Doanh số bán nhà mới tháng 3 tại Hoa Kỳ nhỉnh hơn dự kiến
- Số liệu thống kê là 763 nghìn căn so với 765 nghìn căn trước đó
- Số liệu tháng trước là 772 nghìn căn (sau khi chỉnh sửa trở thành 835 nghìn căn)
Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng tại Mỹ thấp hơn dự kiến!
- Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng trong tháng 4 đạt 107.3 so với 108 kỳ vọng trước đó
- Số liệu tháng 3 sau khi rà soát đã tăng thêm 0.4 (từ 107.2 lên 107.6)
- Chỉ số kỳ vọng hiện tại của toàn thị trường tăng lên mốc 77.2 so với 76.7 theo báo cáo trước đó
Thị trường chứng khoán Mỹ 26/04 - sự ảm đạm bao trùm!
Chứng khoán Mỹ mở đầu ngày giao dịch 26/04 với không khí ảm đạm bao trùm lên hai trên ba chỉ số chính. Tác động chủ yếu đến từ việc dự báo thu nhập của Mỹ trở nên ảm đạm và thấp hơn so với mọi người kỳ vọng. Các nhà đầu tư vẫn đang theo dõi chặt chẽ kết quả để hiểu hơn về tác động của lạm phát tới thu nhập.
Điểm qua các chỉ số chứng khoán chính:
- Dow Jone -0.89%
- S&P500 +0.57%
- Nasdaq -1.41%
Trên thị trường tiền tệ quốc tế, JPY hiện vẫn đang là đồng tiền nhận được nhiều sự chú ý nhất sau những phát biểu mới nhất đến từ thủ tướng Nhật Kishida.
Điểm qua những đồng tiền chính:
- GBP -0.44%
- EUR -0.35%
- AUD +0.01%
- CHF +0.17%
- NZD -0.08%
- JPY +0.83%
- CAD -0.61%
Trên thị trường dầu mỏ và thị trường vàng:
- Dầu Brent và dầu WTI đều bật tăng trở lại, hiện đang giao dịch lần lượt tại mốc 109 USD/thùng và 100 USD/thùng.
- Giá vàng thế giới chứng kiến nhịp hồi nhẹ sau phiên giao dịch ngày hôm qua. Hiện giá vàng đang giao dịch tại mốc 1905 USD/ounce.
Thủ tướng Nhật Bản Kishida: Đồng Yên yếu sẽ đem cả lại cả tích cực và tiêu cực
- Đồng Yên yếu có lợi cho xuất khẩu tại các công ty Nhật Bản có tài sản ở nước ngoài, nhưng lại gây hại cho các hộ gia đình, các doanh nghiệp do đẩy chi phí nguyên liệu thô lên cao
- Chính phủ sẽ hướng tới mục tiêu ổn định tỷ giá hối đoái bằng việc hạn chế dòng vốn chảy ra, tăng dòng vốn chảy vào Nhật Bản
EUR/USD - tiến tới vùng thấp nhất 2020!
EUR/USD tiếp tục xu hướng giảm. Hiện tại cặp tiền đã chạm đến ngưỡng thấp nhất kể từ tháng 4 năm 2020.
Phiên giao dịch của EUR/USD tại thị trường Châu Á hiện chưa chứng kiến bất cứ tín hiệu tích cực nào được phát đi. Phe bán vẫn nắm quyền kiểm soát về giá.
EUR/USD hiện đang giao dịch tại mốc 1.06692 trong phiên giao dịch hôm nay tại thị trường Mỹ.
USD/JPY - Phá vỡ MA 200 giờ!
