Ngân hàng Dự trữ Úc dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm 50 bp vào tuần tới
Cuộc thăm dò của Reuters về kỳ vọng của RBA.
- Ngân hàng Dự trữ Úc dự kiến sẽ tăng mục tiêu lãi suất lên 505ps trong cuộc họp tiếp theo vào ngày 2 tháng 8
- Dự kiến sẽ tăng trở lại 50 điểm cơ bản vào tháng 9
- Dự kiến sẽ đưa lãi suất lên 2.85% vào cuối năm 2022 và 3.1% vào cuối năm 2023.
RBA đang trong chu kỳ tăng lãi suất. Ngân hàng đã tăng nhẹ 25 bps vào tháng 5, sau đó tiếp tục tăng 50 bps vào tháng 6 và tháng 7:
JP Morgan đang xem thị trường việc làm Mỹ như một dấu hiệu nền kinh tế bước vào suy thoái
Theo JP Morgan:
- Mặc dù tăng trưởng GDP âm quý thứ hai liên tiếp, chúng tôi không tin rằng Mỹ sẽ rơi vào suy thoái đầu năm nay do tăng trưởng biên chế phi nông nghiệp đạt trung bình 375 nghìn việc làm mỗi tháng trong quý 2
- Nếu số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tăng lên mức trung bình 275 nghìn trong quý này sẽ là một tín hiệu mạnh mẽ cho thấy Hoa Kỳ đã bước vào suy thoái
Hàn Quốc trong tháng 6: Sản lượng công nghiệp tăng, sản lượng dịch vụ giảm
Trong tháng 6:
- Sản lượng công nghiệp +1.9% m/m (tăng 1.4% y/y)
- Sản lượng ngành dịch vụ -0.3% m/m
- Doanh số bán lẻ -0.9% m/m
Phó thủ tưởng Hàn Quốc cho biết CPI dự kiến sẽ tăng trong khoảng 6% vào tháng Bảy.
Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 6 của Nhật Bản có gì đáng chú ý?
Tỷ lệ thất nghiệp tháng 6 là 2.6%
- Tháng trước 2.5%
- Tỷ lệ việc làm trên ứng viên tăng lên 1.27
- Tháng trước 1.24
Nhật Bản: Sản lượng công nghiệp và doanh số bán lẻ tháng 6 đều tăng m/m
- Sản lượng công nghiệp đã vượt qua kỳ vọng
- Tuy nhiên, doanh số bán lẻ đã giảm so với dự kiến
Các nhà sản xuất luôn lạc quan trước:
- Dự kiến sản lượng tháng 7 +3.8% m/m
- Dự kiến sản lượng tháng 8 +6.0% m/m
Niềm tin của người tiêu dùng New Zealand tăng nhẹ nhưng vẫn ảm đạm
- Niềm tin người tiêu dùng trong tháng 7 đạt 81.9
- Tháng 6: 80.5
Kinh tế Mỹ chính thức bước vào suy thoái!
- GDP quý hai ghi nhận mức giảm 0.9%, đi ngược lại so với kì vọng tăng 0.5%
- Con số GDP tại quý một ghi nhận mức giảm 1.4%
- Chi tiêu tiêu dùng tăng 1.1%, thấp hơn so với mức 1.8% trước đó.
- Đầu tư kinh doanh tăng 9.2%, cao hơn so với mức 2.9% trong quý một
CPI Đức tháng 7 giảm nhẹ
- CPI tháng 7 tại Đức +7.5%, cao hơn mức dự kiến +7.4%.
- Con số được ghi nhận trước đó +7.6%.
- EUR/USD vẫn tiếp tục đà giảm sau khi thông tin được công bố, giao dịch tại quanh 1.012
USD/CHF: Lội ngược dòng từ mức đáy nhiều tuần
- USD/CHF đảo chiều sau khi giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 4 tháng 7.
- Nỗi lo suy thoái có thể làm suy yếu đồng trú ẩn CHF và gây cản trở cho cặp tiền này trước khi thông tin GDP tại Mỹ được công bố.
