Doanh số bán lẻ tháng 5 của Vương quốc Anh tăng cao hơn dự kiến
Dữ liệu mới nhất do ONS công bố ngày 21 tháng 6 năm 2024
- Doanh số bán lẻ tháng 5 của Vương quốc Anh +2.9% m/m, cao hơn so với dự kiến +1.5% m/m
- Trước đó -2.3% m/m, điều chỉnh thành -1.8% m/m
- Doanh số bán lẻ +1.3% y/y, cao hơn so với dự kiến -0.9% y/y
- Trước đó -2.7%, điều chỉnh thành -2.3%
- Doanh số bán lẻ (không bao gồm doanh số bán ô tô, nhiên liệu) +2.9% m/m, cao hơn so với dự kiến +1.3% m/m
- Trước đó -2.0%, điều chỉnh thành -1.4%
- Doanh số bán lẻ (không bao gồm doanh số bán ô tô, nhiên liệu) +1.2% y/y, cao hơn so với dư kiến -0.8% y/y
- Trước đó -3.0%, sửa đổi thành -2.5%
USD/JPY tiệm cận mốc 160.00 sau chuỗi tăng 6 phiên liên tiếp
USD/JPY duy trì đà tăng tiệm cận mốc 159.00 trong phiên Á hôm thứ Sáu sau chuỗi tăng sáu phiên liên tiếp. USD/JPY dự kiến sẽ tăng lên mức đỉnh trong nhiều năm - 160.00 - do nhà đầu tư kỳ vọng rằng BoJ có thể tiếp tục trì hoãn kế hoạch giảm lượng mua trái phiếu sau cuộc họp tháng 7.
Giá vàng duy trì đà tăng trên 2360 USD/oz
Giá vàng củng cố đà tăng mạnh mẽ của phiên hôm trước lên mức đỉnh trong hai tuần, hiện duy trì trên mốc 2360 USD/oz. Đặt cược về việc Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 9 tiếp tục hỗ trợ XAU/USD. Tuy nhiên, lợi suất trái phiếu Mỹ vẫn tăng cao tiếp tục củng cố đồng USD và có thể hạn chế đà tăng của vàng.
Lịch kinh tế phiên Âu hôm nay có gì đáng chú ý?
- 13:00 - Dữ liệu doanh số bán lẻ tháng 5 của Vương quốc Anh
- 13:45 - Dữ liệu niềm tin kinh doanh tháng 6 của Pháp
- 14:15 - PMI tháng 6 của pháp
- 14:30 - PMI tháng 6 của Đức
- 15:00 - PMI tháng 6 của khu vực Euro
- 15:30 - PMI tháng 6 của Vương quốc Anh
Đồng Yên vẫn là tâm điểm chú ý sau dữ liệu lạm phát yếu hơn của Nhật Bản
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đang phải chạy đua với thời gian trong nửa đầu năm nay. Dữ liệu lạm phát mới nhất hôm nay càng khẳng định điều đó, khi lạm phát tiếp tục giảm xuống gần hơn mốc quan trọng 2%.
Lạm phát ở Nhật Bản vẫn là bài toán đau đầu cho BoJ. Mặc dù đã tăng lãi suất vào tháng 3, BoJ dường như đang gặp khó khăn trong việc tiếp tục thực hiện chính sách này.
Trước đây, BoJ được dự đoán là có thể sẽ tăng lãi suất vào tháng 6 hoặc tháng 7. Nhưng hiện tại, kịch bản đã thay đổi, BoJ có khả năng sẽ trì hoãn sang tháng 9. Đây có thể coi là việc trì hoãn giải quyết vấn đề.
Các nhà hoạch định chính sách vẫn đang tin tưởng rằng lạm phát sẽ bắt đầu tăng trở lại vào nửa cuối năm 2024, cùng với mức lương cao hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đây là một vấn đề mà Nhật Bản đã phải vật lộn trong hơn hai thập kỷ qua.
Ngoài ra, BoJ còn đang đi ngược lại xu hướng chung. Tất cả các ngân hàng trung ương lớn khác đều cho rằng áp lực lạm phát sẽ giảm xuống sâu hơn vào năm 2025.
Dữ liệu lạm phát tiếp tục đi theo xu hướng này càng lâu, BoJ sẽ càng khó biện minh cho lập luận của mình. Và đó chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến đồng Yên Nhật và sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến đồng tiền này trong tương lai.
USD/JPY hiện đang tăng trở lại gần 159.00, và cảnh báo về khả năng can thiệp của Nhật Bản.
Cập nhật thị trường phiên Á: USD/JPY đã vượt mốc 159.10 trong phiên, dữ liệu tại Nhật Bản là tâm điểm chú ý trong phiên Á
Trọng tâm của phiên giao dịch hôm nay là dữ liệu lạm phát tháng 5 của Nhật Bản. Mặt khác, dữ liệu PMI sơ bộ của Úc cho tháng 6 yếu hơn dự báo. AUD/USD tăng nhẹ trong phiên.
