Các chỉ số chứng khoán châu Âu kết thúc phiên hôm nay ra sao?
2/4 chỉ số mở cửa phiên hôm nay đã tăng điểm, chỉ số Ibex giảm và FTSE MIB không đổi. Hôm nay chỉ số FTSE của Anh không giao dịch:
- Chỉ số DAX, +0.2%
- Chỉ số CAC, +0.2%
- Chỉ số Ibex, -0.6%
- Chỉ số FTSE MIB, không đổi
Chỉ số sản xuất của Fed Dallas trong tháng Tám có gì mới?
Chỉ số sản xuất của Fed Dallas tháng Tám chỉ đạt 9 điểm so với kỳ vọng ban đầu là 27.3 điểm. Con số này nối tiếp mức 27.3 điểm của tháng trước.
Vàng nhận hỗ trợ cứng, phe mua tiếp tục nhắm 1,835
Vàng đã được tiếp sức rất nhiều sau bài phát biểu tối qua của chủ tịch Powell, và hiện tại rất ổn định ở trên mức 1,800 trong phiên hôm nay. Dù hiện đang giảm 0.34%, vàng vẫn còn hỗ trợ khá mạnh tại 1,804, vị trí của đường MA 50 giờ. Ngoài ra, 1,810 cũng là một hỗ trợ mạnh với đường MA 200 ngày tại đây. Phe mua sẽ hướng tới mức 1.818, và sau đó là 1.1835.
Hiện tại vàng đang được giao dịch quanh mức 1,810.
Số nhà bán đang chờ xử lý tại Mỹ bất ngờ giảm trong tháng Bảy
Trái với kỳ vọng tăng 0.4%, số lượng nhà bán đang chờ xử lý lại giảm 1.8% MoM. Con số này nối tiếp mức giảm 1.9% của tháng trước.
Chứng khoán Mỹ mở cửa ra sao trong một ngày thị trường trầm lắng?
Các chỉ số chứng khoán Mỹ đang khởi đầu khá tốt trong phiên hôm nay sau một ngày thứ Sáu khởi sắc. Chỉ số Dow Jones hiện chưa đổi, chỉ số S&P 500 tăng 0.15% và chỉ số Nasdaq tăng 0.39%. Tại châu Âu, các chỉ số cũng đang ghi nhận tăng, tuy nhiên mức tăng hiện khá khiêm tốn: Chỉ số DAX tăng 0.12%, chỉ số FTSE tăng 0.32%, chỉ số CAC tăng 0.07%.
Hôm nay là một ngày khá trầm lắng trên thị trường tiền tệ khi thiếu đi dữ liệu vĩ mô. Chỉ số DXY chưa có nhiều thay đổi ở mức 92.7 điểm. EUR và GBP cũng chưa có nhiều thay đổi. JPY giảm 0.1%, AUD. NZD và CAD giảm 0.2%. Đồng tiền biến động mạnh nhất lúc này là CHF, hiện giảm 0.5%.
Vàng giảm 0.25% xuống mức 1,812. Dầu giảm 0.35% xuống $68.4/thùng.
Số liệu về tài khoản vãng lai tại Canada có gì mới?
Trong quý II năm nay, tài khoản vãng lai của Canada ghi nhận thặng dư 3.58 tỷ CAD. Con số này nối tiếp mức thặng dư 1.18 tỷ CAD của quý trước. Đáng chú ý, thặng dư thương mại của Canada quý II lên tới 1.8 tỷ, với xuất khẩu tăng 0.9 tỷ và nhập khẩu tăng 0.5 tỷ QoQ.
Lạm phát tháng 8 tại Đức cao ngang dự kiến
Chỉ số CPI tháng 8 của Đức tăng 3.9% so với cùng kỳ năm trước, ngang với dự báo, trong khi mức tăng của tháng 7 là 3.8%.
Lạm phát (được đo bằng HICP) tăng từ 3.1% lên 3.4%, bằng với kỳ vọng của các nhà đầu tư.
