EURUSD giảm mạnh, tiếp tục phá vỡ 1.13
Cặp tiền này tiếp tục suy yếu nhờ sự phân kỳ chính sách giữa Fed và ECB. Ở một phía, Fed đã bắt đầu thắt chặt chính sách và hướng tới tăng lãi suất trong năm 2022, ở phía khác, ECB tiếp tục là một trong những NHTW dovish nhất. EURUSD hiện tại đã giảm xuống mức 1.1292 tương đương hơn 0.7%, tiếp tục phá vỡ 1.13 lần thứ 2 trong tuần. Đường Fibonacci 61.8% từ đợt tăng đáy tháng 3/2020 lên đỉnh tháng 1/2021 sẽ là hỗ trợ gần nhất.
Fitch tiếp tục hạ cấp một nhà phát triển bất động sản khác của Trung Quốc
Tập đoàn Aoyuan bị Fitch hạ cấp một lần nữa sau khi từng bị hạ trước đó vào ngày 3/11. Công ty bị hạ cấp từ B+ xuống B- và hiện đang bị xếp hạng tiêu cực.
Fitch nói rằng điều đó phản ánh việc Aoyuan "dần mất khả năng tiếp cận nguồn vốn trong bối cảnh nhu cầu tái cấp vốn trong 12 tháng tới, đặc biệt là khoản nợ cao cấp 688 triệu USD đến hạn vào tháng 1 năm 2022"
Một đợt kích cầu kinh tế kỷ lục cho Nhật Bản!
Nội các Nhật Bản phê duyệt gói kích thích tài khóa hơn 55 nghìn tỷ Yên.
Dự kiến, gói kích thích kinh tế sẽ thúc đẩy GDP Nhật Bản tăng khoảng 5.6%, phần lớn tác động kinh tế sẽ diễn ra trong quý 1 năm 2022.
Quan chức ECB: Thắt chặt chính sách trong khi áp lực lạm phát đang giảm dần là vô nghĩa!
Cự bộ trưởng kinh tế Pháp bà C.Lagarde thừa nhận rằng chính sách tiền tệ có những hạn chế của nó, và dường như nó chỉ đang gây thêm nhiều áp lực lạm phát.
Bà cho rằng sẽ không có đủ các điều kiện để tăng lãi suất vào năm sau. Các vấn đề toàn cầu như đứt gãy nguồn cung không thể được khắc phục bằng chính sách tiền tệ.
Thị trường chứng khoán châu Âu mở cửa trong sự nhộn nhịp.
Những diễn biến trên chứng khoán châu Âu đang cho thấy tâm lý lạc quan của thị trường.
Các chỉ số chính đều tăng mạnh, trong đó dẫn đầu là CAC 40 tăng +0.5%, theo sau là:
- FTSE tăng 0.4%
- Eurostoxx, IBEX, DAX đều tăng 0.3%.
Các cổ phiếu đang giữ trạng thái ổn định, tuy nhiên cần vào phiên Mỹ để đánh giá trạng thái này liệu có thể duy trì hay không.
Tuy nhiên, thị trường tiền tệ không mấy nhộn nhịp nhất là các đồng tiền rủi ro cao. USD ổn định, đồng EUR giảm nhẹ khiến cho EUR/USD giảm về mức thấp hơn từ 1.1355-60 xuống 1.1340, nhưng không phải là điều gì đáng chú ý trong bối cảnh vài phiên vừa qua.
Thủ tướng Nhật Bản: Sẽ sử dụng nhiều công cụ khác nhau để kích thích nguồn vốn
Thủ tướng Nhật Bản Kishida nhận xét sau khi tung gói kích cầu kinh tế kỷ lục trị giá khoảng 56 nghìn tỷ yên (490 tỷ USD), ông nói sẽ phát hành trái phiếu để tăng nguồn vốn.
Tuy gói kích thích kinh tế này là rất lớn, song điều cần chú ý là gói kinh tế mới nhất này sẽ đưa Nhật Bản sang quá trình phục hồi kinh tế như thế nào, và liệu họ có thể đối ứng đủ nhanh hay không.
