Hàn Quốc trở thành quốc gia lớn châu Á đầu tiên tăng lãi suất
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đã tăng lãi suất chính sách từ 0.50% lên 0.75% trong cuộc họp chính sách tiền tệ sáng nay.
UBS đưa ra mục tiêu cho chỉ số S&P 500 như thế nào?
UBS Global Wealth Management cho rằng chỉ số S&P 500 sẽ tăng lên mức cao nhất là 5,000 trong năm 2022, trong bối cảnh thị trường đang tăng nhanh chưa từng thấy. Solita Marcelli, giám đốc đầu tư của công ty tại Mỹ cho biết: “Sự kết hợp giữa tăng trưởng vững chắc và yếu tố hỗ trợ từ Fed là một yếu tố thuận lợi cho thị trường chứng khoán, ngay cả khi thị trường chứng khoán đã tạo ra mức tăng đáng kinh ngạc”.
Số ca nhiễm COVID-19 tại New South Wales lần đầu vượt 1,000!
Bang NSW của Úc ghi nhận 1,029 ca nhiễm COVID-19 mới trong ngày hôm nay, cao nhất từ trước đến giờ.
Reuters: Đà tăng của thị trường chứng khoán sắp kết thúc
Khảo sát của Reuters cho thấy, phần lớn các nhà phân tích cho rằng đà tăng của thị trường sắp kết thúc khi Fed có thể sẽ bắt đầu quá trình thắt chặt chính sách, cũng như rủi ro tiềm ẩn đến từ biến chủng Delta của COVID-19. Yếu tố báo cáo thu nhập không còn là xúc tác cho thị trường nữa, và các nhà phân tích phần lớn cho rằng sự điều chỉnh có thể đến trong cuối năm nay.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 25/08: Chứng khoán tiếp tục lập đỉnh, tâm lý risk-on tràn ngập thị trường
Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục thiết lập các mức đỉnh cao mới khi các nhà đầu tư giảm bớt những nỗi lo ngại về dịch COVID-19 cũng như số ca nhiễm có dấu hiệu tạo đỉnh. Dow Jones tăng 0.11%, S&P 500 tăng 0.22% lên mức đỉnh cao lịch sử tại 4,496 điểm còn Nasdaq tăng 0.15% lên 15,042 điểm, cũng là mức cao nhất mọi thời đại.
Tâm lý risk-on cũng được thể hiện rõ ràng trên thị trường FX. Các đồng NZD và AUD dẫn đầu đà tăng của nhóm G-7, đây là phiên thứ 3 liên tiếp hai đồng tiền này tăng. USD/JPY cũng tăng 0.36% và lần đầu tiên sau gần 2 tuần đóng cửa trên 110. Chỉ số DXY giảm phiên thứ 4 liên tiếp xuống mức 92.82, khi các nhà giao dịch chờ đợi các tín hiệu thắt chặt đến từ hội nghị Jackson Hole. EUR/USD tăng 0.14% lên 1.177.
Vàng giảm xuống $1,790/oz. Giá dầu tiếp tục hồi phục lên $68.36/thùng, khi dữ liệu tồn kho dầu thô ở Mỹ giảm mạnh cho thấy nhu cầu phục hồi.
Các chỉ số châu Âu đóng cửa ra sao trong phiên hôm nay?
Đa phần các chỉ số lớn đều đang ghi nhận tăng, riêng DAX giảm và FTSE MIB không thay đổi:
- Chỉ số DAX, -0.3%
- Chỉ số CAC, +0.2%
- Chỉ số FTSE 100, +0.3%
- Chỉ số Ibex, +0.3%
- Chỉ số FTSE MIB không đổi
Tại Mỹ, sắc xanh bắt đầu lan tỏa khắp các chỉ số:
- Chỉ số Dow Jones, +0.25%
- Chỉ số S&P 500, +0.23%
- Chỉ số Nasdaq, +0.14%
Tận dụng lợi suất trái phiếu tăng cao, USDJPY vượt 110
Cặp tiền này đang tăng 0.4% trong ngày, trước đó đã lập đỉnh tại 110.10 nhờ việc lợi suất trái phiếu Mỹ tăng cao. Hiện tại, lợi suất trái phiếu 10 năm đang ở mức 1.334%, cao nhất kể từ ngày 13/8.