Giá dầu giảm trở lại khi cơn bão Ida suy yếu
Sau khi xuất hiện và càn quét vào một số địa phương tại Mỹ, cơn bão Ida đã suy yếu thành một áp thấp nhiệt đới, làm độ nguy hiểm của nó giảm đi. Điều này đã giúp giá dầu giảm trở lại sau khi tăng vào đầu phiên, khi các nhà giao dịch lo ngại cơn bão sẽ làm thiệt hại nguồn cung dầu.
OPEC+ sẽ bắt đầu kế hoạch tăng sản lượng dầu kể từ tháng 9
Theo Reuters, tại cuộc họp ngà 01/09, OPEC và các đồng minh có khả năng sẽ tuân thủ các chính sách sản lượng dầu, với kế hoạch tăng sản lượng thêm 400 nghìn thùng/ngày từ tháng 9.
"Giá dầu hiện tại quanh mức $70/thùng là ổn. OPEC+ có thể sẽ tuân theo kế hoạch với mức tăng sản lượng 400 nghìn thùng/ngày", một nguồn tin thân cận cho biết.
Cơ quan quản lý ngoại hối Trung Quốc khảo sát các ngân hàng, công ty về rủi ro đồng CNY!
Cơ quan quản lý ngoại hối của Trung Quốc, SAFE, được cho là đã tiến hành một cuộc khảo sát về các ngân hàng và công ty để kiểm tra quy trình quản lý rủi ro và khả năng xử lý sự biến động của đồng nhân dân tệ.
Đó chỉ là điều cần lưu ý, vì các nhà chức trách Trung Quốc đã bảo vệ đồng nhân dân tệ khỏi việc suy yếu so với đồng USD trong thời gian gần đây.
Cập nhật thị trường phiên Âu ngày 30/08: Khởi đầu tuần đầy trầm lắng
Chứng khoán châu Âu và hợp đồng tương lai của Hoa Kỳ đã ổn định vào thứ Hai, được củng cố bởi tín hiệu của Jerome Powell rằng chính sách hỗ trợ của Cục Dự trữ Liên bang trong thời kỳ đại dịch sẽ bị rút lại một cách thận trọng và dần dần.
Vàng cũng ít thay đổi ở mức $1,815/oz khi ngày hôm nay không có tin tức gì đáng chú ý, lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm còn 1.3%.
Dầu thô đã suy yếu trở lại sau khi bật tăng mạnh mẽ vào tuần trước nhờ cơn bão tại vịnh Mexico khiến sản lượng khai thác và lọc dầu bị suy giảm, hiện giao dịch quanh mức 68.08 USD/thùng.
Thị trường FX diễn biến vô cùng trầm lắng, chỉ duy nhất USD/CHF bất ngờ bật tăng tới 0.4% sau khi chỉ số KOF yếu hơn dự kiến. Các đồng tiền còn lại hầu như không có biến động nào, hôm nay cũng là ngày nghỉ lễ tại Anh nên thanh khoản cũng sẽ mỏng hơn bình thường.
Niềm tin người tiêu dùng tháng 8 ở Eurozone sau điều chỉnh đạt -5.3 so với -5.3 sơ bộ
Niềm tin kinh tế 117.5 so với kỳ vọng 118.6
Niềm tin công nghiệp 13.7 so với dự kiến 13.7
Niềm tin dịch vụ 16.8 so với dự kiến 19.9
Nhà đầu tư tỷ phú Paulson, người từng bán khống nợ dưới chuẩn gọi tiền điện tử là bong bóng "vô giá trị"
Kể từ khi John Paulson đặt cược ngược lại thị trường nhà đất Hoa Kỳ hơn một thập kỷ trước, mọi người liên tục hỏi ông về giao dịch lớn tiếp theo của ông.
Vị tỷ phú không không thể tìm ra cú trade với quy mô tương tự như vậy, rõ ràng là rất khó để vượt qua con số 20 tỷ đô la mà Paulson kiếm được cho bản thân và các nhà đầu tư khi short trái phiếu thế chấp dưới chuẩn trong cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái.