Lạm phát của Nhật Bản có diễn biến phức tạp, lạm phát toàn phần và lạm phát cơ bản (không bao gồm thực phẩm tươi sống) đều tăng. Tuy nhiên, lạm phát cơ bản (không bao gồm thực phẩm và năng lượng) giảm xuống mức đáy kể từ tháng 9/2022. Mặc dù dữ liệu này không mang tính quyết định, nhưng có thể sẽ cũng cấp đủ cơ sở để BoJ tăng lãi suất ngắn hạn tại cuộc họp tiếp theo (ngày 30 và 31 tháng 7). Tuy nhiên, vẫn còn một báo cáo CPI khác trước cuộc họp đó nên có thể còn quá sớm để đưa ra quan điểm chắc chắn.
Cũng trong phiên giao dịch hôm nay, các quan chức Nhật Bản đã có những bình luận can thiệp bằng ngôn từ:
- Thứ trưởng bộ tài chính Nhật Bản Kanda, phụ trách về các vấn đề liên quan tới thị trường ngoại hối. Ông cho biết sẽ yêu cầu BoJ can thiệp khi cần thiết.
- Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Hayashi
- Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Suzuki
Ngoài ra, các báo cáo từ Nhật Bản cho biết nước này sẽ tiếp tục trợ cấp cho các dịch vụ tiện ích, trợ cấp cho xăng dầu và các biện pháp giảm gánh nặng giá điện và khí đốt đang được chuẩn bị.
USD/JPY đã vượt mốc 159.10 nhưng sau đó đã giảm trở lại quanh 158.90. Các đồng tiền chính khác giao dịch trong phạm vi hẹp
Phiên Mỹ hôm nay có thể biến động mạnh, đặc biệt đối với những người tham gia thị trường chứng khoán và phái sinh. Phiên đáo hạn quyền chọn "Quad Witching" vào thứ Sáu là phiên đáo hạn lớn nhất từ trước đến nay, với giá trị danh nghĩa của các quyền chọn đáo hạn lên tới 5.1 nghìn tỷ USD, bao gồm 870 tỷ USD quyền chọn mua bán cổ phiếu riêng lẻ.
USD/CNH đang tiệm cận mức đỉnh. PBOC đã ấn định tỷ giá tham chiếu USD/CNY ở mức 7.1196 hôm nay, tăng so với con số 7.1192 vào thứ Năm.
Chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương giảm 0.4%, chịu áp lực bởi đà lao dốc của chứng khoán Hàn Quốc, Hồng Kông và Trung Quốc.
Giá dầu hướng tới tuần tăng thứ 2 liên tiếp do tồn kho của Mỹ bất ngờ giảm. Vàng ổn định, cũng hướng tới tăng tuần thứ hai liên tiếp.
AUD/USD duy trì đà tăng trên 0.6666 sau dữ liệu PMI của Úc
AUD/USD tăng lên trên 0.6666 trong phiên Á hôm nay, sau khi báo cáo PMI của Ngân hàng Judo Úc cho thấy hoạt động kinh doanh vẫn mạnh mẽ mặc dù tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với tháng 3 và tháng 4. Mặt khác, lập trường diều hâu của RBA vào thứ Ba cũng có thể sẽ củng cố đồng AUD trong thời gian tới.
Bitcoin giảm xuống dưới $64,800
MicroStrategy đã mua thêm 11,931 BTC vào thứ Năm, nâng tổng số token nắm giữ lên 226,331 BTC. Sau động thái này, Bitcoin đã tăng trở lại lên $66,000, nhưng việc FUD từ chính phủ Đức bán 2,000 BTC có thể đã đẩy Bitcoin xuống dưới $64,800.
Nhật Bản sẽ tiếp tục trợ cấp cho các tiện ích và xăng dầu
Fuji News Network (FNN) trích lời Thủ tướng Kishida:
- Tiếp tục trợ cấp tiện ích
- Duy trì trợ cấp xăng dầu
Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều
Hầu hết các thị trường châu Á-Thái Bình Dương đều giảm điểm sau khi dữ liệu CPI lõi tháng 5 của Nhật Bản thấp hơn dự kiến.
Lạm phát cơ bản tăng 2.5% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức 2.6% dự kiến
- Nikkei 225 giảm 0.02%, trong khi Topix tăng 0,38%. JPY suy yếu trong ngày thứ bảy liên tiếp. USDJPY chạm mức 159.00. Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã đưa Nhật Bản vào danh sách theo dõi tiền tệ nhưng không phân loại nước này là quốc gia thao túng tiền tệ.
- Kospi giảm 0.94%, trong khi Kosdaq giảm 0.27%. Các bộ trưởng tài chính của Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ gặp nhau vào ngày 25/6 để thảo luận về hợp tác song phương và đa phương, cũng như quan điểm của họ về nền kinh tế toàn cầu.
