EUR/USD một lần nữa "đối mặt" với mốc 1.1200
EUR/USD đã có lúc chạm mốc 1.1200 trong phiên hôm nay, ngưỡng kháng cự quan trọng đối với cặp tiền này. Hiện cặp tiền đã thoái lui nhẹ nhưng vẫn tăng 28 pip. Mức đỉnh của tháng 7 năm 2023 là 1.1275 có thể sẽ là ngưỡng kháng cự tiếp theo.
Mặc dù các nhà giao dịch có thể đang kỳ vọng ECB sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng tới, nhưng điều đó không ngăn cản đà tăng của cặp tỷ giá này, kể từ khi bật lên khỏi mức 1.1000 vào đầu tháng.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hành động giá hôm nay diễn ra trong bối cảnh cuối tháng và cuối quý và giai đoạn này thường có một số biến động bất thường.
Đồng USD đang giao dịch trái chiều trong ngày hôm nay, tăng giá so với đồng JPY và CHF, trong khi mất giá so với EUR, GBP, AUD và NZD.
Trên các thị trường khác, hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ vẫn đi ngang, trong khi các chỉ số chứng khoán châu Âu giảm điểm. Thị trường chứng khoán nói chung không có nhiều biến động tích cực, bất chấp việc các chỉ số chứng khoán Trung Quốc tăng mạnh một lần nữa, đóng cửa tăng hơn 8%.
Lợi suất trái phiếu tăng trên diện rộng, khiến tâm lý thị trường trái chiều trong phiên giao dịch sáng nay tại châu Âu.
Kết quả cuộc bầu cử Mỹ có thể sẽ không ảnh hưởng đến đà tăng của Bitcoin trong quý IV/2024
CK Zheng, giám đốc đầu tư của quỹ đầu cơ tiền điện tử ZX Squared Capital, cho biết "Vì cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ đều không giải quyết thỏa đáng vấn đề nợ và thâm hụt ngày càng tăng của Hoa Kỳ trong cuộc bầu cử này, điều này sẽ rất có lợi cho Bitcoin, đặc biệt là sau cuộc bầu cử."
Trong lịch sử, Bitcoin cũng được hưởng lợi từ sự bất ổn liên quan đến các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ trước đây. Trong đợt halving năm 2020, Bitcoin đã tăng 168% trong quý IV; và thời điểm đó cũng là năm diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Mỹ gần đây nhất.
Hiệu suất của Bitcoin trong các quý kể từ 2015
Zheng cho biết việc Fed cắt giảm lãi suất điều hành 50 điểm cơ bản cũng có thể "tích cực" đối với Bitcoin và các tài sản rủi ro nếu nền kinh tế Mỹ có thể "hạ cánh mềm".
Cập nhật phiên Âu: EUR/USD chạm mốc 1.1200, chỉ số DXY kiểm tra vùng đáy phiên thứ Sáu
Lịch kinh tế phiên Âu hôm nay khá sôi động, với nhiều dữ liệu tại khu vực được công bố, tuy nhiên không có dữ liệu nào gây tác động lớn lên thị trường. CPI tại các tiểu bang Đức giảm xuống trong tháng 8, với CPI Ý cũng thấp hơn dự báo. Điều này tiếp tục gây áp lực lên ECB phải cân nhắc cắt giảm lãi suất trong cuộc họp tháng 10 sắp tới.
Tổng tiền gửi không kỳ hạn tại SNB tăng vọt, với mức tăng mạnh nhất kể từ đầu tháng 5. Điều này cho thấy SNB đã tiến hành can thiệp trên thị trường ngoại hối trong tuần qua.
Vào đầu phiên, chỉ số DXY đã giảm mạnh hơn 16pip xuống trở lại vùng đáy phiên thứ Sáu, dưới 100.20. Đây được cho là động thái cân bằng dòng tiền khi các nhà đầu tư tiến hành điều chỉnh danh mục của họ.
Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS) đã điều chỉnh tăng trưởng GDP quý II lên tăng 0.7% so với cùng kỳ, thấp hơn mức 0.9% trong dự báo trước đó. GBP/USD tích lũy quanh mốc 1.3380, trước khi tăng vọt lên 1.3420. EUR/USD tăng vọt hơn 30pip và tiến đến kiểm tra mốc 1.1200.
Vàng tiếp tục điều chỉnh xuống dưới 2,650 USD/oz sau khi liên tục thiết lập kỷ lục mới trong tuần trước. Kim loại quý hiện giảm 0.30% xuống 2,649 USD/oz. Dàu WTI tăng 0.3% lên 68.40 USD/thùng. Phần lớn đà tăng trong ngày của dầu thô đã bị xóa bỏ sau khi giá tiệm cận mốc 69.50 USD.
Sắc đỏ bao trùm lên thị trường chứng khoán, dẫn đầu bởi chỉ só CAC40 của pháp giảm hơn 1.5%.
CPI sơ bộ tháng 9 tại Ý thấp hơn dự báo
- CPI: +0.7% so với cùng kỳ (dự báo: 0.8%, trước đó: 1.1%).
