Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) đang triển khai một loạt biện pháp nhằm củng cố niềm tin của thị trường, bao gồm các động thái ngăn ngừa các cổ đông lớn bán cổ phần.
2 rủi ro lớn nhất mà Úc hiện phải đối mặt: Bất ổn tại Trung Quốc và việc RBA tăng lãi suất
Trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Sky News, Bộ trưởng Tài chính Úc Chalmers cho biết hai rủi ro lớn nhất mà ông nhận thấy đối với nền kinh tế Úc hiện nay là:
- Độ trễ của các đợt tăng laxi suất mạnh từ RBA
- Nền kinh tế Trung Quốc suy thoái
- “Tôi kỳ vọng nền kinh tế Úc vẫn sẽ tăng trưởng, nhưng hiện chúng ta đang phải đối mặt với ngày một nhiều thách thức hơn. Nền kinh tế quốc gia đang suy yếu do hệ quả từ những gì đang diễn ra trên thế giới cũng như lãi suất, trong khi lạm phát đang ở mức vừa phải.”
Chính quyền Trung Quốc phải đối mặt với rất nhiều vấn đề:
- “Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng tăng trưởng chậm lại, giảm phát, gia tăng những lo ngại về lĩnh vực bất động sản và ở một mức độ nào đó là lĩnh vực ngân hàng. Ngoài ra, xuất khẩu của họ cũng đã chậm lại."
Goldman Sachs tiếp tục kỳ vọng FOMC sẽ không tăng lãi suất nữa
Goldman Sachs đã đưa ra một số phản hồi về bài phát biểu của Chủ tịch Fed Powell tại Jackson Hole.
- Chúng tôi tiếp tục kỳ vọng rằng FOMC cuối cùng cũng sẽ quyết định rằng việc thắt chặt chính sách hơn nữa là điều không cần thiết
- Như vậy, đợt tăng lãi suất tại cuộc họp FOMC tháng 7 trở thành lần thắt chặt cuối cùng trong chu kỳ.
MUFG dự đoán USD sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới
Nhận định của MUFG sau bài phát biểu Chủ tịch Fed Powell tại Hội nghị Jackson Hole hôm thứ Sáu vừa qua:
1. Quan điểm trung lập của Chủ tịch Fed Powell: Trong bài phát biểu quan trọng của mình, Chủ tịch Powell phần lớn nhắc lại những quan điểm chính sách gần đây của Fed, nhấn mạnh rằng các quyết định sắp tới sẽ dựa trên dữ liệu trong bối cảnh chúng ta hiện đang tiến rất gần đến cuối chu kỳ tăng lãi suất. Mặc dù ông Powell thừa nhận khả năng phục hồi đáng ngạc nhiên của nền kinh tế Mỹ, nhưng ông không hẳn xác nhận sẽ tiếp tục có thêm các đợt tăng lãi suất mà chỉ đề xuất khả năng tăng vẫn còn đó nếu quỹ đạo tăng trưởng mạnh hơn được duy trì.
2. Triển vọng ngắn hạn của USD: Với quan điểm trung lập của Fed, chúng tôi dự đoán USD sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Hiện không có chất xúc tác ngay lập tức nào đủ mạnh để hạn chế đà tăng của đồng đô la.
3. Quyết định lãi suất tháng 9: Kỳ vọng Fed sẽ giữ nguyên lãi suất trong tháng 9, đặc biệt nếu chúng tôi thấy lạm phát và tăng trưởng việc làm tiếp tục giảm tốc. Kỳ vọng thị trường phù hợp với quyết định không tăng lãi suất trong tháng 9 này càng củng cố thêm niềm tin của chúng tôi rằng USD sẽ tiếp tục phục hồi.
Cựu Chủ tịch Fed Kansas George: Không nên tuyên bố chiến thắng lạm phát quá sớm
Vào cuối tuần qua, cựu Chủ tịch Fed Kansas, Esther George đã có bài phát biểu trong một cuộc phỏng vấn ở Jackson Hole.
