Lạm phát Hoa Kỳ đã dần được kiểm soát?
Lạm phát của Mỹ đã dần được kiểm soát trong tháng 8, cho thấy áp lực giá cả đang bắt đầu suy yếu. Giá tiêu dùng tăng 0.3% so với tháng Bảy, mức tăng nhỏ nhất trong bảy tháng, trong khi giảm xuống mức 5.3% hàng năm từ 5.4%. CPI lõi tăng 0.1% so với tháng trước, phản ánh sự giảm giá của ô tô đã qua sử dụng, giá vé máy bay và bảo hiểm ô tô.
Giá dầu thô biến động thế nào khi các rủi ro dần mờ nhạt?
Giá dầu kết thúc phiên giao dịch không nhiều biến động do lo ngại về mối đe dọa Nicholas đối với nguồn cung dầu thô ở Vịnh Mexico của Hoa Kỳ. Việc khôi phục sản xuất ở nước ngoài tuy chậm nhưng ổn định với khoảng 60% sản lượng hiện đã hoạt động trở lại. Dự trữ dầu thô giảm 5.4 triệu thùng trong tuần trước, trong khi nguồn cung nhiên liệu cũng giảm
Good morning from Dubaotiente: Tổng hợp thị trường ngày 14/09: USD bất ngờ hồi phục sau khi suy yếu
Chỉ số CPI tháng 8 của Mỹ đã tăng 0.3% so với tháng 7, thấp hơn dự báo 0.4% đã khiến đồng USD suy yếu, chỉ số DXY đã chạm đáy 92.32, tuy nhiên đồng bạc xanh bất ngờ hồi phục vào cuối phiên và chỉ số này tăng lên mức 92.59. Trong nhóm G-7, AUD là đồng tiền yếu nhất sau những bình luận dovish của RBA sáng hôm qua, ông phớt lờ những định giá của thị trường vào việc NHTW sẽ tăng lãi suất sớm, AUD/USD giảm 0.66% xuống 0.7319. Các đồng tiền hàng hóa khác như NZD và CAD cũng giảm mạnh khi thị trường chứng khoán suy yếu. USD/JPY giảm xuống 109.62 khi tâm lý risk-off chi phối thị trường
Thị trường đã có nhiều diễn biến khó hiểu trong phiên vừa qua mà không có một nguyên nhân xác đáng. Sau khi tăng điểm nhẹ đầu phiên, các chỉ số chứng khoán Mỹ đóng cửa giảm điểm. Dow Jones giảm 0.92%, S&P 500 giảm 0.64% còn Nasdaq giảm 0.51%. Có lẽ điều hợp lý nhất để giải thích diễn biến của thị trường chứng khoán và FX vào lúc này đó là lạm phát dù giảm nhưng vẫn còn rất cao, và kỳ vọng thắt chặt của nhà đầu tư đối với Fed không bị lung lay.
Vàng tăng mạnh lên mức $1,803/oz. Giá dầu đi ngang ở $70.49/thùng.
Chứng khoán châu Âu đóng cửa trái chiều sau phiên trước thăng hoa
Các chỉ số châu Âu ghi nhận đóng cửa trái chiều trong phiên hôm nay:
- Chỉ số FTSE 100 -0.5%
- Chỉ số DAX +0.1%
- Chỉ số CAC -0.5%
- Chỉ số IBEX -0.4%
- Chỉ số FTSE MIB +0.3%
Vàng lên mức cao nhất tuần sau tin CPI
Sau một thời gian kiểm tra kháng cự tại 1,800, vàng đã hoàn toàn phá lên khỏi mức này và chạm đỉnh ngày tại 1,808. Phe mua sẽ tiếp tục nhắm lên các mức 1,810, trùng với đường MA 200 ngày, 1,815, trùng với đường MA 100 ngày, và trên mức đó là 1,835, đỉnh của tháng trước và tại đây cũng đã 3 lần kiểm tra thất bại. Vượt qua 1,835, sẽ không còn nhiều trở ngại để vàng lên 1,900.
