Số liệu thương mại tại Trung Quốc từ đầu năm tới nay có gì đáng chú ý?
Dữ liệu tháng 4 sắp được công bố, nhưng dữ liệu từ đầu năm đến nay (tức là từ tháng 1 đến tháng 4) đã "ra lò":
- Xuất khẩu tăng 10.3% so với năm ngoái
- Nhập khẩu tăng 5% so với năm ngoái
Morgan Stanley và Goldman Sachs dự báo một đà bán tháo mạnh mẽ hơn nữa với thị trường chứng khoán!
Morgan Stanley:
- chúng ta đang sống trong thời kỳ kinh tế vĩ mô hỗn loạn, khó đoán định nhất trong nhiều thập kỷ. Các yếu tố gây ra suy thoái toàn cầu đang ở trước mắt.
- dự báo "tình trạng bán tháo cổ phiếu Mỹ tiếp tục diễn ra, ngay cả trong trường hợp không có suy thoái".
Goldman Sachs:
- "thực tế chỉ đơn giản là Fed đang nhắm mục tiêu chỉ số FCI (chỉ số đo lường điều kiện tài chính) và đó chắc chắn là một môi trường rất khó khăn cho các tài sản rủi ro"
Cập nhật S&P500:
Thông tin thêm về phát biểu của Thủ tướng Nhật Bản tại cuộc họp G7
Tuyên bố của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại cuộc họp G7
- Cho biết Tokyo sẽ cấm nhập khẩu dầu thô của Nga
- “Đối với một quốc gia phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu năng lượng, đó là một quyết định rất khó khăn. Nhưng sự phối hợp của G7 là quan trọng nhất vào thời điểm như bây giờ.”
- Nga là nhà cung cấp dầu thô và khí đốt hóa lỏng (LNG) lớn thứ năm của Nhật Bản.
Kishida muốn dựa nhiều hơn vào điện hạt nhân.
BTC giảm về $33,xxx
BTC liên tục gãy hỗ trợ sau những tin xấu từ FOMC cũng như phát biểu của Warren Buffet trước báo chí khi ông không coi BTC là tài sản và nó không hề có giá trị trong mắt của tỷ phú này, tâm lý thị trường giảm xuống mức "extremely fear" (hoảng sợ tột độ).
"Sell in May" là dự đoán của nhiều chuyên gia, có những dự đoán cho rằng BTC có thể về mốc $20k trong tháng này.
ECB: Thống đốc NHTW Phần Lan muốn tăng lãi suất vào tháng Bảy
Thành viên Hội đồng Thống đốc Ngân hàng Trung ương Châu Âu, Olli Rehn cũng là người đứng đầu ngân hàng trung ương Phần Lan, phát biểu trong một cuộc phỏng vấn tại Áo, nơi ông tham dự hội thảo Châu Âu toàn cầu.
- “Điều quan trọng là chúng ta cần hiều rằng những kỳ vọng lạm phát gia tăng mà chúng ta đang chứng kiến sẽ còn biến động.”
- Theo quan điểm của tôi, vào tháng Bảy nên bắt đầu tăng lãi suất để phù hợp với việc bình thường hóa chính sách tiền tệ. Và có thể đến mùa thu, lãi suất sẽ về không. ”
Cập nhật thị trường: USD tăng vượt cản
Sau nỗ lực vượt cản 103.7 trong tuần trước không thành, đầu phiên sáng nay, DXY đã tăng mạnh lên vùng 103.9x.
Kỳ vọng về DXY vẫn tích cực trong tháng này mặc dù FED không cân nhắc mức tăng 75bps cho cuộc họp tiếp theo.
Tỷ giá USD/CNY tham chiếu hôm nay: 6.6899
- CNY là đồng nhân dân tệ trong nước. Tỷ giá USDCNY bị giới hạn biến động trong khoảng 2% tính từ tỷ giá tham chiếu hôm đó.
- Mức đóng cửa trước đó là 6.6651
USDCNY ghi nhận mức cao nhất kể từ tháng 11 năm 2020
- POBC tiếp tục can thiệp vào tỷ giá USDCNY
- Tỷ giá USDCNY tham chiếu hôm nay 6.6899 thấp hơn so với dự kiến 6.6950.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 6/5: Chứng khoán Mỹ ghi nhận tuần giảm điểm thứ 5 liên tiếp
Tuần trước, chỉ số NASDAQ đã giảm hơn 1.5%. Thị trường tăng điểm vào thứ Hai, thứ Ba và thứ Tư, khởi đầu tháng 5 tốt đẹp. Tuy nhiên, sự sụt giảm mạnh của ngày hôm qua và việc bán ra hôm thứ Sáu đã đẩy các chỉ số chính xuống thấp hơn trong tuần.