- Đồng USD bắt đầu có những tín hiệu hồi phục tích cực, tiệm cận 107.00
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ biến động trước thềm công bố GDP
- Trái phiếu chính phủ Mỹ biến động trái chiều, lợi suất trái phiếu kì hạn 30 năm ghi nhận mức tăng cao nhất với 3.2 điểm cơ bản.
- Lợi suất trái phiếu kì hạn 5 năm biến động liên tục khi có thời điểm ghi nhận mức giảm nhẹ trước khi tăng 0.2 điểm cơ bản.
GBP/USD suy yếu trước thềm báo cáo GDP Mỹ
GBPUSD đang suy yếu sau khi tăng tương đối mạnh vào đầu phiên Âu trước việc USD mạnh lên. Cặp tiền từ đỉnh 1.2190 hiện đã thoái lui về 1.2132 (giảm 0.5% từ đỉnh). Thị trường sẽ tiếp tục chờ đợi báo cáo GDP sắp tới từ Mỹ để có thêm xúc tác.
Chuyên gia kinh tế cho rằng GDP Mỹ sẽ tăng trưởng khiêm tốn trong quý hai
- Thị trường nhà ở ảm đạm trong khi lãi suất thế chấp tăng cao, người tiêu dùng phải đối mặt với mức lạm phát tăng vọt, các doanh nghiệp phải hạn chế việc bổ sung hàng tồn kho chính là những yếu tố khiến chuyên gia kinh tế cho rằng nền kinh tế Mỹ sẽ mở rộng một cách vô cùng khiêm tốn tại quý hai.
- Một tốc độ tăng trưởng khiêm tốn có thể là dấu hiệu cho việc nền kinh tế đã suy yếu trong nửa năm qua, sau khi bật tăng 6.9% vào quý bốn năm ngoái sau ảnh hưởng của dịch COVID-19.
- Lạm phát ở mức cao nhất trong suốt bốn thập kỉ. Điều đó khiến FED lập tức phản ứng bằng việc mạnh tay tăng lãi suất, ảnh hưởng không nhỏ đến sức mua của người tiêu dùng Mỹ.
- Hầu hết các nhà kinh tế đều kì vọng một mức tăng trưởng ấn tượng vào quý ba và cả năm 2022.
Thước đo niềm tin của người tiêu dùng tháng 7 ở Eurozone có gì đáng chú ý?
- Chỉ số niềm tin kinh tế đạt 99.0 thấp hơn so với dự kiến 102.0 trước đó là 104.0
- Chỉ số niềm tin công nghiệp đạt 3.5 thấp hơn so với dự kiến 6.0 trước đó là 7.4
- Chỉ số niềm tin dịch vụ đạt 10.7 thấp hơn so với dự kiến là 13.5 trước đó là 14.8
Chỉ số tâm lý kinh tế Eurozone tiếp tục xấu đi với các chỉ số trên giảm nhiều hơn dự kiến, nhấn mạnh triển vọng xấu đi trong khu vực. Suy thoái đang ở ngưỡng cửa.
Phân tích AUD/USD: Chờ đợi báo cáo GDP quý 2 của Hoa Kỳ
- AUD/USD đang tích lũy gần mức cao nhất trong nhiều tuần được thiết lập vào đầu thứ Năm tuần này.
- Xu hướng bán USD sau cuộc họp FOMC tiếp tục tạo ra một số hỗ trợ cho cặp tỷ giá
- Lo ngại suy thoái đã kìm hãm phe mua trước sự kiện công bố GDP quý 2 của Mỹ.
Đồng bạc xanh kéo dài đà giảm của ngày hôm trước do những phát biểu ít diều hâu hơn của Chủ tịch Fed, Jerome Powell và trượt xuống mức thấp nhất kể từ ngày 6 tháng 7. Hơn nữa, các quan chức Fed cũng thừa nhận rằng các chỉ số kinh tế đã giảm bớt và ghi nhận các dấu hiệu suy giảm. Điều này cho thấy cục dự trữ liên bang sẽ làm chậm tốc độ tăng lãi suất, điều này tiếp tục đè nặng lên đồng bạc xanh và được coi là nhân tố chính hỗ trợ đối với AUD/USD.
Hiện AUD/USD đang giao dịch ở mức 0.7000.
