- Theo Reuters, các nhà đàm phán cấp nhân viên của Nhà Trắng đang trở lại Capitol Hill để nối lại các cuộc đàm phán về trần nợ.
Cấp dưới của Nhà Trắng trở lại Capitol Hill nhằm nối lại các cuộc đàm phán về trần nợ
Dữ liệu PMI sơ bộ tháng 5 của Úc có gì đáng chú ý?
Khảo sát của Judo Bank/S&P Global Australia cho kỳ vọng PMI trong tháng 5 năm 2023 tại Úc:
- Chỉ số PMI sản xuất giữ nguyên ở mức 48 (trước đó: 48)
- Chỉ số PMI dịch vụ giảm từ 53.7 xuống 51.8
- Chỉ số PMI toàn phần giảm từ 53 xuống 51.2
Bình luận từ báo cáo:
- Sản lượng và đơn đặt hàng mới đều đang tăng. Trong hai tháng qua, chúng ta đã chứng kiến những kết quả tốt nhất kể từ giữa năm 2022. Điều này đặt ra câu hỏi liệu suy thoái kinh tế trong năm qua đã kết thúc hay chưa.
- Tăng trưởng lĩnh vực sản xuất của Úc tiếp tục chậm lại trong tháng 5 và đang trên đà hạ cánh nhẹ. Điều này phù hợp với sự sụt giảm trong sản xuất toàn cầu và nhu cầu hàng tiêu dùng và hoạt động xây dựng yếu hơn trên toàn bộ nền kinh tế Úc: “Các chỉ số sản xuất không báo hiệu suy thoái. Tuy nhiên, suy thoái sẽ diễn ra nghiêm trọng hơn nếu khảo sát trong lĩnh vực sản xuất cho thấy sự suy giảm rõ rệt."
- Khác xa với nguy cơ suy thoái kinh tế, chỉ số PMI dịch vụ phản ánh nền kinh tế Úc đang khởi sắc kể từ tháng Hai.
- Trong khi các điều kiện kinh tế đang tốt hơn, thì yếu tố phức tạp nhất trong năm 2023 vẫn là lạm phát. RBA đang cố gắng để nền kinh tế hạ cánh mềm nhằm thoát khỏi lạm phát. Nhưng nếu chính sách tiền tệ không đủ mạnh, một đợt lạm phát dai dẳng hơn sẽ xuất hiện và cuối cùng đòi hỏi phải tăng lãi suất nhiều hơn nữa.
Chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ McCarthy: Vẫn chưa đạt được thỏa thuận chung về trần nợ sau cuộc gặp mặt với Tổng thống Biden
Tổng thống Mỹ Biden và Chủ tịch Hạ viện Mỹ McCarthy đã có buổi gặp mặt để đàm phán về trần nợ vào sáng sớm nay theo giờ Việt Nam. McCarthy đã ngay lập tức tổ chức một cuộc họp báo ngay sau đó:
- Không đạt được thỏa thuận chung về trần nợ
- Các cuộc thảo luận cấp dưới có hiệu quả
- Bầu không khí của cuộc thảo luận đã được cải thiện từ lần trước
- Đã nỗ lực làm việc trong những lĩnh vực có sự khác biệt về quan điểm
- Không muốn tăng thu vì vấn đề nằm ở chi tiêu
- Các cuộc đàm phán cấp nhân viên sẽ được tiếp tục
Lãi suất cho vay LPR có thể sẽ giữ nguyên trong một khoảng thời gian
Thông tin đến từ Tạp chí Chứng khoán Trung Quốc và Tin tức Chứng khoán Thượng Hải cho biết:
- Có khả năng cao là lãi suất LPR và lãi suất cho vay nói chung chủ yếu vẫn sẽ ổn định.
- Không nhiều khả năng lãi suất sẽ giảm
Goldman Sachs trước đó cũng đưa ra nhận định tương tự khi họ không thấy trước bất kỳ sự điều chỉnh nào về LPR sắp xảy ra.