USD/JPY lần đầu tiên phá vỡ mốc MA 200 kể từ ngày 01 tháng 04 năm 2022. Sau khi phá vỡ mốc hỗ trợ quan trọng này, hiện tại cặp tiền đang giao dịch tại mốc 127.601
Giá trong ngày giao dịch hôm qua chủ yếu giao động dưới mức MA 100 giờ
USD/JPY hiện đang chịu những áp lực từ phe gấu .Vùng giá mà cặp tiền dự đoán sẽ tiếp tục biến động nằm trong ngưỡng 126.67 và 126.784
Chỉ số giá nhà tại 20 thành phố trong tháng 2 của Hoa Kỳ tăng nhẹ
- Số liệu theo thống kê trước đó là +19.1% (sau sửa đổi là 18.9%)
- Chỉ số giá nhà tại 20 thành phố tăng tới 2.4%, cao hơn 0.9% so với tháng trước
- Só liệu theo thống kê trung bình hàng tháng của giá nhà là +1.8%
Hoạt động kinh doanh phi sản xuất của Fed Philadelphia thấp hơn dự kiến
Chỉ số hoạt động kinh doanh phi sản xuất của Fed Philadelphia giảm xuống 27.5 trong tháng 4 so với 30.1 trong tháng 3
- chỉ số hoạt động kinh doanh khu vực phi sản xuất giảm 2.8 so với tháng trước
- chỉ số đơn đặt hàng mới thấp hơn 1 nửa so với thông kê trước đó
- chỉ số việc làm toàn thời gian giảm còn 14.3
- chỉ số chi phí tiền lương và phúc lợi tăng lên 59.1 so với 55.7 của tháng trước
- đơn đặt hàng chưa được thực hiện tăng gấp 1.5 lần so với trước đó
- hàng tồn kho -2.1 so với -4.4 tháng trước
- đơn hàng đã trả trước tăng lên 68.7 so với 65.7
Đơn đặt hàng lâu bền trong tháng 3 của Hoa Kỳ thấp hơn so với dự kiến
- Số liệu trước đó ghi nhận -2.2%
- Tiền cước vận chuyển cũ + 1.1% so với + 0.6% dự kiến
- Số lượng đơn đặt vận chuyển sớm tăng 0.6%
- Số lượng các lô hàng + 1.2% so với trước đó
- Các đơn đặt hàng chưa được thực hiện + 0.4%
- Hàng tồn kho + 0.7% so với + 0.4% tháng trước
- Số liệu ghi nhận về lượng đơn đặt hàng đã tăng năm trên tổng số sáu tháng qua.
- Lần tăng mới nhất là do đơn đặt hàng máy tính và thiết bị điện tử, tăng 2.6%
Tổng hợp phiên giao dịch Châu Âu: Euro và Bảng Anh lao dốc!
Thị trường:
• JPY mạnh nhất, GBP yếu nhất
• Thị trường chứng khoán châu Âu tích cực; HĐTL chỉ số S&P 500 giảm 0.4%
• Lợi suất kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm 4.9 bps xuống 2.775%
• Vàng tăng 0.3% lên 1,903.62 USD
• WTI tăng 0.6% lên $99.12
• Bitcoin tăng 0.7% lên 40,475 USD
Đây là một phiên giao dịch trái chiều khi lợi suất trái phiếu giảm sau động thái tăng nhẹ đầu ngày. Lợi suất suy yếu đi kèm với sự sụt giảm của hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ, với HĐTL chỉ số S&P 500 đã giảm 0.4% hiện tại từ mức tăng 0.3% trước đó.
Chứng khoán châu Âu hầu hết đều tích cực nhưng điều này bắt nguồn từ sự lạc quan trong phiên Mỹ ngày hôm qua.
Trên thị trường ngoại hối, đồng Yên tăng giá trên diện rộng trong khi USD trái chiều. Euro và bảng Anh là những đồng tiền yếu nhất với tỷ giá EUR/USD giảm xuống dưới 1.0700 từ mức 1.0720 vào đầu phiên. Cặp tiền này hiện đang giao dịch gần 1.0670, hướng tới mức thấp nhất năm 2020 1.0635.
Tỷ giá GBP/USD tiếp tục chứng kiến một ngày giảm nữa, lao dốc 0.4% xuống 1.2685 khi phe Gấu muốn chạm mức đáy của tháng 9 năm 2020 là 1.2675.