- Hoa Kỳ đã có hai tháng ghi nhận “dữ liệu đáng khích lệ” về lạm phát. Tuy nhiên, "điều này vẫn chưa khiến chúng tôi tin rằng mình đang đi đúng hướng. Và tôi nghĩ một trong những bài học từ các Ủy ban trước đây là ta không nên tuyên bố chiến thắng quá sớm", George cảnh báo và nói thêm rằng "ta cần tiếp tục theo dõi lạm phát cho đến khi thực sự cảm thấy đủ tự tin."
Lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc giảm tháng thứ 7 liên tiếp
Lợi nhuận tại các công ty công nghiệp của Trung Quốc:
- Trong tháng 7: -6.7% m/m (trước đó: -8.3%)
- Giảm tháng thứ 7 liên tiếp so với cùng kỳ năm ngoái
Từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2023:
- Lợi nhuận công nghiệp: -15.5% y/y, (trước đó từ tháng 1-6: -16.8% y/y)
- Lợi nhuận tại doanh nghiệp nhà nước: -20.3%
- Lợi nhuận tại doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân: -10.7%
- Lợi nhuận giảm ở 28/41 ngành công nghiệp chính từ đầu năm đến nay
Nhận định từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS):
- “Giá hàng hóa đang ở mức thấp, đồng thời áp lực lên chi phí nguyên vật liệu ở các ngành trung nguồn và hạ nguồn đã giảm bớt. Đơn giá trong tháng 7 của các công ty công nghiệp nhìn chung đã được cải thiện khi ghi nhận lần giảm đầu tiên kể từ đầu năm đến nay.”
Xuất hiện thêm tin tức tồi tệ hơn nữa về việc nền kinh tế Trung Quốc đã chững lại như thế nào kể từ khi thoát khỏi 'COVID zero'.
Thống đốc BOJ Ueda: Lạm phát lõi vẫn thấp hơn một chút so với mục tiêu của chúng tôi
Thống đốc BoJ Ueda trong một bài phát biểu tại Jackson Hole vào thứ Bảy vừa qua:
- “Chúng tôi nghĩ rằng lạm phát lõi vẫn thấp hơn một chút so với mục tiêu của BoJ”
- “Đây là lý do tại sao chúng tôi vẫn kiên trì với khuôn khổ nới lỏng tiền tệ hiện tại.”
Trung Quốc hạ một nửa thuế chuyển nhượng cổ phiếu cho các giao dịch chứng khoán
Vào hôm Chủ nhật vừa qua, Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết chính phủ sẽ giảm một nửa thuế chuyển nhượng cổ phiếu đánh vào các giao dịch chứng khoán bắt đầu từ thứ Hai tuần này.
Ngoài ra, để gia tăng số lượng các giao dịch ký quỹ, Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) cho biết số tiên gửi trong tài khoản của các nhà đầu tư sẽ chỉ cần chiếm ít nhất từ 80% số đi vay, giảm từ 100% trước đó. Quy định này sẽ được áp dụng từ sau khi đóng cửa phiên giao dịch ngày 8 tháng 9.
Ngay sau đó, CSRC cũng đã tuyên bố làm chậm tiến độ các thương vụ IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng), trong khi sẽ tăng cường kế hoạch tái cấp vốn quy mô lớn đối với các công ty được niêm yết trên sàn giao dịch.