Hiện tại vàng đang được giao dịch quanh mức 1,805.
Đô la phục hồi trở lại sau dữ liệu CPI
Sau dữ liệu CPI tháng Tám, đô la suy yếu, chỉ số DXY giảm xuống đáy ngày tại mức 92.3 điểm, khi những lo ngại lạm phát và tăng lãi suất xua tan dần. Tuy nhiên, hiện tại đô la đã bắt đầu hồi phục trở lại, DXY tăng lên mức 92.5 điểm, chỉ giảm nhẹ 0.09%. EUR, GBP đều đang giảm gần về mức đóng cửa phiên trước, đặc biệt GBP mất gần như toàn bộ mức tăng 0.5% lúc nãy. AUD giảm sâu hơn xuống mức gần -0.6%. NZD, CAD đều chuyển từ tăng sang giảm. Đồng tiền duy nhất tiếp tục tăng so với USD là JPY, tăng 0.26%.
Vàng cũng đã phá vỡ mức 1,800. Nếu đóng cửa phiên hôm nay trên mức này, phe mua sẽ có nhiều quyền quyết định.
CPI tháng Tám cho thấy áp lực lạm phát đang suy yếu
CPI tháng Tám tăng 0.3% so với tháng trước, thấp hơn dự báo ban đầu là 0.4%. Riêng CPI lõi, loại trừ giá nhiên liệu và thực phẩm vốn biến động mạnh, đã tăng 0.1%, cũng thấp hơn dự báo. Theo năm, CPI đã tăng 5.3%, đúng bằng với dự báo. Có vẻ như lạm phát tại Mỹ đúng sẽ chỉ tạm thời như nhiều người nhận định.
Lợi suất trái phiếu 10 năm giảm xuống 1.29% sau báo cáo CPI
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm mạnh xuống 1.29% sau CPI tháng Tám tăng 0.3% so với dự báo 0.4%. Đây có vẻ là phản ứng của việc thị trường tin rằng lạm phát sẽ chỉ là tạm thời. Đô la lúc này đang giảm nhẹ, chỉ số DXY hồi lên 92.5 điểm.
Thị trường cổ phiếu của Mỹ sau khi mở cửa có phần hứng khởi lúc này đang suy yếu: Chỉ số Dow Jones giảm 0.22%, S&P 500 giảm 0.11% và Nasdaq chưa có nhiều thay đổi.
Cập nhật diễn biến thị trường phiên Mỹ ngày 14/9: Chứng khoán khởi sắc, đô la suy yếu sau số liệu CPI
Các chỉ số chứng khoán Mỹ hôm nay đang tràn đầy hứng khởi sau báo cáo CPI thấp hơn dự báo đang xua tan đi những lo ngại về lạm phát tăng cao. Chỉ số Dow Jones tăng 0.23%, chỉ số Nasdaq tăng 0.44%, và chỉ số S&P 500 tăng 0.34%. Tại châu Âu, các chỉ số đang diễn biến trái chiều: trong khi FTSE MIB và DAX ghi nhận tăng lần lượt 0.6% và 0.3%, chỉ số FTSE 100 đang giảm 0.1% và CAC chưa có nhiều thay đổi.
Mỹ ghi nhận CPI tháng Tám tăng 0.3% MoM, thấp hơn mức dự báo ban đầu là 0.4%. CPI YoY tăng 5.3% đúng như kỳ vọng. Điều này có vẻ đang củng cố nhận định rằng lạm phát chỉ là tạm thời, và khả năng thắt chặt hay tăng lãi suất sẽ còn xa. USD đã giảm mạnh sau tin khi chỉ số DXY giảm xuống 92.3 điểm. GBP là đồng tiền mạnh nhất trong ngày với mức tăng 0.48%. EUR tăng 0.24%. JPY tăng 0.1%. CHF tăng 0.14%. AUD giảm 0.1%. NZD tăng 0.3%. CAD tăng 0.2%.