Fed đã thúc đẩy mạnh mẽ Bitcoin
Bitcoin đã vượt mốc $23,170, tăng hơn 9% trong 24 giờ qua. Ethereum tăng 13% lên $1640. Các altcoin top 10 khác đã tăng từ 6% (BNB) đến 15% (Polkadot). Tổng vốn hóa của thị trường tiền điện tử, theo CoinMarketCap, đã tăng 8.9% qua đêm lên 1.06 nghìn tỷ USD.
Hoạt động mua bitcoin tăng mạnh vào thứ Tư sau quyết định của Fed. Thị trường tiền điện tử một lần nữa chứng minh rằng nó đang phát triển mạnh mẽ hơn thị trường chứng khoán liên quan đến việc khôi phục nhu cầu đối với các tài sản rủi ro. Mặc dù thắt chặt chính sách là một tiêu cực đối với việc định giá tài sản, nhưng nó đã được định giá và các tín hiệu tương đối trung lập sau đó từ Chủ tịch Powell đã tiếp thêm sức mạnh cho việc mua mới cổ phiếu và tiền điện tử.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã phát hành một báo cáo về nền kinh tế toàn cầu, lưu ý rằng sự sụt giảm của thị trường tiền điện tử không ảnh hưởng đến sự ổn định của hệ thống tài chính toàn cầu.
Quỹ ARK Invest của Cathie Wood đã bán số cổ phiếu Coinbase trị giá 75 triệu USD vì cuộc điều tra của SEC. Cơ quan quản lý cáo buộc một số cựu giám đốc điều hành hàng đầu của Coinbase về giao dịch nội gián.
Cục Bảo vệ Tài chính Người tiêu dùng Hoa Kỳ (CFPB) sẽ điều tra việc sử dụng tiền tệ kỹ thuật số để thanh toán và tăng cường giám sát các công ty công nghệ khi họ bước vào lĩnh vực tài chính truyền thống.
Phân tích GBP/USD: Phe bò đang chiếm ưu thế trước thềm công bố GDP của Hoa Kỳ
- Tỷ giá GBP/USD tăng lên trong bối cảnh Fed sẽ bớt diều hâu hơn.
- Lợi suất TPCP Hoa Kỳ kỳ hạn 10 năm phục hồi.
Fed hôm thứ Tư đã tăng lãi suất chính sách lên 75 bps như dự đoán nhưng áp dụng cách tiếp cận phụ thuộc vào dữ liệu kinh tế. Việc Fed bớt diều hâu hơn đã gây ra áp lực bán cho đồng đô la.
Mặt khác, phe mua đang bàng quan trước các diễn biến chính trị của Vương quốc Anh, mặc dù lo ngại về một cuộc suy thoái tiềm ẩn trong lĩnh vực bất động sản của quốc gia này đang gây ảnh hưởng xấu cho đồng nội tệ. Sắp tới, thị trường đang chờ đợi bản công bố GDP quý 2 của Hoa Kỳ để biết thông tin về sức khỏe của nền kinh tế và hành động chính sách tiềm năng của Fed trong các cuộc họp sắp tới.
Hiện GBP/USD đang giao dịch ở mức 1.2184, tăng 0.26%
Phân tích USD/JPY: USD suy yếu trong phiên Âu sau khi thông tin tăng lãi suất của Fed được công bố
Đáng chú ý, lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm đang tăng và điều đó cũng có thể hỗ trợ tích cực cho USD/JPY. Hiện tại, cặp tỷ giá đã lấy lại phần nào mức giảm trong ngày, đang ở mức 135.727.
Lợi suất TPCP Hoa Kỳ kỳ hạn 10 năm tăng khi phiên Âu mở cửa
Lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm tăng 8 bps lên 2.81% trong ngày.
Cập nhật thị trường phiên Âu: Chứng khoán khởi sắc, USD suy yếu, giá vàng và dầu đều tăng
Thị trường chứng khoán Châu Âu giao dịch tích cực ngay đầu phiên trong bối cảnh thị trường đặt cược vào khả năng tăng lãi suất chậm lại của Fed.