IMF đề nghị Trung Quốc giải quyết các rủi ro tài chính theo cách hài hòa.
IMF nhận xét về nền kinh tế Trung Quốc sau cuộc tham vấn:
- Chính sách tài khóa của Trung Quốc nên tạm thời chuyển sang lập trường trung lập
- Chính sách tiền tệ nên linh hoạt hơn.
- Mục tiêu thắt chặt của Trung Quốc đã làm gia tăng sự không chắc chắn về chính sách.
Nền kinh tế Trung Quốc đã có những thay đổi rõ rệt thời gian gần đây. Tuy nhiên, trọng tâm chính hiện nay là 'thịnh vượng chung', vì vậy, người ta ít kỳ vọng sự tiếp cận "người trông trẻ" hơn khi nói đến chính sách mà chính phủ Trung Quốc sẽ đưa ra nền kinh tế.
Doanh số bán lẻ ở Anh vượt mức kỳ vọng.
Doanh số bán lẻ ở Anh trong tháng 10 tăng +0.8% so với mức kỳ vọng là 0.5% MoM.
Đáng lưu ý, doanh thu bán hàng của các cửa hàng quần áo trong tháng 10 chỉ thấp hơn 0.5% so với mức trước đại dịch, tức là vào tháng 2 năm 2020. Doanh số bán lẻ nói chung cao hơn 5.8% so với tháng 2 năm 2020.
Nhìn tổng thể, một số nhà bán lẻ cho rằng giao dịch Giáng sinh sớm đã thúc đẩy doanh số bán hàng tại nước này.
Thị trường tiền tệ trước giờ đáo hạn hợp đồng quyền chọn
Hiện tại vẫn chưa có nhiều biến động đáng kể trước giờ đáo hạn hợp đồng quyền chọn. Có chăng thì thị trường chuyển biến theo tâm lý từ các nhà giao dịch trong ngày hôm nay
Dòng tiền Ethereum chảy ra khỏi các sàn giao dịch đạt mức cao kỷ lục
Mặc dù sự điều chỉnh của thị trường trong tuần này có thể gây áp lực đối với đa số nhà đầu tư, nhưng các nhà giao dịch có kinh nghiệm dường như đã chớp lấy cơ hội để tranh thủ tích lũy thêm trước cơ hội giảm giá.Theo dữ liệu từ nền tảng phân tích tiền mã hóa Glassnode, khối lượng dòng tiền của Ethereum thoát khỏi các sàn giao dịch đã lập ATH mới, lên đến 100 triệu USD trong một ngày. Điều này có nghĩa là nhà đầu tư đang rút tiền của họ khỏi các sàn giao dịch, tích cực loại bỏ áp lực bán đối với ETH.
Cựu Chủ tịch CFTC nhận định Mỹ đang “quá chậm” trong việc triển khai CBDC
Tim Massad, người từng là Chủ tịch Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC) cho đến năm 2017, cho biết Mỹ chưa thật sự làm việc hiệu quả để phát triển kế hoạch hiện đại hóa hệ thống thanh toán của mình.
Massad lấy việc sử dụng các stablecoin như Tether (USDT) để chuyển tiền giữa các sàn giao dịch là một ví dụ điển hình về lý do tại sao hệ thống thanh toán của Mỹ cần được hiện đại hóa. Tuy nhiên, cựu chủ tịch CFTC tuyên bố mặc dù stablecoin có thể được sử dụng cho mục đích này, nhưng chúng cũng đưa ra một số thách thức cấp bách nhất đối với các nhà quản lý và gây ra rủi ro đáng kể.
Bitcoin “lao dốc” chạm ngưỡng 56,000 USD – Tâm lý thị trường đang ra sao?