Vàng cũng tăng lên 1,795 sau báo cáo CPI, nhưng kháng cự 1,800 có vẻ vẫn đang quá mạnh, và vàng vẫn đang kẹt trong biên độ hẹp. Dầu thô tăng 0.5% lên $71/thùng.
Số liệu CPI tháng 8 ở Mỹ có gì đáng chú ý?
- CPI tháng 8 của Mỹ tăng 5.3% so với cùng kỳ, không đổi so với dự báo
- Tháng trước đó tăng 5.4%
- CPI tháng 8 tăng 0.3% so với tháng trước, thấp hơn dự báo tăng 0.4%
- CPI lõi tăng 0.1% so với tháng trước, thấp hơn dự báo tăng 0.3%
- Chỉ số DXY giảm mạnh sau tin.
Chuyên gia tại Credit Suisse bình luận gì về tỷ giá USD/JPY?
Tỷ giá USD/JPY tiếp tục giữ vững mức hỗ trợ 109.59. Các chuyên gia tại Credit Suisse dự báo cặp tiền sẽ dao động trong phạm vi rộng hơn.
Xu hướng của USD/JPY vẫn sẽ là đi ngang với mức hỗ trợ là 109.59 và kháng cự tại 110.45
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: Sự ảm đạm trước thềm "cơn bão"!
Các đồng G7 đi ngang trước khi số liệu CPI tại Mỹ được công bố sau 1 tiếng nữa.
- Chỉ số DXY nằm ở mốc 92.61.
- Tỷ giá GBP/USD tăng 0.15% trong phiên lên 1.3859.
- Trong khi đó đồng Aussie giảm mạnh 0.48% xuống 0.7332.
- Tỷ giá USD/JPY tăng 0.17% lên 110.12.
Ủy ban vaccine Anh khuyến nghị bắt đầu chương trình tiêm bổ sung vaccine COVID-19
Vương quốc Anh sẽ bắt đầu chương trình tiêm bổ sung trước mùa đông
- Những người từ 50 tuổi trở lên nên được tiêm bổ sung
- Liều thứ ba không nên tiêm trước khi qua 6 tháng sau mũi thứ hai
- Ưu tiên vaccine Pfizer dùng để tiêm bổ sung
- Hoặc có thể sử dụng vaccine Moderna
Với việc Vương quốc Anh là một trong những nước đi đầu trong cuộc đua vaccine hồi đầu năm, họ cũng sẽ là một trong những ví dụ điển hình cho sự cần thiết/hiệu quả của các mũi tiêm bổ sung.
Cập nhật thị trường phiên Âu ngày 14/09: Cẩn trọng chờ đợi báo cáo CPI
Chứng khoán và hợp đồng tương lai của Hoa Kỳ biến động 2 chiều trước thềm dữ liệu lạm phát của Mỹ, thứ có thể ảnh hưởng đến kỳ vọng về thời điểm cắt bỏ kích thích của Cục Dự trữ Liên bang.
Vàng giảm nhẹ 0.32% xuống $1,787.85/oz trong khi lợi suất Mỹ kỳ hạn 10 năm nhích đôi chút lên 1.34%.
Dầu thô vẫn đang diễn biến rất tích cực nhờ sự cải thiện tiến trình tiêm chủng trên toàn cầu cũng như số ca nhiễm đang giảm sẽ củng cố nhu cầu tiêu thụ năng lượng trong quý tiếp theo, dầu WTI tăng 0.7% lên 70.97 USD/thùng.