Chủ tịch Fed Cleveland Mester: Fed sẽ còn một lần tăng lãi suất nữa trong năm nay
Chủ tịch Fed Cleveland, Loretta Mester đã có một cuộc phỏng vấn với Reuters tại hội nghị của Fed ở Jackson Hole, Wyoming vào thứ Bảy vừa qua, cho biết:
- Không muốn việc thắt chặt quá mức sẽ khiến nền kinh tế sụp đổ
- Mục tiêu là đưa lạm phát trở lại 2% vào cuối năm 2025
Trong tháng 6, bà Mester đã dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất vào nửa cuối năm 2024, nhưng những dự báo được đưa ra trước cuộc họp của FOMC trong tháng 9 có thể sẽ cần phải điều chỉnh lại:
- “Tôi sẽ phải đánh giá lại các dữ liệu và dự báo bởi vì không chắc chắn lạm phát sẽ giảm nhanh đến mức nào"
- Lần tăng lãi suất tiếp theo và có thể là cuối cùng của Fed “không nhất thiết phải là vào tháng 9, nhưng tôi nghĩa là trong năm nay”.
Bà Mester sẽ được tham gia bỏ phiếu vào năm 2024.
Phó thống đốc BoE Broadbent: Lãi suất có thể phải duy trì ở mức cao trong một khoảng thời gian nhất định
Phó Thống đốc Ngân hàng Anh Ben Broadbent đã có bài phát biểu tại hội nghị chuyên đề Jackson Hole của Fed vào thứ Bảy vừa qua.
- Hệ quả đi kèm từ việc giá cả tăng vọt, chẳng hạn như áp lực tiền lương gia tăng dẫn đến mức lương tăng kỷ lục, khó có thể biến mất nhanh chóng như khi chúng xuất hiện.
- “Do đó, chính sách tiền tệ có thể phải duy trì ở phạm vi thắt chặt trong một khoảng thời gian nữa”
- Có lý do để tin rằng giá năng lượng và hàng hóa sẽ giảm trong vài tháng tới, nhưng người ta sẽ chỉ đắn đo về việc áp lực tiền lương sẽ giảm đi nhanh chóng như thế nào.
Cuộc họp tiếp theo của Ngân hàng Anh sẽ diễn ra vào ngày 21 tháng 9 và thị trường đang kỳ vọng lãi suất sẽ tăng từ mức 5.25% hiện tại lên 5.5%.
Quan chức ECB Kazaks: ECB vẫn chưa có quyết định lãi suất
- Không vội vàng tuyên bố đã có quyết định lãi suất, kể cả việc giữ nguyên cũng không có nghĩa là sẽ dừng tăng
- ECB sẽ chờ đợi các dữ liệu cuối cùng trước khi quyết định làm gì trong tháng 9
- Việc dừng lại quá sớm còn rủi ro hơn là cắt giảm
- Mục tiêu là sẽ đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2% trước cuối năm 2025
Chủ tịch Fed Chicago Goolsbee giữ nguyên niềm tin với triển vọng nền kinh tế Mỹ hạ cánh mềm
- Bày tỏ sự tự tin về triển vọng kinh tế Mỹ hạ cánh mềm, đặc biệt là sau 2 tháng liên tục không có dữ liệu nào quá xấu để phải hạ thấp kỳ vọng.
- Không muốn suy đoán về lập trường chính sách tương lai của Fed
- Chúng ta dường như đang trong giai đoạn mà các điều kiện kinh tế sẽ tiếp diễn xu hướng trong vài tháng qua, vấn đề là lãi suất sẽ được duy trì ở mức hiện tại trong bao lâu.
- Tỉnh trạng lạm phát sẽ được cải thiện trong một vài tháng, tuy nhiên chúng ta vẫn còn một chặng đường dài phải đi
- Các vấn đề từ linh vực ngân hàng khiến cho câu chuyện thắt chặt tín dụng vẫn đang được bỏ ngỏ
- Nếu việc giữ lãi suất ở mức cao trong thời gian dài có nguy cơ gây ra một số hạn chế đối với tăng trưởng thì vẫn là điều có thể chấp nhận được.
- Lợi suất trái phiếu tăng không hẳn là vấn đề đối với nền kinh tế
- Dù lợi suất TPCP tăng nhưng chi tiêu tiêu dùng vẫn chưa xấu đi, một phần có thể đến từ việc nhu cầu bị dồn nén do hạn chế về nguồn cung.