Ngưỡng hỗ trợ 60,000 USD đã bị phá vỡ sớm trong vài ngày qua và điều này cho phép phe bán nắm quyền kiểm soát tuyệt đối trong thời gian ngắn. Hiện tại, BTC đang giao dịch xung quanh 56,786 USD. Theo một báo cáo gần đây từ công ty nghiên cứu tiền mã hóa Delphi Digital, đợt bán tháo chủ yếu là do làn sóng thanh lý thay vì sự thay đổi cơ bản trong hành động giá. Do đó, báo hiệu khả năng đợt giảm giá này sẽ diễn ra trong thời gian ngắn và có khả năng thiết lập vùng mua tốt dành cho các nhà giao dịch muốn tiếp cận thị trường nhiều hơn
Mỹ muốn các quốc gia đồng loạt xả dầu, nhưng trữ dầu tại châu Á đang quá thấp
Trong ngày hôm qua, sau cuộc họp giữa tổng thống Biden và chủ tịch Tập Cận Bình, ông Biden được cho là đã đề xuất Mỹ và Trung Quốc cùng xả trữ dầu thô chiến lược để đối phó với việc thiếu hụt năng lượng. Ngoài ra, Mỹ cũng đã tiếp cận Ấn Độ, Hàn Quốc và Nhật Bản về việc này. Tuy nhiên, theo ANZ, trữ dầu tại Trung Quốc chỉ còn hơn 900 triệu thùng, thấp nhất kể từ năm 2018, trữ dầu Ấn Độ chỉ còn đủ dùng trong 1 tuần, còn tại Nhật Bản cũng đã giảm tương đối mạnh so với năm trước.
Nếu các quốc gia này thực sự triển khai xả dầu đồng loạt, thị trường có thể phản ứng, khi biết được rằng trữ dầu của họ là quá ít.
Vàng tiếp tục tích lũy quanh vùng 1,86x, chờ đợi các phát biểu từ quan chức NHTW
Cả vàng và USD đều đang tăng nhẹ đầu phiên Á hôm nay, khi vàng tăng 0.13% lên 1,861, trong khi chỉ số DXY tăng 0.1% lên 95.6 điểm. Thị trường đang lo ngại về tình trạng lạm phát đình trệ, vốn có lợi cho cả vàng và đồng đô la, và cũng là lý do tại sao trong nhiều phiên gần đây cả vàng và USD đều tăng điểm. Sức mạnh của đồng đô la lúc này còn tới từ sự phân kỳ chính sách giữa Fed và các NHTW khác. Thị trường sẽ tiếp tục chờ đợi bài phát biểu của chủ tịch ECB bà Lagarde, nhà kinh tế Huw Pill từ BoE và hai ông Christopher Waller và Richard Clarida từ phía Fed để có thêm xúc tác.
Giá dầu bật tăng trở lại khi nhà đầu tư nhận thấy mức giá "hời" dưới $80/thùng!
Giá dầu bật tăng trong phiên giao dịch biến động mạnh khi mức giảm gần đây xuống dưới $80/thùng đã thu hút một số nhà đầu tư quay trở lại.
Reuters đưa tin Nhật Bản và Hàn Quốc xác nhận rằng Hoa Kỳ đã yêu cầu hợp tác trong việc sử dụng dầu dự trữ.
Lượng dầu dự trữ ở châu Á đang giảm dần có thể cản trở các nỗ lực của Hoa Kỳ trong việc thu xếp để giải phóng một lượng lớn các nguồn dự trữ chiến lược. Các kho của Trung Quốc còn tổng khoảng 919 triệu thùng, thấp nhất kể từ cuối năm 2018, Kayrros cho biết.
Thị trường đang kỳ vọng ECB sẽ kiên nhẫn hơn trong việc tăng lãi suất!
Các nhà giao dịch đang chú ý đến bình luận của bà Christine Lagarde và đã lùi kỳ vọng của mình về đợt tăng lãi suất đầu tiên của ECB đến năm 2023. Thị trường tiền tệ hiện kỳ vọng ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất tiền gửi lên 10 điểm cơ bản trong tháng 2 năm 2023, một sự thay đổi đáng kể so với mức 20 điểm cơ bản cho năm 2022 vào tuần trước. Bà Lagarde cho biết hôm thứ Hai rằng các điều kiện để tăng lãi suất trong năm tới rất khó có thể được đáp ứng.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 18/11: Chứng khoán Mỹ bật tăng trong khi USD tiếp tục điều chỉnh giảm!
