Chỉ số giá nhà mới của Canada tăng trong tháng 7
- Chỉ số giá nhà ở mới tháng 7 của Canada +0.2% m/m và +0.1% y/y
- Giá nhà đã tăng ở 10/27 khu vực đô thị được điều tra dân số
- Giá nhà không thay đổi ở 13 khu vực và giảm ở 4 khu vực còn lại.
- Mức tăng hàng tháng lớn nhất trong tháng 7 được ghi nhận ở Calgary, Edmonton, Kelowna và Regina
- Mức giảm hàng tháng lớn nhất trong tháng 7 được ghi nhận ở Kitchener–Cambridge–Waterloo (-0.5%) và Ottawa (-0.2%)
EUR/USD lập đỉnh mới trong năm nay
EUR/USD tiếp tục tăng, lần đầu tiên đạt trên 1.11 kể từ cuối tháng 12/2023.
Nhưng điều này chủ yếu do USD suy yếu. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm và thị trường kỳ vọng Fed sẽ có động thái dovish. Tuy nhiên, vị thế mua USD đã quá tải, có khả năng tỷ giá sẽ vượt qua mức cao của tháng 7/2023 (1.1275).
Cuộc khảo sát của Fed NY: Số người tìm việc ở Mỹ tăng lên cao nhất kể từ năm 2014
Fed New York hôm qua đã công bố cuộc khảo sát hàng quý về thị trường việc làm và có sự suy giảm đáng chú ý.
- Người tìm việc tăng lên 28.4% vào tháng 7/2024, cao nhất kể từ tháng 3/2014
- Sự gia tăng rõ rệt nhất ở những người trên 45 tuổi, những người không có bằng đại học và những người có thu nhập hộ gia đình hàng năm dưới 60,000 USD.
- Mức độ hài lòng trong công việc giảm theo mức lương, phúc lợi và cơ hội thăng tiến
- Kỳ vọng thất nghiệp tăng lên mức 4.4%
- Mức lương dự kiến của người tìm việc cũng giảm 3.2% so với cùng kỳ năm trước, người lao động hiện đang mong đợi những công việc có mức lương khoảng 65,272 USD, thấp hơn so với mức 67,416 USD một năm trước. Sự suy giảm kỳ vọng về tiền lương này có thể báo hiệu điều kiện thị trường lao động yếu hơn ở phía trước.
Sự hài lòng trong công việc cũng giảm, đặc biệt là ở phụ nữ, sinh viên chưa tốt nghiệp đại học và các hộ gia đình có thu nhập thấp.
Tuy nhiên, đây không hoàn toàn là tin xấu, tình trạng tăng cường tìm kiếm việc làm có thể cho thấy một thị trường việc làm năng động với nhiều cơ hội hơn. Mức lương tối thiểu mà một người lao động sẵn sàng chấp nhận cho một công việc mới cũng tăng so với một năm trước. Điều này cho thấy sự lạc quan về triển vọng việc làm.
Tuy nhiên, trên thực tế, mức độ hài lòng trong công việc và kỳ vọng về lương giảm là yếu tố tiêu cực.
Chứng khoán Mỹ hướng tới ngày tăng thứ chín liên tiếp
Hợp đồng tương lai S&P 500 và Nasdaq đang tăng trước giờ mở cửa.
Lần cuối cùng S&P 500 tăng trong 8 ngày liên tiếp là vào tháng 11/2023. Sau đó chỉ số này sụt giảm đáng kể vào ngày thứ chín và tiếp tục không ngừng sụt giảm vào cuối năm.
Một trong những chuỗi tăng lớn nhất mọi thời đại là vào tháng 3/2010, khi S&P 500 tăng 14 ngày liên tiếp sau cuộc khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên những mức tăng đó đều "bốc hơi" vào tháng 6.
cùng năm.
Dữ liệu CPI của Canada có gì đáng chú ý?
- CPI tháng 7 của Canada +2.5% y/y. Tháng trước đó, chỉ số này +2.7%
- CPI lõi +1.7% y/y
- CPI trung vị +2.4% y/y
- CPI trimmed +2.7% y/y
USD/CAD giao dịch ở mức 1.3602 ngay trước khi công bố dữ liệu và tăng lên 1.3619 sau tin.
Commerzbank: OPEC+ có thể sẽ trì hoãn việc mở rộng sản xuất
Dầu Brent có thể ở mức $85 vào cuối năm:
- Với xu hướng nhu cầu hiện tại, thị trường dầu mỏ sẽ có nguy cơ dư cung từ quý IV, hoặc muộn nhất là năm sau. Để ngăn chặn điều này, OPEC+ sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài trì hoãn việc mở rộng sản xuất và hy vọng nhu cầu sẽ phục hồi. Trên thị trường dầu mỏ, cũng tồn tại rủi ro địa chính trị do căng thẳng ở Trung Đông.
