- Chỉ số Công nghiệp tại Úc từ Ai Group đã phản ánh các điều kiện hợp đồng trong tháng 6 - 15 tháng kể từ khi bắt đầu chu kỳ tăng lãi suất hiện tại.
- Chỉ số PMI của Úc đã giảm xuống -25.6 điểm chỉ ra rằng các điều kiện sản xuất bị thu hẹp ở mức chưa từng thấy kể từ đỉnh điểm của đại dịch.
- Các chỉ số việc làm, hoạt động công nghiệp và số đơn đặt hàng mới đều suy yếu và thu hẹp lại.
- Các chỉ số giá đều tăng nhẹ trong tháng 7, phản ánh lạm phát thấp hơn nhưng vẫn dai dẳng.
- Chỉ số tiền lương trung bình tăng 14 điểm lên mức cao nhất, cho thấy áp lực tiền lương đang diễn ra trong một thị trường lao động chặt chẽ.
- Hiệu suất sử dụng giảm nhẹ xuống 79,0% - phản ánh các điều kiện công nghiệp đang kém khả quan hơn.
Chỉ số Công nghiệp, PMI sản xuất và PMI xây dựng tại Úc đồng loạt giảm sâu
Biên bản cuộc họp tháng 6 từ BOJ: Các thành viên đồng ý phải duy trì chính sách tiền tệ siêu nới lỏng hiện tại
Tóm tắt từ Reuters:
- Các thành viên thống nhất BOJ phải duy trì chính sách siêu nới lỏng tiền tệ hiện tại để đạt mục tiêu giá ổn định và bền vững
- Nhiều thành viên cho rằng việc duy trì nới lỏng tiền tệ hiện tại là phù hợp để hỗ trợ những thay đổi trong tiền lương của công ty và hành vi thiết lập giá
- Các thành viên đồng tình rằng không cần thiết phải thực hiện các điều chỉnh hoạt động đối với YCC tại thời điểm này
Một thành viên cho biết:
- Còn quá sớm để thay đổi chính sách vào thời điểm các công ty ngày càng muốn tăng lương và đầu tư.
- Việc thay đổi chính sách từ sớm sẽ khiến BOJ đánh mất cơ hội đạt được mục tiêu lạm phát
- Không thể loại trừ khả năng BOJ hiện đang đánh giá thấp tính bền vững của lạm phát
- BOJ phải duy trì nới lỏng tiền tệ trong khi phải để tâm đến các tác dụng phụ của chính sách
Một thành viên cho biết sau khi kết thúc chính sách siêu nới lỏng trong tương lai:
- BOJ phải tránh tăng lãi suất càng nhiều càng tốt
- Phải kiểm soát YCC ở giai đoạn đầu để tránh biến động lãi suất lớn và sao cho tránh bị thị trường coi đó là động thái thắt chặt tiền tệ
Chính quyền Biden: Việc Fitch hạ bậc tín nhiệm của Hoa Kỳ là kỳ lạ và vô căn cứ
Một tuyên bố chính thức từ quan chức cấp cao tủa chính quyền Biden cho hay:
- Fitch quyết định hạ bậc tín nhiệm của Mỹ đã không tính đến khả năng phục hồi và sức mạnh tiềm ẩn của nền kinh tế quốc gia
- Chúng tôi cho rằng đây là một quyết định 'kỳ lạ và vô căn cứ' của Fitch
- Sẽ khá ngạc nhiên khi thấy chi phí đi vay tăng mạnh sau thông báo hạ bậc tín nhiệm của Fitch
Tỷ lệ thất nghiệp ở New Zealand tăng vượt dự kiến trong quý 2 năm 2023
Báo cáo việc làm quý 2 năm 2023 của New Zealand:
- Tỷ lệ thất nghiệp đạt 3.6% (dự kiến 3.5%, trước đó: 3.4%)
- Chi phí lao động +1.1% q/q (dự kiến +1.2%, trước đó +0.9%) và +4.3% y/y (dự kiến +4.4%, trước đó +4.5%)
- Tỷ lệ tham gia lao động: 72.4% (dự kiến giữ nguyên ở mức 72% trước đó)
- Việc làm: +1% (dự kiến +0.5%, trước đó 0.8%)
Cập nhật FX: USDNZD đã giảm hơn 40pip sau dữ liệu này (kết hợp với việc USD hồi nhẹ đầu phiên Á) và hiện đang giao dịch quanh vùng 0.61300.