Cổ phiếu công nghệ đã thúc đẩy thị trường chứng khoán Mỹ tăng lên mức kỷ lục trong một phiên giao dịch đầy biến động trước phiên đáo hạn hợp đồng quyền chọn vào ngày thứ Sáu.
- Chỉ số S&P 500 đạt mức cao nhất mọi thời đại lần thứ 66 trong năm 2021. Chỉ số này đã tăng 0.34% lên 4704.55 trong phiên hôm qua.
- Trong khi đó Nasdaq 100 có đà tăng ấn tượng hơn 1% lên 16482.97 điểm khi nhà sản xuất chip khổng lồ Nvidia nâng cao triển vọng của mình và cổ phiếu Apple tăng vọt sau khi có thông tin công ty đang đẩy mạnh việc phát triển xe điện của mình.
Giá vàng tiếp tục dao động trong biên độ và kết thúc phiên tại $1858/oz
Giá dầu thô tại Mỹ phục hồi nhẹ và tăng lên mốc $78.8/thùng.
Trên thị trường tiền tệ, đồng USD sụt giảm phiên thứ 2 liên tiếp sau chuỗi tăng ấn tượng. Chỉ số DXY trở về 95.50.
- Tỷ giá EUR/USD điều chỉnh tăng 0.5% lên 1.1372 sau chuỗi 6 phiên giảm liên tiếp từ mốc 1.16 khi bà Lagarde "ngó lơ" việc tăng lãi suất.
- GBP/USD tăng 0.1% lên 1.3501
- Tỷ giá USD/JPY tăng 0.1% lên 114.24
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ không quyết định bỏ phiếu để tiến hành đạo luật cơ sở hạ tầng.
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Manchin (D) nói rằng ông không chắc sẽ bỏ phiếu cho đạo luật cơ sở hạ tầng của Mỹ.
Ông nói thêm: Việc thông qua đạo luật tại Hạ viện sẽ không ảnh hưởng đến suy nghĩ của ông ấy.
Manchin cùng với Thượng nghị sĩ Arizona, là những thành viên của đảng Dân chủ và nắm nhiều quyền lực tại Thượng viện. Sinema đã đưa ra những quan điểm ủng hộ cho đạo luật cơ sở hạ tầng của Mỹ, và có thể nhiều người vẫn chưa biết điều này.
Quan chức Fed: Chúng ta đang chứng kiến lạm phát tăng trên diện rộng
Chủ tịch Fed New York ông John Williams cho rằng lạm phát đang gia tăng trên phạm vi rộng hơn.
Ông đưa ra quan điểm "diều hâu" và nói thêm rằng:
- Nền kinh tế đang dần phục hồi và ngay cả sau khi tính đến yếu tố cơ bản, lạm phát ở Hoa Kỳ vẫn đang tăng cao.
- Fed tập trung vào việc đảm bảo có một nền kinh tế mạnh mẽ với lạm phát thấp và ổn định.
- Hạn chế về nguồn cung là nguyên do chính với thị trường lao động và sự tắc nghẽn chuỗi cung ứng.
Chỉ số NASDAQ tăng mạnh đầu phiên giao dịch Mỹ.
Thị trường chứng khoán Mỹ mở cửa đầy biến động. S&P tăng mạnh hơn so với chỉ số Dow, Nasdaq tăng mạnh nhất trong các chỉ số chính tuy nhiên đã giảm so với thời gian giao dịch trước giờ mở cửa
- Chỉ số S&P và Nasdaq tăng 0.17% và 0.13%
- Chỉ số Dow gần như không biến động.
Thị trường hàng hóa đã cho thấy những sự trái chiều so với ngày hôm qua khi
- Vàng giảm -0.16% về mức $1863.50/oz.