Trong khi đó, tỷ giá USD/JPY giảm xuống 127.50-60 khi người mua “dè chừng” trước những nhận xét từ tuần trước của quan chức Nhật Bản.
Ngược lại, Aussie và Kiwi là những đồng tiền tích cực trong ngày hôm nay với AUD/USD tăng 0.3% lên 0.7200 và NZD/USD tăng 0.2% lên 0.6630.
GBPUSD lao dốc mạnh mẽ!
Cặp tiền tiếp tục giảm sâu hơn nữa, xuống dưới 1.2700 mức thấp nhất kể từ tháng 9 năm 2020. Tỷ giá hiện đang dao động quanh mốc 1.2685, giảm 0.42% trong ngày!
Việc giảm xuống dưới mức thoái lui Fib 50.0% tại mốc 1.2830 cho thấy phe Gấu đang vượt trội. Mức thấp nhất tháng 9 năm 2020 ở vị trí 1.2675 cũng đáng để quan tâm khi đây là hỗ trợ gần nhất. Nếu tỷ giá xuyên thủng hỗ trợ này thì, GBP/USD sẽ nhắm mục tiêu tới mức tâm lý 1.2500 và sau đó mức thoái lui Fib 61.8 ở 1.2495.
Dòng tiền tái cân bằng cuối tháng đã khiến GBP giảm sâu hơn nhưng trọng tâm chính vẫn bắt nguồn từ việc Fed thắt chặt.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc: Nga không còn là “cường quốc”!
Người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby hôm thứ Ba cho biết Nga đã yếu hơn về mặt quân sự đồng thời cũng yếu về mặt kinh tế,…vv kể từ khi xâm lược Ukraine và Hoa Kỳ muốn Nga không thể đe dọa các nước láng giềng một lần nữa trong tương lai.
Ông Kirby lưu ý rằng Mỹ đang theo dõi chặt chẽ các sự kiện ở quốc gia này và nói thêm rằng còn quá sớm để đưa ra bình luận về các vụ nổ gần đây trong tòa nhà chính phủ của khu vực ly khai Transnistria tự xưng. Nga đang bị Ukraine cáo buộc hoạt động ở khu vực Transnistria (khu vực mới do quân đội Nga chiếm đóng).
Đà tăng của USD/JPY bị chững lại?
Liệu đây có phải một chút “xả hơi” sau những ngày leo dốc vừa qua của cặp tiền? Có lẽ đó là sự thật. Đà tăng chững lại sau một số bình luận vào tuần trước của các quan chức Nhật Bản, và động thái này đã khiến phe Bò cảnh giác hơn trong việc hướng tới mốc 130.00.
Kể từ đó, tỷ giá USD/JPY giảm nhẹ mặc dù điều này cũng phản ánh biến động trên thị trường trái phiếu. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm giảm 3.8 bps xuống 2.789% ngày hôm nay và tỷ giá USD/JPY giảm 0.3% xuống 127.75 vào thời điểm hiện tại.
Kháng cự tiếp theo sẽ nằm tại mốc 129.00, sau đó là đỉnh gần đây ở vị trí 129.40.
Ngược lại, hỗ trợ gần nhất xung quanh 127.34-45 (đường MA 200 giờ).
USD/CHF chạm đỉnh tháng 6/2020!
Cặp USD/CHF đã kéo dài đà tăng mạnh gần đây lên mức cao nhất kể từ tháng 6 năm 2020 và dao động trong nửa đầu của phiên giao dịch châu Âu. Tỷ giá hiện ở mức 0.9578, giảm nhẹ 0.13% trong ngày!
Triển vọng về việc Fed thắt chặt chính sách quyết liệt hơn đã đẩy đồng Dollar Mỹ lên mức cao nhất trong hơn hai năm và hỗ trợ tỷ giá.
Tuy nhiên, tâm lý risk-off trên thị trường đã thúc đẩy một số dòng tiền “chảy” vào đồng Franc Thụy Sĩ và kìm hãm bất kỳ sự bứt phá nào tiếp theo.