- Cho đến nay, vẫn chưa có sự gián đoạn nguồn cung nào bất chấp các cuộc tấn công liên tiếp của phiến quân Houthi vào các tàu chở hàng và tàu chở dầu ở Biển Đỏ. Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi trong trường hợp xảy ra đối đầu trực tiếp giữa Iran và Israel, có thể khiến các chuyến hàng chở dầu mỏ qua eo biển Hormuz bị gián đoạn. Gần một phần ba nguồn cung dầu mỏ vận chuyển bằng đường biển và khoảng một phần năm nguồn cung dầu toàn cầu được vận chuyển qua eo biển này.
- Việc chuyển hướng qua các tuyến vận tải khác là không thể hoặc chỉ có thể ở mức độ rất hạn chế, điều này sẽ dẫn đến việc thắt chặt đáng kể thị trường dầu mỏ. Chúng tôi coi rủi ro của điều này là thấp. Tuy nhiên, một mức phí bảo hiểm rủi ro nhất định đối với giá dầu là hợp lý. Vì lý do này, chúng tôi nhận thấy giá dầu Brent ở mức 85 USD/thùng vào cuối năm cao hơn một chút so với mức mà dữ liệu cơ bản yếu kém có thể biện minh.
Cập nhật thị trường phiên Châu Âu: Phiên giao địch trầm lắng
Tin tức chính:
- Bundesbank: Tăng trưởng tiền lương đã chậm lại trong Quý 2
- Eurostat: CPI tháng 7 tại Eurozone khớp với dự báo
- Liệu hội nghị Jackson Hole có mang lại sự tiêu cực cho thị trường chứng khoán?.
- FSO: Thặng dư thương mại của Thụy Sĩ thu hẹp vào tháng 7
- ECB: Số dư tài khoản vãng lai tại Eurozone tăng cao hơn trong tháng 6
Thị trường:
- NZD dẫn đầu đà tăng, EUR suy yếu nhất trong ngày.
- Chứng khoán châu Âu đi ngang; HĐTL S&P 500 tăng nhẹ.
- Lợi suất trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ kỳ hạn 10 năm tăng lên 3.875%.
- Vàng tăng 0.8% lên $2,523
- Dầu thô WTI tăng 0.38% lên $73.87
- Bitcoin tăng 1.8% lên $60,562
Phiên giao dịch châu Âu diễn ra khá ảm đạm do thiếu các thông tin kinh tế quan trọng. Tâm lý thị trường vẫn chủ yếu là tích cực khi mọi người đang mong chờ bài phát biểu của Chủ tịch Fed Powell vào thứ Sáu, với kỳ vọng ông sẽ cam kết trước về việc cắt giảm lãi suất vào tháng 9.
Trên thị trường ngoại hối, các cặp tiền tệ chính đi ngang trong ngày với USD tiếp tục mất giá trong bối cảnh tâm lý risk-off tích cực trở lại. Chứng khoán tiếp tục được hưởng lợi từ triển vọng cắt giảm lãi suất vào tăng trưởng bền vững vì điều đó sẽ thúc đẩy hoạt động kinh tế.
Vàng là một tài sản đáng chú ý khác trong vài ngày qua khi nó đã đạt mức đỉnh thời đại. Lộ trình lãi suất của Fed là một trong những động lực chính của kim loại quý này vì nó ảnh hưởng đến lợi suất thực.
Mặt khác, sự suy yếu gần đây của dầu thô là một điều khó hiểu, nhưng điều này có thể đến từ phần bù rủi ro địa chính trị bởi vẫn Israel vẫn chưa nhận được bất kỳ sự trả đũa nào từ Iran.
Bitcoin sẽ là một tài sản hưởng lợi lớn khác từ chu kỳ nới lỏng vào tăng trưởng bền vững vì về cơ bản nó là vàng kỹ thuật số.
Liệu hội nghị Jackson Hole có mang lại sự tiêu cực cho thị trường chứng khoán?
Nhiều người đang lo ngại về phản ứng của thị trường chứng khoán đối với hai bài phát biểu trong hai năm gần đây nhất của Powell tại Hội nghị Jackson Hole. Mặc dù đúng là thị trường đã suy yếu trong vài tháng sau đó, nhưng bối cảnh ở thời điểm hiện tại đã khác xưa rất nhiều.
Năm 2022, Fed vẫn đang trong chu kỳ tăng lãi suất và Powell đã đưa ra một thông điệp rất "hawkish".