Hiện tại USDJPY đang giao dịch quanh mức 110,05.
Lợi suất trái phiếu 10 năm chạm mức cao nhất kể từ ngày 13/8
Lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm của Mỹ đã tăng 2.62%, chạm mức 1.33% trong phiên hôm nay, mức cao nhất kể từ ngày 13/8. Có vẻ như lo ngại về chủng delta cùng với những lời đồn đoán về thắt chặt tại cuộc họp Jackson Hole đang tiếp thêm sức mạnh cho trái phiếu Mỹ.
Hiện tại, chỉ số DXY cũng đang tăng nhẹ 0.1% lên mức 92.9 điểm.
Trữ dầu tại Mỹ giảm gần 3 triệu thùng
Theo EIA, trữ dầu tại Mỹ trong tuần trước đã giảm 2.979 triệu thùng, cao hơn dự báo ban đầu là 2.683 triệu thùng.
Giá dầu chưa có phản ứng mạnh với tin này, hiện giảm 0.3% xuống $67.3/thùng.
Châu Âu có thể sẽ hạn chế di chuyển với Mỹ trước nguy cơ dịch Delta
Được biết, châu Âu có thể sẽ áp đặt lệnh hạn chế di chuyển với công dân Mỹ khi chủng Delta tiếp tục hoành hành. EU sẽ họp vào ngày mai để bàn về vấn đề này.
Dầu suy yếu trước thềm báo cáo trữ dầu hàng tuần tại Mỹ
Sau khi tăng lên hơn $68.1/thùng trong phiên Mỹ, dầu WTI hiện đang quay đầu giảm xuống đáy ngày tại 66.9/thùng. Lúc này dầu đã hồi phục nhẹ lên $67.4/thùng, nhưng có vẻ như áp lực của USD lúc này vẫn đang là khá lớn với thị trường hàng hóa.
Vào 9h30 tối nay, EIA sẽ công bố trữ dầu tại Mỹ trong tuần trước. Những người giao dịch dầu sẽ rất quan tâm tới tin này.
Chứng khoán Mỹ mở đầu trầm lắng, chờ đợi Jackson Hole
Khác với những khởi đầu bùng nổ, tăng mạnh như hai phiên trước, các chỉ số chứng khoán Mỹ đang có phần chậm rãi trong phiên hôm nay. Nasdaq là chỉ số duy nhất tăng, nhưng cũng chỉ tăng 0.17%. Chỉ số Dow Jones giảm 0.2%, còn S&P 500 chưa có nhiều thay đổi. Có vẻ như các nhà đầu tư đang cẩn trọng hơn khi cuộc họp Jackson Hole đang đến gần, và Fed hoàn toàn có thể mở ra khả năng thắt chặt tại đây. Tại châu Âu, các chỉ số đang diễn biến trái chiều: Trong khi FTSE và CAC đang tăng lần lượt 0.3% và 0.15%, DAX lại đang giảm 0.17%, còn FTSE MIB và Stoxx 600 chưa có nhiều thay đổi.
Trên thị trường tiền tệ, đồng đô la đã tìm lại được đà tăng trong phiên hôm nay. Chỉ số DXY tăng 0.2% và lấy lại mốc 93 điểm. Các đồng tiền khác đều đang ghi nhận giảm so với USD: EUR giảm 0.14%, GBP giảm 0.18%, JPY giảm 0.32%, CHF giảm 0.2%. CAD đang giảm mạnh nhất: -0.43%. Hai đồng tiền châu Đại Dương là AUD và NZD đang trụ vững nhất: lần lượt giảm 0.12% và 0.07%.
