trong tháng 1 đầu năm nay xuống 72 điểm do đà tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc.
- Đồng thời, UBS cũng đã hạ dự báo về kỳ vọng thu nhập từ mức tăng 20% (nhờ vào khả năng phục hồi tiêu dùng và mức độ cải thiện trong tốc độ tăng lương của Trung Quốc) trước đó xuống 15% trong năm 2023 . Bây giờ đã giảm xuống còn 15%.
- Trong nửa cuối năm nay, UBS cho biết kích thích chính sách sẽ là "yếu tố gây biến động lớn nhất" nhưng "kỳ vọng chung của nhà đầu tư là không cao."
Dữ liệu CPI tại Tokyo giảm vượt dự kiến trong tháng 6 năm 2023
- Chỉ số CPI tháng 6 tại Tokyo +3.1% (dự báo +3.8%, trước đó +3.2%)
Lưu ý rằng đây mới chỉ là dữ liệu lạm phát được đo ở khu vực Tokyo. Mặc dù được coi là chỉ báo hàng đầu về lạm phát của cả nước nhưng đây không phải là một tín hiệu hoàn hảo về lạm phát tại Nhật Bản. Dữ liệu chính thức tại Nhật Bản sẽ được công bố sau khoảng 3 tuần nữa - trước khi diễn ra cuộc họp chính sách tháng 7 của Ngân hàng Nhật Bản (BoJ)
Mặc dù vẫn tăng trên 3% nhưng cả ba biện pháp đo lường CPI đều thấp hơn kỳ vọng. Đây là một tin tốt cho các hộ gia đình Nhật Bản và cũng chỉ ra rằng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản có lẽ đang đi đúng hướng sau khi liên tục đưa ra dự báo rằng lạm phát sẽ giảm trong thời gian tới.
Phản ứng của USDJPY: khá nhạt nhòa sau báo cáo này với mức tăng chỉ hơn 10pip.
Dữ liệu sơ bộ về sản xuất công nghiệp Nhật Bản giảm vượt dự kiến trong tháng 5 năm 2023
- -1.6% m/m (dự báo -1%, trước đó +0.7%)
- +4.7% y/y (trước đó -0.7%)
Nhận định của các nhà sản xuất Nhật Bản về triển vọng tháng 6 và tháng 7:
- Sản lượng tháng 6 sẽ +5.6% m/m
- Sản lượng tháng 7 sẽ -0.6% m/m
Niềm tin tiêu dùng tháng 6 tại New Zealand chạm mức cao nhất kể từ tháng 1 năm 2022
Khảo sát niềm tin tiêu dùng tháng 6 tại New Zealand của ANZ Roy Morgan:
- Đạt mức 85.5 (trước đó: 79.2 điểm)
Nhận định từ phía ANZ:
- Niềm tin tiêu dùng vẫn duy trì ở mức rất thấp
- Một chỉ báo quan trọng -Tỷ lệ số lượng người tin rằng đây là thời điểm tốt để mua một món đồ gia dụng chính tăng 7 điểm lên -27 điểm
Về kỳ vọng lạm phát trong cuộc khảo sát:
- Giảm mạnh từ 4.8% xuống 4.3%
Credit Suisse: BoJ sẽ can thiệp ngoại hối nếu USD/JPY vượt mốc 152
Các nhà kinh tế tại Credit Suisse dự báo USD/JPY sẽ tăng giá trong thời gian tới. Chỉ ra rằng:
- Lập trường ôn hòa của tân thống đốc BoJ Ueda tại cuộc họp đầu tiên do ông phụ trách vào ngày 28 tháng 4 đã trở thành chất xúc tác cho tỷ giá USD/JPY tăng 8% trong hai tháng sau đó.
Và có khả năng cao hơn trước cuộc họp chính sách tiếp theo:
- Với triển vọng BoJ nâng dự báo lạm phát trong cuộc họp ngày 28-29/7, thị trường sẽ một lần nữa đánh giá các giao dịch JPY tăng giá trước thời điểm đó.