Nhận định từ cố vấn kinh tế trưởng tại Allianz SE về xếp hạng tín dụng của Fitch có gì đáng chú ý?
Cố vấn kinh tế trưởng tại Allianz SE, ông Mohamed El-Erian nhận định:
- Việc Fitch hạ bậc xếp hạng của Mỹ là một động thái kỳ lạ và có khả năng bị bác bỏ
Fitch hạ xếp hạng tín dụng dài hạn của Hoa Kỳ xuống AA+ từ AAA
- Fitch hạ xếp hạng tín dụng của Hoa Kỳ do dự kiến suy thoái kinh tế sẽ diễn ra trong ba năm tới
- Ngoài ra còn bao gồm những bế tắc về trần nợ lặp đi lặp lại và đến phút chót mới đạt được thỏa thuận
- Theo quan điểm của Fitch, đã có sự suy giảm liên tục đối với các tiêu chuẩn quản trị (xói mòn niềm tin vào quản lý tài chính) trong 20 năm qua
- Dự đoán thâm hụt ngân sách chính phủ sẽ tăng lên 6.3% GDP vào năm 2023, từ mức 3.7% vào năm 2022
- Đối với năm 2024 là 6.6% GDP và tiếp tục tăng lên 6.9% GDP vào năm 2025
- Tỷ lệ lãi suất trên doanh thu dự kiến sẽ đạt 10% vào năm 2025 (so với mức 2.8% trung bình của thứ hạng 'AA' và 1% của 'AAA')
Trước đó, S&P đã từng hạ bậc xếp hạng của Hoa Kỳ vào ngày 5 tháng 8 năm 2011. Thị trường chứng khoán toàn cầu sụt giảm vào ngày 8 tháng 8 năm 2011 sau thông báo. Cả ba chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đều giảm từ 5 đến 7% trong một ngày. Tuy nhiên, trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ, vốn là đối tượng chịu ảnh hưởng lớn nhât của việc hạ bậc xếp hạng lại tăng cùng với USD, EUR và GBP suy yếu phản ánh xu hướng chung muốn tìm đến các tài sản an toàn trong bối cảnh lo ngại về khủng hoảng nợ châu Âu.
Dữ liệu khảo sát dầu tư nhân cho thấy lượng dầu thô tiêu thụ ltăng vọt so với dự kiến
Dự báo:
- Dầu thô -1.4 triệu thùng
- Sản phẩm chưng cất +0.1 triệu thùng
- Xăng -1.3 triệu
Credit Agricole: Dữ liệu kiên cường của Hoa Kỳ và triển vọng hạ cánh mềm sẽ củng cố sức mạnh của USD
Nhận định từ Credit Agricole:
-
Triển vọng hạ cánh mềm: Triển vọng hạ cánh mềm đã trở lại vào đầu tuần sau các dữ liệu tốt hơn dự kiến từ Fed. Nếu có suy thoái, sẽ ở mức nhẹ và nhanh chóng phục hồi, giảm thiểu sự xuất hiện của các cú sốc kinh tế.
-
Tác động ngoại hối : Thị trường FX được hưởng lợi từ việc nới lỏng các điều kiện tài chính toàn cầu và tâm lý risk-on trở lại. USD có nguy cơ giảm do nhu cầu đối với tài sản trú ẩn an toàn thấp hơn.
-
Vị thế vững chắc của USD : Trái ngược với những kỳ vọng thông thường, Credit Agricole cho rằng USD có thể phát triển mạnh trong khuôn khổ hạ cánh mềm. Ngân hàng nhấn mạnh rằng dữ liệu mạnh mẽ của Hoa Kỳ kết hợp với chu kỳ đạt đỉnh lãi suất từ Fed có thể làm tăng sức hấp dẫn của USD cũng như các tài sản đầu tư liên quan đến USD.
-
Vị thế thị trường và giá trị tương đối: Xu hướng của thị trường ngoại hối hiện tại cho thấy USD sẽ bị bán nhiều hơn khi so sánh với EUR và GBP. Cả EUR/USD và GBP/USD dường như đang được giao dịch ở mức cao hơn so với giá trị nội tại trong ngắn hạn.
-
Dự đoán từ dữ liệu sắp tới: Các dữ liệu kinh tế sắp tới của Hoa Kỳ trong tuần có thể nâng cao hơn nữa sức hấp dẫn của USD trên diện rộng.