- Chỉ số Dow Jones -98.6 điểm (0.3%) xuống mức 32,899.38
- S&P -23.51 điểm (0.57%) xuống mức 4,123.35
- NASDAQ giảm 173.02 điểm (1.4%) xuống mức 12,144.67
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đóng cửa ở mức cao nhất kể từ tháng 11 năm 2018 (3.136%). Nguyên nhân cũng do chính sách hawkish của FED trong năm 2022 sau 2 lần tăng lãi suất cơ bản.
Trên thị trường Fx, DXY cả tuần đi tích lũy với biến động khá rộng từ 102.5-103.7, đã có vài phiên chỉ số test kháng cự 103.7 để break nền nhưng lực bán mạnh đã khiến chỉ số điều chỉnh trở lại. Kỳ vọng thị trường về DXY vẫn rất tích cực mặc dù Thống đốc FED cho biết FED không cân nhắc mức tăng 75 điểm cơ bản trong cuộc họp báo sau FOMC cuối tuần qua.
Các cặp tiền chính đang có biến động như sau:
- EUR/USD−0.34%
- USD/JPY+0.19%
- GBP/USD−0.28%
- AUD/USD−0.98%
- USD/CAD+0.28%
- USD/CHF+0.24%
Tình hình chiến sự tại Ukraine căng thẳng hơn với những chiến dịch mới của Nga kèm theo quyết tâm sau phát biểu của tổng thống Putin. Quan hệ Nga với Liên minh châu u cũng đi xuống sau khi EU liên tiếp áp đặt các lệnh trừng phạt nguồn cung năng lượng từ Nga.
Dầu có 1 tuần giao dịch tích cực, giá dầu WTI tăng hơn 6% so với mức đóng cửa tuần trước, quay trở về mốc $110/thùng. Vàng ngược lại tiếp tục điều chỉnh so với tuần trước. Tuy nhiên, lực bắt đáy mạnh đã giúp giá hồi phục từ $185x-$188x những phiên cuối tuần.
Ngân hàng Kiwi: Nhận định xu hướng NZD sắp tới
Nhận xét ngắn gọn qua Ngân hàng Kiwi ở New Zealand về đồng đô la New Zealand sắp tới:
- Chúng tôi thấy NZD có mức hỗ trợ ở 0.6250 nếu tiếp tục duy trì đà giảm, ngoài ra, mức quan trọng theo phân tích kỹ thuật ở 0.6238. Mặc dù chúng tôi nhận thấy một số hỗ trợ ở 0.6400 với 0.6370 nhưng hai vùng này đều khá yếu.
- Xét về xu hướng tăng, hiện tại, chúng tôi thấy NZDUSD sẽ gặp phải mức kháng cự mạnh quanh 0.6550-0.6600.
Tin nóng tại lãnh hải Nhật Bản!
Cụ thể hai tàu Cảnh sát biển Trung Quốc được phát hiện di chuyển vào trong lãnh hải Nhật Bản.
Thông tin từ giới truyền thông trong nước cho biết. Hình ảnh bên dưới chỉ mang tính chất minh họa.
PMI dịch vụ tháng 4 của Nhật Bản ghi nhận tăng trưởng
- PMI Dịch vụ 50.7 so với 50.5 dự tính, đây là lần đầu PMI dịch vụ >50 sau 4 tháng.
-
PMI Tổng hợp 51.1 so với 50.9 dự kiến
Xuất khẩu tăng mạnh nhất trong hai năm rưỡi
Sự lạc quan trong kinh doanh tăng cường lên mức cao nhất kể từ tháng 11 năm ngoái
Thủ tướng Nhật Bản cho biết sẽ lên kế hoạch loại bỏ dần việc nhập khẩu dầu của Nga
Ông cho biết thêm:
- Không khởi động lại các nhà máy điện hạt nhân nhằm đảm bảo an toàn mà sẽ tìm nguồn cung thay thế khác.