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: Đồng USD tiếp tục tăng giá ổn định
Đồng USD tiếp tục tăng nhẹ 0.13% lên 101.865.
- GBP/USD giảm 0.19% xuống 1.2714
- EUR/USD giảm 0.23% xuống 1.0687
- Hai đồng Antipodean đều tăng giá
- Tỷ giá USD/JPY giảm 0.32% xuống 127.72
- Bitcoin giảm nhẹ 0.11% xuống 40398.48
Hợp đồng quyền chọn đáo hạn vào ngày 26 tháng 4, 10 giờ sáng tại New York
EUR/USD dao động quanh 1.0725-50 và AUD/USD dao động quanh 0.7220.
Nhìn vào tỷ giá EUR/USD, hành động giá có vẻ đang kiểm tra mức thấp mới trong năm, hướng xuống dưới mức 1.0700. Đồng đô la tăng khá ổn định vài ngày qua.
Thủ tướng Nhật Bản Kishida: Các động thái FX mạnh mẽ là điều không mong muốn
- Hy vọng BOJ tiếp tục phấn đấu đạt mục tiêu lạm phát 2%
Các quan chức Nhật Bản nên lưu ý rằng sự trượt giá của đồng yên đang tạm dừng trong vài ngày qua khi tỷ giá USD/JPY đẩy nhanh về hướng 130.00.
Dòng tiền tái cân bằng cuối tháng cho một tuần biến động
Với trọng tâm là lợi suất trái phiếu tăng, đồng đô la mạnh hơn và chứng khoán ảm đạm trong vài tuần qua, dòng tiền tái cân bằng cuối tháng (month-end flows) sẽ khiến thị trường sôi động hơn trong vài ngày tới. Citi nói rằng dòng tiền tái cân bằng cuối tháng có khả năng tiếp tục hỗ trợ cho đồng đô la, với EUR/USD tiếp tục sụt giá ngày hôm nay.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết Ukraine có thể thắng trong cuộc chiến với Nga
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin đã bắt đầu các cuộc đàm phán quốc phòng với hơn 40 quốc gia vào thứ Ba bằng cách bày tỏ tin tưởng rằng Ukraine có thể thắng Nga trong cuộc xung đột kéo dài hai tháng.
“Sự phản kháng của các bạn đã mang lại nguồn cảm hứng cho thế giới tự do,” ông Austin cáo cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine là “không thể chối cãi”.
"Ukraine tin tưởng họ có thể giành chiến thắng, và tất cả mọi người ở đây cũng vậy."
Đồng rúp Nga đạt mức cao nhất trong hơn 2 năm so với đồng euro trước khi ổn định gần mốc 77
Đồng rúp của Nga đã chạm mức cao nhất trong hơn hai năm so với đồng euro trong đầu phiên Âu trước khi ổn định gần mức đóng cửa hôm thứ Hai.
Vào lúc 08 giờ 17 GMT, đồng rúp đã tăng 0.3%, giao dịch tại 76.90 so với đồng euro, sau khi chạm mốc 75.95 trước đó, mốc cao nhất kể từ đầu tháng 3 năm 2020 và mạnh hơn 0.1% so với đồng đô la tại 73.04.
Thị trường hàng không toàn cầu đạt mức cao vào năm 2022 khi nhu cầu của Trung Quốc tăng trở lại
Công ty dữ liệu du lịch OAG cho biết số chuyến bay toàn cầu đã tăng lên mức cao nhất vào năm 2022 trong tuần này do nhu cầu nội địa của Trung Quốc phục hồi mặc dù thị trường lớn nhất châu Á vẫn đang trong tình trạng phong tỏa.
Theo dữ liệu của Refinitiv Eikon, lợi nhuận của ngành lọc nhiên liệu máy bay tại châu Á, đã tăng hơn gấp đôi trong hai tháng qua, ở mức 30.04 USD/thùng so với dầu thô Dubai vào hôm thứ Hai.