Đối với dữ liệu tiền lương vào tuần tới:
- Báo cáo thu nhập tiền mặt vào ngày 7 tháng 7 sẽ là một chìa khóa quan trọng vì nếu dữ liệu yếu hơn sẽ làm thị trường thất vọng
Về triển vọng JPY trong thời gian tới:
- Trong thời gian chờ đợi, phạm vi giao dịch của USD/JPY có thể duy trì ở phạm vi rộng từ 135 đến 152
- Nhiều khả năng BoJ sẽ can thiệp ngoại hối nếu USD/JPY vượt 152
Chủ tịch Fed Atlanta Bostic: Fed không cần thiết phải tăng lãi suất bổ sung
Chủ tịch Fed Atlanta Bostic - người không tham gia bỏ phiếu đã đưa ra một số bình luận ôn hòa hơn về triển vọng chính sách của Fed trong tương lai:
- Tin rằng tác động của việc thắt chặt tiền tệ bắt đầu từ năm ngoái đang bắt đầu xuất hiện trong nền kinh tế thực, bao gồm cả thị trường lao động.
- Nhấn mạnh việc Fed không cần thiết phải tăng lãi suất bổ sung
- Lạm phát sẽ hạ nhiệt ngay cả khi Fed giữ nguyên chính sách hiện tại
- Chính sách của Fed sẽ đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2%
- Lạm phát đang có xu hướng hạ nhiệt dần và sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới
- Kỳ vọng Fed có thể đạt được mục tiêu lạm phát mà không gây ra suy thoái nghiêm trọng
- Không thể loại trừ khả năng tăng lãi suất thêm nếu cần thiết
- Không cho rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào năm 2023 hoặc 2024
- Điều kiện thị trường lao động hiện giống với thời điểm trước đại dịch - vẫn còn chặt chẽ nhưng đã nới lỏng hơn so với vài năm qua.
- Tái khẳng định cam kết giảm lạm phát, ngay cả khi điều đó làm tăng tỷ lệ thất nghiệp.
- Chính sách tiền tệ chỉ vừa mới chuyển sang phạm vi thắt chặt
- Đảm bảo rằng FOMC sẽ không dao động trong cuộc chiến giảm lạm phát
Nhận định của quan chức BoE Tenreyro về triển vọng chính sách tiền tệ tại Anh có gì đáng chú ý?
- Cho đến nay, chúng tôi đã thấy rất ít sự đồng tình về việc tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ
- BOE càng tăng lãi suất vào lúc này thì BOE sau này càng cần phải cắt giảm lãi suất sớm hơn và nhanh hơn nữa
- CPI và PPI có mối quan hệ tương quan chặt chẽ với nhau
Quan chức BOE Tenreyro sẽ bỏ phiếu giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp chính sách tháng 7
BOE Tenreyro đang nói và nói
- Tôi sẽ bỏ phiếu giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp chính sách cuối cùng trên cương vị thành viên MPC sau dữ liệu về trung hạn mới nhất
- Các chỉ số dự báo tương lai đã phản ánh sự sụt giảm trong cả tốc độ tăng tiền lương và lạm phát hàng hóa cốt lõi trong thời gian còn lại của năm.
- Áp lực lạm phát trong nước sẽ giảm chậm hơn một chút.
- Các đợt tăng lãi suất vừa qua là đủ để đưa lạm phát trở lại mục tiêu của BoE, và rất có thể là dưới mức mục tiêu.
Tenreyro sẽ chính thức rời BOE vào ngày 4 tháng 7.
Phó Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản: BOJ phải xem xét kỹ lưỡng các yếu tố mới nổi đang đẩy giá lên cao
- Mức tăng CPI gần đây của Nhật Bản khiêm tốn hơn so với Mỹ và châu Âu, nhưng mạnh hơn dự kiến trước đây
- Trong khi tác động truyền dẫn của giá nhập khẩu tăng đang mở rộng, các yếu tố mới như tình trạng thiếu lao động và nhu cầu nội địa mạnh cũng có thể đóng vai trò quan trọng.
- Giá nhập khẩu tăng vẫn đóng vai trò yếu tố chi phối nhưng BOJ phải xem xét kỹ lưỡng đóng góp của các yếu tố mới nổi đang đẩy giá lên
- Chưa thấy dấu hiệu cho thấy nguy cơ lạm phát ở Nhật Bản ở mức quá cao, cần cân nhắc nhiều yếu tố
- Phải cảnh giác với các tín hiệu phát ra từ thị trường và tác động của các động thái thị trường đối với nền kinh tế Nhật Bản