- Chỉ số DAX +0.47%
- Chỉ số CAC +0.78%
- Chỉ số FTSE +0.49%
- Chỉ số IBEX -0.48%
- Chỉ số Euro 50 +0.60%
- Chỉ số Stoxx 600 +0.57%
Trên thị trường tiền tệ, chỉ số DXY giảm ở mức trung bình ngay sau khi thông tin tăng 75bps lãi suất cơ bản được FED đưa ra.
- Chỉ số DXY -0.21%
- EUR/USD +0.20%
- GBP/USD +0.15%
- AUD/USD +0.08%
- NZD/USD +0.19%
- USD/JPY -0.73%
- USD/CHF -0.03%
- USD/CAD -0.01%
Giá vàng tăng 0.4% hiện giao dịch ở mức $1,740/oz. Dầu thô tăng hơn 2% trong đầu phiên Âu, giá dầu WTI lên tới $98.96/thùng
HĐTL chứng khoán Châu Âu khởi sắc trước giờ mở cửa
- HĐTL Eurostoxx 50 +0.7%
- HĐTL DAX của Đức +0.4%
- HĐTL FTSE của Anh +0.3%
Mức tăng một phần được hỗ trợ sau khi chủ tịch Fed, Powell đánh giá thấp rủi ro suy thoái.
Phó thống đốc BOJ, Amamiya: Quyết định chính sách của Fed không có ảnh hưởng trực tiếp đến các động thái của ngân hàng trung ương Nhật Bản
- Hy vọng Fed kiềm chế lạm phát trong khi đạt được sự tăng trưởng ổn định của Mỹ
- Điều đó quan trọng không chỉ đối với Hoa Kỳ mà đối với nền kinh tế toàn cầu
- Quyết định chính sách của Fed sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến các động thái của BOJ
- Nhưng có thể có tác động đến nền kinh tế Nhật Bản, giá cả trong ngắn hạn
- Đồng yên mất giá gần đây có thể khiến nhiều công ty Nhật Bản chuyển sản xuất về nước
Các số liệu liên quan đến lạm phát tại Đức sẽ được công bố trong hôm nay!
16:00 - Niềm tin cuối cùng của người tiêu dùng vào tháng 7 của Eurozone
16:00 - Niềm tin về kinh tế, công nghiệp, dịch vụ của Eurozone tháng 7
19:00 - Số liệu CPI sơ bộ tháng 7 của Đức
Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa huy động gói cứu trợ bất động sản trị giá 148 tỷ đô la Mỹ
Theo Reuters:
- PBOC ban đầu sẽ phát hành khoảng 200 tỷ nhân dân tệ khoản vay lãi suất thấp, lãi suất khoảng 1.75%, cho các ngân hàng thương mại nhà nước
- các ngân hàng sử dụng các khoản vay PBOC cùng với quỹ của chính họ để tái cấp vốn cho các dự án bị đình trệ
CPI sơ bộ tháng 7 Đức có gì đáng chú ý?
Theo dữ liệu từ Bang North Rhine Westphalia CPI sơ bộ Đức tháng 7 đạt mức tăng 7.8% so với 7.5% cùng kì năm trước
Số liệu từ các bang công nghiệp của Đức cho thấy lạm phát hàng năm đã tăng trong tháng Bảy so với tháng Sáu.
Kim Jong Un sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Hàn Quốc, Mỹ
Theo Kim Jong Un, lãnh đạo Triều Tiên:
"Các lực lượng vũ trang của chúng tôi đã hoàn toàn sẵn sàng để ứng phó với bất kỳ cuộc khủng hoảng nào. Lực lượng răn đe chiến tranh hạt nhân của đất nước cũng trong vậy, chúng tôi có thể huy động sức mạnh tuyệt đối của mình một cách chính xác và nhanh chóng"
Trung Quốc sẽ tiến hành các cuộc tập trận quân sự ở Biển Đông vào hai ngày sắp tới!
Các nhà chức trách hàng hải Trung Quốc đưa ra thông báo về các cuộc tập trận quân sự ở một số khu vực trên Biển Đông vào ngày mai và thứ Bảy.