- Dù PBOC giữ nguyên lãi suất, nhưng Goldman Sachs vẫn kỳ vọng một đợt điều chỉnh vào tháng 6
Hôm qua, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã giữ nguyên lãi suất ở mức 3.65% theo kỳ vọng thị trường
Khảo sát niềm tin của người tiêu dùng Úc trong tuần này có gì đáng chú ý?
Khảo sát về Niềm tin của Người tiêu dùng Úc của ANZ-Roy Morgan vẫn đang suy yếu ở mức độ bi quan sâu sắc.
- Đạt 77.9 (trước đó: 75.9)
Bình luận của ANZ:
- Đây là một trong số 10 kết quả tồi tệ nhất kể từ tháng 1 năm 2020
- 07 trong số đó đã xảy ra từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2023
Hạ nghị sĩ Đảng Cộng hòa McHenry: Nhà Trắng vẫn khá ung dung
Hạ nghị sĩ Đảng Cộng hòa McHenry nhận định:
- Nhà Trắng “thiếu sự khẩn trương”.
- Không cảm nhận được sự đồng thuận giữa Tổng thống Biden và Chủ tịch Hạ Viện McCarthy
Chủ tịch Fed Minneapolis Kashkari: Còn quá sớm để đưa ra tuyên bố rõ ràng về các vấn đề ngân hàng
Chủ tịch Fed Minneapolis, Neel Kashkari, đã có tin tức vào đầu ngày thứ Hai:
- Còn quá sớm để đưa ra tuyên bố rõ ràng về các vấn đề ngân hàng
- Sẵn sàng tạm dừng tăng lãi suất trong cuộc họp chính sách của FOMC vào tháng 6
- Tiếp tục chờ đợi các dữ liệu để xác nhận lập trường chính sách
Giám đốc điều hành JPMorgan Jamie Dimon kêu gọi các thị trường chuẩn bị cho mức lãi suất cao hơn
Giám đốc điều hành JPMorgan Jamie Dimon đã phát biểu tại 'Ngày đầu tư' của ngân hàng, với nhiều sự quan tâm đến kế hoạch nghỉ hưu của ông ấy.
- Nhận định thị trường nên chuẩn bị cho việc lãi suất thậm chí còn cao hơn kể từ đây.
Ngoài ra, Chủ tịch JP Morgan và Giám đốc điều hành Daniel Pinto cũng đã gióng lên hồi chuông cảnh báo trước một nền kinh tế toàn cầu cho thấy một số dấu hiệu suy thoái dù vẫn đang hoạt động tốt.
Tổng thống Hoa Kỳ Biden: Lạc quan với niềm tin sẽ sớm đạt được một số tiến bộ về trần nợ
Tổng thống Hoa Kỳ Biden đã phát biểu trước cuộc họp với Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ McCarthy về các cuộc đàm phán trần nợ.
- Lạc quan với niềm tin sẽ sớm đạt được một số tiến bộ về trần nợ
- Chúng tôi cần một "thỏa thuận lưỡng đảng" cho các khu vực bầu cử của mình
- Chúng ta nên cân nhắc các lõ hổng về thuế và những người giàu có phải đóng nhiều thuế hơn với phần thu nhập cao hơn
- Hai bên đồng thuận rằng không muốn Mỹ vỡ nợ
McCarthy kỳ vọng hai bên sẽ sớm tìm được tiếng nói chung.
ANZ ưa thích NZD hơn AUD trong tuần
- "Chúng tôi ưa thích NZD hơn AUD trong tuần này sau dữ liệu gây thất vọng của Trung Quốc làm giảm ham muốn của nhà đầu tư đối với AUD. So với USD, chúng tôi vẫn muốn bán các đợt tăng của NZD, nhưng sẽ nhắm mục tiêu các mức trên 0.63200" ANZ lưu ý.