Morgan Stanley Research: NZD sẽ tiếp tục duy trì xu hướng giảm
- Chúng tôi khuyến nghị mở các vị thế short NZD/CAD vì triển vọng tăng trưởng ở Canada ngày càng trái ngược với New Zealand. Chúng tôi kỳ vọng thị trường nhà ở đang hạ nhiệt ở New Zealand trái ngược với thị trường nhà ở ở Canada.
- Cuối cùng, kỳ vọng về sự gián đoạn năng lượng ở châu Âu có thể sẽ giữ giá dầu được hỗ trợ, gây áp lực tăng đối với đồng CAD
Tổng thống Hoa Kỳ sẽ phát biểu về lạm phát vào thứ Ba
Tổng thống Joe Biden sẽ phát biểu về lạm phát vào thứ Ba ngày 10 tháng Năm.
Nhận xét của ông được cho là sẽ cung cấp manh mối về dữ liệu CPI của Hoa Kỳ công bố vào ngày hôm sau.
Số liệu tiền lương tháng 3 của Nhật có gì đáng chú ý?
Tổng thu nhập tiền mặt từ lao động + 1.2% so với tháng trước
- dự kiến -0.3%, tháng trước + 1.2%
Nếu trừ đi lạm phát, tiền lương 'thực tế' giảm 0.2%. Đây là lần đầu tiên lương thực tế giảm trong 3 tháng.
S&P 500 và NASDAQ đóng cửa giảm tuần thứ 5 liên tiếp
Tuần trước, chỉ số NASDAQ đã giảm hơn 13%. Thị trường tăng điểm vào thứ Hai, thứ Ba và thứ Tư, khởi đầu tháng 5 tốt đẹp. Tuy nhiên, sự sụt giảm mạnh của ngày hôm qua và việc bán ra ngày hôm nay đã đẩy các chỉ số chính xuống thấp hơn trong tuần.
Đóng cửa phiên thứ Sáu:
- Dow Jones giảm 98.6 điểm xuống mức 32,899.38
- S&P giảm 23.51 điểm xuống mức 4,123.35
- NASDAQ giảm 173.02 điểm xuống mức 12,144.67
- Russell 2000 giảm 31.58 điểm xuống mức 1839.56
Dữ liệu CPI tuần tới sẽ là trọng tâm chú ý của thị trường.
Tổng hợp thị trường phiên Mỹ: Biến động mạnh sau báo cáo NFP
- Vàng tăng $ 7 lên mốc $1883/oz
- Dầu thô WTI tăng $2.34 lên $110.60/thùng
- Lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng 5 bps lên 3.12%
- EUR dẫn đầu đà tăng, CAD giảm mạnh nhất nhóm các đồng tiền chính
- S&P 500 giảm 23 điểm xuống mốc 4,123 - đánh dấu chuỗi 5 tuần giảm đầu tiên kể từ năm 2011
Bảng lương phi nông nghiệp hôm nay cho thấy số biên chế việc làm mới tăng, nhưng tỷ lệ thất nghiệp hơi đáng thất vọng. Trọng tâm chính dồn vào việc tăng trưởng lương thấp hơn kỳ vọng. Điều đó dẫn đến lợi suất TPCP Mỹ và tỷ giá USD/JPY giảm nhẹ, nhưng đà giảm không kéo dài. Thay vào đó, làn sóng giảm nắm giữ cổ phiếu tiếp tục tác động lên thị trường.
CAD đã chịu một số áp lực bán ra và USD/CAD đã tăng trên 1.2900 nhưng không thể vượt lên trên mức cao nhất của tuần trước tại 1.2914
Dầu thô WTI đóng cửa trong tuần trên $110 và phá vỡ mô hình cái nêm. Khí tự nhiên sau khi chạm mốc 9 đô la đã đảo chiều xuống 8 đô la
Ở châu Âu, EU tiếp tục tranh luận về lệnh cấm đối với dầu của Nga. Không có nhiều lời bàn tán về vấn đề hạt nhân tại Iran.
USD/JPY đã tăng thêm 42 pips trong ngày, hầu hết trong phiên Á. Đây đã là tuần thứ chín liên tiếp cặp tiền này tăng giá.