Những lời lẽ cay nghiệt nhất của ông là dành cho những khoản đầu tư nóng bỏng nhất của thời đại này. Về trung bình, SPAC sẽ là một khoản đầu tư thua lỗ, trong khi tiền điện tử là một bong bóng “cuối cùng sẽ chứng minh là vô giá trị”.
Tổng tiền gửi trực tiếp tại SNB tuần kết thúc ngày 27 tháng 8 đạt 715.2 tỷ CHF so với 715.0 tỷ CHF trước đó
Tiền gửi nội địa đạt 640.1 tỷ CHF so với 639.8 tỷ CHF trước đó
Tổng tiền gửi nhìn chung tăng nhẹ do SNB vẫn chưa can thiệp quá tích cực vào đồng franc trong thời điểm hiện tại.
Chỉ số chỉ KOF tại Thụy Sĩ tháng 8 đạt 113.5 so với dự kiến 126.0
Một con số nhẹ nhàng hơn một chút so với ước tính, tái khẳng định sự chậm laij trong hoạt động kinh tế/kỳ vọng ở Thụy Sĩ trong những tháng gần đây.
CPI sơ bộ tháng 8 YoY của Tây Ban Nha + 3.3% so với + 2.9% trước đó
Lạm phát tiêu dùng của Tây Ban Nha cho thấy mức tăng khiêm tốn trong tháng 8, lên mức cao nhất kể từ tháng 10 năm 2012, tái khẳng định áp lực giá cả mạnh mẽ hơn trong khu vực. ECB sẽ tiếp tục cho rằng điều này chỉ mang tính nhất thời nhưng áp lực chắc chắn vẫn còn và có thể ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng trong những tháng tới nếu nó vẫn tiếp diễn.
Thành viên ECB Villeroy: Không có nguy cơ lạm phát cao hơn ở giai đoạn này
Nhận xét của nhà hoạch định chính sách của ECB, Francois Villeroy de Galhau:
- Các điều kiện tài chính đã được cải thiện kể từ tháng 6
- Lãi suất sẽ vẫn duy trì ở mức thuận lợi
- Nước Pháp và khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ trở lại mức trước đại dịch vào đầu năm 2022, có thể sớm hơn
Ông cũng nói thêm rằng ECB không có khả năng đưa ra quyết định về APP vào tháng 9, điều này được kỳ vọng từ trước vì họ cũng sẽ không thực sự đụng chạm nhiều đến PEPP. Cho đến nay, nhận xét của ông phù hợp với những gì chúng ta đã nghe trong những tuần gần đây.
Goldman nhận định đồng USD sẽ di chuyển "ổn định" trong thời gian tới
Goldman cho biết, Fed sẽ công bố quá trình thắt chặt vào tháng 11 và bắt đầu thực hiện vào tháng 12, và sẽ kết thúc gói QE vào tháng 9/2022.
Kỳ vọng của Fed thay đổi đã hỗ trợ đồng USD trong 2 tháng qua. Nhưng với việc thắt chặt hiện nay phần lớn đã được định giá, nên kể từ thời điểm này, nếu việc thắt chặt thực sự xảy ra, đồng USD sẽ không còn dư địa tăng nữa. Do đó, chúng tôi kỳ vọng đồng bạc xanh sẽ ổn định trong những tuần tới và có thể giảm so với một số đồng tiền nhất định với các yếu tố cơ bản riêng.
New Zealand gia hạn lệnh giãn cách thêm 2 tuần
Thủ tướng Ardern đã gia hạn lệnh giãn cách tại Auckland thêm 2 tuần, sau khi vùng lãnh thổ này ghi nhận thêm 53 ca nhiễm mới trong ngày hôm nay.
Cập nhật diễn biến thị trường phiên Á trưa 30/08: Thị trường trầm lắng khi không có tin tức dẫn dắt mới
Các chỉ số chứng khoán châu Á tiếp nối đà tăng của thị trường chứng khoán Mỹ hôm thứ 6, sau khi ông Powell bày tỏ sự không chắc chắn trong kế hoạch thắt chặt chính sách của Fed trong hội nghị Jackson Hole. Tuy nhiên đà tăng của các chỉ số không quá lớn: Nikkei 225 tăng 0.47%, Hang Seng tăng 0.28%, Shanghai Composite tăng 0.33%.