- HICP: +0.8% so với cùng kỳ (dự báo: 1%, trước đó: 1.2%).
Số đơn xin thế chấp trong tháng 8 tại Vương quốc Anh cao hơn dự báo
Dữ liệu mới nhất từ Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) cho thấy:
Số lượng đơn thế chấp được phê duyệt:
- 64,860 (dự báo 64,000, trước đó: điều chỉnh tăng từ 61,990 lên 62,500).
- Đây là mức cao nhất kể từ tháng 8 năm 2022, chủ yếu nhờ vào sự gia tăng trong hoạt động mua nhà.
Tổng số tiền vay thế chấp của các cá nhân:
- 2.9 tỷ GBP (trước đó: 2.8 tỷ)
Tín dụng tiêu dùng ròng:
- 1.3 tỷ GBP (dự báo: 1.4 tỷ)
BoJ tiếp tục là ngân hàng duy nhất được kỳ vọng tăng lãi suất vào cuối năm
.Các ngân hàng được kỳ vọng hạ lãi suất vào cuối năm
- Fed: 75 bps (53% khả năng cắt giảm lãi suất 50 bps tại cuộc họp sắp tới).
- ECB: 50 bps (96% khả năng cắt giảm lãi suất tại cuộc họp sắp tới).
- BoE: 38 bps (88% khả năng giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp sắp tới).
- BoC: 75 bps (51% khả năng cắt giảm lãi suất tại cuộc họp sắp tới).
- RBA: 19 bps (79% khả năng giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp sắp tới).
- RBNZ: 92 bps (66% khả năng cắt giảm lãi suất 50 bps tại cuộc họp sắp tới).
- SNB: 25 bps (97% khả năng cắt giảm lãi suất tại cuộc họp sắp tới).
Ngân hàng được kỳ vọng thắt chặt chính sách vào cuối năm
- BoJ: 7bps (84% khả năng giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp sắp tới)
SNB: Tổng tiền gửi không kỳ hạn tăng vọt trong tuần trước
- Tổng tiền gửi không kỳ hạn: 472.2 tỷ CHF (trước đó: 465.3 tỷ CHF)
- Tổng tiền gửi không kỳ hạn trong nước: 463.6 tỷ CHF (trước đó: 457.2 tỷ CHF)
Lượng tiền gửi tại SNB tăng vọt trong tuần qua, với mức tăng chạm mức cao nhất kể từ đầu tháng 5. Điều đó có thể cho thấy SNB đã tiến hành can thiệp trên thị trường ngoại hối.
CPI tại các tiểu bang của Đức giảm xuống trong tháng 8
Destatic cung cấp dữ liệu CPI tháng 7 tại các tiểu bang Đức so với cùng kỳ, bao gồm:
- Bavaria: +1.9% (trước đó: +2.1%)
- Brandenburg: +1.4% (trước đó: +1.7%)
- Baden-Wuerttemberg: +1.4% (trước đó: +1.5%)
- Saxony: +2.4% (trước đó: +2.6%)
- North Rhine Westphalia: +1.5% (trước đó: +1.7%)
Dữ liệu ở các tiểu bang của Đức có giảm đáng kể so với mức được ghi nhận trong tháng 8, đồng thời chỉ ra rằng lạm phát hàng năm ở toàn quốc dự kiến sẽ giảm từ 1.9% xuống 1.7%.
Cổ phiếu châu Âu giảm điểm trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng 9
Thị trường châu Âu mở cửa kém sôi động sau khi chỉ số Stoxx 600 toàn châu Âu đã đóng cửa ở mức cao kỷ lục mới vào thứ Sáu - được thúc đẩy thông báo của Trung Quốc về loạt biện pháp kích thích kinh tế vào tuần trước nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
KOF: Chỉ báo kinh tế sớm của Thụy Sĩ cao hơn dự báo trong tháng 9
- 105.5 (dự báo: 101, trước đó: điều chỉnh giảm từ 101.6 xuống 105)
Chỉ số mặc dù giảm nhẹ trong tháng 8, nhưng tăng nhẹ trong tháng 9 cho thấy triển vọng kinh tế của Thụy Sĩ có đôi chút lạc quan nhưng không quá nhiều khi nhìn vào xu hướng chung.
Lịch kinh tế trong ngày hôm nay có gì đáng chú ý?
Như thường lệ, tuần mới bắt đầu với rất ít sự kiện nổi bật. Điểm chính trong phiên Âu sẽ là các số liệu lạm phát của Đức, nhưng do thị trường đã dự đoán trước việc cắt giảm lãi suất vào tháng 10, nên dữ liệu này có thể sẽ không gây ảnh hưởng quá lớn.