Năm 2023, không phải là do sự kiện Jackson Hole gây ra sự suy yếu của thị trường. Đầu tiên là chỉ số CPI cao hơn dự báo vào thứ Năm ngày 14 và sau đó là cuộc họp FOMC thể hiện quan điểm "hawkish" hơn nhiều so với dự kiến vào thứ Tư ngày 20.
Hiện tại, nền kinh tế có thể đang thực sự đang bước vào chu kỳ nới lỏng với tăng trưởng bền vững, và đây là một động lực mạnh mẽ cho chứng khoán vì điều đó sẽ làm giảm lợi suất thực và thúc đẩy hoạt động kinh tế.
Vì vậy, mặc dù không ai có thể biết chắc chắn thị trường sẽ hoạt động như thế nào trong vài tháng tới, nhưng nhiều khả năng thị trường chứng khoán sẽ tích cực.
Các nhà phân tích lạc quan khi nguy cơ Bitcoin tiếp tục bị bán tháo đã giảm bớt
- Bitcoin sẽ tiến gần hơn đến mức đỉnh mọi thời đại sau cuộc bầu cử Hoa Kỳ và có mức thanh khoản mạnh mẽ, theo các nhà phân tích.
"Với tất cả những hoạt động bán tháo đã qua, BTC có thể đang thể hiện xu hướng tiêu cực trong khoản thời gian từ một đến ba tháng sau halving", Matthew Sigel, trưởng nhóm nghiên cứu tài sản kỹ thuật số của VanEck cho biết
Trong thời gian qua, Bitcoin đã gặp nhiều khó khăn khi chính phủ Đức đã bán 49,858 Bitcoin với giá 2.6 tỷ USD, trong kh khoảng 70% chủ nợ của sàn giao dịch tiền điện tử đã phá sản là Mt. Gox đã được hoàn trả.
Thanh khoản toàn cầu tăng đột biến gần đây
Một số nhà phân tích nhận thấy rằng thanh khoản toàn cầu đang bắt đầu tăng vọt.
"Thanh khoản toàn cầu đã bắt đầu tăng lên và một mô hình đang hình thành," Giám đốc điều hành BitVaulty, Francesco Madonna, cho biết.
Trong khi đó, Sigel tuyên bố rằng cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11 sẽ là thời điểm then chốt đối với giá Bitcoin. Ông lập luận rằng, bất kể kết quả bầu cử như thế nào, điều kiện kinh tế vĩ mô sẽ vẫn giữ nguyên trong vài năm tới và thị trường phải "nắm bắt được rằng dù ứng cử viên nào chiến thắng, chúng ta sẽ phải trải qua thêm bốn năm với những chính sách tài khóa liều lĩnh." Sigel cũng cho rằng lịch sử đã cho thấy Bitcoin thực sự đạt được bước tiến vượt bậc vào những thời điểm như vậy.
Bundesbank: Tăng trưởng tiền lương đã chậm lại trong Quý 2
- Đây sẽ là một sự nhẹ nhõm đối với ECB.
NHTW Đức lưu ý rằng mức tăng lương trong Quý 2 ở mức 3.1%, giảm mạnh so với con số 6.2% trong Quý 1. Tuy nhiên, họ cũng lưu ý rằng họ dự kiến lạm phát của Đức sẽ tạm thời tăng vào cuối năm do hiệu ứng cơ sở. Điều đó có nghĩa là đà phục hồi của nền kinh tế sẽ bị trì hoãn.
Ethereum trở lại mức $2,600 khi đồng tiền này có thể đang ở giai đoạn cuối của nhịp điều chỉnh
Đà giảm của ETH kể từ đầu tháng 8 có thể sắp kết thúc, với dữ liệu on-chain cho thấy đợt điều chỉnh có thể sớm kết thúc.
Nhà phân tích của CryptoQuant, Burak Kesmeci, đã viết trong một báo cáo vào ngày 19/08 rằng: “Phe mua ETH đang dần lấy lại sức mạnh”. Kesmeci đã chỉ ra hai số liệu on-chain phổ biến: tỷ lệ mua-bán của người tiếp nhận và open interest (OI) đang báo hiệu cho sự hồi phục của đồng tiền này
Theo dữ liệu của CoinGlass, khoảng thời gian 12 giờ gần đây nhất đã chứng kiến lượng lệnh long chiếm 50.37% tống số lượng lệnh trên các sàn giao dịch Trong khi đó, OI của Ether - tổng số hợp đồng quyền chọn đang lưu hành mà các nhà giao dịch nắm giữ tại một thời điểm nhất định - là 10.69 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với ngày 18 tháng 8.
Kesmeci tin rằng giá tăng lên đáng kể sẽ khiến những người chơi sử dụng đòn bẩy sẽ cần phải quay trở lại thị trường.