- ANZ cho biết thêm: "Mặc dù USD và lợi suất TPCP có thể là động lực chính thúc đẩy USD/JPY, nhưng việc chờ đợi cặp tiền này vượt đỉnhtừ đầu năm đến nay rất rủi ro".
Nhận định của Chủ tịch Fed Richmond Barkin về tiền kỹ thuật số có gì đáng chú ý?
Chủ tịch Fed Richmond Barkin đã không bình luận gì về chính sách tiền tệ của Fed hoặc nền kinh tế. Cụ thể:
- Nếu Quốc hội ủy quyền cho một loại tiền kỹ thuật số của NHTW, Fed sẽ phải thận trọng cân nhắc về thiết kế của nó
- Các vấn đề như rủi ro trung gian ngân hàng sẽ phải được tính đến trong bất kỳ loại tiền kỹ thuật số nào của NHTW
Chủ tịch Fed Atlanta Bostic: Các quy trình và chính sách của Fed sẽ cần phải thay đổi sau sự sụp đổ của SVB
Chủ tịch Fed Atlanta Bostic trong một bài phát biểu:
- Sự sụp đổ của SVB cho thấy các quy trình và chính sách của Fed sẽ cần phải chuyển sang hình thức "theo yêu cầu"
- Những thách thức có thể xảy ra đối với việc mở cửa sổ chiết khấu "24/7" của Fed
Cho đến nay, không có phát biểu nào liên quan đến nền kinh tế hoặc chính sách tiền tệ từ Chủ tịch Fed Atlanta.
Quan chức FED: Thận trọng không bình luận về hành động chính sách của FED
Chủ tịch FED San Francisco, Mary Daly cho biết:
- Thận trọng để kiềm chế bình luận về hành động chính sách của FED
- Từ chối chỉ ra việc FED nên làm gì tại cuộc họp tháng 6
- Muốn xem liệu thắt chặt chính sách có ảnh hưởng đến nền kinh tế không
- Căng thẳng ngân hàng lắng dịu, ngân hàng ổn định
- Vẫn còn nhiều dữ liệu để trước FOMC tháng 6
Quan chức ECB: Câu hỏi quan trọng nhất ngày hôm nay không phải về việc lãi suất sẽ tăng mạnh thế nào
Quan chức ECB, Villeroy cho biết:
- Câu hỏi chính hiện nay không phải là tăng lãi suất bao nhiêu, mà là tác động của nó ở mức nào
- Trong chu kỳ thắt chặt hiện tại, độ trễ trong tác động của các chính sách có thể ở mức cao hơn trong phạm vi 1 – 2 năm. Tôi hy vọng hôm nay chúng ta sẽ ở mức lãi suất cuối cùng không muộn hơn tháng 9
- Việc tăng tốc lãi suất từ 50 điểm cơ bản hoặc 25 điểm cơ bản là khôn ngoan và thận trọng
- Chúng tôi cần theo dõi quá trình chuyển đổi của các đợt tăng lãi suất nhanh chóng và đặc biệt trong quá khứ
- Chúng tôi duy trì lãi suất ở mức cao trong bao lâu giờ đây quan trọng hơn mức lãi suất cuối cùng là bao nhiêu
- Chúng tôi sẽ vẫn xem xét cuộc họp dựa trên các dữ liệu bằng cách thảo luận về triển vọng lạm phát và sức mạnh của việc truyền tải chính sách tiền tệ
- Chúng tôi có thể tăng hoặc tạm dừng tăng tại 3 cuộc họp tiếp theo
Khảo sát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ: Giá tăng ảnh hưởng tiêu cực đến hầu hết các hộ gia đình
- Cuộc khảo sát gần đây cho thấy có sự suy giảm về phúc lợi
- Giá tăng đã ảnh hưởng tiêu cực đến hầu hết các hộ gia đình
- Một phần ba số hộ gia đình chỉ ra lạm phát là thách thức tài chính chính của họ
- 73% số người được hỏi nói rằng ít nhất họ tài chính của họ vẫn ổn trong năm 2022, giảm so với 78% vào năm 2021
- Nhiều công nhân được nhận và yêu cầu tăng lương hoặc thăng chức hơn vào năm 2022 so với năm 2021
- 63% số người được hỏi cho biết họ sẽ trang trải một khoản chi phí khẩn cấp $400 bằng tiền mặt. Giảm từ mức đỉnh kỷ lục tại 68% vào năm 2021
Niềm tin của người tiêu dùng khu vực đồng Euro giảm mạnh hơn ước tính!