Chủ tịch Fed Atlanta Bostic: Chúng ta đang trong giai đoạn có nguy cơ thắt chặt quá mức
- Fed sẽ không hạ lãi suất ít nhất cho đến nửa cuối năm 2024
- Lạm phát ở mức rất cao đã dần hạ nhiệt
- Dữ liệu phù hợp với các diễn biến chậm lại lần lượt trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế
- Chúng ta đang trong giai đoạn có nguy cơ thắt chặt quá mức
- Đã 'miễn cưỡng' bỏ phiếu tăng lãi suất trong cuộc họp tháng Bảy
- Nếu tiến trình lạm phát chững lại, tôi sẽ thoải mái hơn trong việc tăng lãi suất
Chỉ số xu hướng lạm phát lõi đa biến của Fed New York giảm xuống trong tháng 6
"Xu hướng lạm phát lõi đa biến" là thước đo phản ánh xu hướng cơ bản của lạm phát từ Ngân hàng dự trữ New York:
- Giảm xuống 2.9% trong tháng 6 từ mức điều chỉnh 3.2% trong tháng 5
- Mức thấp nhất trong hơn 2.5 năm qua
Fed New York cho biết sự tồn tại dai dẳng của chỉ số lạm phát (không bao gồm nhà ở và dịch vụ) bị chi phối bởi xu hướng biến động của các nhân tố cụ thể theo từng ngành.
Chủ tịch Fed Chicago Goolsbee: Fed còn lâu mới cắt giảm lãi suất
- Thị trường hoàn toàn kỳ vọng Fed sẽ giảm được lạm phát
- Dữ liệu JOLTS có vẻ phù hợp với diễn biến hiện tại của thị trường lao động: dần chuyển sang giai đoạn cân bằng hơn
- Cần thêm các bằng chứng phản ánh tiến bộ ổn định và bền vững từ lạm phát
- Tôi cảm thấy lạc quan trước các diễn biến trong tương lai
AUD/USD giảm xuống đáy trong ngày
Giá đã giảm xuống dưới mức MA 100 ngày tại 0.66918. AUD/USD kiểm tra trong khoảng từ 0.65946 đến 0.6603
Mức kháng cự hiện nằm trong khoảng từ 0.6636 đến 0.6652
Cơ hội việc làm của JOLTs tháng 6 đạt 9.582 triệu
- Trước đó là 9.824 triệu
- Cơ hội việc làm 9.582 triệu
- Tỷ lệ cơ hội việc làm 5.8%.
PMI sản xuất ISM tháng 7 của Hoa Kỳ đạt 46.4
- Trước đó 46.0
- PMI sản xuất ISM 46.4
- Giá thanh toán 42.6
- Việc làm 44.4
- Đơn đặt hàng mới 47.3
Chi tiêu xây dựng tháng 6 của Hoa Kỳ +0.5%
- Chi tiêu xây dựng của Hoa Kỳ tháng 6 tăng 0.9% so với dự kiến.
- Tổng giá trị chi tiêu xây dựng đạt 1,938.4 tỷ USD
- Chi tiêu xây dựng tư nhân tăng 0.5%.
- Chi tiêu xây dựng nhà ở tăng 0.9%
- Chi tiêu xây dựng phi nhà ở không đổi
PMI sản xuất ISM tháng 7 của Hoa Kỳ 46.4
- Trước đó 46.0
- PMI sản xuất ISM 46.4
- Giá thanh toán 42.6
- Việc làm 44.4
- Đơn đặt hàng mới 47.3
PMI của Canada tháng 7 là 49.6
- Trước đó là 48.8
- Số lượng đơn hàng mới giảm liên tiếp trong tháng thứ năm
USD/JPY tiếp tục tăng
USD/JPY đã di chuyển lên khoảng 142.234 và 142.658.
Vùng mục tiêu tiếp theo từ 143.439 đến 143.538
Mức thoái lui 61.8% hiện nằm tại 142.498.
Kinesis hợp tác với Valaurum để sản xuất tiền vàng
Kinesis Money, hệ thống tiền tệ được đảm bảo bằng vàng và bạc theo tỷ lệ 1:1, đã thiết lập mối quan hệ hợp tác toàn cầu với Valaurum, nhà sản xuất tờ tiền vàng Aurum đã được cấp bằng sáng chế, để sản xuất một loạt tờ tiền vàng Kinesis chứa một lượng vàng nhỏ, thiết thực cho danh mục đầu tư và chi tiêu toàn cầu.
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ không mấy tích cực khi mở cửa
Hợp đồng tương lai S&P 500 giảm 16 điểm xuống 4,598 ngay khi phiên Mỹ mở cửa.