Báo cáo CPI tháng 7 tại Canada được kỳ vọng sẽ xác nhận tiến trình giảm lạm phát hiệu quả
Lạm phát tiêu dùng hàng năm được dự báo giảm tốc từ 2.7% xuống 2.5% trong tháng 7, trong khi số liệu hàng tháng tăng 0.4% so với mức giảm 0.1% của tháng trước. BoC giành nhiều sự chú ý cho các thước đo lạm phát cơ bản (chủ yếu là CPI điều chỉnh trung bình), ước tính giảm nhẹ từ mức tăng 2.9% xuống 2.8% so với cùng kỳ.
Thị trường lãi suất đang ước tính 98% khả năng BoC hạ lãi suất 25bp vào tháng 9 và tổng mức cắt giảm vào cuối năm là 71bp.
Các nhà phân tích tại TD Securities nhận định rằng: “Các thị trường sẽ đồn sự chú ý vào báo cáo CPI tháng 7 để có manh mối cuối cùng về áp lực lạm phát cơ bản trước thềm quyết định của BoC vào tháng 9, với việc TD dự báo lạm phát giảm 0.2% xuống chỉ còn tăng 2.5% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, dữ liệu lạm phát cơ bản tăng cao hơn có thể đem đến nhiều tin hiệu trái chiều cho các nhà đầu tư".
Trên thị trường FX, CAD đã phục hồi từ mức thấp nhát trong năm (gần 1.2950) so với USD vào phiên 5/8. Tính đến thời điểm hiện tại, nếu USD/CAD có thể phá xuống dưới đường MA 200 ngày quan trọng gần mốc 1.3600, điều này có thể gia tăng áp lực bán.
Eurostat: CPI tháng 7 tại Eurozone khớp với dự báo
- +2.6% so với cùng kỳ (dự báo: 2.6%, trước đó: 2.5%)
- +2.9% so với cùng kỳ (dự báo: 2.9%, trước đó: 2.9%)
Dữ liệu khớp với dự báo và không làm thay đổi kỳ vọng của thị trường lãi suất rằng ECB sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất sau khi tạm dừng vào tháng 7.
Cập nhật phiên Âu: Các đồng tiền chính ít biến động trong ngày
Các đồng tiền chính doao động trong biên độ hẹp vào đầu phiên Âu, với USD đang dần quay trở lại xu hướng giảm trong ngày. Đồng bạc xanh phục hồi sau dữ liệu bán lẻ khả quan vào tuần trước, nhưng đà tăng đã nhanh chóng chững lại và áp lực bán tăng mạnh trong 2 ngày gần đây. Dưới đây là diễn biến của các cặp tiền cho đến nay:
- EUR/USD vượt mốc 1.1000 và hướng tới đỉnh tháng 12/2023 là vùng 1.1123/39
- GBP/USD tăng lên trên 1.3000 và nhắm mục tiêu tới đỉnh tháng 7 là 1.3044
- USD/CAD tiếp tục giảm sau khi không thể vượt qua mốc 1.3900, hiện đang hướng đến đường MA 200 ngày ở mức 1.3598
- AUD/USD mở rộng đà phục hồi và nhắm mục tiêu vào đỉnh tháng 7 gần 0.6800
- NZD/USD tăng vượt đường MA 200 ngày, với mục tiêu tiếp theo là đỉnh tháng 2, tháng 3 và tháng 6 thuộc vùng 0.6218/22
Các nhà đầu tư đang đổ dồn sự chú ý đến bài phát biểu của Chủ tịch Fed Powell tại Hội nghị Jackson Hole vào cuối tuần này, nhưng trước đó, thị trường sẽ nhận được bản công bố báo cáo PMI và Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần tại Mỹ.
Tại các thị trường khác:
- Vàng tăng 0.7% lên 2,520 USD
- Dầu WTI giảm gần 1% xuống 73 USD/thùng
- BTC tăng 2.3% lên 60,830 USD
FSO: Thặng dư thương mại của Thụy Sĩ thu hẹp vào tháng 7
- 4.89 tỷ CHF (trước đó: điều chỉnh giảm từ 6.18 tỷ CHF xuống 6.12 tỷ CHF)
Thặng dư thương mại của Thụy Sĩ thu hẹp vào tháng 7 khi xuất khẩu giảm 0.5% trong khi nhập khẩu tăng 6.1% trong tháng.
ECB: Số dư tài khoản vãng lai tại Eurozone tăng cao hơn trong tháng 6
- 51 tỷ EUR (trước đó: 36.7 tỷ EUR)
Khi phân tích chi tiết, có ba lĩnh vực thặng dư được ghi nhận đến từ hàng hóa (39 tỷ EUR), thu nhập sơ cấp (14 tỷ EUR), và dịch vụ (12 tỷ EUR), nhưng một phần bị sụt giảm do thâm hụt về thu nhập thứ cấp (14 tỷ EUR).