Trong phiênMỹ, Chủ tịch Fed Powell dự kiến sẽ có bài phát biểu vào lúc 00:55 giờ ViN về triển vọng kinh tế tại cuộc họp thường niên lần thứ 66 của Hiệp hội Kinh tế Kinh doanh Quốc gia. Nhiều khả năng ông sẽ không đưa ra thông tin mới nào so với cuộc họp báo trước đó do hiện tại vẫn chưa công bố báo cáo CPI hoặc NFP mới. Vì vậy, bài phát biểu này có thể đáng chú ý nhưng có lẽ sẽ không tạo ra tác động lớn.
HĐTL Eurostoxx đi ngang trước giờ mở cửa phiên Âu
- Hợp đồng tương lai chỉ số DAX của Đức giảm 0.3%
- Hợp đồng tương lai chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 0.1%
- Hợp đồng tương lai chỉ số FTSE của Anh không đổi
Thị trường tương lai của Mỹ đang có xu hướng giảm nhẹ, với hợp đồng tương lai S&P 500 chỉ giảm 0.1% trong ngày. Tình trạng này được miêu tả là "muted tone", nghĩa là phản ứng thị trường khá yên ắng, không có nhiều biến động lớn. Tuy nhiên, thị trường nên chú ý đến hoạt động tái cân bằng dòng tiền vào cuối tháng và quý khi các nhà đầu tư tiến hành điều chỉnh các danh mục đầu tư của mình.
Giá nhà toàn quốc tháng 9 tại Anh tăng mạnh hơn dự kiến
- Giá nhà toàn quốc tháng 9 tại Anh tăng 0.7% m/m, đây là mức tăng lớn hơn nhiều so với dự kiến +0.2% m/m
- Theo năm, giá nhà tăng 3.2% y/y và đây là mức tăng nhanh nhất trong hai năm. Giá trung bình của một ngôi nhà là 266,094 GBP tính đến tháng này.
Nationwide lưu ý rằng:
“Tăng trưởng thu nhập tiếp tục vượt xa mức tăng trưởng giá nhà trong những tháng gần đây trong khi lãi suất đã giảm nhẹ. Thị trường tiếp tục kỳ vọng BoE sẽ tiếp tục hạ lãi suất trong các quý tới. Thu nhập tăng và lãi suất giảm đã giúp cải thiện khả năng mua nhà, nhưng thị trường nhà đất vẫn chưa phát triển mạnh như trước đây."
Lịch kinh tế phiên Âu sắp tới có gì đáng chú ý?
Trong phiên giao dịch sắp tới, chúng ta sẽ có một loạt dữ liệu của Eurozone. Điểm nổi bật sẽ là dữ liệu lạm phát của Đức và Ý. Tuy nhiên, vì thị trường định giá ~93% khả năng ECB cắt giảm lãi suất vào tháng tới, sẽ không có quá nhiều tác động trừ khi có bất ngờ lớn trong dữ liệu.
- 13:00 - Chỉ số giá nhập khẩu tháng 8 của Đức
- 13:00 - Số liệu GDP chính thức của Anh trong quý 2
- 13:00 - Giá nhà toàn quốc Anh trong tháng 9
- 14:00 - Chỉ báo nhanh KOF của Thụy Sĩ trong tháng 9
- 15:00 - Tổng tiền gửi giao ngay của SNB tính đến ngày 27 tháng 9
- 15:30 - Phê duyệt thế chấp tháng 8 của Anh, dữ liệu tín dụng
- 16:00 - Số liệu CPI sơ bộ tháng 9 của Ý
- 19:00 - Số liệu CPI sơ bộ tháng 9 của Đức
Cổ phiếu Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh trước kỳ nghỉ lễ
🔥 Cổ phiếu Trung Quốc đang rất sôi động, đã lâu rồi chúng ta mới thấy khẩu vị rủi ro đối với cổ phiếu nước này tăng mạnh như vậy. Sau mức tăng hơn 15% vào tuần trước, chỉ số CSI 300 hiện đã tăng hơn 6%. Thị trường chứng khoán Trung Quốc đang cho thấy dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ, phá vỡ xu hướng giảm kéo dài từ năm 2022 và vượt qua đường MA 100 tuần.
Trung Quốc sẽ tạm nghỉ lễ một tuần, bắt đầu từ ngày mai. Thị trường trong nước sẽ chỉ tiếp tục giao dịch trở lại vào ngày 8/10.
Hiện tại, Bắc Kinh đã làm tốt trong quá trình khôi phục tinh thần của người dân, nhưng họ cần làm nhiều hơn nữa để đảm bảo sự phục hồi dài hạn và bền vững cho nền kinh tế.
Nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với thách thức lớn về sự sụp đổ trong nhu cầu nội địa sau đại dịch Covid-19. Dù thị trường chứng khoán có dấu hiệu tích cực gần đây, nhưng để khôi phục hoàn toàn nền kinh tế, các chính sách tài khóa của chính phủ cần được triển khai một cách hợp lý. Người ta đang chờ xem liệu Bắc Kinh có thể duy trì đà phát triển này sau kỳ nghỉ Quốc khánh và thực hiện các biện pháp cụ thể để đảm bảo sự phục hồi bền vững hay không.