- HangSeng giảm 1.46%
- S&P/ASX 200 tăng 0.11%
Cựu chủ tịch Fed St.Louis Bullard: Kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất với tốc độ chậm
Cựu chủ tịch Fed St.Louis Bullard cho biết:
- Kinh tế Mỹ vẫn mạnh mẽ
- Kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất với tốc độ chậm
Vàng điều chỉnh trở lại gần $2,361
Giá vàng tăng mạnh hơn 1% vào thứ Năm trong phiên giao dịch Bắc Mỹ khi niềm tin của các nhà giao dịch rằng Fed sẽ nới lỏng chính sách ít nhất hai lần vào năm 2024 ngày càng được củng cố.
Tuy nhiên, kim loại quý giảm xuống gần $2,357 đầu phiên Á hôm nay trước khi điều chỉnh trở lại $2,360.80 ở thời điểm hiện tại:
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.1196
- Dự kiến: 7.2698
- Giá đóng cửa trước đó: 7.2604
- PBOC bơm 10 tỷ nhân dân tệ reverse repos kỳ hạn 7 ngày với lãi suất không đổi là 1.8%
- 2 tỷ nhân dân tệ reverse repos sẽ đáo hạn trong ngày hôm nay
- Một khoản rút ròng 8 tỷ nhân dân tệ sẽ được thông qua trong hoạt động thị trường mở
Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Hayashi và Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Suzuki can thiệp tiền tệ bằng ngôn từ
Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Hayashi bày tỏ quan điểm:
- Mong muốn tỷ giá hối đoái biến động ổn định
- Việc bổ sung Nhật Bản vào danh sách theo dõi tiền tệ của Mỹ không có nghĩa chính sách ngoại hối của Nhật Bản có vấn đề
- Điều quan trọng là tỷ giá ngoại hối phản ánh các nguyên tắc cơ bản
- Sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ các diễn biến trên thị trường ngoại hối
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Suzuki cho biết:
- Sẽ đến thăm Seoul vào ngày 25 tháng 6 để gặp các đối tác Hàn Quốc
- Sẽ liên lạc chặt chẽ với Hoa Kỳ và các quốc gia khác về ngoại hối dựa trên thỏa thuận của G7 rằng các biến động ngoại hối quá mức, mất trật tự có thể gây tổn hại cho nền kinh tế
- Đừng nghĩ rằng Hoa Kỳ coi chính sách ngoại hối của Nhật Bản là có vấn đề
USDJPY tăng vượt mức 159.00 bất chấp sự can thiệp tiền tệ bằng ngôn từ của Thứ trưởng Tài chính Nhật Bản Kanda
Masato Kanda là Thứ trưởng phụ trách các vấn đề quốc tế của Bộ Tài chính Nhật Bản. Ông là quan chức sẽ chỉ đạo BoJ can thiệp khi cần thiết và thường được coi là 'nhà ngoại giao tiền tệ hàng đầu' của Nhật Bản:
- Danh sách theo dõi tiền tệ của Hoa Kỳ được đánh giá theo tiêu chí cơ học
- Sẵn sàng hành động nếu ghi nhận biến động tỷ giá hối đoái quá mức
- Sự can thiệp tiền tệ trước đó đã có hiệu quả
- Không thấy vấn đề gì sau khi Nhật Bản được thêm vào danh sách theo dõi tiền tệ của Mỹ
USDJPY tăng vượt mức 159.00 sau các phát biểu kể trên:
PMI sản xuất sơ bộ của Nhật Bản giảm trong tháng 6
- PMI sản xuất sơ bộ của Nhật Bản: 50.1
- Trước đó: 50.4
- PMI dịch vụ: 49.8
- Trước đó: 53.8
- PMI tổng hợp: 50.0
- Trước đó: 53.6
Báo cáo cho biết:
- Ngành sản xuất Nhật Bản mở rộng trong tháng thứ hai liên tiếp
- Số lượng đơn đặt hàng mới suy yếu từ tháng 5
- Ngành sản xuất Nhật Bản mở rộng với tốc độ chậm hơn do áp lực chi phí ngày càng gia tăng
CPI Nhật Bản tháng 5 thấp hơn dự kiến
- CPI Nhật Bản tháng 5: tăng 2.8% so với cùng kỳ năm trước
- Dự kiến: tăng 2.9% so với cùng kỳ năm trước
- Trước đó: tăng 2.5% so với cùng kỳ năm trước
- CPI ngoại trừ giá thực phẩm tươi sống: tăng 2.5% so với cùng kỳ năm trước
- Dự kiến: tăng 2.6% so với cùng kỳ năm trước
- Trước đó: tăng 2.2% so với cùng kỳ năm trước
- CPI ngoại trừ giá thực phầm tươi sống và năng lượng: tăng 2.1% so với cùng kỳ năm trước
- Trước đó: tăng 2.4% so với cùng kỳ năm trước
Chủ tịch Fed Richmond Barkin: Muốn thấy những dấu hiệu rõ ràng hơn về giảm phát trước khi cắt giảm lãi suất
Chủ tịch Fed Richmond Barkin cho biết:
- Muốn thấy những dấu hiệu rõ ràng hơn về giảm phát trước khi cắt giảm lãi suất
- Chính sách tiền tệ đang đi đúng hướng
- Luồng dữ liệu sẽ xác định những bước đi tiếp theo sau lần cắt giảm lãi suất đầu tiên
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 20.06: Chứng khoán Mỹ biến động trái chiều, USD tăng khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 15/6
Chứng khoán Mỹ biến động trái chiều khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu đã giảm 5,000 xuống còn 238,000 trong tuần kết thúc vào ngày 15/6. Các nhà kinh tế dự báo con số này ở mức 235,000. Số đơn xin tiếp tục trợ cấp đã tăng tuần thứ bảy liên tiếp lên 1.82 triệu kể từ ngày 8/6, chỉ kém 1,000 so với mức cao nhất kể từ cuối năm 2021. S&P 500 giảm 0.25% sau khi tăng 0.34%, đạt 5,505.53 trong phiên. Nasdaq Composite giảm 0.79% sau khi đạt mức cao nhất mọi thời đại trước đó trong ngày. Dow Jones là ngoại lệ khi tăng gần 300 điểm, tương đương 0.77%, có ngày tốt nhất trong tháng này. Nvidia giảm 3.5% vào thứ Năm, khiến cổ phiếu lĩnh vực công nghệ thông tin giảm 1.6%. Tuy nhiên, cổ phiếu của nhà sản xuất chip này vẫn tăng hơn 160% tính đến thời điểm hiện tại và đã nhanh chóng đánh bại Microsoft để trở thành công ty đại chúng có giá trị nhất vào thứ Ba.