Chủ tịch Fed Richmond: Muốn tăng lãi suất "càng nhanh càng tốt"
Chủ tịch Fed Richmond Thomas Barkin nói với MNI rằng ông muốn tăng lãi suất "càng nhanh càng tốt". Ông không loại trừ việc tăng lãi suất 75 điểm cơ bản, nhưng nói rằng tốc độ hiện tại đã được tăng tốc. "Bất cứ khả năng nào cũng có thể xảy ra", ông nói.
Lợi suất TPCP 10 năm của Mỹ chạm mức đỉnh tháng 11 năm 2018
Lợi suất kỳ hạn 10 năm của Mỹ đang chạm tới 3.126%.
Nhìn vào biểu đồ hàng tuần, lợi suất đang ở mức cao nhất kể từ tháng 11 năm 2018. Đỉnh của năm 2018 là 3.248% và sẽ là mục tiêu tiếp theo.
- Lãi suất mục tiêu của Fed trong năm 2018 đạt mức cao nhất là 2.25 - 2.5%. Lãi suất mục tiêu hiện tại là 0.75 - 1.0%. Rõ ràng là thị trường đang định giá lãi suất Fed sẽ tăng thêm.
- Lần tăng lãi suất cuối cùng là vào tháng 12 năm 2018, từ 2.0-2.25% lên 2.25-2.5%. Lợi suất TPCP 10 năm lúc đó vào khoảng 2.9%
- Fed hạ lãi suất vào tháng 7 năm 2019, xuống 1.5% vào tháng 11 năm 2019. Lợi suất 10 năm lúc đó khoảng 2%
- Để phản ứng với Covid, Fed đã giảm lãi suất xuống 0.0-0.25%, giữ nguyên cho đến tháng 3 năm 2022. Lợi suất 10 năm chạm đáy vào tháng 3 năm 2020 ở mức 0.33%
- Fed đã tăng 0.25% điểm cơ bản lên 0.25-0.5% vào tháng 3 năm 2022. Lợi suất 10 năm ở mức 2.15%.
- Fed vừa tăng thêm 50 điểm cơ bản trong tuần trước lên 0.75-1.00%.
Những gì chúng ta biết là lợi suất 10 năm thường đạt đỉnh một tháng trước lần tăng lãi suất cuối cùng và chạm đáy vào tháng Fed cắt giảm lãi suất cuối cùng.
Chủ tịch Fed Minneapolis: Chúng ta phải cố gắng hết sức để đạt được mục tiêu kép
Một số nhận xét từ ông Kashkari:
- Thị trường lao động đang rất mạnh mẽ
- Nếu thị trường việc làm hạ nhiệt một chút để giảm lạm phát , đó không phải là sự đánh đổi nhiều
- Suy thoái kinh tế sẽ làm tổn thương nhiều nhất đến những người lao động có thu nhập thấp
- Nhưng nếu chúng ta không kiểm soát được lạm phát, thì người lao động có thu nhập thấp cũng là những người bị thiệt hại nhiều nhất
- Chúng ta phải cố gắng hết sức để đạt được mục tiêu kép của mình
- Tôi hy vọng Fed sẽ nhận được sự ủng hộ trong giai đoạn này, để không phải đơn độc làm tất cả mọi thứ chống lại lạm phát
- Tôi vẫn lạc quan rằng tỷ lệ tham gia lực lượng lao động sẽ tăng hơn nữa, nhưng ưu tiên trước mắt là giảm lạm phát
- Tôi hy vọng tăng trưởng giá nhà sẽ bắt đầu hạ nhiệt
- Chúng ta phải tránh vòng xoáy giá - tiền lương đang diễn ra
Kashkari là thành viên dự khuyết của FOMC năm nay. Ông sẽ là thành viên bỏ phiếu vào năm tới và có xu hướng trở thành một trong những quan chức Fed "bồ câu".
DXY giảm, thị trường chứng khoán Mỹ hồi phục
Thị trường chứng khoán Mỹ ngay sau khi công bố thông tin về tỷ lệ việc làm đã chịu áp lực giảm đầu phiên mạnh mẽ. Tuy vậy, ngay sau đó lực cầu bắt đáy từ phe bò đã đưa các chỉ số chính xanh trở lại
DXY sau khi giằng co ở mốc 104 đã giảm trở lại ngay sau đó, qua đó giúp cho thị trường tiền tệ quốc tế khởi sắc.
S&P 500 thoát khỏi mức thấp nhất trong tháng 5
Chỉ số S&P 500 đã tạo nến rút chân qua đó phát đi tín hiệu áp lực giảm giá tạm thời qua đi.