- Bạc giảm -0.55% về mức $24.94/oz
- Dầu thô bật tăng +0.87% lên $78.86/thùng
Bitcoin hiện vẫn đang được giao dịch tiệm cận vùng thấp tại $59,000 trong vài ngày gần đây.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 30 năm giảm 0.3 điểm cơ bản sau khi bật tăng lên mức 2%. Lợi suất kỳ hạn 5 năm tăng 0.9 điểm cơ bản lên 1.2474%
NZD tiếp tục duy trì sức mạnh tuyệt đối của mình trong các đồng tiền chính, đối lập hoàn toàn với đồng JPY.
- Đồng EUR và CHF tăng lần lượt 1.28% và 1.00%
- USD giảm 0.43%, tuy nhiên vẫn đang thể hiện tốt hơn 3 đồng JPY, CAD và GBP.
Chỉ số sản xuất của Fed tại Philadelphia ghi nhận mức cao nhất kể từ tháng 3 năm 1973.
Chỉ số đặt hàng sản xuất của Fed tại Philadelphia tháng 11 đạt 47.4, mức cao nhất kể từ năm 1973.
Trong đó thời gian giao hàng là 35.7 so với tháng trước chỉ đạt 32.2. Hàng tồn kho giảm xuống 13.5 so với tháng trước là 18.8.
Dữ liệu thất nghiệp Hoa Kỳ kém khả quan.
Cụ thể số tuyên bố thất nghiệp của Hoa Kỳ là 268 nghìn so với ước tính chỉ là 260 nghìn đơn.
Các nơi được công bố tăng mạnh nhất trong tuần tính tới ngày 6.11 là ở Kentucky (+6,716), Ohio (+3,846), Tennessee (+2,411), Illinois (+1,893) và Michigan (+1,564),
Nơi giảm mạnh nhất là ở California (-4,222).
Những sự kiện kinh tế quan trọng trong ngày hôm nay.
Dưới đây là các sự kiện chính dự kiến diễn ra trong phiên họp Bắc Mỹ:
- Bảng lương phi nông nghiệp ADP Canada vào lúc 8:30 AM ET
- Chỉ số sản xuất của Fed Philadelphia vào lúc 8:30 AM ET.
- Báo cáo thất nghiệp của Hoa Kỳ vào lúc 8:30 AM ET.
Bên cạnh đó buổi phát biểu của các thành viên Fed vào ngày mai cũng là sự kiện đặc biệt quan trọng.
Sàn giao dịch tiền điện tử Gemini tìm kiếm nguồn vốn
Gemini Trust Co., sàn giao dịch tiền điện tử do Tyler và Cameron Winklevoss thành lập, đang tìm cách huy động 400 triệu đô la trong một vòng tài trợ với định giá công ty vào khoảng 7 tỷ Dollar.
Cặp song sinh Winklevoss, người đầu tiên được biết đến khi họ thách thức Mark Zuckerberg về ai đã phát minh ra mạng xã hội Facebook, là những nhà đầu tư và tín đồ Bitcoin. Ngoài việc đầu tư vào các công ty khởi nghiệp liên quan đến tiền điện tử, họ đã xây dựng Gemini trở thành một sàn giao dịch tiền điện tử tập trung. Gemini gần đây đã có khối lượng giao ngay hàng ngày khoảng 268.3 triệu USD, theo CoinMarketCap.com, so với đối thủ lớn hơn Binance ở mức 30.2 tỷ USD.
Đồng Bảng Anh phục hồi trong tuần này do kỳ vọng vào việc nâng lãi suất của BOE!
Dữ liệu lạm phát cao hơn dự kiến trong tuần này và những cải thiện về thị trường việc làm đã làm dấy lên suy đoán rằng Ngân hàng Trung ương Anh BOE sẽ bắt đầu thắt chặt chính sách vào tháng 12, sau khi ngân hàng này không hành động trong tháng 11. Tuy nhiên, đồng tiền của Vương quốc Anh vẫn có thể bị kìm hãm trong trung hạn do việc tăng thuế bảo hiểm quốc gia vào năm tới, theo 1 số chuyên gia.