- Dow Jones: +0.77%
- S&P 500: -0.25%
- Nasdaq: -0.79%
Trên thị trường FX, USD tiếp tục thế hiện sức mạnh. DXY tăng 0.41% lên 105.64. CAD mạnh nhất, CHF yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính.CAD được hỗ trợ nhờ đà tăng của giá dầu. USDCAD giảm 0.11%, đóng cửa ở 1.3688. SNB đưa ra quyết định cắt giảm lãi suất lần thứ hai liên tiếp, gây áp lực lên CHF. USDCHF tăng 0.86% lên 0.8910. Tình hình căng thẳng chính trị ở châu Âu hạ nhiệt, chứng khoán Pháp tăng ba trong bốn ngày qua. Tuy nhiên, EURUSD vẫn giảm 40 pip, đóng cửa ở 1.0700. JPY giảm trong 6 ngày liên tiếp và USDJPY đang hướng tới mức đỉnh trong 34 năm. JPY chịu áp lực khi thị trường ngày càng có niềm tin rằng lạm phát ở Nhật Bản chỉ là chuyện nhất thời và BoJ sẽ gặp khó trong việc tăng lãi suất.
- DXY: +0.41%
- EURUSD -0.38%
- GBPUSD -0.46%
- AUDUSD -0.22%
- NZDUSD -0.19%
- USDJPY +0.54%
- USDCHF +0.86%
- USDCAD -0.11%
Vàng tăng $31 lên $2,358.. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đồng loạt giảm. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm 3.9 bps xuống 4.255%. Dầu thô WTI tăng 77-cents lên $82.17/ thùng - mức đỉnh trong 6 tuần khi báo cáo tồn kho dầu của Mỹ thắt chặt.
Cập nhật phiên Mỹ: Chứng khoán biến động mạnh sau một loạt dữ liệu kinh tế
Cổ phiếu đã biến động mạnh trong phiên ngày hôm nay. S&P 500 đang rất gần mốc 5,500. Các cổ phiếu công nghệ ghi nhận những kết quả khác nhau, với cổ phiếu Apple giảm và Nvidia đang hướng tới một đỉnh cao mới.
- Chỉ số Dow Industrial Average tăng 65 điểm lên mức 38,900
- Chỉ số S&P 500 tăng 10 điểm lên gần mức 5,500
- Chỉ số NASDAQ tăng 12 điểm lên 19,921
Trong khi đó, lợi suất TPCP Mỹ đang tăng:
Chỉ số DXY đang tăng trở lại trên mức 105.550.
Giá vàng trong ngày hôm nay đã tăng mạnh, vượt mốc 2,360 USD/ounce và hiện tại đang giao dịch ở mức 2,357 USD/ounce.
Giá dầu tăng sau dữ liệu tồn kho của Mỹ, tuy nhiên đang hạ nhiệt trở lại, dầu WTI đang ở mức 81.50 USD/thùng và dầu Brent có giá 84.90 USD/thùng
Bitcoin vẫn giao dịch ở mức thấp trong ngày, khoảng 65,000 USD.
Tồn kho dầu thô hàng tuần EIA của Mỹ giảm sâu hơn dự kiến
Dự trữ dầu thô Mỹ giảm 2547 nghìn thùng, giảm nhiều hơn dự báo ở mức -2200 nghìn thùng.
Xăng -2280K so với +620K dự kiến
Sản phẩm chưng cất -1726K so với +261K dự kiến
Sản lượng khai thác không đổi ở mức 13.2 triệu thùng/ngày
Công suất lọc dầu giảm 1.5%
Vàng đang tiếp tục chứng tỏ khả năng phục hồi mạnh mẽ
Vàng đang giao dịch ở mức cao nhất kể từ đợt giảm ngày 7/6. Hiện tại, vàng đã tăng vượt mức 2,360 USD/ounce.