Trên thị trường FX, hầu hết các đồng tiền chính đều đi ngang, khi thị trường chưa có tin tức dẫn dắt mới. Vàng đi ngang quanh $1,816/oz.
5 quả tên lửa tấn công vào Kabul đều đã bị chặn đứng
Đã có 5 quả tên lửa được sử dụng để tấn công sân bay Kabul, tuy nhiên quân đội Mỹ đã đánh chặn chúng thành công. Không có thương vong nào xảy ra.
Bank of America có kỳ vọng gì về cặp USD/JPY vào cuối năm nay?
Sự phục hồi giữa chu kỳ của lợi suất tại Mỹ sẽ là yếu tố tiêu cực đối với JPY. Sự phục hồi điều chỉnh gần đây của đồng JPY và sự sụt giảm tỷ giá của Mỹ kể từ tháng 4 tương tự như năm 2017, khi chúng ta chứng kiến sự điều chỉnh trong lợi suất của Mỹ và USD/JPY trong suốt mùa hè. Chiến lược gia kỹ thuật của chúng tôi, Paul Ciana, lập luận rằng lợi suất trái phiếu 10 năm của Hoa Kỳ đã xác nhận mức đáy và nhận thấy một số điểm tương đồng với năm 2017.
Mặc dù phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của đại dịch từ góc độ cơ bản, tháng 9 được cho là một bước ngoặt tiềm năng và chúng tôi kỳ vọng JPY sẽ hồi phục nhịp giảm của nó.
Chúng tôi kỳ vọng tỷ giá USD/JPY sẽ tăng lên 116 vào cuối năm. BoJ sẽ được khuyến khích tiến hành bình thường hóa chính sách.
Goldman Sachs có kỳ vọng gì về USD sau những động thái về quá trình thu hẹp của Fed gần đây?
Goldman Sachs kỳ vọng Fed sẽ bắt đầu thu hẹp vào tháng 12 sau một thông báo vào tháng 11. Kỳ vọng Fed hành động đã hỗ trợ đồng đô la trong hai tháng qua. Nhưng với viêc "tapering" hiện nay phần lớn được phản ánh lên thị trường và đồng tiền tăng giá, việc Fed thực sự đưa ra quyết định thực hiện "tapering" sẽ không còn thúc đẩy USD cao lên mạnh nữa. Do đó, chúng tôi kỳ vọng đồng bạc xanh sẽ ổn định trong những tuần tới và có thể giảm giá so với một số đồng tiền chính khác nhờ các yếu tố cơ bản hấp dẫn trong nước. Về rủi ro đối với triển vọng của họ, GS cho biết một số yếu tố có thể ngăn chặn sự suy yếu của đồng đô la bao gồm kết quả đáng ngạc nhiên trong báo cáo bảng lương phi nông nghiệp tuần này, lạm phát cao ở Mỹ hoặc "dot plot" cuộc họp tháng 9 của FOMC, có thể cho thấy có tới 4 lần tăng lãi suất bổ sung vào năm 2024.
Chênh lệch lợi suất kỳ hạn 30 năm và 5 năm tại Mỹ lần đầu tăng sau 1 tháng
Sau khi ông Powell tiết lộ Fed có thể thắt chặt trong cuối năm nay, chênh lệch lợi suất kỳ hạn 30 năm và 5 năm đã phục hồi kể từ mức thấp nhất năm, và đã xác nhận tuần lễ đầu tiên tăng sau hơn 1 tháng. Thị trường FX đang chờ đợi một tín hiệu đến từ bảng lương phi nông nghiệp, nhưng thị trường trái phiếu đã hành động. Lợi suất 10 năm có thể đạt 1.5% nếu báo cáo bảng lương phi nông nghiệp tốt hơn nhiều so với dự kiến, theo chuyên gia phân tích tại Columbia Threadneedle.
