Sydney kéo dài lệnh giãn cách thêm 1 tuần
Lệnh giãn cách tại Sydney đã được kéo dài thêm 1 tuần, đó sẽ là tuần thứ 3 liên tiếp do sự càn quét của dịch COVID-19.
Các nhà kinh tế ước tính, mỗi tuần giãn cách, kinh tế Úc thiệt hại 1 tỷ USD. Như vậy sau 3 tuần, tổng thiệt hại lên nền kinh tế là 3 tỷ USD.
Bank of America dự báo EUR/USD sẽ giảm về 1.15
Với việc các số liệu kinh tế Mỹ được khởi sắc và các tín hiệu hawkish đến từ Fed, đồng USD sẽ tiếp tục mạnh lên trong năm nay. Lạm phát cao ở Mỹ cũng sẽ khiến đồng bạc xanh tăng trên diện rộng.
BofA là tổ chức duy nhất dự báo EUR/USD sẽ giảm về 1.15 trong năm nay, theo Bloomberg (ảnh).
Nomura khuyến nghị Buy on dip EUR/USD
Nomura cho biết với việc chênh lệch lợi suất giữa Anh và Đức giảm đi và đà tăng của USD đang hơi quá mua, cặp tiền sẽ có một nhịp điều chỉnh và sẽ có cơ hội tốt để Buy on dip tại 1.18. Hỗ trợ của cặp tiền này ở mức 1.17. Bên cạnh đó, triển vọng trong trung và dài hạn của USD vẫn là bullish, do đó vị thế này nên được theo dõi thận trọng.
Westpac: RBNZ sẽ tăng lãi suất vào tháng 11 năm nay
Giống như nhiều ngân hàng khác trong hôm qua đã dự báo RBNZ sẽ tăng lãi suất vào tháng 11/2021 như ASB và BNZ, Westpac là ngân hàng tiếp theo nhận định điều này. Bên cạnh đó, họ cũng cho rằng RBNZ sẽ tiếp tục tăng lãi suất thêm 2 lần nữa vào tháng 2 và tháng 5/2022.
Tổng hợp thị trường ngày 06/07: Risk-off bao trùm trong một phiên giao dịch đầy bão tố!
Mối lo ngại về các ca nhiễm COVID-19 do biến chủng Delta mới bùng phát đã khiến tâm lý risk-off bao trùm toàn bộ thị trường. Nhu cầu trú ẩn đã khiến lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong 5 tháng tại 1.35%. Điều này đã kéo theo đà bán tháo của các cổ phiếu ngành ngân hàng, dẫn đến các chỉ số Dow Jones và S&P 500 giảm lần lượt 0.60% và 0.20%. Nasdaq vẫn tiếp tục chạm mức đỉnh cao mọi thời đại mới tại 14,687 điểm và duy trì được sắc xanh vào cuối phiên.
Trên thị trường ngoại hối, có lẽ đồng USD đang thể hiện vai trò trú ẩn của mình khi tăng 0.34%, diễn biến ngược chiều với lợi suất một cách đầy bất ngờ. Một đồng tiền trú ẩn khác là JPY cũng tăng 0.32% trong phiên hôm nay, USD/JPY đóng cửa ở 110.60. Diễn biến đáng chú ý nhất là các đồng tiền hàng hóa. NZD đã tăng 1% trong phiên Á khi RBNZ được kỳ vọng tăng lãi suất sớm, tuy vậy lại quay đầu giảm 0.18% xuống 0.700 khi đồng USD tăng vượt trội. AUD cũng tăng mạnh sau quyết định chính sách tiền tệ của RBA, họ giữ nguyên các chương trình như hiện tại cũng như giữ nguyên trái phiếu tháng 4/2024 làm tham chiếu cho YCC. USD/CAD tăng gần 1% khi giá dầu bất ngờ lao dốc.
Thị trường hàng hóa đều bị bán tháo khi đồng USD mạnh lên trên diện rộng. Giá dầu WTI chưa thể chạm mức $77/thùng đã bị bán tháo mãnh liệt xuống $73.37/thùng, còn giá vàng đóng cửa ở $1,798/oz sau khi chạm đỉnh $1,815/oz.
Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán châu Âu
Như thường lệ, một ngày xanh lại một ngày đỏ. Phiên thứ Hai khởi sắc bao nhiêu thị phiên thứ Ba ảm đạm bấy nhiêu. Các chỉ số tại châu Âu đều ghi nhận giảm mạnh:
- Chỉ số DAX giảm 0.96%
- Chỉ số FTSE 100 giảm 0.89%
- Chỉ số CAC giảm 0.91%
- Chỉ số FTSE MIB giảm 0.84%
- Chỉ số Stoxx 600 giảm 0.64%
Tại Mỹ, các chỉ số cũng đang không thua kém về độ "đỏ", khi Dow Jones cũng giảm tới gần 1%, S&P 500 giảm 0.6% và Nasdaq giảm 0.18%.
Bộ Tài chính Mỹ: Sẽ tiếp tục thúc đẩy kích thích tài khóa trong khối G20
Theo phát ngôn viên Bộ Ngân khố Mỹ, nước này sẽ tiếp tục thúc đẩy kích thích tài khóa đối với các quốc gia khối G20 để giải quyết vấn đề bất bình đẳng thu nhập, biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế. Ngoài ra, Mỹ cũng sẽ tiếp tục ủng hộ việc thiết đặt thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu.
Chứng khoán Mỹ rực đỏ phiên đầu tuần
Ba chỉ số lớn tại Mỹ đều đang ghi nhận giảm ở các mức khác nhau. Dow Jones có mức giảm lớn nhất 1.16%. Chỉ số S&P 500 cũng đang ghi nhận giảm 0.69%. Nasdaq, dù khởi đầu có phần tốt hơn với mức tăng 0.16% khi mở cửa cũng đã quay đầu giảm 0.09%.
USDCAD lập đỉnh ngày cao kỷ lục
Cặp tiền này đã lập đỉnh tháng Bảy mới tại 1.2493, mức cao nhất kể từ cuối tháng Tư năm nay. Lý do cho đà tăng mạnh mẽ này là dầu suy yếu, dẫn tới CAD, vốn nhạy cảm với giá dầu, cũng yếu đi theo.
Hiện tại, USDCAD đang được giao dịch quanh mức 1.2483.
AUDUSD suy yếu, xóa bỏ đà tăng từ đầu phiên
Cặp tiền này đã mất toàn bộ mức tăng trong ngày, và hiện đang giao dịch với mức giảm 0.11%. Trước phiên Âu hôm nay, với việc RBA giữ nguyên thái độ dovish đã khiến AUD giảm khá sâu. Có vẻ như ảnh hưởng của việc này đang tiếp tục lan tỏa, khi AUDUSD đã giảm xuống 0.7516. Trước đó, AUD là đồng tiền mạnh thứ hai trong phiên, chỉ sau NZD.
Chỉ số PMI ngành dịch vụ tại Mỹ không đạt kỳ vọng
Trong tháng Sáu, chỉ số PMI ngành dịch vụ tại Mỹ đạt 64.6 điểm, so với kỳ vọng thị trường là 64.8 điểm. Đây là mức giảm khá sâu so với con số 70.4 của tháng trước.
Cùng lúc đó, chỉ số PMI ngành dịch vụ của ISM cũng chỉ đạt 60.1 so vói kỳ vọng 63.5.
Cập nhật diễn biến thị trường phiên Mỹ ngày 6/7: Chứng khoán trái chiều trong phiên đầu tiên của tuần
Sau một ngày nghỉ lễ Quốc khánh, các chỉ số lớn tại Mỹ đang khởi đầu tuần mới nhiều biến động. Chỉ số đang tăng duy nhất lúc này là Nasdaq với mức tăng nhẹ 0.1%. Hai chỉ số Dow Jones và S&P 500 lần lượt ghi nhận mức giảm 0.4% và 0.17%. Tại châu Âu, các chỉ số đang rực đỏ: DAX, FTSE 100 FTSE MIB và CAC đồng loạt giảm mạnh.