Sự thay đổi này có thể đã xảy ra sau cuộc khảo sát của Hội đồng vàng thế giới cho thấy 29% ngân hàng trung ương có kế hoạch bổ sung lượng vàng nắm giữ trong năm tới, mức cao nhất kể từ khi cuộc khảo sát bắt đầu vào năm 2018. Giá vàng trước đó đã giảm sau khi dữ liệu tháng 5 cho thấy PBoC đã tạm dừng việc mua vàng.
Fed Atlanta hạ dự báo tăng trưởng GDP Mỹ quý II
Đây là những ngày cuối cùng của quý II nhưng vẫn còn rất lâu mới có kết quả GDP. Tuy nhiên, những thành phần được Fed Atlanta theo dõi hiện rất mạnh và điều đó có thể khiến Fed giữ nguyên lãi suất trong tháng 9.
Ước tính mô hình GDPNow cho tăng trưởng GDP thực tế trong quý 2 năm 2024 là 3.0% vào ngày 20/6, giảm từ mức 3.1% vào ngày 18/6. Tăng trưởng đầu tư tư nhân trong nước thực tế trong quý II giảm từ 8.8% xuống 8.3%.
Bản cập nhật tiếp theo của chỉ số GDPNow phải đến thứ Năm tuần sau và bản cuối cùng sẽ được công bố vào ngày 24/7.
Các chỉ số chứng khoán tiếp tục biến động trong phiên
Các chỉ số chứng khoán Mỹ tiếp tục biến động. Hiện tại, chỉ số Dow Industrial Average đang tăng, S&P gần như không thay đổi và chỉ số NASDAQ đang bắt đầu giảm.
Hiện tại, các chỉ số đang biến động như sau:
- Dow Industrial Average tăng 160 điểm lên mức 38994.60
- Chỉ số S&P tăng 4,7 lên mức 5491.50.
- Nasdaq giảm 43.0 điểm xuống mức 17818.40.
Các cổ phiếu lớn cũng biến động:
- Cổ phiếu Nvidia hiện đang giao dịch ở mức 136.61 USD.
- Cổ phiếu Apple giảm 2.40 USD xuống 211.85 USD.
- Microsoft giảm 4.20 USD xuống 442.15 USD.
Ba cổ phiếu này thuôc về 3 công ty có vốn hóa lớn nhất thị trường.
Dầu tăng trước thềm công bố tồn kho hàng tuần của Mỹ
Có những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế toàn cầu đang suy yếu theo chu kỳ nhưng OPEC+ vẫn tiếp tục cắt giảm sản lượng.
Điều này khiến giá dầu tăng mạnh, hiện đang giao dịch ở mức cao nhất kể từ ngày 30/4.
Các nhà kinh tế dự báo:
Dầu thô -2200K thùng
Xăng +620K thùng
Sản phẩm chưng cất +261K thùng
Khảo sát hàng tồn kho dầu của API hôm thứ 3 đã giảm một cách đáng ngạc nhiên, tuy nhiên thị trường đã bỏ qua điều này:
Dầu thô +2264K thùng
Xăng-1077K thùng
Sản phẩm chưng cất +538K thùng
Dầu thô WTI hiện tại đang ở mức 81.64 USD/thùng trong khi dầu Brent giao dịch ở gần mức 85.00 USD/thùng.
Niềm tin tiêu dùng tháng 6 của Eurozone đạt đúng kỳ vọng của thị trường
Niềm tin của người tiêu dùng tháng 6 của Eurozone: -14 so với -14 dự kiến và -14 trước đó.
Đây không phải là một báo cáo tác động đến thị trường, nhìn chung niềm tin của người tiêu dùng đang dần được cải thiện kể từ mức thấp nhất trong năm 2022.
Các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ biến động khác nhau vào đầu phiên giao dịch
Sau ít phút mở cửa, thị trường chứng khoán Mỹ đã biến động như sau:
Chỉ số Dow Industrial Average giảm -20.90 điểm xuống mức 38813.97
Chỉ số S&P tăng 10 điểm lên mức 5497.03.
NASDAQ tăng 48.03 điểm lên mức 17910.26.
Russell 2000 giảm 1.96 điểm xuống mức 2023.26.
Lợi suất Mỹ đang tăng ở các kỳ hạn:
Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 2 năm +4.8 bps lên 4.752%
Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 5 năm +6.5 bps lên 4.299%
Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm +7.0 bps lên 4.286%
Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 30 năm +7.0 bps lên 4.421%
Dầu thô WTI đang giao dịch ở mức 81.20 USD/thùng
Vàng tăng 15.60 USD lên mức 2343.90 USD.
Bitcoin đang giao dịch ở mức 65,423 USD sau khi đạt mức cao 66,455 USD vào đầu ngày hôm nay.