Thị trường FX đang khá trầm lắng, chỉ duy nhất AUD đang giảm tương đối mạnh do RBA sáng nay đã đẩy lùi những kỳ vọng về việc cắt giảm hỗ trợ sớm của NHTW này. Hiện các nhà đầu tư đang khá cẩn trọng trước thềm báo cáo CPI của Mỹ tối nay, nếu một con số cao hơn dự kiến được công bố sẽ gia tăng sức mạnh đồng USD.
IEA cho biết việc tiêm chủng cải thiện sẽ giải phóng nhu cầu tiêu thụ dầu bị dồn nén trong Q4
IEA nhận xét trong báo cáo hàng tháng của mình:
- Việc triển khai vắc xin sẽ giúp giải phóng nhu cầu tiêu thụ dầu đang hạn chế, đặc biệt là ở châu Á
- Các dấu hiệu cho thấy số ca nhiễm COVID-19 đang giảm bớt cho thấy nhu cầu phục hồi mạnh 1.6 triệu thùng/ngày trong tháng 10 và tiếp tục tăng cho đến cuối năm
- Sự cố mất điện ngoài kế hoạch do bão Ida đã bù đắp lại sản lượng tăng lên bởi OPEC +
- Ước tính nhu cầu dầu toàn cầu giảm trong 3 tháng liên tiếp cho đến nay trong bối cảnh COVID-19 bùng phát ở châu Á
- Nói thêm rằng thị trường sẽ chuyển về gần mức cân bằng hơn từ tháng 10 nếu OPEC + tiếp tục nới lỏng việc cắt giảm sản lượng
- Đến đầu năm 2022, nguồn cung sẽ đủ cao để cho phép bổ sung dầu dự trữ
84% số người được hỏi kỳ vọng Fed sẽ "taper" trước cuối năm
Kết quả từ cuộc khảo sát mới nhất các nhà quản lý quỹ của BofA
- Kỳ vọng tăng trưởng toàn cầu thấp nhất kể từ tháng 5 năm 2021
- Kỳ vọng tăng lãi suất đầu tiên của Fed vào tháng 2 năm 2023
- Mức bảo vệ chứng khoán ở mức thấp nhất kể từ tháng 1 năm 2018; điều kiện thanh khoản được coi là tốt nhất kể từ trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008
Trung Quốc phong tỏa thành phố 4.5 triệu người khi biến thể Delta tăng trở lại
Trung Quốc đã phong tỏa một thành phố có 4.5 triệu dân ở tỉnh Phúc Kiến, miền đông nam nước này sau khi phát hiện hàng chục trường hợp nhiễm coronavirus, một nỗ lực nhằm ngăn chặn bùng phát dịch bệnh ở vùng châu thổ một lần nữa và duy trì cách tiếp cận nghiêm ngặt không khoan nhượng đối với Covid-19.
Thành viên ECB Villeroy tiếp tục cho rằng lạm phát tăng là tạm thời
ECB vẫn không thay đổi về lập trường lạm phát
Họ đã rất cố gắng để nói rằng quyết định giảm tốc độ mua trái phiếu chương trình PEPP không phải là "taper" và thậm chí họ có thể phải tăng quy mô gói APP vào năm tới.
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tháng 8 ở Vương quốc Anh -58.6 nghìn so với -71.7 nghìn dự kiến
Tỷ lệ thất nghiệp ILO tháng 7 là 4.6% so với 4.6% dự kiến
Thay đổi việc làm tháng 7 đạt 183k
Thu nhập hàng tuần trung bình tháng 7 3M/3M + 8.3% so với + 8.2% dự kiến
Số lượng nhân viên được trả lương ở Anh đã tăng 0.8% trong tháng 8, lên đến 29.1 triệu khi sự phục hồi của thị trường lao động tiếp tục cải thiện.