Bộ trưởng bộ Tài chính Hoa Kỳ Yellen trong buổi phát biểu vào Thứ Năm
Với tư cách là cựu Chủ tịch của Cục Dự trữ Liên bang, Yellen có thể sẽ bày tỏ ý kiến về nội dung trong cuộc họp FOMC vừa diễn ra
Trong ngày thứ Năm, bà Yellen sẽ:
- Chủ trì một phiên họp trực tuyến của Hội đồng Giám sát Ổn định Tài chính
- Tổ chức một cuộc họp báo thảo luận về nền kinh tế
RBNZ cho biết Chương trình Tài trợ cho Cho vay (FLP) đang hoạt động theo kế hoạch, sẽ tiếp tục cho đến tháng 12
Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) cho biết Chương trình Cấp vốn cho Cho vay (FLP) của họ đang hoạt động theo kế hoạch và nó sẽ tiếp tục cho đến khi dự kiến kết thúc vào tháng 12.
- FLP được RBNZ đưa ra vào tháng 12 năm 2020 để bơm thêm tiền tệ cho nền kinh tế
- Theo một phát ngôn viên của RBNZ : "FLP dự kiến kết thúc vào tháng 12 năm 2022. Cam kết với FLP là quan trọng để đảm bảo công cụ này vẫn đáng tin cậy khi sử dụng trong tương lai nếu được yêu cầu",
Bộ trưởng Ngân khố Úc Chalmers cho biết lạm phát dự kiến sẽ đạt đỉnh vào quý 4 năm 2022
Theo Jim Chalmers:
- Lạm phát dự báo sẽ đạt đỉnh ở mức 7.75% trong quý 4
- Lạm phát dự kiến sẽ ở mức 5.5% vào giữa năm 2023, 3.5% vào cuối năm 2023, 2.75% vào giữa năm 2024
- Báo cáo ngân sách cuối cùng cho giai đoạn 2021-22 có khả năng mang lại kết quả tốt hơn mong đợi
- Tỷ lệ thất nghiệp dự kiến sẽ vẫn ở mức thấp trước khi trở lại 3.75% vào tháng 6 năm 2023 và 4% vào tháng 6 năm 2024
- Áp lực ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với ngân sách ngày càng rõ rệt
- Nâng dự báo cho tăng trưởng tiền lương danh nghĩa lên 3.75% trong năm tài chính này và năm tới
- Tiền lương thực dự kiến sẽ bắt đầu tăng trở lại vào năm 2023-24.
Cập nhật diễn biến thị trường phiên Á: USDJPY kéo dài đà giảm
Sau tuyên bố của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC), phiên Á cũng phản ứng với quyết định của Fed và các bình luận từ cuộc họp báo của Chủ tịch, Powell. Tuy vậy, điều không bình thường là tỷ giá USDJPY tiếp tục giảm.
Tỷ giá USDJPY giảm sau FOMC và mở phiên Á ở khoảng 136.50 trước khi giảm xuống mức thấp chỉ hơn 135.00. Một bài phát biểu của Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Amamiya đã nhắc lại cam kết của Ngân hàng trong việc tuân thủ chính sách tiền tệ nới lỏng của mình.
Chính trường Hoa Kỳ đã chứng kiến một thỏa thuận giữa các Thượng nghị sĩ Schumer và Manchin để thúc đẩy các kế hoạch của Biden:
- tăng thuế doanh nghiệp,
- giảm nợ quốc gia,
- đầu tư vào công nghệ năng lượng
Doanh số bán lẻ của Úc tăng với tốc độ chậm nhất trong năm nay. Tâm lý của người tiêu dùng đã yếu trong khi doanh số bán hàng tăng mạnh.
Thủ quỹ của Úc Chalmers đã đưa ra dự báo lạm phát của mình, cho biết nó sẽ đạt đỉnh ở mức 7.75% trong quý 4. Ngân hàng Dự trữ Úc họp tiếp vào ngày 4 tháng 8.
Thị trường định giá như thế nào về lãi suất Fed tháng 9?
- Thị trường đang pricing 67% lãi suất tăng 50bps trong cuộc họp tháng 9 của Fed.
- Cuộc họp sẽ diễn ra vào ngày 20-21/9.
Doanh số bán lẻ của Úc trong tháng 6 có gì đáng chú ý?
- Doanh số bán lẻ của Úc trong tháng 6: +0.2% m/m
- Dự kiến +0.5%
- Tháng trước 0.9%
Các dữ liệu được công bố hầu như không thay đổi nhiều. Giá xuất khẩu tăng nhưng không nhiều như dự kiến, giá nhập khẩu tăng hơn dự kiến.