Vàng hiện giảm 0.63% xuống 1,791. Dầu thô chưa có nhiều biến động tại mức $67.5/thùng, tuy nhiên đang chững lại sau hai phiên tăng mạnh.
GBPUSD tiếp tục kẹt giữa hai đường MA trong phiên hôm nay
Cặp tiền này đang dao động giữa hai đường MA 200 giờ (màu đỏ) và MA 100 giờ (màu xanh). Đầu phiên hôm nay, GBPUSD đã kiểm tra đường MA 200 giờ, lập đỉnh ngày tại 1,3743, tuy nhiên tại đây phe bán đã chiếm lại ưu thế và sau đó đưa GBPUSD về gần mức đáy ngày dưới vùng 1.3700. Hiện tại, GBPUSD đang được giao dịch quanh mức 1.3707, nhưng có vẻ phe bán vẫn đang giữ ưu thế.
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: Sự điều chỉnh xuất hiện!
Thị trường FX có một phiên điều chỉnh nhẹ sau khi đồng USD giảm mạnh vào phiên hôm qua.
- Chỉ số DXY tăng 0.22% lên 93.08.
- Tỷ giá GBP/USD giảm 0.14% xuống 1.3708.
- Cặp AUD/USD giảm 0.1% xuống 0.7250.
- Tỷ giá USD/JPY tăng 0.31% lên 109.54.
Nhà kinh tế trưởng ECB: Còn quá sớm để thảo luận về việc kết thúc chương trình mua tài sản PEPP trong tháng 9
Nhận xét của nhà kinh tế trưởng ECB, Philip Lane
- Cuộc thảo luận sẽ diễn ra vào mùa thu
- Bất kỳ điều chỉnh nào đối với tốc độ mua PEPP trong tháng 9 đều phụ thuộc vào cam kết về các điều kiện tài chính thuận lợi
- Thị trường không cần thông báo lâu trước khi PEPP kết thúc vì QE sẽ tiếp tục thông qua APP
- ECB cam kết thực hiện các điều kiện tài chính thuận lợi ít nhất đến hết tháng 3 năm sau
- Tăng trưởng khu vực đồng Euro trong năm nay nhìn chung phù hợp với dự báo tháng 6
- Tác động của biến thể Delta đối với nền kinh tế khu vực đồng Euro khá ít do tỷ lệ tiêm chủng cao
Một lần nữa, họ tiếp tục coi lạm phát là 'nhất thời'. Điều đó nói lên rất nhiều điều về lập trường chính sách hiện tại của ECB.
Bản tin COVID-19: Bến cảng bận rộn thứ 2 tại Trung Quốc mở cửa trở lại 1 phần!
- Một báo cáo của CIA về nguồn gốc của virus không đưa ra kết luận rõ ràng, Washington Post cho biết.
- NYT cho biết bang Massachusetts bắt buộc đeo khẩu trang tại các trường công lập.
- UPS sẽ yêu cầu một số nhân viên văn phòng phải tiêm vaccine.
- NRA đã hủy bỏ cuộc họp thường niên của mình.
- Trung Quốc đã mở lại một phần bến cảng bận rộn thứ hai của mình sau hai tuần ngừng hoạt động do Covid.
- Credit Suisse đã hoãn việc cho nhân viên trở lại văn phòng tại Mỹ đối với người chưa được tiêm chủng.
Chuyên gia tại Credit Suisse bình luận gì về giá vàng?
Vàng đã nới rộng đà tăng từ mức hỗ trợ chính đồng thời là đáy thấp nhất trong năm ở $1682/71. Tuy nhiên, sự phục hồi của kim loại quý này dự kiến sẽ bị giới hạn ở vùng kháng cự $1800/1834, theo các chiến lược gia tại Credit Suisse.