Hôm nay cũng là một ngày đầy biến động trên thị trường tiền tệ. Sau một thời gian rơi sát xuống 92 điểm, chỉ số DXY đã bật dậy mạnh mẽ trong phiên Mỹ, quay trở lại mức 92.4, hiện tăng 0.26%. Hai đồng tiền mạnh nhất phiên là hai đại diện đến từ châu Đại Dương. NZD và AUD lần lượt ghi nhận mức tăng 0.6% và 0.3% trong ngày. Dù vậy, việc RBA giữ nguyên lãi suất đã khiến AUD suy yếu khá nhiều trong phiên. JPY cũng đang tương đối mạnh so với USD, với mức tăng 0.18%. EUR giảm 0.22%, CHF giảm 0.16%, GBP chưa có nhiều thay đổi. CAD đang là đồng tiền yếu nhất phiên với mức giảm 0.6%. Đồng tiền vốn nhạy cảm với giá hàng hóa này đang chịu áp lực rất lớn từ giá dầu.
Trên thị trường hàng hóa, dầu thô liên tục biến động. Sau khi lập đỉnh vào phiên Âu, vàng đen lao dốc không phanh trong phiên Mỹ, hiện giảm 2.21%. Trái lại, vàng đang lấy lại sức mạnh, khi đã vượt lại $1,800, và đang tăng 1.05% trong ngày.
Dầu thô lao dốc sau khi lập đỉnh ngày
Dầu WTI lập đỉnh ngày tại gần $77/thùng, trước việc OPEC+ hoãn cuộc họp quan trọng. Với việc này, mọi kế hoạch về gia tăng sản lượng cũng sẽ bị hoãn lại vô thời hạn, hỗ trợ cho đà tăng của dầu thô. Tuy nhiên, bước vào phiên Mỹ, vàng đen lại đang giảm rất sâu, từ mức đỉnh ngày rớt xuống đáy ngày tại $74.32/thùng. Hiện tại dầu thô tìm được hỗ trợ tại vùng $74.5 và đã hồi phục lên 74.65, tương đương với mức giảm 2.15% trong ngày.. Cùng lúc đó, dầu Brent cũng đã giảm xuống $75.84/thùng.
Các chiến lược gia tại Deutsche Bank dự báo như thế nào về giá dầu?
Giá dầu thô Brent có khả năng phá vỡ trên mốc $80/thùng trong năm nay, nhưng sẽ điều chỉnh phần nào đó vào năm 2022 xuống $75/thùng, theo các chiến lược gia tại Deutsche Bank.
Bản tin COVID-19: Vaccine Pfizer ít hiệu quả hơn trong việc ngăn biến thể Delta lây lan so với các chủng virus trước đó
- Dữ liệu từ Israel cho thấy vaccine của Pfizer vẫn có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa biến chứng nặng nhưng kém hiệu quả hơn trong việc ngăn chặn sự lây lan của biến thể Delta.
- Đức đã nới lỏng các quy định hạn chế đi lại đối với du khách đến từ Vương quốc Anh và Bồ Đào Nha.
- TBS đưa tin Nhật Bản đang xem xét gia hạn các quy định hạn chế ở Tokyo.
- Ấn Độ ghi nhận ít ca nhiễm mới trong ngày nhất kể từ ngày 17 tháng 3.
Giá dầu Brent kiểm tra đường xu hướng quan trọng!
Dầu Brent một lần nữa kiểm tra lại đường xu hướng bắt nguồn từ mức kỷ lục tháng 7 năm 2008 là $147.50/thùng. Việc giá dầu bật tăng phá qua đường xu hướng có thể là tín hiệu "bullish" hướng tới mốc $90/thùng trong ngắn hạn.
Tỷ giá USD/CHF tăng nhẹ, nằm trên mốc 0.9200 trước dữ liệu kinh tế từ Hoa Kỳ
Cặp USD/CHF đóng cửa ngày đầu tuần không đổi khi thanh khoản mỏng do kỳ nghỉ Lễ Độc lập ở Mỹ. Với sức mạnh của đồng Bạc Xanh vào thứ Ba, cặp tiền này đã leo lên mức đỉnh hàng ngày tại 0.9246 trước khi dao động tích lũy. Ở thời điểm hiện tại cặp tiền này đã tăng 0.1% lên mức 0.9228. Số liệu PMI ngành dịch vụ tháng Sáu tại Mỹ sẽ là dữ liệu quan trọng Trader cần lưu ý.
PBOC khuyến cáo các tổ chức không cung cấp dịch vụ cho các công ty liên quan đến tiền điện tử
Các công ty liên quan đến việc cung cấp mặt bằng kinh doanh, trưng bày thương mại, tiếp thị và quan hệ công chúng, quảng cáo các hoạt động liên quan đến tiền điện tử sẽ chịu ảnh hưởng.