Phó Tổng thống Mỹ Harris gây quỹ được 55 triệu USD tại California
Thông tin đến từ báo cáo của Bloomberg:
- Kamala Harris đã gây quỹ được khoảng 55 triệu đô USD tại các sự kiện gây quỹ lớn ở California vào cuối tuần này
- Cuộc gây quỹ vào Chủ Nhật đã thu về khoảng 28 triệu USD
- Cuộc gây quỹ vào Thứ Bảy thu về khoảng 27 triệu USD
- Harris bắt đầu tháng 9 với 404 triệu USD trong ngân hàng, so với 295 triệu USD của Trump
- Chiến dịch tranh cử của Harris đã chi trung bình 7.5 triệu USD/ngày vào tháng 8, cao hơn nhiều so với mức trung bình 2.6 triệu USD/ngày của Trump
Nếu chủ đề gây quỹ quan trọng trong cuộc bầu cử thì Trump đang tụt hậu.
Cổ phiếu Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh
Chỉ số Beijing 50 tăng hơn 14% trong ngày, mức tăng lớn nhất trong một ngày từ trước đến nay
- ChiNext +11%
- Shanghai Composite +4%
- Hang Seng +1%
Một ngày bùng nổ của cổ phiếu Trung Quốc. Các nỗ lực kích thích đã được hấp thụ vào tuần trước và tiếp tục trong suốt cuối tuần.
Sáng nay, dữ liệu PMI tiêu cực được công bố nhưng không ảnh hưởng nhiều đến thị trường. Có một số điểm sáng trong các chỉ số phụ nhưng đó không phải là động lực thúc đẩy cổ phiếu Trung Quốc.
Tổng thư ký nội các Nhật Bản Hayashi: Không có bình luận nào về biến động cổ phiếu trong ngày
ổng thư ký nội các Nhật Bản Hayashi:
- Không có bình luận nào về biến động cổ phiếu hàng ngày
- Tiếp tục theo dõi tình hình kinh tế, tài chính tại Nhật Bản và nước ngoài với tinh thần cấp bách
- Tiếp tục hợp tác chặt chẽ với BoJ
Cổ phiếu Trung Quốc đang có một ngày tăng mạnh khi các biện pháp kích thích được hấp thụ và các biện pháp mới được triển khai, gần đây nhất là vào cuối tuần - lãi suất thế chấp thấp hơn và nới lỏng các hạn chế mua nhà:
Nhưng cổ phiếu Nhật Bản thì ngược lại, giảm mạnh. Điều này bị đổ lỗi cho các yếu tố hỗ trợ: lãi suất cao hơn, tân Thủ tướng IShiba ủng hộ chủ nghĩa bình thường hoá chính sách của BoJ.
Tuy nhiên, yếu tố chính gây bất lợi cho cổ phiếu Nhật Bản đến từ đồng Yên mạnh hơn do triển vọng lãi suất cao hơn.
Cập nhật thị trường chứng khoán phiên Á
Cổ phiếu tại Trung Quốc đại lục tăng vọt gần 4% vào thứ Hai sau khi công bố dữ liệu kinh tế quan trọng từ Trung Quốc, trong khi Nikkei 225 của Nhật Bản
giảm hơn 4%.
Trung Quốc công bố số liệu PMI sản xuất chính thức của tháng 9, đạt 49.8. Mặc dù vượt qua mức 49.5 dự kiến của các nhà kinh tế được Reuters thăm dò, nhưng đây là tháng thứ năm liên tiếp ngành sản xuất tại Trung Quốc suy giảm.
Tuy nhiên, khảo sát PMI Caixin, một cuộc khảo sát tư nhân do S&P Global biên soạn, báo cáo rằng PMI sản xuất đã giảm từ 50.4 xuống 49.3 vào tháng 9, thấp hơn mức 50.5 dự kiến từ cuộc thăm dò của Reuters.
Khảo sát Caixin cũng đánh dấu mức giảm nhanh nhất trong 14 tháng.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 1.57% sau tin.
Riêng tại Nhật Bản, sự suy giảm của Nikkei được dẫn đầu bởi các khoản sụt giảm trong cổ phiếu bất động sản, cổ phiếu giảm mạnh nhất thuộc công ty cổ phần cửa hàng bách hóa Isetan Mitsukoshi Holdings, giảm 11%.
Doanh số bán lẻ tháng 8 của Nhật Bản tăng 2.8% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt qua ước tính cuộc thăm dò của Reuters ở mức 2.3% và tăng so với mức 2.7% đã điều chỉnh trong tháng 7. Topix giảm khiêm tốn hơn Nikkei ở 3.13%.
USD/JPY tăng 0.19% giao dịch ở mức 142.63.
Các động thái trên thị trường Nhật Bản diễn ra khi các nhà đầu tư hấp thụ chiến thắng của Shigeru Ishiba trong cuộc bầu cử của Đảng Dân chủ Tự do vào thứ Sáu tuần trước. Ông sẽ kế nhiệm Fumio Kishida làm thủ tướng Nhật Bản.