Destatis: PPI tháng 7 tại Đức tăng 0.2% như dự báo
- +0.2% (dự báo: +0.2%, trước đó: +0.2%)
Nhìn vào các dữ liệu thành phần, giá hàng hóa trung gian tăng 0.2% và năng lượng tăng 0.5%. Giá hàng hóa vốn và hàng tiêu dùng bền vững ổn định trong tháng. Trong khi đó, giá hàng tiêu dùng giảm 0.1% trong tháng 7, nếu loại bỏ yếu tố năng lượng, giá sản xuất tăng 0.1% so với tháng 6.
Chứng khoán Eurozone tăng nhẹ vào đầu phiên thứ Ba
Chứng khoán châu Âu mở cửa tăng nhẹ vào thứ Ba trong bối cảnh tâm lý thị trường vẫn còn bất ổn về triển vọng cắt giảm lãi suất. Chỉ số Stoxx 600 tăng 0.07% trong các giao dịch trước giờ mở cửa, với các ngành và sàn giao dịch lớn biến động trái chiều. Cổ phiếu công nghệ tăng 0.58%, trong khi lĩnh vực dầu khí giảm 0.59%.
Lịch kinh tế trong ngày có gì đáng chú ý?
Lịch kinh tế phiên Âu hôm nay tiếp tục trống về mặt dữ liệu, với điểm nhấn là báo cáo CPI Eurozone. Tuy nhiên, đây là dữ liệu thứ cáp và ít có tác động lên thị trường. Nhìn vào phiên Mỹ, các nhà đầu tư sẽ chờ đón báo cáo CPI tháng 7 tại Canada, dù các con số này khó có thể điều chỉnh mạnh kỳ vọng thị trường.
Hợp đồng tương lai Eurostoxx tăng 0.1% trước giờ mở của phiên Âu
- HĐTL chỉ số DAX của Đức tăng 0.1%
- HĐTL chỉ số FTSE của Anh giảm 0.2%
Tâm lý các nhà đàu tư có phần do dự vào đầu ngày, với HĐTL chỉ số chứng khoán Hoa Kỳ cũng đi ngang.
Hợp đồng quyền chọn FX đáo hạn hôm nay có gì?
Chỉ có một điểm cần lưu ý là hợp đồng EUR/USD ở mức 1.1100, hợp đồng này có thể tỷ giá không tăng trước khi đáo hạn. Thị trường dường như đang tận hưởng mùa hè, nên không có nhiều điều đáng chú ý trong những ngày tới.
Lịch kinh tế châu Âu hôm nay có gì đáng chú ý?
Phiên giao dịch châu Âu sắp tới nhìn chung sẽ trầm lắng, có ít dữ liệu gây ra biến động lớn:
- 13:00 - Số liệu PPI tháng 7 của Đức
- 13:00 - Dữ liệu cán cân thương mại tháng 7 của Thụy Sĩ
- 15:00 - Số dư tài khoản vãng lai tháng 6 của Eurozone
- 16:00 - Số liệu CPI chính thức của tháng 7 tại Eurozone
Giá vàng vẫn còn cơ hội để bứt phá trong thời gian tới
Cuối tuần trước, vàng đã đạt đỉnh mới ở trên mức $2,500 USD/oz. Giá vàng vẫn duy trì quanh mức này vào thời điểm hiện tại.
Có thể sẽ có một đợt điều chỉnh kỹ thuật có thể xảy ra sau đà tăng mạnh mẽ của vàng năm nay. Đây có thể là cơ hội cho các nhà đầu tư "bắt đáy". Với việc Fed chuẩn bị cắt giảm lãi suất và USD suy yếu, triển vọng về giá vàng vẫn rất tích cực trong 1-2 năm tới.
Cuộc tranh luận Trump-Harris vào ngày 4/9 sẽ không diễn ra nữa
Điều này đã được chính Trump xác nhận, ông cho biết Kamala Harris quyết định không tham gia buổi tranh luận của FoxNews vào ngày 4/9.
Trump sử dụng lời lẽ mang tính công kích, cho rằng Harris từ chối tham gia vì bà không thể bảo vệ những quan điểm mâu thuẫn mà bà từng có, như việc từ chối khai thác dầu khí ở Pennsylvania và sự thất bại của bà trong việc quản lý biên giới.