Nhật Bản tuyên bố tình trạng khẩn cấp với thêm 8 tỉnh khác!
Các biện pháp hạn chế mới sẽ có hiệu lực từ thứ Sáu đến hết ngày 12 tháng 9
Các tỉnh mới được thêm vào bao gồm Hokkaido, Miyagi, Gifu, Aichi, Mie, Shiga, Okayama và Hiroshima, tất cả đều vốn đã được đặt trong tình trạng "tiệm cận" khẩn cấp. Tổng cộng có 21 tỉnh trong tình trạng khẩn cấp trên khắp đất nước.
Cập nhật thị trường phiên Âu ngày 25/08: Sự cẩn trọng được đề cao trước thềm Jackson Hole
Cổ phiếu và hợp đồng tương lai chứng khoán của Hoa Kỳ ổn định trong bối cảnh sự phục hồi của cổ phiếu công nghệ Trung Quốc bị đình trệ và thị trường bước vào giai đoạn đi ngang trước hội nghị chuyên đề về chính sách Jackson Hole của Cục Dự trữ Liên bang vào cuối tuần này.
Vàng đang giảm nhẹ trong ngày xuống $1,794/oz sau khi không thể vượt qua đường xu hướng kẻ từ đỉnh tháng 6. Lợi suất TPCP Mỹ cũng không có nhiều biến động, giao dịch quanh mức 1.295%.
Dầu thô ổn định ở mức 67.33 USD/thùng khi tình hình Covid tại Trung Quốc đã được kiểm soát và các cảng quan trọng tại nước này được mở lại.
Thị trường FX thì diễn biến tương đối trầm lắng, tất cả các đồng tiền chính chỉ dao động khoảng 0.0X%.
Thành viên ECB De Guindos nói rằng ECB có thể một lần nữa nâng các dự báo kinh tế vĩ mô
De Guindos nói rằng họ có thể làm như vậy trong vài ngày tới
Nhà kinh tế tại Ifo cho biết 70% doanh nghiệp công nghiệp phàn nàn về sự tắc nghẽn chuỗi cung ứng
Nhận xét của nhà kinh tế Ifo, Klaus Wohlrabe
- Chỉ số thương mại cũng giảm, thương nhân không hài lòng với công việc kinh doanh hiện tại của họ
- Kỳ vọng xuất khẩu đã giảm nhưng vẫn ở mức tương đối tốt
- 1/2 số công ty sản xuất, bán lẻ muốn giá cao hơn để bù đắp chi phí gia tăng
Chỉ số môi trường kinh doanh Ifo của Đức tháng 8 đạt 99.4 so với dự kiến 100.4
Trước đó 100.8; sửa đổi thành 100.7
Chỉ số kỳ vọng 97.5 so với 100.0 dự kiến
Chỉ số điều kiện hiện tại 101.4 so với 100.8 dự kiến
Lượng quyền chọn đáo hạn ngày hôm nay có gì đáng chú ý?
Đối với EUR/USD, mức đáo hạn lớn tại 1.1700 và 1.1714-31 có thể hạn chế bất kỳ áp lực giảm giá nào mặc dù hành động giá vẫn khá trầm lắng khi chúng ta bước vào phiên Âu.
Trong khi đó, USD/JPY có lượng lớn quyền chọn đáo hạn tại 110.00.
Trung Quốc mở lại nhà ga tại cảng đông đúc thứ ba trên thế giới
Nhà ga Meishan tại cảng đông đúc thứ hai của Trung Quốc đã mở cửa trở lại vào thứ Tư sau hai tuần ngừng hoạt động khiến các tuyến vận tải vốn đã căng thẳng ở châu Á trở nên khó khăn hơn.
Một quan chức cảng cho biết tại một cuộc họp báo ở thành phố Ninh Ba, nhà ga sẽ bắt đầu hoạt động trở lại vào thứ Tư. Nhà ga này chiếm khoảng 1/4 công suất của cảng Ningbo-Zhoushan và đã bị đóng cửa từ ngày 11 tháng 8 sau khi một công nhân bị phát hiện nhiễm Covid-19.