Việc phong tỏa thành phố Thượng Hải đã sang đến tuần thứ tư và các đơn đặt hàng thử nghiệm hàng loạt ở Bắc Kinh đã làm dấy lên lo ngại rằng thủ đô của Trung Quốc có thể chịu số phận tương tự Thượng Hại.
EUR/USD tiếp tục sụt giá, đạp qua mốc 1.0800
EUR/USD tiếp tục sụt giá, đạp qua mốc 1.0800. Đồng euro đã giảm khá mạnh kể từ năm ngoái, khi triển vọng tăng trưởng trong khu vực dần không còn khả quan và thiếu hành động quyết liệt từ ECB.
Múc hỗ trợ quan trọng tiếp theo cho cặp này có thể quanh mức 1.0400, với mức thấp nhất của tháng 12 năm 2016 và tháng 1 năm 2017 ở trong khoảng 1.0340-60. Vấn đề lớn hơn đối với đồng euro là việc thiếu các giải pháp phù hợp. Khi áp lực lạm phát tiếp tục gia tăng, nó sẽ đè nặng lên tiêu dùng và chi tiêu, thậm chí còn nặng nề hơn trong những tháng tới.
Triển vọng tăng trưởng của Eurozone đang không mất lạc quan và ECB không có các công cụ phù hợp để đối phó với lạm phát hoặc để khắc phục các vấn đề đang gây khó khăn cho nền kinh tế vào lúc này.
Các chỉ số chứng khoán tăng đầu phiên Âu
- Eurostoxx +1.0%
- DAX +1.1%
- CAC 40 +0.8%
- FTSE +1.0%
- IBEX +1.4%
Chứng khoán châu Âu tăng một phần là để bắt kịp đà tăng của phố Walls ngày hôm qua, sau khi kết thúc phiên Âu. Thị trường đang mang tâm lý kém lạc quan hơn khi HĐTL chứng khoán Mỹ giảm và hướng tới mức thấp nhất trong ngày. HĐTL S&P 500 giảm 0.2%, đồng đô la đang tăng nhẹ đầu phiên.
BOJ mua không giới hạn TPCP kỳ hạn 10 năm tại mức 0.25% vào ngày 27-28 tháng 4
Áp lực vẫn còn đối với lợi suất TPCP Nhật Bản kỳ hạn 10 năm, đang gần chạm đến mức trần giới hạn lợi suất của BOJ là 0.25%. Lợi suất hiện ở mức 0.244%.
Đồng USD gần chạm đỉnh trong hai năm
Đồng USD giữ gần mức đỉnh trong hai năm vào thứ Ba do lo ngại về tác động kinh tế của các biện pháp xử lý dịch Covid-19 tại Trung Quốc đã làm tăng sức hấp dẫn của đồng bạc xanh và dự đoán tăng lãi suất mạnh mẽ của Hoa Kỳ giữ lợi suất trái phiếu cao hơn.
Chỉ số DXY đã tăng 3.3% trong tháng này, đây là tháng tăng lớn nhất kể từ tháng 11 năm 2015.
Các nhà phân tích tại Westpac cho biết: "Chỉ số DXY vẫn có thể tăng cao hơn. Rủi ro tăng trưởng của Trung Quốc đang tăng lên khi các nhà chức trách thực hiện chiến dịch về Covid-19 mạnh mẽ, tình hình tại Ukraine vẫn bất ổn và Fed vẫn giữ vững quan điểm về chính sách diều hâu", các nhà phân tích tại Westpac cho biết. .
Trung tâm tài chính Thượng Hải của Trung Quốc hiện đã bị phong tỏa để chống dịch Covid-19, Bắc Kinh chỉ qua một đêm đã tăng cường kế hoạch kiểm tra hàng loạt đối với 20 triệu người và làm dấy lên lo ngại về kế hoạch phong tỏa thành phố của chính phủ.