- Niềm tin người tiêu dùng khu vực đồng tiền chung châu Âu ghi nhận mức -17.4 điểm
- Con số trước đó là -17.5 điểm
EUR/USD: Nỗ lực vượt lên trên ngưỡng MA 100
EUR/USD đã vượt lên trên ngưỡng MA 100 giờ lần thứ hai trong ngày, tại 1.08215. Tại cuối phiên Âu, giá đã tăng trên mức trung bình động đó nhưng đã thoái lui. Cặp tiền giảm nhẹ về MA 100 ngày tại 1.08092 và tìm thấy sự hỗ trợ từ phe mua. Việc tăng trên đường MA 100 giờ là một sự thay đổi xu hướng trong ngắn hạn. Mục tiêu tiếp theo nằm trong khoảng từ 1.08420 đến 1.08485. Khu vực đó đại diện cho các mức đáy và đỉnh từ ngày 12 tháng 5 (xem các vòng tròn được đánh số màu đỏ trên biểu đồ ở trên).
Chủ tịch FED St. Louis: FED sẽ phải tiếp tục tăng lãi suất, có lẽ là 50 bp
Trích lời chủ tịch FED St. Louis, James Bullard
- Tăng trưởng dự báo ở mức chậm cho phần còn lại của năm và tới năm 2024
- Nỗi lo suy thoái đang bị phóng đại
- FED sẽ phải tăng lãi suất cao hơn, có lẽ tăng thêm 50 điểm cơ bản trong năm nay (lãi suất hiện tại là 5.25%)
- Các công ty vẫn đang tranh giành người lao động. Tăng trưởng việc làm có xu hướng tăng
- Nếu lạm phát không được kiểm soát, FED sẽ phải làm nhiều hơn nữa
Bitcoin chững đà giảm, quay lại mức $26,834
Sau khi giảm xuống dưới $26,820, Bitcoin hiện quay trở lại ngưỡng $26,834
Tổng hợp thị trường trước phiên Mỹ: CHF dẫn đầu đà tăng, JPY yếu nhất trong nhóm G7
- CHF dẫn đầu đà tăng, JPY yếu nhất trong nhóm G7
- Chứng khoán châu Âu giảm trong khi Hợp đồng tương lai S&P 500 đi ngang
- Lợi suất 10 năm của Mỹ không đổi ở mức 3.678%
- Vàng giảm 0.2% xuống 1,972.01 USD
- Dầu thô WTI tăng 0.1% lên 71.62 USD
- Bitcoin giảm 0.1% xuống còn 26,803 USD
USD biến động trái chiều khi những lo ngại về trần nợ của Hoa Kỳ tiếp tục lan rộng khắp các thị trường:
- EUR/USD giảm nhẹ, dao động ở mức 1.0810-20 khi phe mua tìm cách đẩy lùi việc phá vỡ dưới mức trung bình động 100 ngày vào tuần trước, mặc dù hiện tại xu hướng tăng được giới hạn gần với mức trung bình động 100 giờ.
- Sau khi quan chức Fed Kashkari bày tỏ quan điểm diều hâu, USDJPY tăng đạt đỉnh trong ngày ở 138.25 trước khi giao dịch quanh 128.23 ở thời điểm hiện tại.
- USD/CHF không thể phá vỡ lên ngưỡng 0.9000 và hiện giảm trở lại mức 0.8960.
- AUD/USD giảm 0.2% xuống 0.6635
- NZD/USD giằng co quanh 0.6275.