- Lạm phát khó có thể trở lại xuống mức 3% do giá năng lượng tăng cao
- Tôi cảm thấy có thể tuyên bố chiến thắng lạm phát với mức 3%
- Bày tỏ rằng sẽ kiên nhẫn đến cùng để đạt mục tiêu lạm phát 2%
Cuộc đình công UAW vào tháng 9 gần như là điều chắc chắn
Các công nhân UAW hiện đang bỏ phiếu để cho phép đình công và tỷ lệ đồng ý hiện tại là 97%.
Công đoàn cũng bắt đầu có hành động, với 825 triệu đô la trong quỹ đình công, họ sẽ trả cho công nhân 500 đô la/tuần, tăng từ 275 đô la năm ngoái và đủ để các công nhân có thể sinh sống trong 11 tuần.
Cập nhật thị trường sau bài phát biểu của Fed Powell
Các cặp tỷ giá chính:
- EUR/USD 1.0812
- USD/JPY 1.4608
- GBP/USD 1.2611
- USD/CHF 0.8851
- USD/CAD 1.3600
- AUD/USD 0.6417
- NZD/USD 0.5918
Lợi suất trái phiếu Mỹ:
- Lợi suất trái phiếu 2 năm 5.058%
- Lợi suất trái phiếu 10 năm 4.235%
- Lợi suất trái phiếu 30 năm 4.284%
Các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ:
- DJIA tăng 89 điểm lên 34,188
- Chỉ số S&P tăng 16 điểm lên 4,392.53
- Chỉ số NASDAQ tăng 84 điểm ở mức 13,552
Chỉ số châu Âu:
- DAX của Đức +0.34%
- CAC của Pháp +0.43%
- FTSE 100 của Vương quốc Anh +0.15%
Các hàng hóa khác:
- Dầu thô $80.05
- Vàng $1,915.63
- Bạc $24.17
- Bitcoin $26.085
Chỉ số tâm lý người tiêu dùng Mỹ UMich cuối tháng 7 đạt 69.5
- Trước đó là 71.6
- Điều kiện hiện tại 77.4
- Kỳ vọng 67.3
- Tỷ lệ lạm phát 1 năm 3.3%
- Lạm phát 5-10 năm là 3.0%
AUDUSD giao dịch dưới mức MA 100/200 giờ trước bài phát biểu của Chủ tịch Powell
Cập nhật các chỉ số quan trọng trong giờ giao dịch
- DJIA đang giao dịch tăng 202 điểm ở mức 34,252
- Chỉ số S&P tăng 21.5 điểm tại 4,398
- Chỉ số NASDAQ lên tới 76 điểm tại 13,540.51
Nhìn vào thị trường nợ của Mỹ:
- Lợi suất trái phiếu 2 năm đạt 5.034%,
- Lợi suất trái phiếu 5 năm đạt 4.422%
- Lợi suất trái phiếu 10 năm đạt 4.243%
- Lợi suất trái phiếu 30 năm đạt 4.306%
Ở các thị trường khác:
- Dầu thô tăng 1 USD tại 80.06 USD
- Vàng giảm 2.50 USD tại 1,914 USD
- Bạc tăng 2.4 cent tại 24.12 USD
- Bitcoin đang giao dịch tại 26.192 USD
Cập nhật biến động tỷ giá USD/CAD
Chỉ số tâm trạng kinh doanh của Bỉ trong tháng 8 -14.9
Trước đó là -14.8
Chủ tịch ECB - Christine Lagarde tại hội nghị chuyên đề thường niên - Jackson Hole
Tất cả các cuộc thảo luận trong tuần này đều xoay quanh bài phát biểu của Powell (chủ tịch FED) tại Jackson Hole.