Giá đã bật tăng trở lại sau khi kiểm tra ngưỡng thấp nhất được tạo trong tháng 5/2022
Thị trường hàng hóa thế giới: Cung không đủ cầu!
Thị trường năng lượng thế giới đang bị đoa dọa
1.Trung Quốc ngừng các hoạt động kinh tế do chiến dịch Zero Covid
2. Mối đe dọa tăng trưởng toàn cầu - đặc biệt là ở Châu Âu khi áp lực lạm phát ngày càng tăng
3. Một cuộc di chuyển mạnh mẽ đối với dòng tiền chuyển từ các tài sản rủi ro sang các tài sản phi rủi ro để chú ẩn
Không chỉ là dầu. Giá khí đốt tự nhiên của Mỹ đang ở mức cao nhất kể từ năm 2008.
USD/CAD - phe bán đã muốn bán?
USD/CAD bật tăng sau khi công bố thông tin về bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ và tỷ lệ thất nghiệp tại Canada được công bố
Giá đã có phiên test đỉnh tại mốc 1.2849 nhưng không thành công
Ở biểu đồ ngày, mốc 1.2900 là ngưỡng kháng cự và cặp tiền cần phải vượt qua để tiếp nối đà tăng hiện tại.
Áp lực đến từ phe bán vẫn chưa lớn. Tuy vậy, đã xuất hiện những tín hiệu chốt lời nhẹ từ phía các nhà giao dịch có vị thế tốt
USD/JPY - chờ đợi phát biểu từ FED
USD/JPY hiện đang giữ vững mốc MA 100 giờ trong thời gian chờ đợi những phát biểu tới từ FED
Cặp tiền hiện đang giao dịch quanh ngưỡng 130.10 - 130.80. Các động thái của giá gần đây cho thấy phe mua đang chiếm ưu thế
Sự sụt giảm của thị trường chứng khoán, cộng hưởng cùng lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tiếp tục tăng là động lực thúc đẩy giá tăng trở lại.
Neel Kashkari: Fed phải tuân thủ theo định hướng đã đề ra
Ông Neel Kasshkri, cựu quyền trợ lý bộ trưởng bộ tài chính Hoa Kỳ cho hay:
Đây là cuộc tranh cãi mệt mỏi. Tuy vậy, lãi suất thực dài hạn chứ không phải lãi suất ngắn hạn ảnh hưởng nhiều nhất đến nhu cầu tín dụng tại Mỹ.
Cập nhật thị trường phiên Mỹ: những tín hiệu trái chiều!
Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm và 10 năm tăng sau khi dữ liệu việc làm của Mỹ, báo hiệu Cục Dự trữ Liên bang nên giữ vững chính sách tiền tệ trong bối cảnh thị trường lao động vẫn thắt chặt và tiền lương gần mức cao.
Điểm qua những chỉ số chính
- Dow Jone -1.25%
- Nasdaq -2.18%
- S&P500 -0.98%
Trên thị trường tiền tệ quốc tế, GBP và EUR là 2 đồng tiền đang ghi nhận những diên biến trái chiều sau báo cáo về tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ trong tháng 4 năm 2022. DXY tăng gián tiếp khiến cho các đồng tiền khác cũng chịu ảnh hưởng.
- GBP -0.28%
- EUR -0.33%
- CHF -0.22%
- AUD -0.49%
- CAD -0.35%
- JPY -0.02%
- NZD -0.03%
Trên thị trường dầu mỏ và thị trường vàng quốc tế:
- Giá dầu Brent và giá dầu WTI vẫn đang ghi nhận những diễn biến giằng co. Ghi nhận mức tăng lần lượt là 108 USD/thùng và 110 USD/thùng
- Giá vàng thế giới đang có những biến động tăng nhẹ. Giá vàng đang ở mốc 1882 USD/ounce
GPB/USD - thấp nhất kể từ tháng kể từ tháng 6 năm 2020
GBP/USD tiếp tục duy trì mức giảm trong phiên giao dịch hôm nay
Cặp tiền hiện đang giao dịch ở vùng thấp nhất kể từ tháng 6 năm 2020. Giá hiện đang giao dịch tại mức 1.2337
Nhìn vào biểu đồ giờ, giá đã di chuyển lên trên 100 pips, đưa giá thoát khỏi mức thấp nhất ngày giao dịch.