USDJPY tiếp tục tăng mạnh, đạt đỉnh mới trong ngày
Trong bối cảnh quan chức Fed đưa ra quan điểm trái chiều về triển vọng chính sách tiền tệ, USDJPY tiếp tục tăng mạnh, đạt đỉnh mới trong ngày tại 138.25
Chủ tịch Fed Mineapolis: Fed phải tiếp tục chiến đấu chống lại lạm phát
- Không thấy bằng chứng cho thấy căng thẳng ngân hàng đang làm thay công việc của Fed đối với lạm phát
- Fed phải tiếp tục chiến đấu chống lại lạm phát
- Lạm phát dịch vụ có vẻ "khá dai dẳng"
- Có thể lãi suất phải vượt lên trên 6% nhưng điều đó vẫn chưa rõ ràng
Hiện tại có vẻ như có một số ý kiến khác nhau về triển vọng chính sách của Fed nhưng nhận xét về lãi suất 6% chắc chắn phản ánh tâm lý diều hâu hơn những gì thị trường đang nghĩ lúc này.
Vàng tiếp đà giảm, giằng co quanh $1,978
XAUUSD hiện ở $1,978.07
GBPUSD tiếp đà tăng, vượt mốc 1.2460
Trong bối cảnh USD suy yếu khi một sự đổ vỡ bất ngờ trong các cuộc đàm phán trần nợ của Hoa Kỳ đang làm dấy lên lo ngại về một khoản nợ chưa từng có của Hoa Kỳ và chủ tịch Fed Powell đưa ra các nhận xét bớt hiếu chiến hơn, GBPUSD tăng 0.17% trong ngày, hiện ở 1.2461
Commerzbank: Vấn đề trần nợ không phải là động lực quá lớn cho hành động giá của USD
Ulrich Leuchtmann, Trưởng phòng Nghiên cứu hàng hóa và ngoại hối tại Commerzbank, giải thích lý do tại sao thị trường ngoại hối dường như phớt lờ chủ đề “trần nợ”:
- “Thị trường không thể đạt được sự đồng thuận về tác động của một sự kiện diễn ra một lần như vậy. Nếu không có người tham gia thị trường nào có thể dự đoán tất cả những người khác sẽ đánh giá như thế nào về tình trạng vỡ nợ của Hoa Kỳ thì không ai có thể khấu trừ các vị trí theo quan điểm của riêng họ về việc liệu điều đó có xảy ra hay không. Và điều đó có nghĩa là chúng ta đang ở trong một tình huống mà thị trường dường như phớt lờ rủi ro này.”
- “Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là sẽ không có gì xảy ra với USD nếu vỡ nợ thực sự xảy ra”
USD hiện suy yếu nhẹ với DXY giảm 0.07% trong ngày xuống 102.67
Các dữ liệu kinh tế nào sẽ được công bố trong tuần này?
- Thứ 3 (23/5)
- PMI dịch vụ, PMI tổng hợp sơ bộ tháng 5 của Pháp và Đức
- PMI dịch vụ, PMI tổng hợp sơ bộ tháng 5 Eurozone
- PMI dịch vụ, PMI tổng hợp sơ bộ tháng 5 của Mỹ
- Thứ 4 (24/5):
- Doanh số bán lẻ Q1 của New Zealand
- RBNZ công bố quyết định chính sách tiền tệ tháng 5
- CPI tháng 4 của Vương quốc Anh
- Chỉ số môi trường kinh doanh Ifo tháng 5 của Đức
- Bộ trưởng Tài chính Mỹ Yellen có bài phát biểu về kinh tế
- Biên bản họp tháng 5 của FOMC
- Thứ 5 (25/5):
- Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu hàng tuần của Hoa Kỳ
- GDP Q1 sơ bộ của Hoa Kỳ
- Thứ 6 (26/5):
- Dữ liệu doanh số bán lẻ tháng 4 của Vương quốc Anh
Tất cả sự chú ý sẽ là về việc diễn giải cách dữ liệu tác động đến triển vọng của nền kinh tế Hoa Kỳ cũng như triển vọng chính sách của Fed. Cũng cần lưu ý đến cách mọi thứ diễn ra với các cuộc đàm phán về trần nợ và khẩu vị rủi ro sẽ bị tác động như thế nào bởi sự kiện này?