Giá dầu tăng kéo theo giá nhựa mạnh lên
Giá dầu đang tăng vọt cùng với nhu cầu đối với tất cả các loại nhựa xuất hiện khi kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi sau đại dịch đã khiến giá polymer PVC ở Đức hiện cao hơn khoảng 1/3 so với mức đỉnh trước đó vào năm 2012. Cùng với sự phục hồi trong việc sử dụng nhiên liệu, nhu cầu tăng cao đối với chất dẻo làm gia tăng áp lực tăng giá đối với dầu.
Cập nhật diễn biến thị trường phiên Á: Chứng khoán tăng điểm, AUD tiếp tục chịu áp lực sau những bình luận dovish
Thị trường chứng khoán châu Á phần lớn tăng điểm trong phiên sáng nay, khi dẫn dắt đà tăng đến từ các cổ phiếu ngành năng lượng, bởi giá dầu tăng. Nikkei 225 tăng 0.56% và đã có lúc chạm mức cao nhất trong hơn 30 năm, Kospi tăng 1.11%, Shanghai tăng 0.06%.
Trên thị trường FX, đồng AUD suy yếu khi Thống đốc Lowe phát biểu vẫn còn lo ngại về nền kinh tế, lãi suất sẽ chỉ được tăng vào năm 2024 và chương trình QE được gia hạn bởi sự không chắc chắn tăng lên. AUD/USD giảm 0.30% xuống 0.7346. Các đồng tiền khác không biến động nhiều, khi thị trường chờ đợi dữ liệu CPI từ Hoa Kỳ.
Vàng giảm nhẹ xuống $1,791/oz. Giá dầu tăng lên $71/thùng, khi cơn bão Nicholas đổ bộ nước Mỹ sẽ đe dọa các giàn khoan dầu.
Thêm một cơn bão đổ bộ vào nước Mỹ
Cơn bão Nicholas đã mạnh lên và đổ bộ vào Texas, mang theo mưa lớn và gió giật mạnh. Điều này sẽ khiến các nhà máy khai thác dầu tại vùng vịnh Gulf tại Mỹ chịu ảnh hưởng.
Lowe: RBA sẽ dừng QE vào năm 2022
Một số phát biểu đáng chú ý của Thống đốc Lowe trong phần Q&A:
- Sẽ không tăng lãi suất tiền mặt cho đến khi lạm phát đạt 2-3%.
- RBA sẽ giảm lượng mua trái phiếu và dừng chương trình này trước khi tăng lãi suất, không thể tiếp tục mua trái phiếu mãi mãi
- Có khả năng ngừng mua trái phiếu vào một thời điểm nào đó trong năm tới.
- Lạm phát tạm thời trên 3% sẽ không phải là vấn đề
RBA: Chủng Delta đã khiến sự phục hồi bị trì hoãn, chứ không làm nền kinh tế bị trật bánh
Một số phát biểu của Thống đốc RBA, ông Lowe sáng nay:
- Lãi suất khó có thể tăng trước năm 2024 do tăng trưởng tiền lương chậm. Ông "khó hiểu" tại sao thị trường định giá RBA tăng lãi suất trong năm 2022 và 2023.
- Hoàn cảnh tại Úc khác với các nước khác, nơi mà thị trường kỳ vọng tăng lãi suất cao hơn.
- Hội đồng đã đánh giá chính sách tài khóa là biện pháp tốt nhất đối với việc phong tỏa hiện tại.
- Chính sách tiền tệ sẽ rất ít tác động để có thể làm bù đắp lượng cầu trong 2 quý cuối năm.
- Việc gia hạn mua trái phiếu đến tháng 2 phản ánh sự phục hồi bị trì hoãn.
- GDP quý 3 có thể giảm ít nhất 2%, rủi ro suy thoái có thể lớn hơn đáng kể
- Tỷ lệ thất nghiệp có thể đạt mức "cao ngất ngưởng", số giờ làm việc giảm 3-4% trong quý 3
- Kỳ vọng nền kinh tế sẽ tăng trưởng trở lại trong quý 4, tiếp tục phục hồi vào năm 2022
- Úc đã đạt được tiến bộ đáng kể trên mặt trận tiêm chủng, rủi ro mặt chính là các biến thể virus mới.