CBRT cắt giảm lãi suất, USD/TRY biến động dữ dội
Ngân hàng Trung ương của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ (CBRT) hôm thứ Năm vừa thông báo rằng họ đã hạ lãi suất chính sách 100 điểm cơ bản xuống 15% như dự kiến.
Phản ứng thị trường
Cặp USD/TRY, đạt mức cao nhất mọi thời đại là 10.9667 trong ngày, trước khi giảm xuống 10.4500. Nhưng sau khi sau có thông báo, tỷ giá đã tăng mạnh. Hiện tại, cặp tiền này đã tăng 2.31% so với hôm qua ở mức 10.8588.
ECB kiên định với chính sách của mình – HSBC
HSBC cho biết ECB sẽ cố gắng đẩy nhanh tiến để thêm QE vào tháng tới
Tập đoàn lập luận rằng áp lực lạm phát gia tăng trong khu vực đồng Euro sẽ không thể ngăn cản ECB giữ vững lập trường, mặc dù ước tính lạm phát hàng năm đạt mức cao nhất mọi thời đại là 4.5% vào tháng 11, theo nhà kinh tế cấp cao của HSBC.
Trong một lưu ý, công ty chia sẻ rằng:
"Áp lực lạm phát cao trong tháng 11 có thể khiến chủ tịch ECB Lagarde khó duy trì ranh giới 'lạm phát nhất thời'. Nhưng chúng tôi vẫn mong đợi ECB sẽ 'xem xét' mức tăng lạm phát hiện tại và công bố hỗ trợ thêm QE cho năm 2022 vào tháng 12".
Đối với năm sắp tới, HSBC dự báo lạm phát sẽ giảm xuống 1.4% vào cuối năm 2022 với quan điểm "Tháng 11 nên là đỉnh cho cả lạm phát cơ bản và lạm phát lõi" và "giá tương lai cho thấy giá khí đốt và giá điện sẽ điều chỉnh đáng kể sau mùa xuân.”
OECD nâng dự báo tăng trưởng của Pháp
OECD nâng dự báo tăng trưởng năm 2021 của Pháp lên 6.8% từ mức 6.3% trước đó, cho biết sự phục hồi đã vượt qua hầu hết các kỳ vọng.
Trong khi đó, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế cũng nâng dự báo tăng trưởng năm 2022 thêm 0.2% từ 4.0% trước đó, đồng thời chi tiêu của người tiêu dùng đã tăng trở lại mạnh mẽ nhờ vào chiến dịch tiêm chủng.
OECD cho rằng các biện pháp hỗ trợ mà chính phủ đưa ra đã khiến tài chính công căng thẳng nghiêm trọng và nợ ở mức cao kỷ lục. Điều này đòi hỏi Pháp cần có kế hoạch chi tiêu dài hạn để hạn chế thâm hụt (như ở Thụy Điển).
USD/CHF vẫn đang “phòng thủ”
Tỷ giá USD/CHF đã “giằng co” trong hai ngày qua và duy trì trong thế phòng thủ quanh vùng 0.9270-75 trong nửa đầu phiên giao dịch châu Âu.
Lợi tức trái phiếu Mỹ sụt giảm đã tác động lên USD và cản trở mức tăng trưởng. Nhưng những kỳ vọng “Diều Hâu” của Fed sẽ hỗ trợ USD trong thời gian tới.
ECB: Chúng tôi dự kiến sẽ phát triển một nguyên mẫu đồng Euro kỹ thuật số vào năm 2023
Phát biểu của thành viên ban điều hành ECB, Fabio Panetta:
• Đồng Euro kỹ thuật số sẽ cho phép mọi người tiếp tục sử dụng tiền ngân hàng trung ương làm phương tiện trao đổi trong kỷ nguyên kỹ thuật số.