Ông Trump chỉ trích Harris vì ủng hộ biên giới mở, cho rằng điều này dẫn đến sự xâm nhập của tội phạm và khủng bố vào nước Mỹ mà không có sự kiểm soát. Thay vì tham gia tranh luận, Trump tuyên bố rằng ông sẽ tham gia một buổi họp trực tuyến trên truyền hình (Tele-Town Hall) do Sean Hannity dẫn chương trình tại Pennsylvania.
USD/JPY tăng lên 147.00 bất chấp USD suy yếu, thị trường thận trọng
USD/JPY mở rộng đà phục hồi lên trên 147.00 trước khi điều chỉnh nhẹ xuống 146.92 ở thời điểm hiện tại bất chấp USD suy yếu , thị trường thận trọng.
Fedspeak là trọng tâm tiếp theo.
AUD/USD giảm nhẹ sau biên bản cuộc họp của RBA và quyết định lãi suất của PBoC
AUD/USD giảm xuống 0.6720 sau khi biên bản cuộc họp tháng 8 của Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) được công bố, cho thấy lãi suất có thể ổn định trong một thời gian dài.
Ngân hàng Dự trữ Úc đã cân nhắc việc tăng lãi suất nhưng kết luận rằng việc duy trì lãi suất ổn định sẽ cân bằng tốt hơn các rủi ro. Các thành viên của RBA nhất trí rằng việc cắt giảm lãi suất là không thể trong ngắn hạn.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã giữ nguyên LPR kỳ hạn một năm và năm năm ở mức lần lượt là 3.35% và 3.85% trong cuộc họp tháng 8 vào thứ Ba. Bất kỳ thay đổi nào trong nền kinh tế Trung Quốc cũng có thể tác động đến thị trường Úc vì cả hai đều là đối tác thương mại chặt chẽ.
Theo phân tích biểu đồ hàng ngày, AUD/USD đang có xu hướng tăng trong kênh tăng dần. Hơn nữa, Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) 14 ngày đang tăng lên mức 70, củng cố đà tăng đang diễn ra.
Về mặt tích cực, AUD/USD có thể hướng đến khu vực gần ranh giới trên của kênh tăng dần ở mức 0.6760. Một sự đột phá trên kênh tăng dần có thể đẩy cặp tiền này lên mức đỉnh trong bảy tháng ở 0.6798, đạt được vào ngày 11 tháng 7.
Đường trung bình động hàm mũ (EMA) chín ngày ở mức 0.6648 xuất hiện như một mức hỗ trợ quan trọng xung quanh ranh giới dưới của kênh tăng dần. Một sự sụt giảm xuống dưới mức này có thể khiến cặp tiền này kiểm tra mức hồi quy ở 0.6575. Nếu cặp tiền này giảm xuống dưới vùng hỗ trợ này, điều này có thể cho thấy xu hướng giảm giá, có khả năng dẫn đến mức thoái lui tại 0.6470.
Giá dầu giảm khi có hy vọng về lệnh ngừng bắn ở Trung Đông
Giá dầu giảm nhẹ vào thứ Ba khi Israel chấp nhận đề xuất giải quyết bất đồng đang ngăn cản thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza, giúp xoa dịu lo ngại về tình trạng gián đoạn nguồn cung ở Trung Đông.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken cho biết vào thứ Hai rằng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã chấp nhận "đề xuất bắc cầu" do Washington đưa ra để giải quyết bất đồng đang ngăn cản thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza và kêu gọi Hamas làm như vậy.
Tuy nhiên, nhóm Hồi giáo Palestine tuyên bố tiếp tục đánh bom liều chết bên trong Israel sau nhiều năm và nhận trách nhiệm về vụ nổ ở Tel Aviv vào đêm Chủ Nhật, và các nhân viên y tế cho biết các cuộc không kích của quân đội Israel đã giết chết ít nhất 30 người Palestine trên khắp Dải Gaza vào Thứ Hai, có rất ít dấu hiệu hòa giải trên thực địa và lo ngại về một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn.
Ngoài ra, lo ngại về nguồn cung cũng được xoa dịu, sản lượng tại mỏ dầu Sharara của Libya đã tăng lên khoảng 85,000 thùng mỗi ngày trong một động thái nhằm cung cấp cho nhà máy lọc dầu Zawia, hai kỹ sư làm việc tại mỏ dầu này cho biết với Reuters vào Thứ Hai.
Tại Hoa Kỳ, dự trữ dầu thô dự kiến sẽ giảm 2.9 triệu thùng vào tuần trước, theo một cuộc thăm dò sơ bộ của Reuters vào Thứ Hai.