Maersk sửa đổi lại lợi nhuận dự tính do quý đầu tiên vượt kỳ vọng
Tập đoàn vận tải biển Maersk hôm thứ Ba đã đưa ra chỉ đạo hoạt động mới cho cả năm sau khi lợi nhuận hoạt động quý đầu tiên cao hơn kỳ vọng, do giá cước vận tải container lên cao.
Maersk cho biết: “Kết quả cực kỳ tích cực này được thúc đẩy bởi tình hình khả quan của thị trường vận tải đường biển."
Kế hoạch cho cả năm đã được sửa đổi, với thu nhập cơ bản trước lãi vay, thuế, khấu hao dự kiến khoảng 30 tỷ USD, tăng so với 24 tỷ USD dự kiến trước đó.
Cán cân thương mại tháng 3 tại Thụy Sĩ có gì đáng chú ý?
- Thặng dư cán cân thương mại tháng 3 tại Thụy Sỹ ở mức 2.99 tỷ CHF
- Tháng trước đó thặng dư 5.95 tỷ CHF
Thặng dư thương mại của Thụy Sĩ đã thu hẹp trong tháng trước do nhập khẩu tăng đáng kể tới 23% trong khi xuất khẩu tăng 5% trong tháng.
Hợp đồng tương lai Eurostoxx tăng 1.5% khi bắt đầu bước vào phiên Âu!
- Hợp đồng tương lai chỉ số DAX của Đức tăng 1.5%
- Hợp đồng tương lai chỉ số FTSE của Anh tăng 1.0%
Sự gia tăng ở đây một phần là sự "theo đuôi" sau khi chứng khoán Mỹ tăng điểm đêm hôm qua. Chứng khoán châu Âu sụt giảm sâu vào thứ 2 và đã bỏ lỡ sự hồi sinh muộn màng của chứng khoán Mỹ.
Trong khi đó ở thời điểm hiện tại hợp đồng tương lai S&P 500 đang giao dịch ổn định, do đó, đây không phải là dấu hiệu cho thấy tâm lý rủi ro tích cực hơn nhiều.
Yếu tố cơ bản với EUR/USD có gì đáng chú ý theo Commerzbank?
Hai yếu tố dường như có rất nhiều ảnh hưởng xấu đối với đồng Euro hiện tại theo Commerzbank: các quy định hạn chế covid ở Trung Quốc và cuộc xung đột ở Ukraine.
- “Chuỗi cung ứng đứt gãy đang kéo theo nguy cơ áp lực lạm phát tiếp tục kéo dài hơn dự kiến. Bên cạnh đó các quy định hạn chế sẽ ngày càng kìm hãm triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc, do đó cũng có thể ảnh hưởng đến các nước châu Âu
- “Xung đột ở Ukraine càng kéo dài và giao tranh càng căng thẳng, thì nguy cơ xảy ra khủng hoảng năng lượng càng cao do lệnh cấm vận nhập khẩu năng lượng vào châu Âu, đồng thời làm tăng rủi ro suy thoái đối với nền kinh tế châu Âu và của khu vực đồng euro."
Một phiên giao dịch có khá ít dữ liệu kinh tế được công bố ở phía trước!
Trong bối cảnh có ít dữ liệu kinh tế công bố trong phiên Âu, sự chú ý sẽ hướng tới lợi suất TPCP, đà tăng của đồng USD và tâm lý rủi ro. Đây sẽ là những chủ đề chính cho đến khi chúng ta bước đến cuộc họp FOMC vào ngày 4 tháng 5 và trước đó là dòng tiền cuối tháng.
- 13h - Dữ liệu cán cân thương mại tháng 3 của Thụy Sĩ
Quan chức ECB cho biết muốn đợt tăng lãi suất đầu tiên diễn ra vào tháng 7!
Ông Kazaks, thành viên ban điều hành ECB bình luận:
- Muốn tăng lãi suất đầu tiên vào tháng 7, sau khi chương trình APP kết thúc vào đầu tháng
- Việc thị trường định giá khả năng tăng lãi suất 2-3 lần là khá hợp lý
Xin nhắc lại rằng ông Kazaks là một trong những thành viên "hawkish" trong ban điều hành.