EUR/USD - giảm sau báo cáo việc làm của Hoa Kỳ
EUR/USD ngay lập tức đã phản ứng sau thông tin công bố về báo cáo việc làm tại Hoa Kỳ
Cặp tiền hiện đang giao dịch tại mốc 1.0553
Hiện EUR/USD đang kiểm tra lãi ngưỡng hỗ trợ MA 100 giờ. Đây là ngưỡng tâm lý quan trọng với các nhà giao dịch
Thị trường vẫn đang kỳ vọng cặp tiền có thể di chuyển bám theo mốc MA 100 giờ, tuy vậy xu hướng giảm được dự báo sẽ dễ xuất hiện hơn.
Thị trường định giá 91% khả năng lãi suất tăng 75 bps vào tháng Sáu
Chủ đề chính mà thị trường thảo luận sẽ là về việc lãi suất và sự bất hòa giữa Powell - người về cơ bản đã loại trừ kế hoạch FED tăng 75 bps tại cuộc họp ngày 15 tháng 6
Thị trường tài chính Mỹ đang đánh giá có 91% tỷ lệ Fed sẽ nâng 75 bps vào kỳ họp tới đây.
Dữ liệu về việc làm tại Canada giảm mạnh so với dự kiến!
Số liệu Canada tháng 4 việc làm ghi nhận 15.3 nghìn việc làm so với ước tính 55.0 nghìn
Tỷ lệ thất nghiệp đạt 5.2%, đúng với kỳ vọng trước đó. Só liệu háng trước là 5.3%. Tỷ lệ thấp kỷ lục mới
Việc làm toàn thời gian -31.6 nghìn việc làm so với 92.7 nghìn tháng trước
Việc làm bán thời gian 47.1 việc làm nghìn so với -20.3 nghìn tháng trước
Tỷ lệ thất nghiệp đã điều chỉnh - bao gồm cả những người muốn mong muốn tìm việc làm nhưng không tìm được ở mức 7.2%, thấp hơn mức trước đại dịch là 7.4%
Tỷ lệ thất nghiệp của những người từ 25 đến 54 tuổi tiếp tục giảm. Tỷ lệ này đã giảm 0.2% xuống còn 4,3% vào tháng 4. Đây là tỷ lệ thấp nhất được ghi nhận kể từ khi có dữ liệu so sánh với năm 1976
Bảng lương phi nông nghiệp của Hoa Kỳ tăng hơn 20% so với dự kiến!
Bảng lương phi nông nghiệp tháng 4 của Hoa Kỳ tăng 428 nghìn việc làm so với 391 nghìn việc làm dự kiến.
Số liệu theo ghi nhận trươc đó là 431 nghìn việc làm (so với 750 nghìn việc làm kỳ vọng).
Số liệu thống kê ước tính thời gian tới dao động từ 188 nghìn đến 571 nghìn.
Tỷ lệ thất nghiệp trước đó 3.6%.
Số lượng người thất nghiệp dài hạn ở Mỹ là 1.2 triệu người.
Tổng hợp phiên giao dịch Châu Âu: Euro bứt phá từ những bình luận diều hâu của ECB!
Thị trường:
• EUR mạnh nhất, AUD yếu nhất
• Thị trường chứng khoán châu Âu tiêu cực; HĐTL chỉ số S&P 500 giảm 0.6%
• Lợi suất kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng 27 bps lên 3.095%
• Vàng tăng 0.3% lên 1,882.30 USD
• Dầu thô WTI tăng 2.2% lên 110.63 USD
• Bitcoin giảm 1.7% xuống 35,846 USD
Phiên giao dịch bắt đầu với tâm trạng risk-off tương tự như ngày hôm qua, khi đồng Dollar tăng mạnh trong khi chứng khoán sụt giảm.
Đáng lưu ý, GBP/USD đã lao dốc xuống đáy từ tháng 6 năm 2020 dưới 1.2300 trong khi EUR/USD giảm xuống mức thấp 1.0483. Tuy nhiên, các động thái này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn trước khi tỷ giá phục hồi trở lại!
Động thái này đã chứng kiến tỷ giá EUR/USD tăng trở lại mức 1.0540 trước khi bứt phá cao hơn nhờ các bình luận diều hâu hơn của ECB.