S&P/ASX 200 của Úc đã tăng 0.8%, phá vỡ mức đỉnh ở 8,246.2.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 1.18% và chỉ số Kosdaq giảm 1.17%.
Tăng trưởng tín dụng khu vực tư nhân trong tháng 8 của Úc phù hợp với dự kiến
Tín dụng khu vực tư nhân trong tháng 8 của Úc tăng 0.5% so với tháng trước, phù hợp với mức dự kiến.
Tăng trưởng tín dụng ổn định trong tháng ổn định ở cả m/m và y/y.
Tín dụng doanh nghiệp tăng trưởng tốt.
PMI sản xuất Caixin của Trung Quốc sụt giảm trong tháng 9
- PMI sản xuất Caixin tháng 9 của Trung Quốc ở mức 49.3, so với mức trước đó ở 50.4
- Dịch vụ ở mức 50.3, so với mức trước đó ở 51.6
Đây không phải là báo cáo tích cực, nhưng đây là tin tức không có nhiều tác động khi xét đến tất cả các thông báo kích thích từ Trung Quốc trong tuần qua.
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.0074
- Dự kiến: 7.0098
- Giá đóng cửa trước đó: 7.0111
- PBOC bơm 212 tỷ nhân dân tệ thông qua reverse repo 7 ngày, đặt lãi suất ở mức không đổi 1.5%
Đây là tỷ giá tham chiếu cuối cùng trong tuần, thị trường Trung Quốc sẽ nghỉ lễ sau hôm nay và mở cửa trở lại vào thứ Ba ngày 8 tháng 10.
PMI sản xuất trong tháng 9 của Trung Quốc vượt dự kiến
PMI chính thức của Trung Quốc
- Sản xuất 49.8, dự kiến 49.5, trước đó 49.1
- Phi sản xuất 50.0, dự kiến 50.4, trước đó 50.3
Trung Quốc có hai cuộc khảo sát PMI - PMI chính thức do Cục Thống kê Quốc gia (NBS) công bố và PMI Caixin China do công ty truyền thông Caixin và công ty nghiên cứu Markit / S&P Global công bố.
- Cuộc khảo sát PMI chính thức bao gồm các công ty lớn và nhà nước, trong khi cuộc khảo sát PMI Caixin bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó, PMI Caixin được coi là chỉ số đáng tin cậy hơn về hiệu suất của khu vực tư nhân Trung Quốc.
- Một điểm khác biệt nữa giữa hai cuộc khảo sát là phương pháp luận của chúng. Cuộc khảo sát PMI Caixin sử dụng mẫu công ty rộng hơn so với cuộc khảo sát chính thức.
- Bất chấp những điểm khác biệt này, hai cuộc khảo sát thường cung cấp các số liệu tương tự về lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc.
Niềm tin kinh doanh của New Zealand cải thiện trong tháng 9
- Niềm tin kinh doanh tháng 9 của New Zealand ở mức 60.9, so với mức trước đó ở 50.6
- Hoạt động kinh doanh ở mức 45.3, so với mức 37.1 trước đó
Bình luận của ANZ:
- Những dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự cải thiện trong hoạt động hiện tại
- Tất nhiên, sự phục hồi mạnh mẽ hơn trong hoạt động kinh tế so với dự đoán chung sẽ là tin tuyệt vời - miễn là lạm phát vẫn quay trở lại mục tiêu một cách bền vững
- Tỷ lệ các công ty có ý định tăng giá trong ba tháng tới đã tăng trong tháng thứ ba liên tiếp. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 4 và cao hơn nhiều so với mức trước COVID
- Nhưng theo quan điểm của RBNZ, tin tốt là mức tăng trưởng tiền lương được báo cáo đã giảm từ 4% vào tháng 4 xuống còn 3% sáu tháng sau đó và chắc chắn là kỳ vọng về chi phí đã giảm đều đặn từ 3.2% vào tháng 4 xuống còn 2.4% hiện tại
Quan chức chính phủ Nhật Bản cho biết sản lượng công nghiệp sẽ phục hồi vào tháng 9
Một quan chức chính phủ Nhật Bản cho biết sản lượng sẽ tốt hơn trong thời gian tới nhờ sản lượng ô tô:
- Sản lượng xe cơ giới giảm đã góp phần làm giảm sản lượng vào tháng 8
- Sản lượng thiết bị sản xuất chip cũng giảm do nhu cầu ở nước ngoài yếu hơn
- Xuất khẩu máy móc sản xuất chip sang Đài Loan giảm đáng kể vào tháng 8
- Sản lượng tháng 9 được thúc đẩy nhờ việc các nhà sản xuất ô tô bù đắp sản lượng bị trì trệ trong cơn bão vào tháng 8
USD/JPY tăng khi mở cửa phiên giao dịch thứ Hai
Đồng Yên tăng vọt vào thứ Sáu do tin tức chính trị: Ishiba thắng cuộc bầu cử lạnh đạo LDP và sẽ trở thành thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản. Vào thứ Sáu, USD/JPY đã ở mức trên 146.00 và kết thúc ở mức gần 142.00.