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: Đồng USD "nghỉ giải lao" sau những phiên tăng giá liên tiếp!
Đồng USD đang điều chỉnh giảm trong phiên hôm nay sau nhiều phiên tăng giá liên tiếp và hiện chỉ số DXY nằm tại mốc 101.55.
- Tỷ giá EUR/USD tăng 0.19% trong bối cảnh nhiều quan chức ECB bày tỏ lo ngại về lạm phát.
- Hai đồng Antipodean đã bật tăng trở lại sau một phiên giảm rất sâu, đồng Aussie tăng 0.59% trong khi Kiwi tăng 0.49%.
- Cặp USD/JPY giảm 0.14% khi các quan chức Nhật Bản tiếp tục đưa ra những phát biểu về khả năng can thiệp vào tỷ giá.
ECB sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào tháng 7 - Goldman Sachs
Trong một báo cáo được công bố hôm thứ Hai, nhà kinh tế học Sven Jari Stehn tại Goldman Sachs lưu ý rằng Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) được cho là sẽ nâng lãi suất cơ bản thêm 25 điểm cơ bản vào tháng Bảy.
- "ECB sẽ tăng lãi suất cơ bản thêm bốn lần nữa vào năm 2023 để nâng nó lên 1.25%."
- "Với áp lực chi phí đẩy, bình luận gần đây của các quan chức ECB đã nhấn mạnh những lo ngại đang gia tăng."
Liệu Ethereum có thể "bước lên tầm cao mới"?
Nhà phát triển Ether đã hứa sẽ làm tốt hơn. Họ đã hứa hẹn sẽ đi lên một tầm cao mới, vượt qua các đối thủ tiền điện tử và thậm chí còn vượt xa cả bitcoin. Nhưng đồng hồ vẫn đang tích tắc kêu.
Đồng tiền điện tử số 2 được cho là còn vài tuần nữa là đến khi "hợp nhất", một bản nâng cấp mang tính đột phá vào tháng 6 để làm cho nó nhanh hơn, rẻ hơn và ít tốn điện hơn, mang lại triển vọng về một tương lai tiền điện tử trong lành và sạch sẽ hơn. Nhưng sự hợp nhất đó đã bị trì hoãn, khiến các nhà đầu tư thất vọng.
Ether đã giảm 8% từ $3215 xuống còn $2947 vào ngày 11 tháng 4, ngày mà nhà phát triển Tim Beiko cho biết trên Twitter rằng đợt triển khai tháng 6 đã bị lùi lại khi các thử nghiệm tiếp tục diễn ra. Đồng tiền điện tử này đã giảm 13% trong tháng xuống mức $2844.
Thời điểm hợp nhất - chuỗi EH1 của Ethereum sẽ kết hợp với một chuỗi mới để tạo ra ETH2 - vẫn chưa rõ ràng, mặc dù nhiều người mong đợi điều đó sẽ xảy ra trong năm nay.
Dầu và vàng đang có các mô hình kỹ thuật gần tương tự nhau!
Kể từ khi đạt đỉnh gần 130 USD mỗi thùng trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, dầu đã bị mắc kẹt trong biên độ với đáy là $95/thùng. Mức thấp nhất của dầu đã nằm dưới $93 nhưng mức đóng cửa hàng ngày vẫn luôn nằm trên từ tháng Ba. Do đó, đây vẫn là vùng hỗ trợ quan trọng cần theo dõi. Chúng ta đang thấy mô hình lá cờ nổi lên và đối với những người giao dịch theo biểu đồ, đây có thể là một thời điểm tuyệt vời. Hành động giá sẽ phải thoát ra khỏi biên độ theo cách này hay cách khác và chúng ta phải đi theo "chiều gió".