Giá thị trường hiện đang ở mức 50/50 cho đợt tăng lãi suất vào ngày 14 tháng 9
Nếu Lagarde nói về một sự thay đổi tích cực, đến cuối ngày có thể gây áp lực lên đồng euro.
Doanh số bán buôn tháng 7 của Canada +1.4%
- Nông sản (trừ hạt có dầu và ngũ cốc): 0.0%
- Thực phẩm, đồ uống và thuốc lá: +0.3%
- Hàng hóa cá nhân và gia đình: +1.1%
- Xe cơ giới và phụ tùng xe cơ giới: +5.8%
- Vật liệu xây dựng: +3.5%
- Máy móc, thiết bị, vật tư: -1.9%
- Hàng hóa khác: +0.4%
AUD mạnh nhất và CHF yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính
Đồng đô la Mỹ có mức tăng khiêm tốn so với EUR, JPY, CHF và NZD, đồng thời giảm nhẹ so với GBP, CAD và AUD. Động lực lớn nhất so với đồng đô la Mỹ là AUD/USD, khiến đồng USD giảm -0.16%.
Cập nhật phiên Âu: Thị trường thận trọng trước thềm diễn ra bài phát biểu của Chủ tịch Fed Powell
Cập nhật các thị trường:
- USD diễn biến trái chiều trong phạm vi từ 0.1-0.2% so với các tiền tệ chính khác
- Chứng khoán châu Âu tăng; HĐTL chỉ số S&P 500 +0.2%
- Lợi suất TPCP Hoa Kỳ 10 năm +1bp lên 4.245%
- Vàng -0.1% xuống $1,916.18/oz
- Dầu thô WTI +1.2% lên $80.02/thùng
- Bitcoin +0.3% lên trên 26K
Các thị trường không quá biến động khi chờ đợi Hội nghị Jackson Hole, cụ thể là bài phát biểu của của Chủ tịch Fed Powell sau đó. Cũng đã khá lâu kể từ khi ông Powell phát biểu nên thị trường đang kỳ vọng sẽ thu được tín hiệu nào đó hữu ích.
Chứng khoán giao dịch ổn định trong ngày. Nhưng sau những gì đã diễn ra trong 2 tuần qua, cần cẩn trọng rằng lực bán thường sẽ tăng mạnh vào cuối phiên Mỹ.
USD quay đầu giảm mạnh từ đầu phiên Âu, sau khi giao dịch cao hơn trong buổi sáng thứ Sáu. EUR/USD có vẻ sẽ tiếp tục xu hướng giảm khi vượt qua mốc 1.0770, nhưng hiện cặp tiền đang kiểm tra lại ngưỡng 1.08. Tương tự, GBP/USD đã đảo chiều tăng lên trên 1.2610 sau khi chạm mức thấp nhất trong ngày tại 1.2560 cuối phiên Á.
Các nhà đầu tư tiếp tục hướng sự chú ý vào diễn biến chứng khoán trong phiên thứ Sáu. Nếu phe bán tiếp tục áp đảo, USD sẽ có một ngày giao dịch tỏa sáng.
USD quay đầu giảm về gần mức giá mở cửa trong ngày
USD quay đầu giảm mạnh từ đầu phiên Âu, trong khi EUR và GBP đã thu hẹp đà giảm lên gần mức giá mở cửa trong ngày tại 1.08 và 1.26.
Kháng cự quan trọng của cặp EUR/USD là 1.08, với đường MA 200 ngày tại 1.0802 là ngưỡng kỹ thuật cần chú ý. Ngoài ra, GBP đang duy trì ở đưới dường MA 100 ngày ở mức 1.2638. Khi giá tiến xuống dưới mốc này, phe bán sẽ trở nên áp đảo. Các tiền tệ khác gần như không biến động quá nhiều so với USD, phạm vi giao dịch trong khoảng từ 0.1-0.2%.