• Đồng Euro kỹ thuật số cũng sẽ cho phép người dùng hưởng lợi từ các tiêu chuẩn cao về quyền riêng tư.
• ECB sẽ tìm hiểm các vấn đề chính liên quan đến việc thiết kế và phân phối đồng Euro kỹ thuật số trong hai năm tới.
• Đồng Euro kỹ thuật số sẽ được thiết kế để trở thành một phương tiện thanh toán hiệu quả, nhưng cũng để duy trì sự ổn định tài chính
Và chắc chắn rằng các ngân hàng khác cũng không muốn bị bỏ lại phía sau.
XAU/USD: Kháng cự 1,870 USD là rất quan trọng
Giá vàng đang củng cố đà tăng với mức kháng cự mạnh ở mức 1,870 USD, bất chấp sự suy yếu kéo dài của lợi tức trái phiếu Mỹ và đồng bạc xanh.
Những lời kêu gọi đối với các ngân hàng trung ương toàn cầu hành động giải quyết lạm phát đang hạn chế đà tăng giá của vàng.
Mặc dù vậy, những người đầu tư vàng tiếp tục được hưởng lợi từ những lo lắng dai dẳng và sự sụt giảm gần đây của lãi suất Mỹ từ mức đỉnh của ba tuần. Những lo ngại về đầu cơ và lạm phát của Fed sẽ tiếp tục thúc đẩy mối quan tâm xung quanh lợi suất và giá vàng.
Dầu giảm xuống mức đáy trong sáu tuần
Dầu WTI đã giảm 1.4% xuống 77.29 USD vào hôm nay.
Mức đáy của thứ Năm là 77.08 USD và đó là mức thấp nhất kể từ ngày 7/10 khi giá dầu tiếp tục “vật lộn” sau khi không thực sự có được sự bứt phá vững chắc trên 85 USD trong những tuần gần đây.
Giá dầu giảm mạnh vào hôm thứ Tư sau khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế và Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ cảnh báo về tình trạng dư cung sắp xảy ra và tình trạng gia tăng các trường hợp COVID-19 ở châu Âu.
GBPUSD tăng lên mức cao nhất tuần, vượt 1.35
Cặp tiền này hiện đang tăng 0.17% trong ngày, lần đầu tiên vượt mốc 1.35 kể từ phiên ngày 10/11, nhờ báo cáo CPI vượt dự báo tại Anh. Thị trường sẽ tiếp tục chờ đợi các tiến triển trong nghị định thư Bắc Ireland và quyết định chủ tịch Fed tuần này để có thêm xúc tác, tuy nhiên vượt kháng cự tâm lý 1.35 cũng là một tín hiệu lạc quan với phe mua.
S&P: Khả năng Evergrande vỡ nợ là rất cao
Theo Standard & Poor's:
- Trung Quốc sẽ muốn Evergrande trong tầm kiểm soát, hoặc một đợt tái cấu trúc nợ
- Thách thức lớn nhất của Evergrande sẽ là vào giai đoạn tháng 3 và tháng 4, với các đợt trả nợ lớn nhất
- Evergrande lúc này đã không còn khả năng bán nhà mới, đồng nghĩa với việc hoạt động kinh doanh chính đã mất hoàn toàn
Thành viên ECB Holzmann: Phải ngừng nới lỏng định lượng để hạ nhiệt lạm phát
Theo nhà hoạch định chính sách ECB Robert Holzmann, nới lỏng định lượng là một công cụ quan trọng để sử dụng song hành với các công cụ chính sách truyền thống khác, nhưng nó có những tác dụng phụ. Và ông sẽ ủng hộ việc thắt chặt và cắt hoàn toàn QE theo chương trình mua tài sản PEPP trong tháng 3/2022.
Đây là một bình luận khá hawkish từ phía một quan chức ECB, khi đa phần các thành viên NHTW này đều rất ôn hòa.