USD/JPY đã có một chút phục hồi trong giao dịch đầu ngày thứ Hai nhờ dữ liệu doanh số bán lẻ và sản lượng công nghiệp trong tháng 8 của Nhật Bản.
USD/JPY hiện ở mức 142.67.
Sản lượng công nghiệp tháng 8 của Nhật Bản giảm mạnh hơn dự kiến
Sản lượng công nghiệp tháng 8 của Nhật Bản giảm 3.3% so với tháng trước, giảm mạnh hơn mức dự kiến 0.9%.
Doanh số bán lẻ tháng 8 của Nhật Bản tăng vượt dự kiến
Doanh số bán lẻ tháng 8 của Nhật Bản bất ngờ tăng vọt, tăng 2.8% so với cùng kỳ năm trước, vượt mức dự kiến 2.3%.
Goodmorning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 27.09: Chứng khoán Mỹ biến động trái chiều, Vàng sụt giảm sau khi đạt đỉnh trong bốn phiên liên tiếp
Chỉ số Dow Jones tăng 0.3% vào thứ Sáu để đóng cửa ở mức đỉnh mới và kết thúc tuần ở mức tăng khoảng 0.6%. S&P 500 cũng tăng khoảng 0.6%, trong khi Nasdaq Composite tăng gần 1% trong tuần. Tuy nhiên, kết thúc phiên ngày thứ Sáu, hai chỉ số này lần lượt đóng cửa ở mức thấp hơn 0.13% và 0.39% Phố Wall đang trên đà kết thúc tháng 9 với sự tích cực. Tính đến tháng này, Dow Jones đã tăng 1.8%. Nasdaq thiên về công nghệ đã tăng 2.3% trong tháng 9. Thị trường đã có khởi đầu khó khăn trong tháng được coi là yếu nhất trong lịch sử đối với cổ phiếu, nhưng đã phục hồi khi tháng 9 tiếp tục với việc Fed cắt giảm lãi suất 50 bps. S&P 500 tăng 5.1% trong quý, kéo dài mức tăng từ đầu năm đến nay lên hơn 20%. Tuy nhiên, tháng 10 cũng có lịch sử đáng lo ngại đối với thị trường chứng khoán, được biết đến là thời điểm biến động cực độ với một số đợt sụt giảm đáng chú ý nhất của Phố Wall. Vào cuối tuần trước, chỉ số PCE của tháng 8 chỉ đạt 2.2%, mức thấp nhất kể từ tháng 2 năm 2021, khiến các nhà đầu tư tự tin hơn vào việc Fed sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất. Ngoài ra, dữ liệu về số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu được công bố vào tuần trước đã giảm xuống mức thấp nhất trong 4 tháng, báo hiệu sức mạnh trên thị trường lao động. Thị trường sẽ có một bài kiểm tra lớn vào cuối tuần với báo cáo việc làm của tháng 9 được công bố vào thứ Sáu.
- Dow Jones +0.33%
- S&P 500 -0.13%
- Nasdaq -0.39%
Trên thị trường FX, JPY mạnh nhất, CAD yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính. Đã có một số đợt bán tháo USD sau báo cáo PCE của Thứ sáu và việc Trung Quốc cắt giảm lãi suất. Trong tuần trước, cuộc bầu cử LDP của Nhật Bản đã kết thúc với chiến thắng cuối cùng dành cho Ishiba, thủ tướng mới với lập trường hawkish dẫn đến một đợt tăng mạnh của đồng yên. Điều này xảy ra là do thị trường đang nghiêng về Takaichi dovish, đặc biệt là sau vòng bỏ phiếu đầu tiên, nhưng bà đã tụt lại trong vòng bỏ phiếu cuối cùng. USD/JPY đã bị ảnh hưởng bởi tin tức và giảm mạnh, đóng cửa ở mức thấp nhất trong ngày/tuần ở 142.15. AUD và NZD tiếp tục vượt trội so với sự lạc quan của Trung Quốc và thị trường Trung Quốc sẽ mở cửa vào thứ Hai sau đó đóng cửa trong phần còn lại của tuần tới. Thị trường có thể nhận được nhiều thông báo về các biện pháp kích thích và có thể định giá những thông tin này, có thể là rủi ro sụt giảm. AUD/USD đóng cửa tuần ở mức đỉnh 0.69, cao nhất kể từ tháng 2 năm 2023.