Về phía cầu, lo ngại về các vấn đề kinh tế của Trung Quốc cũng gây áp lực lên giá dầu. Sau quý 2 ảm đạm, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tiếp tục mất đà vào tháng 7 khi giá nhà mới giảm với tốc độ nhanh nhất trong chín năm, sản lượng công nghiệp chậm lại, tăng trưởng xuất khẩu và đầu tư giảm và tỷ lệ thất nghiệp tăng.
Trong khi đó, các nhà đầu tư cũng chờ đợi dấu hiệu về kế hoạch của Fed cho quyết định lãi suất tiếp theo.
Chủ tịch Fed Jerome Powell phát biểu tại Jackson Hole vào thứ Sáu và các nhà đầu tư cho rằng ông sẽ bắn tín hiệu cắt giảm. Việc cắt giảm lãi suất làm giảm chi phí đi vay và có thể thúc đẩy nhu cầu dầu mỏ tại quốc gia tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới.
USDJPY tiếp tục biến động mạnh trong phiên Á
USDJPY tiếp tục biến động mạnh trong phiên Á.
Cặp tiền tăng lên 146.85 trước khi giảm xuống 145.85 và hiện quay trở lại mức 146.75
Không có tin tức mới hay dữ liệu nào từ Nhật Bản.
Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều
Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều vào thứ Ba, theo dõi đà tăng của Phố Wall và dữ liệu kinh tế quan trọng của Trung Quốc
Lãi suất LPR của Trung Quốc được giữ ở mức 3.35% cho kỳ hạn một năm và 3.85% cho kỳ hạn năm năm, phù hợp với kỳ vọng từ cuộc thăm dò của Reuters đối với các nhà kinh tế.
Biên bản cuộc họp tháng 8 của Ngân hàng Dự trữ Úc đã được công bố vào thứ Ba. Tại cuộc họp, ngân hàng giữ nguyên lãi suất chuẩn ở mức 4.35%, nhưng lưu ý rằng lạm phát vẫn "cao hơn mục tiêu" và "đang chứng tỏ là dai dẳng". Ngân hàng trung ương cho biết trong thông cáo của mình rằng các thành viên hội đồng thống đốc đã cân nhắc trường hợp tăng lãi suất, nhưng quyết định giữ nguyên vì luồng dữ liệu kể từ cuộc họp trước "không đủ để đảm bảo thay đổi lập trường về chính sách tiền tệ." Tuy nhiên, RBA cảnh báo rằng “không có khả năng” lãi suất sẽ giảm trong ngắn hạn, đồng thời nói thêm rằng “không thể đưa ra hoặc loại trừ những thay đổi trong tương lai đối với mục tiêu lãi suất”.
- Nikkei 225 tăng 1.62%, trong khi Topix tăng 1.2%.
- Kospi tăng 0.81% và Kosdaq tăng 1%. Tâm lý người tiêu dùng Hàn Quốc trong tháng 8 đã giảm từ mức cao nhất trong hai năm là 103.6 xuống còn 100.8. Hãng truyền thông Yonhap đưa tin rằng điều này là “do những khó khăn suy thoái của Hoa Kỳ và sự sụp đổ của thị trường chứng khoán sau đó”. Một con số trên 100 cho thấy số người lạc quan nhiều hơn số người bi quan.
- S&P/ASX 200 tăng 0.25%.
- Hang Seng giảm 0.39%, trong khi CSI300 giảm 0.42%. Công ty bất động sản Kaisa đã chứng kiến cổ phiếu của mình tăng tới 14% sau khi công bố thỏa thuận tái cấu trúc nợ, bao gồm việc phát hành 5 tỷ USD trái phiếu ưu tiên và 4.8 tỷ trái phiếu chuyển đổi bắt buộc.
Kỳ vọng lạm phát Úc đang ở mức thấp nhất trong 30 tháng
Khảo sát Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Úc của ANZ-Roy Morgan bao gồm một câu hỏi về kỳ vọng lạm phát:
- Trong tuần này, chỉ số này đã giảm xuống mức thấp nhất trong 30 tháng ở 4.7%
- Trước đó: 5.1%
- Mức trung bình động 4 tuần giảm từ 0.1 đến 5.0%
- Niềm tin của người tiêu dùng trong tuần này đạt 83.0
- Trước đó: 83.9
Phân tích của ANZ:
- Đáng chú ý là kỳ vọng lạm phát đã giảm xuống 4.7%, mức thấp nhất kể từ tháng 1 năm 2022, trước khi lạm phát tăng đáng kể ở Úc.
- Kỳ vọng lạm phát đã đi xuống một cách gập ghềnh kể từ mức đỉnh 6.8% vào tháng 11 năm 2022 và sự gập ghềnh đó đã thể hiện rõ trong các khảo sát khác như khảo sát kinh doanh của NAB. Chúng tôi sẽ theo dõi để xem kỳ vọng lạm phát có tiếp tục giảm nhẹ trong những tuần tới hay không.