Bên cạnh đó PBOC khuyên người dân hạn chế tham gia vào các hoạt động đầu cơ tiền điện tử, sau khi chính quyền thành phố Bắc Kinh thẳng tay đàn áp một công ty (được cho là Qodo) vì cáo buộc cung cấp dịch vụ phần mềm cho các giao dịch tiền điện tử.
Chuyên gia tại Credit Suisse bình luận gì về đà tăng của AUD/USD?
Tỷ giá AUD/USD đã tăng mạnh trở lại sau cuộc họp của RBA. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế tại Credit Suisse dự đoán đồng Aussie sẽ tiếp tục bị ngăn cản tại ngưỡng kháng cự quan trọng ở 0.7597/7617.
Phó Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu lạc quan về đà phục hồi kinh tế nửa cuối năm 2021
Phó Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) Luis de Guindos cho biết hôm thứ Ba rằng ông “nhận thấy sự phục hồi kinh tế đáng kể trong nửa cuối năm 2021”.
Tỷ giá EUR/USD vẫn đang ở mức thấp hàng ngày gần 1.1835 sau khi giảm 0.2%, do ảnh hưởng bởi đà phục hồi của đồng đô la Mỹ và dữ liệu ZEW của Đức
Các chiến lược gia ngoại hối ngân hàng UOB có bình luận gì về triển vọng USD/CNH?
Theo ý kiến của các chiến lược ngoại hối tại UOB Group, trên khung daily, USD/CNH có thể giảm xuống mức 6.4560 để có một nhịp phục hồi sau đó. Việc tỷ giá phá vỡ mức 6.4740 sẽ có chấy áp lực giảm đã dần giảm bớt. Trong 1-3 tuần tới, triển vọng USD/CNH tăng trên 6.4950 đã mờ đi khá nhiều, USD/CNH có khả năng tích luỹ trong phạm vi 6.4480-6.4850 trong những tuần tới.
Dollar đã có nhịp hồi phục trong phiên Âu!
Đáng lưu ý, EUR/USD đang được đẩy xuống mức thấp nhất mới là 1.1847 và đã giảm xuống ngay dưới đường MA-100 giờ khi phe bán đang chiếm ưu thế
GBP / USD cũng đã giảm từ 1.3900 xuống 1.3855 trong khi USD/CAD đã tăng từ 1.2305 lên 1.2340 khi đồng Aussie và Kiwi đã đánh mất mức cao trước đó/
AUD/USD đã giảm từ mức 0.7599 xuống 0.7572 trong khi NZD/USD giảm từ 0.7105 xuống 0.7075.
Thị trường vẫn chưa tìm được hướng đi rõ ràng và biên bản cuộc họp của Fed ngày mai để có thể cung cấp thêm manh mối cho tâm trạng thị trường
Chỉ số PMI xây dựng tháng 6 của Đức đạt 47.0 so với 44.5 tháng trước
Lĩnh vực này đã có cải thiện nhẹ so với tháng 5 nhưng điều kiện chung vẫn bị cản trở phần lớn do nguồn cung gián đoạn và áp lực giá / chi phí đầu vào tăng.
Hoạt động xây dựng ở Đức đang bị kìm hãm do nguồn cung bị tắc nghẽn. Không chỉ các công ty xây dựng gặp khó khăn trong việc tìm nguồn cung ứng vật liệu, mà điều kiện thị trường của người bán trên nhiều loại sản phẩm, từ vật liệu cách nhiệt, nhựa đến thép và gỗ, đang khiến chi phí của các nhà xây dựng tăng lên với tốc độ nhanh nhất trong hơn hai thập kỷ.
"Hoạt động nhà ở vẫn là một điểm sáng hiếm hoi, trong khi lực cản mạnh mẽ từ hoạt động thương mại sụt giảm vẫn tiếp diễn
Số lượng Ether trên các sàn giao dịch đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 2.5 năm!
Theo dữ liệu từ CryptoQuant, số lượng ETH dự trữ trên các sàn giao dịch tập trung đã giảm mạnh trong vài ngày qua và đặc biệt là sau sự cố thị trường vào giữa tháng 5. Thậm chí con số này đã chạm mức thấp nhất trong vòng 2.5 năm.