- Chỉ số DXY -0.15%
- EURUSD -0.16%
- GBPUSD -0.35%
- AUDUSD +0.03%
- NZDUSD +0.15%
- USDJPY -1.83%
- USDCHF -0.71%
- USDCAD +0.35%
Giá vàng giảm 0.52% xuống mức 2,658.55 USD/ounce, khi dữ liệu tâm lý người tiêu dùng của Mỹ cải thiện trong tháng 9, sau khi đạt mức đỉnh trong bốn phiên liên tiếp. Vàng đã đạt mức đỉnh 2,685.42 USD/ounce vào thứ Năm. Giá vàng đã tăng khoảng 14% trong quý này, mức tăng mạnh nhất kể từ quý đầu tiên của năm 2016 và tăng khoảng 29% trong năm nay, mức tăng lớn nhất trong 14 năm. Với các khoản cược vào việc cắt giảm lãi suất nhiều hơn trong tương lai sau khi Fed nới lỏng 50 bps vào tuần trước, nhu cầu đầu cơ đối với vàn đã đẩy vàng lên mức kỹ thuật "quá bán". Mặc dù vậy, một số ngân hàng kỳ vọng giá có thể tăng lên tới 3,000 USD/ounce. Lợi suất TPCP Mỹ đã giảm vào thứ Sáu sau khi công bố dữ liệu lạm phát quan trọng cho thấy lạm phát đang tiến gần tới mục tiêu của Fed. Lợi suất 10y giảm khoảng 3.5 bps xuống mức 3.756%. Lợi suất 2y giảm 5.6 bps xuống mức 3.567%. Giá dầu sụt giảm vào thứ Sáu, khi triển vọng nguồn cung dầu tăng từ Ả Rập Xê Út đã làm lu mờ những nỗ lực kích thích nền kinh tế của Trung Quốc. Giá dầu thô WTI giảm khoảng 5% trong tuần này. Dầu đã giảm ngay cả khi xung đột ở Trung Đông leo thang, với việc Israel tiến hành một cuộc không kích ở Beirut nhằm vào thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah. OPEC+ gần đây đã hoãn kế hoạch tăng sản lượng từ tháng 10 đến tháng 12, nhưng các nhà phân tích đã suy đoán rằng nhóm này có thể hoãn lại việc tăng sản lượng một lần nữa vì giá dầu quá thấp. Việc bán tháo dầu đã xóa sạch mức tăng từ đầu tuần sau khi Trung Quốc công bố một loạt biện pháp kích thích kinh tế mới. Nhu cầu yếu ở Trung Quốc đã gây áp lực lên thị trường dầu mỏ trong nhiều tháng. Tuy nhiên, đóng cửa phiên thứ Sáu, dầu phục hồi với giá dầu WTI tăng 1.19 xu so với thứ Năm lên mức 68.57 USD/ounce.
Kỳ vọng về khả năng ECB cắt giảm lãi suất vào tháng 10 ngày càng tăng cao
Barclays đã dự báo rằng ECB sẽ cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản vào ngày 17 tháng 10. Lưu ý này được đưa ra khá chậm trễ vì thị trường đã thay đổi đáng kể trong hai tuần qua và hiện đang dự đoán 94% khả năng ECB sẽ cắt giảm lãi suất. Điều đó diễn ra bất chấp những gợi ý trước đó của ECB.
Barclays kỳ vọng ECB sẽ duy trì mức cắt giảm 25bps trong mỗi cuộc họp cho đến khi lãi suất chính sách giảm xuống 2% từ mức 3.75% hiện tại. Điều này cũng đã được thị trường dự đoán vào tháng 6.
Vitor Constancio - cựu phó chủ tịch cấp cao của Draghi tại ECB - cũng cho rằng sẽ có đợt cắt giảm lãi suất vào tháng 10.
Lạm phát tại Pháp giảm xuống còn 1.2% từ 1.8% vào tháng 8. Tại Tây Ban Nha, lạm phát giảm xuống còn 1.5% từ 2.3% vào tháng 8. Những con số này chỉ ra rằng lạm phát của khu vực đồng Euro vào tháng 9 chỉ dưới 2%. Với dữ liệu PMI yếu, ECB có vẻ nên cắt giảm lãi suất thêm vào tháng 10.
Ước tính tăng trưởng GDPNow của Fed Atlanta cho quý 3 tăng mạnh hơn trước đó
Ước tính tăng trưởng GDPNow của Fed Atlanta: +3.1%, trước đó: +2.9%
Ước tính GDP từ Fed Atlanta đã tăng sau loạt dữ liệu hôm nay.
Sau loạt dữ liệu kinh tế gần đây tại Mỹ, sự suy giảm trong dự báo về tăng trưởng chi tiêu tiêu dùng cá nhân thực tế đã được bù đắp bởi sự gia tăng trong dự báo về tăng trưởng đầu tư khu vực tư nhân thực tế và đóng góp của xuất khẩu ròng vào tăng trưởng GDP thực quý 3.
Thủ tướng sắp nhậm chức Ishiba của Nhật Bản: Nhật Bản sẽ triển khai các biện pháp kích thích trên thị trường tài chính nếu cần thiết
Đồng Yên tăng giá vào hôm nay sau khi Ishiba Ishiba giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Thủ tướng.