Các nhà giao dịch kỳ vọng điều gì về CPI của Mỹ?
Dữ liệu lạm phát của Hoa Kỳ hôm nay có thể gây áp lực lên Fed vào tuần tới khi họ sẽ có thể công bố quá trình thu hẹp kích thích. Bloomberg cho rằng, CPI tháng 8 dự kiến sẽ tăng 5.3% so với cùng kỳ năm ngoái sau khi tăng 5.4% trong tháng 7, nhưng điều đó vẫn khiến Jerome Powell phải vật lộn với vấn đề lạm phát cao và tăng trưởng việc làm yếu. Lạm phát cơ bản giảm từ 4.3% xuống 4.2%. Một thành phần quan trọng cần theo dõi là chi phí nhà ở.
Số ca nhiễm COVID-19 tại New South Wales giảm xuống mức thấp nhất 2 tuần
Hôm nay bang NSW tại Úc ghi nhận 1,127 ca nhiễm mới, mức thấp nhất trong 2 tuần qua. Bang Victoria ghi nhận 445 ca nhiễm mới. Tỷ lệ tiêm chủng tại Úc đã bắt kịp các nước phát triển khác.
Thâm hụt tài khoá của Mỹ thu hẹp trong tháng 8
Thâm hụt ngân sách của Mỹ đã thu hẹp hơn một chút so với dự kiến trong tháng 8 khi doanh thu tăng. Thâm hụt đã giảm xuống còn 170.6 tỷ USD từ 200 tỷ USD trước đây một năm. Mức thâm hụt từ đầu năm đến nay tính đến thời điểm hiện tại là 2.71 nghìn tỷ USD, cũng thấp hơn so với mức 3.01 nghìn tỷ USD trong cùng kỳ năm trước.
Đâu là lý do giá dầu tăng trong phiên vừa rồi?
Dầu đạt mức cao nhất trong 6 tuần khi nguồn cung của Mỹ bị gián đoạn nhiều hơn. OPEC dự đoán tiêu thụ dầu thô mạnh hơn trong năm nay và năm tới, cho thấy thế giới sẽ tiếp tục đối mặt với thâm hụt ngay cả khi sản lượng được phục hồi. Bão nhiệt đới Nicholas có thể cản trở nỗ lực khôi phục các nền tảng sản xuất vùng Vịnh của Hoa Kỳ và các đường ống vẫn chưa hoạt động sau thiệt hại do Ida gây ra. Cơn bão mới nhất có thể đạt cường độ cuồng phong trước khi đổ bộ vào Texas, mang theo mưa lũ đến Houston và các vùng của Louisiana.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 13/09: Cú lừa mang tên Litecoin!
Phiên giao dịch vừa qua, thị trường tiền điện tử đã khiến các nhà giao dịch đứng ngồi không yên. Sau khi có thông tin Walmart chấp nhận thanh toán bằng Litecoin, đồng tiền này và nhiều đồng tiền khác nữa đã tăng giá mạnh mẽ, nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, sau đó không lâu phía Litecoin đã phủ nhận thông tin này bằng việc xóa dòng tweet trên Twitter, các đồng tiền đều quay đầu giảm mạnh. LTC giảm về $179.4 sau khi chạm đỉnh $240 trong phiên vừa rồi. Bitcoin cũng giảm về $44,974 sau khi tăng mạnh lên $46,895.
Thị trường FX giao dịch không quá mạnh mẽ khi các nhà giao dịch chờ đợi thêm manh mối đến từ CPI của Mỹ. Chỉ số DXY đi ngang, các đồng tiền hàng hóa dẫn đầu đà tăng khi chứng khoán tăng điểm: AUD tăng 0.26%, NZD tăng 0.14%. EUR/USD vẫn trụ vững trên mức 1.1810 dù đã có lúc giảm về 1.1770 còn GBP/USD tăng nhẹ 0.10% lên 1.3838.