Hiện tại lượng ETH đã đạt đến hơn 6 triệu, tương đương khoảng 14 tỷ USD được staking vào ETH 2.0 và con số tiếp tục gia tăng.
Đây là động cơ lý giải vì sao Ether quay trở lại mức cao trong 2 tuần. Địa chỉ ví hoạt động của Ethereum vượt trội hơn so với Bitcoin bất chấp ảnh hưởng BTC dẫn đến sự kìm hãm về giá của ETH.
Thống đốc ngân hàng RBA: Rất khó để nâng lãi suất ngay trong năm 2023!
Ông Lowe đã khẳng định một số yếu tố tác động đến quyết định tăng lãi suất của RBA
- RBA cần một dự báo tăng trưởng tiền lương tích cực hơn nữa để suy nghĩ đến việc tăng lãi suất vào năm 2023. Tuy nhiên, điều đó có vẻ khá khó xảy ra.
Do đó, lãi suất sẽ không được nâng lên trước năm 2024. RBA dường như sẽ phục thuộc vào tiến trình các điều kiện kinh tế phát triển để đưa ra các định hướng chinh sách. Theo như ngân hàng đã công bố trước đó, RBA sẽ không xem xét bất kỳ sự thay đổi nào về lập trường trước tháng 11 năm nay, do đó, động thái trong những thái thới của ông Lowe sẽ được thị trường theo dõi.
Các chiến lược gia ngoại hối ngân hàng UOB có bình luận gì về triển vọng NZD/USD?
Theo ý kiến của các Nhà chiến lược ngoại hối ngân hàng UOB, triển vọng tăng của NZD/USD sẽ rõ ràng hơn nếu mốc 0.7070 bị phá vỡ. Trên khung daily, đà tăng đã được cải thiện và NZD có khả năng tăng thêm tuy nhiên việc tăng bền vững trên ngưỡng kháng cự chính tại 0.7570 là khó có thể xảy ra. Hiện cặp tiền đang có ngưỡng hỗ trợ tại 0.7030, theo sau là 0.7010. Từ 1-3 tuần tới, NZD/USD cần đóng cửa trên 0.7070 để có thể phá vỡ mốc 0.7095. Ở giai đoạn này, cơ hội nay là không cao nhưng nó vẫn có hy vọng, miễn là NZD/USD không di chuyển xuống dưới 'hỗ trợ mạnh' tại 0.6990 trong vài ngày tới.
Số lượng đơn đặt hàng của các nhà máy ở Đức bất ngờ gây thất vọng, tỷ giá EUR/USD chịu ảnh hưởng như thế nào?
Đơn đặt hàng nhà máy của Đức đã bất ngờ giảm vào tháng 5, cho thấy lĩnh vực sản xuất ở cường quốc kinh tế châu Âu vẫn đang trong tình trạng ảm đạm.
Các hợp đồng sản xuất hàng hóa tại Đức đạt -3.7% trong tháng so với 5.0% dự kiến và -0.2% trước đó - dữ liệu mới nhất do Văn phòng Thống kê Liên bang công bố.
Trên cơ sở hàng năm, Đơn hàng công nghiệp của Đức đã tăng 54.3% trong tháng so với 80.2% trước đó và mức tăng trưởng dự kiến là 75.4%.
Phản ứng thị trường: EUR/USD dường như không bị ảnh hưởng bởi dữ liệu đáng thất vọng của Đơn đặt hàng nhà máy của Đức, khi tỷ giá EUR/USD đạt mức cao hàng ngày là 1.1891, tăng 0.26% trong ngày.
Cập nhật thị trường FX trưa ngày 06/07: AUD và NZD dắt tay nhau bay cao trong khi USD có ngày thứ 3 suy yếu liên tiếp
Tất cả các đồng tiền chính đều tăng so với USD, dẫn đầu bởi NZD sau khi một loạt ngân hàng nâng dự báo thời điểm tăng lãi suất của RBNZ. Các mục tiêu như lạm phát ổn định và toàn dụng lao động đều đã đạt được và nếu điều kiện hiện tại tiếp tục được duy trì, các mức mục tiêu này có thể sẽ bị vượt qua. NZD/USD hiện giao dịch ngay dưới mức đỉnh ngày 25/06 tại 0.7095.
Cuộc họp chính sách của RBA vào sáng nay không đem lại bất ngờ nào, họ giữ nguyên chương trình QE và lãi suất. Trái phiếu làm tham chiếu cho YCC cũng không thay đổi với thời điểm đáo hạn vào tháng 4 năm 2024.