Châu Âu chuẩn bị ra mắt hợp đồng tương lai Bitcoin đầu tiên trong bối cảnh ETF của Mỹ bế tắc
Vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy sự chấp thuận ra mắt ETF ở Hoa Kỳ. Trái ngược lại, hợp đồng tương lai Bitcoin (BTC) đầu tiên của châu Âu sẽ ra mắt vào tháng tới, mở ra cơ hội tiếp xúc rất lớn trên thị trường đầy tiềm năng này.
Mặc dù hợp đồng tương lai mới sẽ được giao dịch bằng Euro, nhưng chúng sẽ được chuyển đổi thực tế bằng BTCE. Điều này có nghĩa là hợp đồng được hỗ trợ 100% bởi Bitcoin và có thể dễ dàng được mua lại bởi bất kỳ nhà đầu tư nào để lấy Bitcoin cơ bản.
Các động thái này diễn ra trong bối cảnh nhu cầu của nhà đầu tư tăng lên đối với các sản phẩm gắn liền với Bitcoin và altcoin, với “truyền thống” vốn có khi châu Âu là thị trường cung cấp một môi trường thân thiện hơn Hoa Kỳ, đang thực hiện mọi nỗ lực cho sự chấp thuận của quỹ giao dịch trao đổi Bitcoin (ETF).
Dầu thô phục hồi nhẹ sau một tuần suy giảm!
Sau khi giảm mạnh vào tuần trước, giá dầu đã phục hồi tốt trong hai ngày đầu tuần này do tâm lý rủi ro được cải thiện và đồng Dollar dần ổn định.
Dầu đã thoát khỏi mức thấp nhất trong tháng 5 để tăng trở lại trên 67 đô la nhưng vẫn nằm dưới đường MA-100 ngày của monhf. Đây sẽ là mức kỹ thuật quan trọng cần theo dõi trong các phiên tới để xem liệu dầu có phá vỡ được với mức kháng cự gần 70 đô la hay không.
Úc: Tỷ lệ tiêm chủng tăng cao và số ca nhiễm cũng vậy!
Sau một khởi đầu chậm chạp, Úc đang tăng cường triển khai kế hoạch tiêm chủng Covid-19. Nhưng sự gia tăng các ca nhiễm Covid-19 mới ở bang đông dân nhất của nó cho thấy đất nước này vẫn ở mức đáng báo động ngay cả khi hàng trăm nghìn người xếp hàng để được tiêm phòng mỗi ngày.
Úc đang rơi vào tình trạng bế tắc trong hơn hai tháng không có dấu hiệu chậm lại, với kỷ lục số ca nhiễm hàng ngày mới đạt 919 trường hợp ở New South Wales vào thứ Tư - nhiều hơn mức cao trước đó là 830 trường hợp vào Chủ nhật.
Citigroup tiết lộ đang chuẩn bị pháp lý để bắt đầu giao dịch hợp đồng tương lai Bitcoin trên CME
Theo một nguồn tin tiết lộ rằng Citigroup đang làm việc để nhận được “đèn xanh” theo quy định để bắt đầu giao dịch hợp đồng tương lai Bitcoin trên Chicago Mercantile Exchange (CME).
Ngoài việc muốn giao dịch hợp đồng tương lai BTC, Citigroup hiện đang thuê người để trở thành một phần của nhóm tiền mã hóa có trụ sở tại London. Ngoài ra, nguồn tin giấu tên còn lạc quan rằng các cơ quan quản lý sẽ cấp phép cho giao dịch hợp đồng tương lai Bitcoin cho ngân hàng và sau đó sẽ nhận được sự chấp thuận của pháp luật đối với các ghi chú giao dịch trao đổi Bitcoin (ETN).