Cổ phiếu Nvidia tiếp tục gây sốt khi tăng thêm 3%
Đầu tuần này, Nvidia đã trở thành công ty có giá trị lớn nhất thế giới khi vượt mức định giá 3.3 nghìn tỷ USD. Công ty này tăng 82% so với mức thấp ngày 19/4, đây mức tăng lớn nhất đối với một cổ phiếu trong lịch sử thị trường.
Đây thực sự là một điều kỳ diệu đối với một công ty thậm chí không sản xuất những con chip mà họ thiết kế.
Nvidia và chủ đề trí tuệ nhân tạo đã kéo S&P 500 lên mức cao kỷ lục khác trong ngày hôm nay, tăng 0.4%.
DXY tăng nhẹ trở lại sau phát biểu của Chủ tịch Fed Minneapolis Kashkari
DXY đã giảm ngay sau dữ liệu nhà ở yếu hơn dự báo của Mỹ.
Chủ tịch Fed Minneapolis Kashkari đã vẽ ra một viễn cảnh ảm đạm khi cho rằng cần mất thêm nhiều thời gian để lạm phát quay trở lại mục tiêu của Fed.
Hiện tại, DXY đang dao động gần mức 105.500.
Dầu vượt tiếp tục tăng, có thể tạo ra một đột phá kỹ thuật
Giá dầu được hỗ trợ khi căng thẳng ở Trung Đông gia tăng. Giá dầu WTI hiện tại đã tăng vượt trên mức 81 USD/thùng và không có dấu hiệu dừng lại.
Chỉ số DXY đang dao động quanh mức 105.50 trong bối cảnh nhu cầu với tài sản trú ẩn an toàn gia tăng.
Chủ tịch Fed Minneapolis Neel Kashkari: Có thể sẽ mất khoảng hai năm nữa để đưa lạm phát trở lại mức 2%
Ông cũng cho biết: "Tăng trưởng tiền lương có thể vẫn còn hơi cao để lạm phát có thể quay trở lại mức 2% ngay bây giờ."
Thị trường đang định giá Fed sẽ cắt giảm lãi suất 47 bps trong năm nay.
Tài khoản vãng lai quý I của Mỹ thâm hụt nhiều hơn dự kiến
Tài khoản vãng lai quý I của Mỹ đang thâm hụt 237.6 tỷ USD, nhiều hơn so với mức -206.4B dự kiến và -221.8B vào tháng trước.
Tuy nhiên, đây không phải là một báo cáo khiến thị trường biến động.
Chỉ số sản xuất Fed Philly tháng 6 của Mỹ tăng ít hơn so với dự kiến
Chỉ số sản xuất Fed Philly tháng 6 của Mỹ tăng 1.3 điểm, thấp hơn nhiều so với mức tăng 5.0 điểm được dự báo trước đó
- Trong tháng trước, chỉ số này tăng 4.5 điểm
- Việc làm: -2.5 so với -10.7 trước đó
- Đơn đặt hàng mới: -2.2 so với +12.2 trước đó
- Giá đầu vào: +22.5 so với +23.0 trước đó
Các chỉ số dự báo:
- Chỉ số sản xuất trong sáu tháng tới: +13.8 so với +34.3 trước đó
- Việc làm: +19.0 so với +12.8 trước đó
- Đơn đặt hàng mới: +16.2 so với +42.8 trước đó
- Vận chuyển: -0.1 so với +29.3 trước đó
- Giá đầu vào: +56.3 so với +54.5 trước đó
- Giá đầu ra: +58.8 so với +31.4 trước đó
Việc số liệu này thấp hơn nhiều so với dự kiến không phải là một bất ngờ lớn.
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Mỹ ít hơn so với tuần trước
- Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Mỹ trong tuần vừa qua ở mức 238,000 đơn so với 235,000 đơn. Tuần trước, chỉ số này ở mức 242,000
- Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trung bình trong 4 tuần vừa qua: 232,750 so với 227,250 của tuần trước
- Số đơn xin tiếp tục trợ cấp: 1.828 triệu so với dự báo 1.805 triệu
- Số đơn xin tiếp tục trợ cấp trung bình trong 4 tuần vừa qua: 1.806 triệu, cao hơn so với con số 1.795 triệu vào tuần trước
Cập nhật thị trường phiên Châu Âu: GBP và CHF mất giá sau quyết định của các NHTW
Tin tức chính:
- BOE giữ nguyên lãi suất ở mức 5.25%
- Liệu vẫn còn khả năng BoE giảm lãi suất vào tháng Tám?