Sản lượng xây dựng tháng 3 của Eurozone có gì đáng chú ý?
- Sản lượng xây dựng tháng 3 của Eurozone: -2.4% m/m
- Trước đó: +2.3% m/m, điều chỉnh thành +1.7%
- Xây dựng công trình giảm 2.4% và xây dựng dân dụng giảm 2.3% trong tháng.
Tổng tiền gửi không kỳ hạn của SNB tuần trước giảm
- Tổng tiền gửi không kỳ hạn của SNB tuần trước (tính đến ngày 19/5) : 515.7 tỷ CHF (trước đó là 520.1 tỷ CHF)
- Tiền gửi thanh toán trong nước: 504.5 tỷ CHF (trước đó là 507.1 tỷ CHF)
Các dữ liệu kinh tế quan trọng nào sẽ được công bố trong tuần này?
- Thứ ba: Chỉ số PMI Hoa Kỳ của S&P Global
- Thứ tư: Quyết định chính sách của RBNZ, CPI của Anh, Biên bản FOMC.
- Thứ năm: Đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Hoa Kỳ.
- Thứ sáu: Chỉ số PCE Hoa Kỳ.
XAUUSD dao động quanh mức $1,980
XAUUSD đang đi ngang trong bối cảnh căng thẳng chính trị gia tăng sau hội nghị G7 và không có các dữ liệu kinh tế quan trọng nào được công bố. Bên cạnh đó đồng đô la hiện đang ở trên mức 103.10
Cập nhật thị trường: USDCHF suy yếu
USDCHF giảm xuống mức thấp nhất ngày, hiện ở mức 0.896
Cập nhật thị trường: Chứng khoán Âu diễn biến trái chiều
- Eurostoxx -0.2%
- Đức DAX -0.2%
- Pháp CAC 40 -0.2%
- FTSE Vương quốc Anh +0.2%
- Tây Ban Nha IBEX +0.2%
Global Times: G7 là một “hội nghị chống Trung Quốc”
Global Times, cơ quan ngôn luận của Trung Quốc do nhà nước hậu thuẫn, đã gọi G7 là một “hội nghị chống Trung Quốc” vào hôm nay:
- "Mỹ đang nỗ lực dệt một tấm lưới chống Trung Quốc ở phương Tây"
- "Đây không chỉ là vấn đề can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Trung Quốc và bôi nhọ Trung Quốc, mà còn là sự thôi thúc đối đầu không che đậy giữa các phe".
Bộ Ngoại giao Bắc Kinh cho biết họ kiên quyết phản đối tuyên bố của G7 và vào cuối Chủ nhật họ đã triệu tập đại sứ Nhật Bản tại Trung Quốc như một phần phản đối nước chủ nhà tổ chức hội nghị thượng đỉnh. Ông nhận định rằng các hành động của Nhật Bản đang gây bất lợi cho chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của Trung Quốc, đồng thời Trung Quốc "rất không hài lòng và kiên quyết phản đối" các hành động này. "Nhật Bản nên điều chỉnh cách hiểu về Trung Quốc, nắm bắt quyền tự chủ chiến lược, tuân thủ các nguyên tắc của bốn văn kiện chính trị giữa Trung Quốc và Nhật Bản, và thực sự thúc đẩy sự phát triển ổn định của quan hệ song phương với thái độ xây dựng", ông Tôn nói.
Cập nhật thị trường: AUDUSD tiếp tục suy yếu
AUDUSD giảm xuống mức thấp nhất trong ngày, hiện ở mức 0.663