Chứng khoán giao dịch ổn định trong phiên Âu
Tâm lý thận trọng hiện đang bao trùm lên toàn thị trường, nhưng nhìn chung các chỉ số châu Âu vẫn tăng tích cực:
Các HĐTL của Hoa Kỳ:
- Hợp đồng tương lai S&P 500 +0.29%
- Hợp đồng tương lai Nasdaq +0.25%
- Chỉ số tương lai Dow +0.10%
Sau báo cáo của Nvidia hôm qua, nhóm cổ phiếu công nghệ là những cổ phiếu ít được sự quan tâm hơn cho đến thời điểm hiện tại. Pha quay đầu giảm mạnh của S&P 500 trong phiên thứ Năm đã thu hẹp phần lớn mức tăng trong tuần, hiện chỉ tăng nhẹ hơn 1%. Không may, chỉ số Dow Jones lại giảm hơn 1% trong tuần tính đến hôm nay.
Cần cẩn trọng với tâm lý bi quan có thể dâng cao hơn trong phiên Mỹ như những gì đã diễn ra trong 2 tuần qua. Tính đến thời điểm hiện tại, các thị trường nhìn chung vẫn khá nhạt nhòa. Nhưng nếu tâm lý risk-off bao trùm lên toàn thị trường, USD sẽ có một phiên tỏa sáng trước khi kết thúc tuần.
Phân tích kỹ thuật NZD/USD: Hướng tới mức đáy mới
Trên khung ngày, có thể thấy sau khi phá vỡ đáy tháng năm và rơi xuống ngưỡng 0.59, NZD/USD đã phục hồi trở lại để kiểm tra lại mức hỗ trợ vốn đã chuyển thành kháng cự trước khi quay lại đà giảm. Phe bán đang nắm quyền kiểm soát và sự đột phá đã mở ra cơ hội cho giá rơi xuống mức 0.5514.
Trên khung 4 giờ, chúng ta có thể thấy giá đã phân kì với MACD trong một thời gian. Trong trường hợp này, cặp tiền đã thoái lui về trendline , nơi có điểm hợp lưu với mức Fibonacci thoái lui 38.2%. Phe mua sẽ cần giá vượt lên trên đường xu hướng để chuyển xu hướng từ giảm sang tăng và bắt đầu nhắm mục tiêu các mức đỉnh mới cao hơn.
Trên khung 1 giờ, giá đang bật lên từ mức đáy trước đó. Mức kháng cự tốt đối với phe bán có thể là mức kháng cự xung quanh 0.5925, nơi giá đã phản ứng nhiều lần. Trader phe bán thận trọng hơn có thể muốn đợi giá phá vỡ xuống dưới mức đáy gần đây để tích lũy và nhắm tới mức đáy mới.
Thị trường định giá thế nào trước thềm Jackson Hole?
Khả năng lãi suất tăng 25 bp trong tháng 9 hiện chỉ quanh mức 20%, nếu FED muốn dẫn dắt thị trường để thay đổi điều đó, thì họ vẫn còn thời gian. Tuy nhiên, dữ liệu hiện tại lại không ủng hộ điều đó.
Trong khi đó, thời điểm hạ lãi suất hiện đang được lùi xuống tháng ba đến tháng sáu năm sau.
EUR/USD: Hướng tới đáy của tháng 5
Đây là một tuần khó khăn đối với EUR/USD, khi giữ liệu PMI có phần kém khả quan được công bố ngày hôm qua đã hỗ trợ cho đà tăng của đồng đô la Mỹ. Cặp tiền này hiện đang giao động dưới mức 1.0800. Quan trọng hơn, cặp tiền hướng đến việc phá vỡ MA 200 ngày (đường màu xanh nước biển) tại 1.0802 trong phiên giao dịch ngày hôm nay.
Nếu lực bán có thể tiếp tục được duy trì, thì việc giá phá vỡ xuống dưới mức quan trọng sẽ đẩy đà giảm xuống sâu hơn, hướng tới đáy 1.0635 của tháng 5.