Đồng GBP cũng tăng khá ấn tượng vào sáng nay khi nước này dần tiến tới thời điểm dỡ bỏ tất cả các biện pháp hạn chế và cho phép người nước ngoài nhập cảnh. GBP/USD hiện tăng 0.33% lên mức 1.3888.
EUR, CAD, JPY và CHF đều tăng nhẹ, khoảng hơn 0.1%.
AUD/NZD tiếp tục giảm sau khi nhận "đèn xanh" từ RBA
Sự phân kỳ giữa 2 ngân hàng trung ương vẫn được duy trì khi RBNZ được cho là sẽ sớm tăng lãi suất và lập trường chính sách RBA ngày hôm nay vẫn còn khá dovish.
Và điều đó có thể đủ để đưa AUD/NZD trở lại mức thấp nhất trong tháng 5 tại 1.0600.
Cặp tiền này hiện đã phá vỡ mức thấp nhất trong năm tuần cũng như mức Fibo truy hồi 61.8 của đợt tăng giá gần đây vào tháng trước tại 1.0681.
Với việc RBA được kỳ vọng sẽ không tăng lãi suất ít nhất là đến tháng 11, NZD sẽ còn tiếp tục mạnh lên so với đồng Aussie.
RBA giữ nguyên lãi suất ở mức 0.1% trong quyết định chính sách tiền tệ tháng 7
- Quyết định chính sách tiền tệ mới nhất của RBA - ngày 6 tháng 7 năm 2021
- Mục tiêu lợi suất trái phiếu kỳ hạn 3 năm ở mức 0.10%
- Giữ trái phiếu đáo hạn vào tháng 4 năm 2024 làm mục tiêu lợi suất trái phiếu
- Giữ nguyên chương trình mua trái phiếu
- Kinh tế Úc phục hồi mạnh hơn dự kiến trước đó
- Triển vọng cho đầu tư và các hộ gia đình nhìn đang khá tốt
- Thị trường lao động tiếp tục phục hồi nhanh hơn dự kiến
- Lạm phát và tiền lương vẫn giảm
- Sẽ phản ứng với triển vọng được cải thiện bằng cách điều chỉnh khối lượng trái phiếu mua hàng tuần
- Sẽ tiến hành xem xét thêm chính sách vào tháng 11
- Kịch bản cơ sở vẫn được duy trì, các điều kiện tối ưu khó có thể đạt được trước năm 2024
Ngày mai Sydney sẽ biết liệu các biện pháp phong tỏa có được gia hạn hay không
Các nhà chức trách ở Sydney đang tìm cách thực hiện các biện pháp để đảm bảo việc phong tỏa hai tuần hiện tại sẽ không xảy ra nữa, một tín hiệu cho thấy các lệnh "ở trong nhà" có thể sẽ được gia hạn.
Thành phố với khoảng 6 triệu dân đã ghi nhận 18 trường hợp nhiễm mới trong cộng đồng vào thứ Ba so với 35 ngày trước đó, nâng tổng số ca nhiễm bệnh được phát hiện kể từ giữa tháng 6 lên 330. Họ bao gồm 5 cư dân và 3 nhân viên của một cơ sở chăm sóc người già, làm dấy lên lo về ngại khu vực của cộng đồng đặc biệt dễ tổn thương này.
Các ngân hàng trung ương đang cân nhắc việc mua thêm vàng
Hội đồng Vàng Thế giới cho biết 1/5 ngân hàng trung ương có ý định tăng dự trữ vàng của họ trong năm tới.
Serbia tuyên bố sẽ tăng lượng nắm giữ từ 36.6 tấn lên 50 tấn trong thời gian tới
Elon Musk tweet lời khuyên của Buffett: Hãy "kiếm coin"
Rõ ràng Buffett đang đề cập đến tiền thật, tiền vật chất ... tiền pháp định nhưng Musk thì không như vậy. Sau khi bị chính quyền Mỹ cảnh báo về các bình luận và bài tweet của mình về tiền điện tử, có vẻ như Musk vẫn sẽ không dừng lại và tiếp tục "lái" thị trường đầy non trẻ này.