- SNB bất ngờ hạ lãi suất xuống 1.25%
- Chủ tịch SNB Jordan: CHF tăng giá là do bất ổn chính trị gần đây
- Quan chức ECB Knot: Ba lần cắt giảm lãi suất là lộ trình tối ưu trong năm nay
- PPI tháng 5 của Đức thấp hơn dự kiến
- SNB hạ nhẹ dự báo lạm phát trong 2 năm tới
Thị trường:
- AUD dẫn đầu, CHF suy yếu nhất trong ngày
- Cổ phiếu Châu Âu tăng; HĐTL S&P 500 tăng 0.4%
- Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng lên 4.243%
- Vàng tăng 0.5% lên $2,340
- Dầu thô WTI tăng 0.1% lên $81.70
- Bitcoin tăng 2.3% lên $66,327
Các NHTW là tâm điểm phiên Châu Âu hôm nay
SNB là NHTW đầu tiên "nổ súng" và họ đã quyết định cắt giảm lãi suất một lần nữa. Tuy nhiên, Chủ tịch SNB Jordan đã thẳng thắn nêu rõ rằng CHF đã "tăng giá đáng kể" trong những tuần qua. Ông cũng tránh đề cập đến những gì mình đã làm vào tháng 5, đó là "CHF mất giá là nguyên nhân của lạm phát". Điều đó cho thấy SNB cảm thấy thoải mái với tình hình hiện tại của đồng nội tệ
USD/CHF vẫn giữ vững mức tăng và hiện ở mức 0.8900
Sau đó, chúng ta có quyết định của BOE, mặc dù đúng như dự báo. Tuy nhiên, NHTW đã khéo léo cài cắm một vài quan điểm hỗ trợ cho khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 8. Do vậy, báo cáo CPI tiếp theo của Anh vào ngày 17 tháng 7 sẽ là nhân tố quan trọng. GBP/USD giảm từ mức 1.2705 xuống 1.2680 cho đến hiện tại
Trong khi đó, đồng USD vẫn khá tích cực. EUR/USD giảm xuống 1.0720 trong khi USD/JPY tiếp tục tăng nhẹ lên 158.40 trong ngày.
Thị trường chứng khoán tiếp tục duy trì tâm lý tích cực, chứng khoán châu Âu dự đoán sẽ phục hồi trở lại vào hôm nay.
Liệu vẫn còn khả năng BoE giảm lãi suất vào tháng Tám?
Trong tuyên bố về lãi suất hôm nay, BOE đã đưa ra một vài tuyên bố "dovish" một cách tinh tế. Hãy cùng đi sâu vào vấn đề này.
Thứ nhất, họ đã tuyên bố như sau: "Như một phần của đợt dự báo tháng 8, các thành viên của Ủy ban sẽ xem xét tất cả thông tin có sẵn và mức độ ảnh hưởng của thông tin này đến triển vọng lạm phát
Thứ hai, một số nhà hoạch định chính sách đang tìm cách bác bỏ lạm phát dịch vụ vẫn ở mức cao. Biên bản cuộc họp tiết lộ: "Tin tức về lạm phát dịch vụ không làm thay đổi đáng kể xu hướng suy yếu của lạm phát mà nền kinh tế đang hướng tới. Quan điểm này được hỗ trợ bởi các yếu tố thể hiện sức mạnh gần đây của lạm phát dịch vụ. Những yếu tố như vậy sẽ không làm tăng lạm phát trong trung hạn."
Và có lẽ quan trọng hơn, BOE cho biết quyết định hôm nay là một sự "cân nhắc kỹ lưỡng" đối với một số nhà hoạch định chính sách dựa trên những điều trên. BBC đưa tin điều này áp dụng cho ba thành viên, những người đã bỏ phiếu giữ nguyên lãi suất. Nếu tính cả họ với quan chức Dhingra và Ramsden, chúng ta có thể đang hướng tới tỷ lệ 2-0-5 ủng hộ việc cắt giảm lãi suất trong tương lai gần.
Tuy nhiên, về phía định giá thị trường, khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 8 hiện ở mức khoảng 43%, tăng so với mức 34% trước cuộc họp. Về tỷ lệ cắt giảm lãi suất trong năm nay, các nhà giao dịch hiện đang dự kiến là khoảng 0.49% thay vì 0.45% như trước đó
Báo cáo CPI tiếp theo của Anh vào ngày 17 tháng 7 sẽ là một yếu tố quan trọng để xác định liệu khả năng cắt giảm vào tháng 8 có trở nên chắc chắn hơn hay không
BoE giữ nguyên lãi suất ở mức 5.25%
- Tỷ lệ biểu quyết về lãi suất: 7-0-2 so với dự kiến 7-0-2 (Quan chức Dhingra, Ramsden bỏ phiếu giảm 0.25%)
- Đối với một số nhà hoạch định chính sách, quyết định hôm nay là "sự cân bằng mong manh"
- Thị trường lao động tiếp tục nới lỏng nhưng vẫn ở mức khó khăn so với quá khứ
- Các chỉ số quan trọng về mức độ dai dẳng của lạm phát tiếp tục suy yếu nhưng vẫn ở mức cao
- Cần chắc chắn lạm phát sẽ duy trì ở mức thấp trước khi cắt giảm lãi suất
Quyết định này đúng như dự đoán nhưng có một số quan điểm được lồng ghép trong tuyên bố: "Các thành viên MPC sẽ xem xét tất cả thông tin có sẵn trong thời và thông tin này ảnh hưởng như thế nào đến tiến trình của lạm phát ". Điều này cho thấy họ có lẽ đang tìm cách để cắt giảm lãi suất vào tháng 8, nếu dữ liệu tiếp tục theo quỹ đạo hiện tại.