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trở lại sau 5 ngày giảm liên tiếp. Dow Jones tăng 0.76% và S&P 500 tăng 0.23%, Nasdaq đi ngang.
Vàng tăng nhẹ lên $1,793/oz còn giá dầu tăng lên $70.45/thùng khi hậu quả của cơn bão Ida lên nguồn cung vẫn khá lớn.
Chứng khoán châu Âu khởi sắc trở lại sau một tuần ảm đạm
Các chỉ số chứng khoán châu Âu đều đóng cửa tăng trong phiên hôm nay:
- Chỉ số DAX, +0.56%
- Chỉ số CAC, +0.2%
- Chỉ số FTSE 100, +0.55%
- Chỉ số Ibex, +1.3%
- Chỉ số FTSE MIB, +0.9%
Khảo sát của Fed New York ghi nhận lạm phát ở mức cao kỷ lục
Theo khảo sát gần đây của Fed New York:
- Kỳ vọng lạm phát 1 năm tới tăng lên 5.2% từ 4.9%
- Kỳ vọng lạm phát 3 năm tới tăng lên 4% từ 3.7%
- Kỳ vọng lạm phát giá nhà 1 năm tới ở mức 5.9%
- Kỳ vọng lạm phát giá thực phẩm 1 năm tới ở mức 7.9%
- Tăng trưởng doanh thu 1 năm tới ở mức 2.5%
- Tăng trưởng thu nhập của hộ gia đình được kỳ vọng tăng 3%
Vàng giao dịch trong biên độ hẹp, chờ đợi dữ liệu CPI
Hôm nay vàng tiếp tục giao dịch dưới vùng 1,800 trong một phiên khá trầm lắng do thiếu đi xúc tác. Các trader vàng sẽ chờ đợi dữ liệu CPI được công bố ngày mai để xác định hướng đi cho vàng. Phe mua sẽ tiếp tục nhắm tới các mục tiêu 1,800, 1,815 và 1,833 trước khi tìm đường đưa vàng trở lại 1,900. Trong khi đó, phe bán sẽ nhắm tới 1,778, và sau đó là 1,760.
Hiện tại vàng đang được giao dịch quanh mức 1,794.
Walmart phủ nhận việc hợp tác với Litecoin
Sau khi xóa Twitter của Litecoin xóa tweet về việc hợp tác với Walmart, tập đoàn bán lẻ này cũng đã phủ nhận việc hợp tác với Litecoin và cho phép thanh toán bằng Litecoin. LTC và các đồng tiền ảo khác đã giảm mạnh sau tin này, và hiện tại đã ổn định ở các mức mới.
Bitcoin biến động ra sao sau khi Walmart chấp nhận thanh toán bằng Litecoin?
Sau khi Walmart công bố cho phép thanh toán bằng Litecoin, các đồng tiền ảo khác cũng đang tăng mạnh. Bitcoin đã tăng từ gần $45,000 lên mức đỉnh ngày tại gần $47,000. Tuy nhiên ngay sau đó lại sập mạnh và lập đáy ngày mới tại $44,100. Được biết, tài khoản Twitter của Litecoin đã xóa dòng tweet về việc hợp tác với Walmart. Litecoin lúc này cũng đã giảm xuống $200, nhưng cũng tăng gần 8% trong ngày.
Walmart cho phép thanh toán bằng Litecoin, ngay lập tức Litecoin bay cao
Walmart vừa thông báo cho phép thanh toán bằng Litecoin, và ngay lập tức thị trường đã phản ứng, khi giá đồng tiền ảo này chạm đỉnh ngày tại $240. Hiện tại Litecoin đã về $222 nhưng cũng tương ứng với mức tăng hơn 20%.