Hàng loạt ngân hàng lớn dự báo RBNZ tăng lãi suất sớm, NZD tăng hơn 0.7% trong phiên hôm nay
Tổng hợp một số dự báo đến từ các ngân hàng:
- ANZ dự báo RBNZ tăng lãi suất vào tháng 2/2022.
- BNZ dự báo lãi suất sẽ được tăng vào tháng 11/2021.
- ASB dự báo lãi suất sẽ tăng vào tháng 11/2021.
- Theo Reuters, 76% người tham gia thị trường dự báo RBNZ sẽ tăng lãi suất ngay trong tháng 11 năm nay.
NZD/USD đã tăng 0.73% trong phiên hôm nay lên 0.7073, mức cao nhất trong hơn 1 tuần qua, sau những dự báo RBNZ sẽ tăng lãi suất.
Thủ tướng Anh xác nhận nới lỏng các hạn chế vào ngày 19/07
Thủ tướng Boris Johnson cho biết, các lệnh hạn chế COVID-19 tại Anh sẽ được nới lỏng vào ngày 19/07, theo đó:
- Người dân sẽ không cần phải đeo khẩu trang.
- Các yêu cầu giãn cách sẽ được xóa bỏ\
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại Úc giảm trong tuần vừa rồi
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Úc của ANZ tuần vừa rồi đã giảm từ 112.2 xuống 107.8, thấp nhất kể từ đầu tháng 4 năm nay. Các lệnh giãn cách do COVID-19 tại nước này đã khiến các hoạt động kinh tế bị ngưng trệ.
Nhật Bản sẽ gia hạn tình trạng khẩn cấp đối với Tokyo
Theo Nikkei, Nhật Bản sẽ kéo dài tình trạng khẩn cấp đối với Tokyo và các tỉnh thành lân cận như Kanagawa, Saitama và Chiba đến ngày 23/7, thay vì 11/7 như trước đây. 30 triệu người sẽ phải ở nhà.
AUD/NZD giảm xuống mức thấp nhất 1 tháng khi nhiều ngân hàng dự báo RBNZ tăng lãi suất sớm
Tỷ giá AUD/NZD đã chạm mức 1.0680 trong phiên hôm nay, thấp nhấ trong vòng 1 tháng qua khi ASB cho rằng RBNZ sẽ tăng lãi suất vào tháng 11/2021, trong khi ANZ dự báo họ sẽ tăng lãi suất vào tháng 2/2022. Tuy vậy đà giảm của cặp tiền này sẽ chỉ tồn tại trong ngắn hạn nếu cuộc họp sắp tới của RBA sẽ cho một tín hiệu hawkish.
Cuộc họp của RBA được kỳ vọng như thế nào?
Bloomberg Economics nhận định, RBA có thể giữ nguyên lãi suất, trong khi điều chỉnh chương trình QE bằng cách thay vì mua trái phiếu ở một lượng cố định, họ sẽ mua trái phiếu mở với tốc độ 5 tỷ AUD/tuần như hiện tại. Bên cạnh đó, họ có thể sử dụng lợi suất của trái phiếu đáo hạn vào tháng 11/2024 làm tham chiếu cho YCC, mặc dù xác suất là không cao.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 05/07: Thị trường nghỉ lễ Quốc khánh, cuộc họp OPEC bị trì hoãn
Các nhà giao dịch tại Hoa Kỳ đã nghỉ lễ Quốc khánh, khiến thị trường thiếu vắng các tin tức dẫn dắt cũng như thiếu đi các sự biến động. Thị trường chứng khoán đóng cửa trong khi các hợp đồng tương lai các chỉ số Dow Jones và S&P 500 chỉ tăng nhẹ lần lượt 0.13% và 0.08%.
Thị trường tiền tệ cũng không có nhiều điều đáng nói khi các đồng tiền chính đều biến động với biên độ dưới 0.1%. Xu hướng sẽ chỉ rõ ràng trong phiên hôm nay.
Vàng tăng phiên thứ 4 liên tiếp lên $1,792/oz.
Giá dầu chạm mức $76.4/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 10/2018. Cuộc họp OPEC trong ngày hôm qua tiếp tục bị trì hoãn và chưa xác định ngày tái khởi động, vì vậy các bộ trưởng dầu mỏ đã thống nhất giữ nguyên sản lượng dầu cho đến khi cuộc họp có thể đạt được thỏa thuận.