Storm Partners: Quỹ ETF Bitcoin đã hợp thức hóa tiền điện tử trong mắt nhiều nhà đầu tư
Theo Sheraz Ahmed, đối tác quản lý của Storm Partners, việc phê duyệt các quỹ ETF Bitcoin giao ngay tại Hoa Kỳ đã hợp thức hóa ngành tiền điện tử trong mắt công chúng, giúp cho các sản phẩm tài chính dựa trên chúng được giao dịch và được quản lý công khai.
Ngoài ra, ông còn cho biết thêm “Tôi thực sự tin rằng quỹ ETF Bitcoin, không phải từ bản chất của nó, mà từ ý nghĩa của nó, đã có tác động lớn. Và trong vài tháng qua, chúng tôi đã chứng kiến sự thay đổi đáng kinh ngạc về mặt tâm lý của nhà đầu tư.”
AUM của các quỹ ETF Bitcoin giao ngay của Hoa Kỳ đã đạt được hơn 57.7 tỷ USD (Nguồn: Dune)
Tuy nhiên, theo Ahmed, điều mang lại sự am tâm cho các nhà đầu tư tiền điện tử là sự chấp thuận theo quy định. Ông ấy nói: “Khi nhìn vào mắt mọi người, tôi thấy họ cuối cùng cũng có thể thở phào nhẹ nhõm. Ngành công nghiệp này sẽ không biến mất ngay ngày mai."
Mặc dù thời gian gần đây, dòng tiền đổ vào các quỹ ETF Bitcoin đã suy yếu cùng với giá BTC, nhưng tác động tích cực của nó vẫn được ghi nhận cho đến thời điểm hiện tại
Quan chức ECB Knot: Ba lần cắt giảm lãi suất là lộ trình tối ưu trong năm nay
- Mức độ bất ổn cao đòi hỏi cách tiếp cận phụ thuộc vào dữ liệu.
- Quá trình suy yếu của lạm phát phát vẫn còn nhiều gián đoạn.
- Chưa có tất cả tín hiệu tích cực về lạm phát cơ bản.
- Sự thay đổi gần đây trong kỳ vọng của thị trường cho thấy con đường đạt mục tiêu lạm phát vẫn rất khó khăn
- Chúng ta có thể chấp nhận những sai lệch nhỏ so với mục tiêu miễn là chúng ta phản ứng mạnh mẽ và kịp thời đối với những sai lệch lớn hơn.
Nói cách khác,quan chức đang ủng hộ việc giảm lãi suất thêm một hoặc hai lần trong năm nay. Về phía thị trường, các nhà giao dịch dự báo khoảng 0.4% lãi suất sẽ được cắt giảm trong thời gian còn lại của năm 2024. Khả năng cắt giảm vào tháng 9 là khoảng 55%, trong khi khả năng điều chỉnh vào tháng 10 hiện ở mức khoảng 94%.
Cập nhật phiên Âu: CHF giảm mạnh sau khi SNB quyết định hạ lãi suất và hạ dự báo lạm phát trong 2 năm tới
Sự kiện trọng tâm trong phiên Âu hôm nay xoay quanh quyết định chính sách SNB. Ngân hàng trung ương đã bất ngờ hạ lãi suất 25bp từ 1.50% xuống 1.25%, trong khi hầu hết các nhà kinh tế kỳ vọng SNB không hạ lãi suất. Đồng thời, SNB cũng đã hạ nhẹ dự báo lạm phát trong những năm tới. USDCHF tăng mạnh 0.80% lên mức cao nhất trong ngày là 0.8911, trước khi điều chỉnh nhẹ xuống 0.8903. Dô
Trong cuộc họp báo sau quyết định trên, Chủ tịch Thomas Jordan cho biết áp lực lạm phát cơ bản đã giảm so với quý trước. SNB từ đầu năm nay đã cắt giảm lãi suất hai lần, khác hẳn với các NHTW khác. Fed vừa đẩy lùi kỳ vọng của thị trường về việc cắt giảm lãi suất và ECB tỏ ra miễn cưỡng trong việc tiếp tục hạ lãi suất trong năm nay.
Có nhiều lý do rõ ràng khiến SNB muốn cắt giảm lãi suất nhanh hơn ECB. Lạm phát tại Thụy Sĩ thấp hơn nhiều so với Eurozone và sự suy yếu của CHF sẽ hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho các nhà xuất khẩu.
Cập nhật các thị trường khác:
- USD tăng trên diện rộng, với CHF dẫn đầu đà giảm, theo sau là EUR và JPY
- Vàng tăng 0.25% lên $2334/oz
- Dầu WTI đi ngang quanh trên $80.50/thùng
- Chứng khoán châu Âu tăng cao hơn sau quyết định chính sách SNB. Các nhà đầu tư hiện đang chuyển trọng tâm sang dữ liệu thất nghiệp hàng tuần tại Hoa Kỳ và quyết định chính sách BoE vào tối nay
- Lợi suất TPCP tăng khắp các kỳ hạn, với lợi suất 2 năm và 10 năm tăng 2.7bp và 3.5bp lên 4.74% và 4.25%