Giá xuất, nhập khẩu quý 2 của Úc có gì đáng chú ý?
- Chỉ số giá xuất khẩu quý 2 của Úc +10.1% q/q
- Dự kiến +19.7%
- Quý trước +18.0%
Giá cả hàng hóa tiếp tục tăng mạnh.
- Chỉ số giá nhập khẩu +4.3% q/q
- Dự kiến +1.9%
- Quý trước +5.1%
Phó thống đốc BOJ Amamiya: BOJ phải hỗ trợ nền kinh tế bằng việc nới lỏng tiền tệ
Theo Amamiya:
- BoJ đang đặt mục tiêu đạt được mức lạm phát trung bình 2%
- Sẽ đánh giá tính bền vững của lạm phát, xem xét toàn diện các chỉ số khác nhau, triển vọng giá cả, chênh lệch sản lượng, kỳ vọng lạm phát và biến động tiền lương
- Điều quan trọng là tạo ra chu kỳ tích cực với tiền lương, lạm phát tăng đồng thời
- BOJ phải hỗ trợ nền kinh tế bằng việc nới lỏng tiền tệ khi phục hồi kinh tế chưa vững chắc, tăng trưởng tiền lương cũng chưa chắc chắn
- Lãi suất thực của Nhật Bản đang giảm khi kỳ vọng lạm phát của các hộ gia đình tăng cao, trong khi lãi suất danh nghĩa được giữ ở mức thấp
- Phải tiếp tục nới lỏng chính sách khi chưa có khả năng đạt mục tiêu lạm phát 2% một cách bền vững
- BOJ sẽ đạt được mục tiêu giá cả ổn định và bền vững, đi kèm với việc tăng lương thông qua chính sách tiền tệ dễ dàng.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 27.07: Chứng khoán tăng mạnh, USD suy yếu sau khi Fed một lần nữa “hawkish kiểu dovish”!
Fed đã tăng lãi suất 75bp đúng như kỳ vọng và tiếp tục thắt chặt định lượng sau cuộc họp tháng 7. Tất cả những điều này đã được phản ánh vào giá, nên mọi thứ trông đợi vào những phát biểu của chủ tịch Powell. Thế nhưng, ông lại không nói thêm điều gì mới, lại là những “nền kinh tế Mỹ đang ổn định, thị trường lao động thắt chặt, lạm phát quá cao”, hay “vẫn đang tìm kiếm bằng chứng lạm phát hạ nhiệt trong các tháng tới” và “sẽ không chần chừ tăng lãi suất mạnh nếu cần”, thậm chí lần này có thêm cả “sẽ đến lúc giảm tốc độ tăng lãi suất.” Phản ứng tức thì của thị trường là đây là một lần tăng lãi suất dovish, hệt như kịch bản lần trước khi ông nói “chỉ tăng 75bp chứ không có chuyện tăng 100bp”, nên chứng khoán thăng hoa sau cuộc họp:
- Chỉ số Dow Jones +1.37%
- Chỉ số S&P 500 +2.62%
- Chỉ số Nasdaq +4.06%
Và cũng như cuộc họp FOMC trước, USD sập rất mạnh sau những bình luận của chủ tịch Powell. Có lẽ trong hôm nay và ngày mai, thị trường sẽ nhìn nhận lại những gì ông đã nói, và lại đảo chiều như trước. Tất cả các đồng tiền lớn hôm qua đều đã tăng so với USD:
- EURUSD +0.74%
- GBPUSD +1.07%
- AUDUSD +0.76%
- NZDUSD +0.54%
- USDJPY -0.24%, sáng nay đang tiếp tục giảm thêm 0.78%
- USDCHF -0.38%
- USDCAD -0.51%
Vàng hồi phục, tăng hơn 1% sau cuộc họp, sáng nay tiếp tục tăng và tiến sát mức $1,740. Dầu WTI cũng tăng mạnh sau báo cáo, hiện đang giao dịch gần $99/thùng.