Chứng khoán châu Âu mở cửa trái chiều, tiếp tục chờ đợi xúc tác
Các chỉ số chứng khoán châu Âu đang khởi đầu phiên hôm nay có phần ảm đạm. Các nhà đầu tư có vẻ đang chờ đợi thêm tín hiệu từ phía thị trường:
- Chỉ số Eurostoxx +0.1%
- Chỉ số DAX +0.1%
- Chỉ số CAC 40 chưa đổi
- Chỉ số FTSE -0.3%
- Chỉ số IBEX -0.2%
Điều tương tự cũng đang xảy ra trên thị trường tiền tệ, khi chỉ một số đồng tiền high-beta đang ghi nhận biến động mạnh. Chỉ số DXY giảm 0.1%, phiên giảm thứ hai liên tiếp sau 4/5 phiên tăng mạnh:
- Chỉ số DXY giảm 0.1% xuống 95.7 điểm
- EUR tăng 0.13%
- GBP tăng 0.08%
- AUD tăng 0.27%
- NZD tăng 0.63%
- JPY, CHF và CAD đều chưa có nhiều thay đổi
Vàng cũng chưa có nhiều thay đổi ở mức 1,867. Dầu thô giảm sâu 1.19% xuống $77.3/thùng.
ING có nhận định gì về cặp NZDUSD?
Theo ING, thị trường sẽ phải hạ thấp kỳ vọng thắt chặt của Fed trong năm tới, do vậy NZD sẽ là một trong những đồng tiền G10 hấp dẫn nhất, và sẽ hưởng lợi từ biến động nhẹ cộng với tâm lý rủi ro. Câu chuyện thắt chặt của RBNZ sẽ đi cùng với đà tăng trưởng kinh tế tại đây. Du lịch và giáo dục hồi phục sẽ tạo một cú hích cho New Zealand.
Giá sữa và gỗ, hai mặt hàng xuất khẩu chính của New Zealand vẫn đang rất cao so với 5 năm trước. Tuy nhiên, rủi ro chính với NZD sẽ là tâm lý liên quan đến Trung Quốc, khi nước này vẫn đang thắt chặt kiểm soát một số mảng và có thể gây suy thoái.
ING kỳ vọng NZD sẽ tăng lên 0.74 trong năm 2022.
Barclays: Kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 6% vào năm nay và 4.4% vào năm 2022
Theo Barclays:
- Đầu tàu tăng trưởng sẽ là các quốc gia phát triển
- Kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 6% vào năm nay và 4.4% vào năm 2022
- Trung Quốc đang hụt hơi; GDP sẽ tăng 7.8% trong năm nay và 4.7% trong năm sau
- Phong tỏa tại Trung Quốc sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực
Gói kích thích kinh tế tiếp theo của Nhật Bản sẽ trị giá 55 nghìn tỷ Yên
Trong khi các quốc gia khác bắt đầu rút hỗ trợ thì Nhật Bản lại đang phải tiếp tục bơm tiền để kích thích nền kinh tế. Gói cứu trợ tiếp theo công bố vào ngày mai được biết sẽ trị giá 55.7 nghìn tỷ Yên (gần 500 tỷ USD), đưa tổng lượng tiền Nhật Bản đã bơm ra lên khoảng 88 nghỉn tỷ Yên (770 tỷ USD) (tương đương 17% GDP) kể từ khi dịch bùng phát.
Giá dầu WTI: Lo ngại nguồn cung "đè nặng" giá dầu xuống mức thấp nhất trong sáu tuần
WTI chịu gánh nặng của việc Hoa Kỳ thúc đẩy việc phát hành SPR (Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược) vào đầu ngày thứ Năm. Giá dầu WTI đã giảm hơn 1.0% xuống mức thấp nhất trong 1.5 tháng xung quanh 76.85 USD
Trước đó, tại châu Á, Reuters đã đưa ra bản tin cho biết: “Chính quyền Biden đã yêu cầu một số quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới xem xét giải phóng một phần dự trữ dầu thô của họ trong nỗ lực phối hợp nhằm hạ giá và kích thích sự phục hồi kinh tế”.