Với vàng, kể từ khi đạt đỉnh vào đầu tháng 3 trên $2000/oz, nỗ lực cuối cùng của người mua để kiểm tra lại kháng cự đã bị chững lại và chúng ta đã thấy kim loại quý trở lại hỗ trợ ở $1900. Mức đáy xung quanh $1890-95 cũng là hỗ trợ nhưng rõ ràng là nếu vùng này bị phá vỡ, thì đà giảm giá đối với vàng sẽ sâu hơn nhiều.
Lạm phát sẽ không sớm giảm khi vẫn còn gặp phải vấn đề lớn này!
Nhiều ngân hàng trung ương và nhiều ngân hàng tư nhân đang kỳ vọng "lạm phát đạt đỉnh" trong quý 2 trước khi giảm bớt vào cuối năm, thì điều đó có thể sẽ không đúng hoàn toàn.
Vấn đề lớn lúc này là Trung Quốc. Chính sách "zero COVID" của nước này đang tiếp tục gây ra sự gián đoạn chuỗi cung ứng. Sự chậm trễ trong vận chuyển và sản xuất đã lộ rõ khi Thượng Hải phải đóng cửa. Đây là một biểu đồ làm nổi bật vấn đề từ Bloomberg:
Lạm phát sẽ còn kéo dài sang năm sau. Tôi không biết làm thế nào mà các doanh nghiệp có thể chịu đựng được những chi phí đó và để duy trì tỷ suất lợi nhuận, người tiêu dùng sẽ phải hứng chịu lạm phát.
EU cân nhắc đặt giá trần cho dầu của Nga!
Khi các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) vẫn miễn cưỡng thông báo lệnh cấm vận ngay lập tức đối với nhập khẩu dầu của Nga, họ đang cân nhắc áp đặt mức giá trần với dầu của Nga như một cách để hạn chế doanh thu của Điện Kremlin, theo FT.
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản tiếp tục bình luận về sự can thiệp vào thị trường FX!
Ông Suzuki cho biết điều quan trọng là phải đảm bảo lượng dự trữ ngoại hối dồi dào để can thiệp trong tương lai.
Tất cả các bình luận của các nhà chức trách Nhật Bản đã có tác dụng ổn định tỷ giá USD/JPY trong những ngày qua:
Thành phố Bắc Kinh test COVID 20 triệu người khi các lệnh phong tỏa chuẩn bị "ập tới"!
Người dân ở khắp Bắc Kinh đã hòa vào dòng người ngày càng đông chờ được kiểm tra COVID-19 vào thứ Ba sau khi thủ đô của Trung Quốc đã lên kế hoạch test hàng loạt cho 20 triệu người và làm dấy lên lo lắng về việc nhiều đợt phong tỏa nữa sẽ diễn ra.
Các nhà chức trách hôm thứ Ba đã bắt đầu đóng cửa một số phòng tập thể dục, nhà hát và các địa điểm du lịch, một ngày sau khi Bắc Kinh bắt đầu test COVID với cư dân của quận đông dân nhất Triều Dương.
Cập nhật thị trường phiên Á: Chứng khoán phục hồi, DXY điều chỉnh
Chứng khoán châu Á phục hồi phản ứng với diễn biến tích cực tối qua tại phố Wall.
- Chỉ số SHANGHAI+0.34%
- Chỉ số NIKKEI+0.51%
- Chỉ số HSI+1.47%
- Chỉ số SHENZHEN+0.74%
- Chỉ số KOSPI+0.67%
Trên thị trường FX, DXY phiên sáng nay điều chỉnh từ vùng 101.8 về 101.5 kéo theo sự hồi phục của các đồng tiền khác so với USD.
Biến động các cặp tiền chính như sau:
- EUR/USD+0.21%
- USD/JPY−0.13%
- GBP/USD+0.20%
- AUD/USD+0.55%
- USD/CAD−0.21%
- USD/CHF−0.15%
Vàng và dầu thô cũng hồi phục sau đà giảm tối qua. Giá dầu WTI đang được giao dịch quanh $99.6/thùng (+1.08%). Vàng về lại vùng 19xx, hiện tại ở $1905.5/thùng (+0.5%).