Hôm nay, Mỹ sẽ công bố số liệu GDP quý II, với kỳ vọng tăng 0.4% so với quý trước. Đây sẽ là báo cáo GDP rất quan trọng, vì nếu một lần nữa nền kinh tế thu hẹp, Mỹ sẽ chính thức bước vào suy thoái (suy thoái là 2 quý GDP giảm liên tiếp).
USD/JPY giảm mạnh xuống gần 135.00
Sau các tin tức liên quan đến việc tăng lãi suất từ Ủy ban Thị trường Mở Liên bang của Fed, USD/JPY đang giảm mạnh, xuống gần 135.00.
Không có tin tức mới nào. BoJ vẫn đang mua TPCP kì hạn 5-10 năm không giới hạn kể từ tháng 4.
Tỷ giá tham chiếu USDCNY hôm nay: 6.7411
Mức đóng trước đó là 6.7600
Niềm tin kinh doanh tháng 7 của New Zealand có gì đáng chú ý?
Khảo sát kinh doanh trong tháng 7 của ANZ - New Zealand:
- Niềm tin kinh doanh -56.7
- Tháng trước -62.6
- Triển vọng hoạt động -8.7
- Tháng trước -9.1
Tình hình đã được cải thiện nhưng vẫn còn trong tình trạng ảm đạm. ANZ đã nêu bật áp lực chi phí mà doanh nghiệp phải đối mặt:
- Áp lực lạm phát trên toàn nền kinh tế vẫn còn gay gắt, do kỳ vọng lạm phát và kỳ vọng chi phí. Tốc độ tăng chi phí dường như đã ổn định, nhưng vẫn còn quá cao.
40 tàu dự phòng cho các tàu container đang ở ngoài khơi Cảng Savannah của Georgia
Tờ Wall Street Journal đưa tin về tình trạng tắc nghẽn một lần nữa tại Cảng Savannah của Georgia, cửa ngõ lớn thứ tư của Hoa Kỳ về nhập khẩu container bằng đường biển.
- Nút thắt cổ chai đã được giải tỏa vào đầu năm nay
- Hiện đang dấy lên những lo ngại mới về khả năng gián đoạn chuỗi cung ứng trong mùa vận chuyển cao điểm quan trọng
- Nhu cầu đã tăng sớm hơn bình thường trong năm nay do một số nhà bán lẻ lớn đã chuyển hàng nhập khẩu vào mùa tựu trường và kỳ nghỉ để vượt qua những thách thức chuỗi cung ứng đang diễn ra.
- Tồn đọng tàu tại các cảng Los Angeles và Long Beach của California giảm xuống còn từ 20 đến 24 tàu trong hầu hết các ngày
- Cảng Charleston ở Nam Carolina, cách Savannah khoảng 100 dặm về phía bắc, cho biết nó không có tắc nghẽn
Chủ tịch Powell đã hạ thấp kỳ vọng tăng lãi suất trong thời gian tới. Nếu sự tắc nghẽn của chuỗi cung ứng cho thấy sự hồi sinh và lạm phát vẫn tăng cao, điều đó có thể phải được xem xét lại.
Traders đang nói gì về cơ hội tăng lãi suất giữa các cuộc họp của Fed trong tháng 8?
Cuộc họp tiếp theo của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) sẽ diễn ra vào ngày 20 và 21 tháng 9.
- Gregory Faranello, người đứng đầu bộ phận tỷ giá của Mỹ tại AmeriVet Securities ở New York, cho biết: “Ý tưởng về một đợt tăng lãi suất giữa các kỳ vào tháng 8 xuất phát từ lý do còn khoảng thời gian khá dài nữa mới đến kỳ họp tiếp theo”.
- Việc tăng lãi suất vào tháng 8 sẽ xảy ra nếu chỉ số giá tiêu dùng, đáng chú ý nhất là các thước đo hàng tháng và thước đo cốt lõi loại trừ các mặt hàng thực phẩm và năng lượng tiếp tục duy trì hiện tại hoặc tăng cao hơn.
Dữ liệu CPI tháng 7 dự kiến được công bố vào ngày 10 tháng 8. Sau đó sẽ là hội nghị chuyên đề thường niên của ngân hàng trung ương toàn cầu diễn ra vào ngày 25 đến 27 tháng 8.