- Ông nói rằng BoJ nên đưa ra quyết định chính sách tiền tệ
- Chính sách tiền tệ thích ứng sẽ không thay đổi
- Ông sẽ không đưa ra bất kỳ yêu cầu nào đối với BoJ về chính sách tiền tệ
USD/JPY đã tăng cao hơn sau những bình luận này nhưng chỉ tăng ở mức khiêm tốn.
Giá vàng tiếp tục lao dốc xuống tiệm cận mức đáy trong phiên
Sau dữ liệu lạm phát yếu hơn dự kiến của Hoa Kỳ, giá vàng đã tăng lên 2674 USD/oz, hiện giá đã quay đầu giảm xuống tiệm cận mức đáy trong phiên, quanh 2661 USD/oz do tâm lý người tiêu dùng trong tháng 9 của Mỹ cải thiện, hỗ trợ đồng USD phục hồi.
Tâm lý người tiêu dùng tại Hoa Kỳ của UMich trong tháng 9 cao hơn dự kiến
- Tâm lý người tiêu dùng tại Hoa Kỳ của UMich trong tháng 9: 70.1, dự kiến: 69.3
- Dữ liệu sơ bộ là 69.0
- Trước đó là 67.9
- Dữ liệu sơ bộ về điều kiện hiện tại: 62.9 (trước đó là 61.3)
- Dữ liệu sơ bộ về kỳ vọng: 73.0 (trước đó là 72.1)
- Dữ liệu sơ bộ về lạm phát kỳ vọng 1 năm: 2.7%
- Dữ liệu sơ bộ về lạm phát kỳ vọng 5 năm: 3.1%
Sắc xanh bao trùm thị trường chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ khởi sắc vào thứ sáu khi lạm phát tại Mỹ yếu hơn dự kiến. Phố Wall cũng đang hướng đến mức tăng ấn tượng trong tuần.
S&P 500 tăng 0.2%, trong khi Nasdaq gần như đi ngang do bị đè nặng bởi đà giảm hơn 1% của Nvidia. Chỉ số Dow Jones tăng vọt 118 điểm, tương đương 0.3%.
Ba chỉ số chính đều ghi nhận đà tăng tích cực trong tuần, với S&P 500 tăng gần 1% và Dow Jones tăng 0.5%. Nasdaq đang trên đà tăng khoảng 1.5% trong tuần.
AUD/USD đạt đỉnh trong 18 tháng khi đồng USD suy yếu và Trung Quốc cắt giảm lãi suất
AUD/USD đã break lên trên 0.6900 và đạt đỉnh kể từ tháng 2 năm 2023 do làn sóng bán tháo đồng USD sau dữ liệu lạm phát yếu hơn của Hoa Kỳ và động thái cắt giảm lãi suất của Trung Quốc.
Đồng AUD được hỗ trợ khi nền kinh tế Trung Quốc khả quan hơn và thị trường đang rất "phấn khích" trong tuần này nhờ một loạt các thông báo về việc điều chỉnh chính sách tiền tệ và chính sách tài chính nhằm kích thích nền kinh tế của Trung Quốc.
Mặt khác, đồng USD suy yếu do lạm phát giảm củng cố khả năng Fed hạ lãi suất sâu hơn. Tỷ lệ đặt cược của thị trường về khả năng Fed cắt giảm 50 và 25 điểm cơ bản vào cuộc họp ngày 7 tháng 11 là ngang nhau. Vẫn còn hai báo cáo về bảng lương phi nông nghiệp trước khi quyết định đó được đưa ra. Dữ liệu kinh tế sắp tới và các bình luận từ các nhà hoạch định chính sách cũng sẽ khiến kỳ vọng này thay đổi.
Hiện tại, chủ đề đáng chú ý hơn là Trung Quốc và khả năng phục hồi của nền kinh tế toàn cầu. Nhìn chung, đây không phải là tín hiệu tốt cho đồng USD.
Đồng USD kéo dài đà giảm khi chỉ số PCE yếu hơn dự kiến
Đồng USD giảm sâu hơn sau khi công bố chỉ số PCE của Mỹ, DXY hiện giao dịch quanh mức 100.20. Chỉ số PCE lõi thấp hơn dự kiến, củng cố khả năng Fed cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản trong cuộc họp sắp tới, là động lực chính đối với đà giảm của DXY.
GDP của Canada trong tháng 7 tăng cao hơn dự kiến
- GDP của Canada trong tháng 7 là 0.2%, dự kiến là 0.1%
- Tháng trước là 0.0%
- GDP thực tế vào tháng 7 tăng 0.2%, sau khi không thay đổi vào tháng 6.
- Các ngành sản xuất dịch vụ tăng trưởng 0.2%, dẫn đầu là lĩnh vực bán lẻ, khu vực công, tài chính và bảo hiểm.
- Các ngành sản xuất hàng hóa tăng nhẹ 0.1%, trong đó tiện ích và sản xuất thúc đẩy tăng trưởng.
- 13/20 ngành tăng trưởng vào tháng 7, bất chấp những tác động tiêu cực từ cháy rừng đến dịch vụ vận tải, kho bãi và lưu trú.