Số ca nhiễm COVID-19 tại Sydney tiếp tục phá kỷ lục
Sydney ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 kỷ lục, với New South Wales báo cáo 1,290 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, cùng với 6 người tử vong. NSW đang đang lên kế hoạch yêu cầu tất cả nhân viên khách sạn và bảo vệ xuất trình "hộ chiếu vaccine" khi bang bắt đầu nới lỏng giãn cách khi đạt tỷ lệ tiêm chủng đạt 70%, Sydney Morning Herald đưa tin.
Bang Victoria cũng sẵn sàng kéo dài thời gian giãn cách thêm 1 tháng sau tuần này sau khi ghi nhận 73 trường hợp dương tính mới chỉ sau một đêm.
Cơn bão Ida đổ bộ vào nước Mỹ
Cơn bão cấp 4 Ida đã đổ bộ vào Louisiana, mang theo sức gió 150 dặm/giờ và đe dọa tràn vào New Orleans, kéo theo lũ lụt hàng loạt, mất điện và càn quét nhiều tài sản. Nó đã đổ bộ vào một khu vực có tới 2,600 bệnh nhân nhiễm COVID-19. Nó được dự báo sẽ tiếp tục ập vào các nhà máy hóa chất, nhà máy lọc dầu và Cảng dầu ngoài khơi Louisiana. Tổng thiệt hại ước tính do cơn bão này đạt 40 tỷ USD, và vịnh Gulf đã phải cắt giảm 95.7% sản lượng dầu.
Kiwibank: NZD/USD có thể chạm mức cao nhất là 0.77 trong năm nay
Ngân hàng này cho biết, sự phân kỳ chính sách giữa Fed và RBNZ sẽ thúc đẩy đà tăng của cặp NZD/USD. Trong khi Fed có thể sẽ cắt giảm QE vào tháng 11 năm nay và lãi suất được tăng trong nửa cuối năm sau, thì RBNZ đã rất gần với thời điểm tăng lãi suất, có lẽ sẽ vào tháng 10.
Mô hình định giá của Kiwibank cho thấy NZD/USD nên được giao dịch ở mức 0.75-0.77.
EU áp đặt các lệnh hạn chế đi lại đối với người du lịch Mỹ
Liên minh Châu Âu yêu cầu người dân Mỹ không được đến các quốc gia thành viên tại khu vực để đi du lịch, do sự ảnh hưởng của COVID-19, theo Wall Street Journal. Quyết định chính thức sẽ được đưa ra trong hôm nay. Hai nhà ngoại giao cho biết họ không phản đối.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 27/08: USD giảm sau khi ông Powell bày tỏ quan điểm dovish
Trong hội nghị Jackson Hole cuối tuần trước, ông Powell đã nhắc lại những giọng điệu dovish của mình: Fed khả năng cao sẽ cắt giảm chương trình QE vào cuối năm nay, nhưng ông không cho biết thêm về mốc thời gian mà Fed thực hiện điều này, vì vậy có thể thấy Fed không vội vàng thắt chặt chính sách. Hơn nữa, thị trường việc làm dù đã phục hồi nhanh nhưng chưa đạt đến thời điểm trước đại dịch, cũng như biến chủng Delta của COVID-19 vẫn lây lan mạnh và tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với nền kinh tế. Điều này đã khiến đồng USD giảm mạnh, chỉ số DXY giảm 0.39% xuống 92.68. Đồng bạc xanh tiếp tục đóng vai trò dẫn dắt các đồng tiền khác, chúng đều tăng khá mạnh, dẫn đầu là các đồng tiền hàng hóa như AUD tăng 1.04% lên 0.7311, NZD tăng 1.00% lên 0.7012. EUR/USD tăng 0.38% lên 1.1796, còn USD/JPYgiảm 0.26% xuống 109.80.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ đã tăng lên những mức đỉnh cao mới khi chính sách hỗ trợ của Fed được duy trì sẽ tiếp tục thúc đẩy đà tăng trưởng của các doanh nghiệp. Dow Jones tăng 0.69% lên 35,456 điểm, S&P 500 tăng 0.88% lên 4,509 điểm còn Nasdaq tăng 1.23% lên 15,130 điểm.