GBP/USD vẫn chịu áp lực khi đồng bạc Xanh tiếp tục "bay cao"
GBP/USD tiếp tục giảm trong phiên giao dịch châu Á hôm thứ Tư và đang giao dịch ở mức 1.3715 sau khi giảm 0.06% trong ngày.
Chỉ số US Dollar Index (DXY), hiện đang được giao dịch ở mức 93.05 với mức tăng 0.08% trong bối cảnh tâm trạng rủi ro chung.
Các nhà đầu tư tiếp tục đặt cược vào đô la Mỹ sau dữ liệu kinh tế lạc quan và quá trình tiêm chủng vắc xin cũng như doanh số bán nhà mới tại Mỹ đã tăng lên 1% ở mức 708 nghìn trong tháng 7, phù hợp với kỳ vọng của thị trường là 700 nghìn.
Mặt khác, đồng bảng Anh vẫn giảm bất chấp dữ liệu kinh tế lạc quan và tâm lý rủi ro.
Thành viên ban thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cảnh báo về triển vọng kinh tế và lạm phát của đất nước
Thành viên ban thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) Toyoaki Nakamura đã cảnh báo về sự không chắc chắn trong triển vọng kinh tế và lạm phát của đất nước. Ông cho biết, Nhật Bản có thể chứng kiến nhu cầu bị dồn nén thúc đẩy tiêu dùng trong thời gian tới. Ngoài ra, thị trường trái phiếu xanh của Nhật Bản, ở mức 1 nghìn tỷ yên vào năm 2020, vẫn còn nhỏ so với quy mô nền kinh tế của nước này và kỳ vọng tăng trưởng trung và dài hạn của các công ty Nhật Bản không giảm.
Cập nhật diễn biến thị trường phiên Á: Tâm lý risk-off quay trở lại
Các chỉ số chứng khoán châu Á sau khi tăng điểm vào đầu phiên đã bất ngờ quay đầu. Các hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ.
Trên thị trường FX, đồng USD đã tăng trở lại, chỉ số DXY tăng 0.16% lên 93.03. Các đồng tiền khác đều giảm so với đồng bạc xanh, dẫn đầu là các đồng tiền hàng hóa như AUD, NZD và CAD giảm hơn 0.2%. EUR/USD cũng giảm 0.15% xuống 1.1736.
Vàng tiếp tục giảm và đánh mất mốc $1,800/oz, hiện đang ở mức $1,795/oz.
Nhật Bản mở rộng tình trạng khẩn cấp cho thêm 8 tỉnh thành
Các tỉnh Hokkaido, Miyagi, Gifu, Aichi, Mie, Shiga, Okayama và Hiroshima đã được ban bố tình trạng khẩn cấp COVID-19 cho đến ngày 12/09. Như vậy, tổng cộng 21 tỉnh thành đã được áp dụng trình trạng khẩn cấp này.
Mỹ vẫn sẽ rút quân khỏi Kabul trước 31/08, nhưng có phương án dự phòng
Joe Biden cho biết, thời hạn Mỹ rút quân khỏi Afghanistan vẫn là ngày 31/08. Tuy vậy, Tổng thống và Lầu Năm Góc cũng như Bộ Ngoại giao có kế hoạch dự phòng để điều chỉnh thời hạn "nếu cần thiết", đồng thời cảnh báo về mối đe dọa ngày càng tăng của các cuộc tấn công khủng bố. Biden trước đó đã từ chối lời đề nghị từ các đồng minh G-7 về việc kéo dài thời hạn rút lui, hiện tại chỉ còn hơn 1 tuần để đưa hàng chục nghìn người Mỹ rời khỏi Kabul.