Chứng khoán Mỹ hào hứng khởi đầu tuần giao dịch mới
Sau bốn ngày liên tiếp giảm điểm, các chỉ số chứng khoán Mỹ hôm nay đã tìm lại được sự hưng phấn và đang tăng mạnh ngay từ đầu phiên. Chỉ số Dow Jones tăng 0.60%, chỉ số S&P 500 tăng 0.58% và Nasdaq tăng 0.32%. Tại châu Âu, các chỉ số cũng đang tăng mạnh không kém: DAX tăng 0.95%, FTSE 100 và CAC tăng 0.77%, FTSE MIB tăng 1.1%.
Thị trường tiền tệ hôm nay đang có một phiên trầm lắng. Chỉ số DXY tăng nhẹ 0.08% lên mức 92.7 điểm. EUR giảm 0.13% và đánh mất mức 1.18. GBP tăng 0.11%. JPY giảm 0.11%, CHF giảm 0.5%. AUD tăng 0.26%. NZD tăng 0.1%. CAD tăng 0.23% nhờ giá dầu tăng mạnh. Nhìn chung, phiên hôm nay vẫn chưa có quá nhiều biến động mạnh. Thị trường sẽ tiếp tục chờ đợi thêm xúc tác để xác định rõ hướng đi.
Vàng tăng 0.22% lên 1,791. Trong phiên hôm nay vàng đang giao dịch trong biên độ rất hẹp từ 1,783-1,793. Dầu tăng 1.48% lên $70.6/thùng.
OPEC+ dự báo nhu cầu dầu sẽ hồi phục vượt mức trước đại dịch trong năm 2022
Báo cáo OPEC+ tháng Chín cho biết:
- Nhu cầu dầu sẽ tăng 4.15 triệu thùng/ngày trong năm tới
- Nhu cầu sẽ đạt 100.8 triệu thùng/ngày trong năm 2022, vượt mức trước đại dịch
- Sản lượng dầu tháng Tám tăng 150 nghìn thùng/ngày
- Giữ nguyên tăng trưởng nhu cầu dầu trong phần còn lại của năm nay ở mức 5.96 triệu thùng/ngày
- Tăng trưởng kinh tế cho năm 2021 và 2022 lần lượt ở mức 5.6% và 4.2%
Lúc này dầu thô WTI đang tăng 1.18% lên $70.4/thùng.
SocGen có nhận định gì về EURUSD?
Société Générale dự báo rằng cặp EURUSD sẽ có khả năng tăng trong trung hạn. Tuy nhiên, với khả năng rất cao Fed sẽ thắt chặt trong năm nay, cùng với việc tăng lãi suất, trong khi ECB vẫn còn khá dovish, ngân hàng này dự báo rằng EURUSD sẽ giảm mạnh xuống 1.12.
Hiện tại EURUSD đang được giao dịch quanh mức 1.1784.
MicroStrategy đã mua thêm 5,050 đồng bitcoin!
MicroStrategy đã mua thêm 5,050 đồng bitcoin với 242.9 triệu USD tiền mặt với giá trung bình là 48,099 đô la cho mỗi bitcoin. Kể từ ngày 21/9/21, quỹ này đã mua xấp xỉ 114,042 bitcoin với 3.16 tỷ USD với giá trung bình là ~ 27,713 USD cho mỗi bitcoin.
6 tháng tới của đại dịch sẽ là công cuộc tiêm vaccine chống lại các biến thể!
Các chuyên gia cho rằng hầu hết tất cả mọi người đều sẽ bị nhiễm bệnh hoặc được tiêm phòng trước khi đại dịch kết thúc. Có thể là cả hai. Một số không may mắn sẽ nhiễm COVID nhiều hơn một lần. Cuộc chạy đua giữa các biến thể mới và cuộc chiến giành lấy quả địa cầu sẽ không kết thúc cho đến khi COVID chạm vào tất cả chúng ta.