Xu hướng giảm của đồng USD đã khiến giá vàng tăng 1.42% lên mức $1,817/oz, mức cao nhất trong 3 tuần. Lợi suất 10 năm tại Mỹ giảm khá mạnh xuống 1.31%. Dầu tăng 1.96% lên $68.74/thùng.
Chứng khoán châu Âu thăng hoa sau phát biểu của chủ tịch Powell
Các chỉ số châu Âu đều đang đóng cửa tăng sau những lời bình của chủ tịch Powell về vấn đề thắt chặt và lãi suất:
- Chỉ số DAX, +0.3%. Đáy ngày là -0.3%
- Chỉ số CAC +0.2%. Đáy ngày là -0.32%
- Chỉ số FTSE 100 +0.3%. Đáy ngày là -0.25%
- Chỉ số Ibex, +0.35%. Đáy ngày là -0.5%
- Chỉ số FTSE MIB +0.5%. Đáy ngày là -0.18%
Trong tuần, các chỉ số đã biến động như sau:
- Chỉ số DAX, +0.2%
- Chỉ số CAC, +0.8%
- Chỉ số FTSE 100, +0.85%
- Chỉ số Ibex, +0.4%
- Chỉ số FTSE MIB +0.3%
NZD chạm 0.70 trước sự suy yếu của USD
Những lời bình của chủ tịch Powell đã khiến USD suy yếu mạnh, chỉ số DXY rớt xuống mức 92.7 điểm, tương đương -0.33%. NZD lúc này đang là đồng tiền tăng mạnh nhất phiên ở mức +0.9%. Đồng kiwi hiện đã chạm mức 0.70 và đang tiếp tục kiểm tra mức này. Đây cũng là lần đầu tiên NZDUSD chạm 0.70 kể từ ngày 17/8.
Một số bình luận đáng chú ý của chủ tịch Powell
Chủ tịch Powell đã có một số lời bình đáng chú ý như sau:
- Triển vọng của thị trường lao động đã tốt hơn rất nhiều trong vài tháng gần đây, và tiếp tục hướng tới toàn dụng lao động
- Trong tháng Bảy, ông nghĩ rằng có thể bắt đầu taper, dù lao động đã tốt hơn nhưng chủng delta vẫn đang gây quan ngại
- Sẽ tiếp tục đánh giá dữ liệu kinh tế và cân nhắc rủi ro
- Nếu lạm phát tiếp tục tăng cao, Fed sẽ phản ứng
Chủ tịch Powell có nói đến việc thắt chặt, tuy nhiên ông không nói rõ thời điểm chính xác cho việc thắt chặt. Điều này cho thấy Fed sẽ không vội vã trong việc này, và đô la rớt mạnh.
Thị trường đang phản ứng ra sao sau phát biểu của chủ tịch Powell?
Chủ tịch Powell có nói đến thắt chặt, nhưng không nói rõ đến việc thắt chặt lúc nào. Điều này đã đẩy USD xuống mức 92.7 điểm. Các đồng tiền khác đều đang tăng so với USD: EUR tăng 0.34%, GBP tăng 0.46%. AUD và NZD đều tăng hơn 0.7%. Vàng cũng đã bứt phá lên $1,803/oz, tăng 0.6% trong ngày.
EURUSD phi mã sau những bình luận của chủ tịch Powell
Trước những phát biểu của chủ tịch Powell, đồng bạc xanh đang yếu đi toàn diện, chỉ số DXY rơi xuống mức 92.7 điểm. Phe mua EURUSD lúc này đã nhân cơ hội đẩy giá lên kiểm tra vùng 1.18, với đỉnh ngày chạm tới 1.1801.
Chủ tịch Fed St. Louis: QE không còn giá trị lúc này
Theo ông James Bullard, Fed nên thát chặt càng sớm càng tốt và nên hoàn thành thắt chặt trong quý I/2022. Ông nhấn mạnh rằng việc mua tài sản không còn giá trị gì lúc này.