Biến động lớn tiếp theo về cổ phiếu có thể xảy ra trong cuộc khảo sát sản xuất ISM của Hoa Kỳ vào đầu giờ mở cửa.
Các nhà khoa học tìm thấy nhiều dấu hiệu cho việc chất siêu dẫn tồn tại
Tỷ lệ cá cược về sự tồn tại của chất siêu dẫn đang tăng lên sau khi xuất hiện bài báo về chất siêu dẫn ở California.
Chất siêu dẫn sẽ giúp tạo ra năng lượng nhiệt hạch dễ dàng hơn, cải thiện đáng kể việc sử dụng pin, tạo ra động cơ hiệu quả hơn và tạo ra những thứ như tàu điện từ và máy tính lượng tử.
EUR/USD tiếp tục giảm
Lợi suất trái phiếu Mỹ thời hạn 10 năm vượt qua mốc 4%
Mức cao nhất đã đạt tới 4.09%
Điều này sẽ thúc đẩy giá trị đồng USD tăng thêm và đạt đỉnh mới trong phiên giao dịch.
USD/JPY phá vỡ mức 143
USD/JPY đã tăng thêm 75 pips lên trên 143
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Hoa Kỳ tăng 4 điểm cơ bản và vượt mốc 4% sẽ tạo thêm động lực cho đồng USD.
Tổng hợp thị trường đầu phiên Mỹ: USD tăng mạnh, AUD dẫn đầu đà giảm
- USD mạnh nhất, AUD yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính.
- Chứng khoán châu Âu giảm nhẹ. Hợp đồng tương lai S&P 500 giảm 0.3%
- Lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ tăng 3.6 bps lên 3.992%
- Vàng giảm 0.73% xuống 1,951.44 USD
- Dầu thô WTI giảm 0.4% xuống 81.50 USD
- Bitcoin giảm 1.2% xuống còn 28,854 USD
AUD giảm sâu sau khi RBA quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 4.10% lần thứ hai liên tiếp. Mặc dù thị trường đã định giá khoảng 66% khả năng RBA giữ nguyên lãi suất trước quyết định nhưng việc không có tín hiệu nào cho thấy một đợt tăng lãi suất khác sắp xảy ra là đủ để khiến AUD cắm đầu giảm trong ngày. AUD/USD đã giao dịch quanh mức 0.6695 trong phiên Âu trước khi giảm xuống mức đáy trong ngày 0.6625 và hướng tới mức đáy cuối tháng 6 và tháng 7 gần 0.6600.
USD/JPY tăng lên mức 143.00 do lợi tức trái phiếu chính phủ Mỹ đồng loạt tăng.
PBOC: Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng
PBOC cho biết:
- Duy trì tính thanh khoản hợp lý
- Phòng ngừa, chống đỡ hiệu quả các rủi ro tài chính trong các lĩnh vực trọng yếu
- Duy trì hoạt động ổn định của thị trường ngoại hối
- Sẽ tăng cường và cải thiện việc cung cấp chính sách ngoại hối
Chính quyền Trung Quốc đang tiếp tục theo dõi sát sao mọi thứ vào lúc này và rằng họ sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp để hỗ trợ nền kinh tế.
Trung Quốc được cho là đã yêu cầu các ngân hàng trì hoãn việc mua USD
Các cơ quan quản lý tiền tệ của Trung Quốc trong những tuần gần đây được cho là đã yêu cầu một số ngân hàng thương mại giảm hoặc trì hoãn việc mua USD nhằm làm chậm tốc độ mất giá của đồng nhân dân tệ Trung Quốc.
EURUSD duy trì dưới 1.1000, chờ đợi dữ liệu cơ hội việc làm JOLTS và PMI của ISM
EUR/USD giảm xuống dưới mốc tâm lý 1.1000 khi phe gấu lấy lại quyền kiểm soát trong bối cảnh thị trường chờ đợi dữ liệu cơ hội việc làm quan trọng của JOLTS Hoa Kỳ và PMI Sản xuất của ISM.
Chứng khoán châu Âu đồng loạt giảm
Chứng khoán châu Âu giảm khi các nhà đầu tư đang xem xét loạt dữ liệu PMI, sản xuất khu vực đồng euro sụt giảm:
- HĐTL Eurostoxx -0.69%
- HĐTL DAX -0.99%
- HĐTL CAC 40 -1.06%
- HĐTL FTSE: -0.6%
- HĐTL IBEX: -1.0%
- HĐTL FTSE MIB -1.01%