Số ca nhiễm COVID-19 tại Úc và New Zealand tiếp tục lập thêm những kỷ lục buồn
New Zealand ghi nhận thêm 63 ca nhiễm mới trong ngày hôm nay, trong khi bang New South Wales của Úc lần đầu tiên ghi nhận 919 ca nhiễm mới.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 24/08: Tâm lý risk-on được duy trì
Các chỉ số chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng phiên thứ 4 liên tiếp, mặc dù đà tăng trong phiên vừa qua không quá mạnh. Dow Jones tăng 0.09%, S&P 500 tăng 0.15% còn Nasdaq tăng 0.52% lên mức đỉnh cao lỷ lục mới tại 15,020 điểm.
Những nỗi lo ngại về biến chủng Delta của COVID-19 đã qua đi, tâm lý risk-on quay trở lại trong tuần này. DXY giảm 0.10% xuống 92.88, kéo theo các đồng tiền G-7 khác tăng lên, EUR/USD tăng 0.09% lên 1.1754. Tăng mạnh nhất là NZD khi trợ lý Thống đốc RBNZ Christian Hawkesby cho biết RBNZ đã cân nhắc đến viếc tăng lãi suất lên 0.50%, quyết định giữ nguyên lãi suất vừa rồi không liên quan gì đến tình hình COVID-19 hiện tại, chỉ là các quan chức gặp khó khăn trong vấn đề thảo luận, NZD/USD tăng 0.87% lên 0.6949. Bên cạnh đó, giá hàng hóa tăng đã khiến AUD/USD tăng 0.73% lên 0.7258, USD/CAD giảm 0.45% xuống 1.2586.
Vàng đi ngang ở $1,803/oz sau khi tăng mạnh vào phiên thứ 2 trước đó, giá dầu hồi phục ấn tượng lên $67.54/thùng.
Chứng khoán châu Âu đóng cửa trái chiều trong phiên hôm nay
Các chỉ số châu Âu ghi nhận kết quả trái chiều phiên hôm nay, nhưng nhìn chung các thay đổi tương đối thấp:
- Chỉ số Dax, +0.3%
- Chỉ số CAC, -0.3%
- Chỉ số FTSE 100, +0.1%
- Chỉ số Ibex, -0.1%
- Chỉ số FTSE MIB không đổi
Goldman Sachs: Dầu chỉ bị giữ chân trong ngắn hạn
Ngân hàng này cho biết vấn đề dịch bệnh và Trung Quốc đang kìm hãm lại giá dầu trong ngắn hạn, nhưng đến mùa thu năm nay, dầu cùng với những hàng hóa khác như kim loại sẽ tăng mạnh. Goldman Sachs cũng cho rằng tốc độ tăng trưởng có thể đã đạt đỉnh, nhưng nhu cầu dầu mới là điều quan trọng. Ngân hàng này tiếp tục đặt mục tiêu giá $80/thùng cho dầu Brent.
Hiện tại cả dầu Brent và WTI đều tăng hơn 2.6%, sau phiên thứ Hai tăng gần 6%.
NZDUSD vượt 0.6950, kéo dài đà trở lại 0.70
Cặp tiền này đang là cặp tiền tăng mạnh nhất ngày hôm nay khi đã tăng hơn 1% lên 0.6963. Trước đó, NZDUSD chạm đỉnh ngày tại 0.6966, mức cao nhất kể từ ngày 17/8. Sau một số dữ liệu kém khả quan, có vẻ USD đã suy yếu tương đối. Chỉ số DXY về mức 92.8 điểm.
Phe mua vàng chờ đợi động thái gần đường MA 100/200 ngày
Vàng tiếp tục tăng trong ngày hôm nay, lập đỉnh ngày tại 1,809, nhưng sau đó không thể giữ sự ổn định và giảm xuống mức hiện tại 1,806. Phe mua sẽ chờ đợi thêm động thái tại cùng giá 1,811-1,812, trùng với hai đường MA 100 ngày (màu đỏ) và 200 ngày (màu xanh). Phá vỡ kháng cự này sẽ giúp vàng có thêm động lực tăng lên lại vùng 1,834.