Đồng bạc xanh vẫn đang ổn định ở mức 93.1 điểm trước giờ chủ tịch Powell phát biểu.
Chứng khoán Mỹ khởi đầu thuận lợi trong ngày quan trọng
Hôm nay là ngày chủ tịch Powell sẽ phát biểu sau cuộc họp Jackson Hole, và thị trường chứng khoán đang khá phấn khởi trước thời điểm quan trọng này. Chỉ số Dow Jones tăng 0.24%, chỉ số S&P 500 tăng 0.3% và chỉ số Nasdaq tăng 0.26%. Tại châu Âu, các chỉ số đang gần như không có thay đổi.
Đồng đô la Mỹ tiếp tục có một phiên ổn định trong ngày hôm nay, chỉ số DXY tăng 0.1% lên 93.1 điểm. Nhìn chung, thị trường tiền tệ chưa có quá nhiều biến động và sẽ tiếp tục đợi phát biểu của chủ tịch Powell để có thêm xúc tác. EUR giảm nhẹ 0.1%. GBP tăng 0.1%. JPY và CHF giảm 0.15%. AUD tăng 0.13%. NZD chưa có nhiều thay đổi. CAD giảm 0.1%.
Vàng giảm 0.18% xuống 1,788. Dầu thô tăng 1.57% lên $68.8/thùng.
Chủ tịch Powell sẽ phát biểu vào 21h tối nay theo giờ Việt Nam.
Chủ tịch Fed Philadelphia: Người dân vẫn sợ đi làm vì Covid
Theo ông Patrick Harker, những yếu tố đang kìm hãm nền kinh tế liên quan đến nguồn cung, không phải cầu, và thị trường lao động sẽ tiếp tục gặp khó khăn nếu ta không giải quyết các vấn đề về nguồn cung hay chăm sóc trẻ em. Ông cũng nói thêm rằng Fed đã đạt được mục tiêu lạm phát.
Chủ tịch Fed Cleveland: Thắt chặt trong năm nay là hợp lý!
Tiếp tục là những lời bình luận hawkish từ các quan chức Fed trước thềm chủ tịch Powell phát biểu tối nay, và lần này tới lượt bà Loretta Mester, chủ tịch Fed Cleveland. Bà khá thoải mái với việc thắt chặt trong năm nay, và thắt chặt có thể hoàn thành vào giữa năm sau.
Chi tiết số liệu PCE tháng Bảy tại Mỹ
Trong tháng Bảy, chỉ số PCE lõi tại Mỹ tăng 0.3% MoM, đúng như kỳ vọng ban đầu, tương đương với mức tăng 3.6% YoY. Con số này nối tiếp mức tăng 0.4% MoM (3.6% YoY đã điều chỉnh) của tháng trước.
Đáng chú ý hơn, thu nhập cá nhân tại Mỹ tăng tới 1.1%, vượt xa kỳ vọng 0.2%, và tăng tới 1% so với tháng trước. Tuy nhiên tiêu thụ cá nhân giảm nhẹ 0.1% so với kỳ vọng ban đầu là tăng 0.3%.
Dữ liệu tháng Bảy cho thấy có vẻ lạm phát giá cả bắt đầu hạ nhiệt, tuy nhiên vẫn đang cao hơn nhiều mục tiêu 2% của Fed.
Chủ tịch Fed Philadelphia: Ủng hộ thu hẹp QE sớm!
Bình luận của ông Harker, chủ tịch Fed Philadelphia:
- Thị trường việc làm đang thay đổi và suy nghĩ của mọi người về một công việc đã và đang thay đổi
- Các vấn đề hiện tại liên quan đến cung không phải cầu
- Câu hỏi đặt ra là các vấn đề về chuỗi cung ứng diễn ra trong bao lâu
- Ủng hộ việc thu hẹp sớm, nhưng biến thể Delta và các biến thể khác là một rủi ro cần chú ý.
- Quan điểm là Fed nên hoàn thành việc tapering trước khi xem xét tăng lãi suất