GBP/USD cũng tự tăng từ 1.2275 lên 1.2350, chỉ giảm 0.1% vào ngày hôm nay. Trong khi đó, AUD/USD hiện đang dao động dưới 0.7100, giảm 0.3% trong ngày.
Tỷ giá USD/JPY ổn định hơn, nhưng đã giảm xuống 130.40 ngay cả khi lợi suất trái phiếu kho bạc đang tăng.
Trên thị trường hàng hóa, dầu đang tiếp tục sự bứt phá khi dầu thô WTI tăng trên mức 110 USD.
EUR/JPY: Đà tăng xuất hiện trên 138.00!
Tỷ giá EUR/JPY đang tìm cách vượt qua rào cản 138.00 vào cuối tuần. Cặp tiền đã tích lũy kể từ đầu tháng 5. Hiện EUR/JPY đang dao động quanh vị trí 137.9, tăng 0.52% trong ngày.
Nếu EUR/JPY xuyên thủng khu vực 138.00 thì tỷ giá có thể tăng lên mức đỉnh năm 2022 là 140.00 (ngày 21 tháng 4), theo sau đó là mức cao nhất trong tháng 6 năm 2015 tại 141.05.
Trong khi đó, mặc dù nằm trên đường SMA 200 ngày ở 130.87, nhưng triển vọng ngắn hạn vẫn sẽ là tích lũy.
ECB: Thời điểm thích hợp để bắt đầu tăng lãi suất là trước mùa hè
Nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Bostjan Vasle cho biết:
• Lạm phát đang hoành hành trên diện rộng
• Không thể nói rằng chính sách tiền tệ không thể kiềm chế áp lực lạm phát
Trước đó là Holzmann, Nagel, Kazaks, Knot, Villeroy và bây giờ là Vasle đang kêu gọi tăng lãi suất nhanh hơn.
Những bình luận trên dường như đã tiếp thêm sức mạnh cho đồng Euro, với tỷ giá EUR/USD tăng 0.4% lên 1.0580 hiện tại.
ECB: Cánh cửa bắt đầu chính sách tiền tệ đang dần khép lại!
Nhận xét của nhà hoạch định chính sách ECB, Joachim Nagel
• Nền kinh tế khó có thể suy thoái nhưng tốc độ tăng trưởng sẽ yếu hơn nhiều
• Lạc quan về các chính sách tiền tệ trong năm nay
Thị trường đang dự báo ba đợt tăng lãi suất 0.25% từ ECB vào tháng 10.
EUR/USD “lấy lại” mốc 1.0500!
Sau khi chạm đáy ở vùng 1.0480 vào đầu phiên, EUR/USD đã đảo chiều tăng. Hiện tỷ giá đã vượt qua mức 1.0500, tăng 0.25% trong ngày!
Thành viên Hội đồng Thống đốc Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) Francois Villeroy de Galhau gợi ý rằng lãi suất chính sách của ngân hàng có thể dương vào cuối năm nay. Thêm vào đó, trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Đức lần đầu tiên leo lên mức đỉnh gần 1.10% kể từ cuối tháng 7 năm 2014. Những động thái này đã giúp củng cố đà tăng của đồng Euro.
Tất cả sự chú ý sẽ đổ dồn vào Bảng lương phi nông nghiệp của Hoa Kỳ sau phiên họp Quốc hội.
PMI xây dựng tháng 4 của Anh: 58.2, cao hơn dự kiến 58.0
Trước đó vào tháng 3 đạt 59.1
Hoạt động xây dựng của Vương quốc Anh đang ở mức yếu nhất cho đến nay trong năm 2022 do chi phí gia tăng và sự bất ổn kinh tế ảnh hưởng đến nhu cầu. Đáng chú ý, dự báo tăng trưởng giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9 năm 2020.
Đồng bạc xanh giảm nhẹ trở lại
EUR/USD đã tăng trở lại gần 100 pips từ mức thấp 1.0483 lên mức cao nhất trong phiên là 1.0580.
Trong khi đó, GBP/USD cũng tăng từ mức thấp 1.2275 lên 1.2350, chỉ giảm 0.1% trong ngày. AUD/USD cũng đã tăng từ 0.7065 lên 0.7105, NZD/USD giữ nguyên ở mức 0.6425 từ mức thấp 0.6396 trước đó.
Đồng USD đang sụt giá nhẹ khi HĐTL chỉ số chứng khoán Hoa Kỳ đang dần phục hồi.