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.1325
- Dự kiến: 7.1317
- Giá đóng cửa trước đó: 7.1390
- PBOC bơm 149 tỷ nhân dân tệ thông qua reverse repo 7 ngày, đặt lãi suất ở mức không đổi 1.7%
- 386 tỷ nhân dân tệ reverse repo sẽ đáo hạn vào ngày hôm nay.
- Một khoản rút ròng tương đương 237 tỷ nhân dân tệ được thông qua trong hoạt động thị trường mở trong ngày
Biên bản cuộc họp chính sách tiền tệ tháng 8 của RBA có gì đáng chú ý?
Biên bản cuộc họp chính sách tiền tệ tháng 8 của RBA:
- RBA đã cân nhắc trường hợp tăng lãi suất nhưng quyết định rằng kết quả ổn định sẽ cân bằng tốt hơn các rủi ro.
- RBA đề cập rằng lãi suất có thể phải giữ nguyên trong "thời gian kéo dài".
- Các thành viên RBA đồng ý rằng lãi suất khó có thể bị cắt giảm trong ngắn hạn.
- RBA nhấn mạnh cần phải cảnh giác với các rủi ro tăng đối với lạm phát và chính sách sẽ cần phải duy trì tính hạn chế.
- RBA lưu ý rằng việc tăng lãi suất ngay lập tức có thể được biện minh nếu rủi ro đối với lạm phát tăng "đáng kể".
- RBA đề xuất rằng việc giữ lãi suất ổn định trong thời gian dài hơn so với dự kiến của thị trường có thể giúp kiềm chế lạm phát.
- Hội đồng thống đốc RBA tuyên bố rằng họ sẽ cần đánh giá lại khả năng này tại các cuộc họp trong tương lai.
- Hội đồng thống đốc RBA đánh giá rằng rủi ro đã tăng lên rằng lạm phát sẽ không trở lại mục tiêu trong một khung thời gian hợp lý.
- Hội đồng thống đốc RBA chỉ ra rằng họ có khả năng thắt chặt hơn nữa nếu lạm phát vẫn nằm ngoài phạm vi mục tiêu.
Trung Quốc giữ nguyên lãi suất LPR kỳ hạn 1 và 5 năm như kỳ vọng
LPR đóng vai trò quan trọng trong việc xác định lãi suất cho các khoản vay và thế chấp ở Trung Quốc.
- Lãi suất LPR 1 năm: 3.35%
- Dự kiến và trước đó: 3.35%
- Lãi suất LPR 5 năm: 3.85%
- Dự kiến và trước đó: 3.85%
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 19.08: Sắc xanh lan tỏa thị trường chứng khoán Mỹ, USD tiếp đà lao dốc khi mọi con mắt đổ dồn vào Jackson Hole
Sắc xanh lan tỏa thị trường chứng khoán Mỹ. S&P 500 tăng gần 1%, trong khi Nasdaq tăng 1.4%. S&P 500 và Nasdaq đều ghi nhận phiên tăng thứ tám liên tiếp. Đây là đợt tăng dài nhất của Nasdaq kể từ tháng 12 năm 2023 và của S&P500 từ tháng 11 năm 2023. Các chỉ số đã phục hồi trong bối cảnh biến động thị trường giảm mạnh từ đầu tháng. Chỉ số biến động CBOE hiện ở mức 14.7 sau khi đạt đỉnh 65 vào ngày 5 tháng 8 — ngày S&P 500 ghi nhận phiên tồi tệ nhất kể từ năm 2022 trong bối cảnh thị trường toàn cầu bán tháo. Dữ liệu bán lẻ mạnh mẽ và báo cáo lạm phát yếu được công bố vào tuần trước đã giúp xoa dịu nỗi lo của các nhà đầu tư về nền kinh tế. Tuần này, các nhà đầu tư đang chuẩn bị cho Hội nghị kinh tế Jackson Hole thường niên của Fed, nơi Chủ tịch Jerome Powell dự kiến sẽ có bài phát biểu vào thứ Sáu. Phố Wall đang tìm kiếm những gợi ý về những gì sẽ xảy ra tại cuộc họp của Fed vào tháng 9.
- Dow Jones: +0.58%
- S&P 500: +0.97%
- Nasdaq: +1.39%
Trên thị trường FX, USD yếu nhất, NZD mạnh nhất trong nhóm tiền tệ chính. USD tiếp tục suy yếu khi mọi con mắt đổ dồn vào Jackson Hole. DXY giảm xuống dưới 102.00. EUR đã tận dụng tối đa lợi thế khi EURUSD tăng lên mức đỉnh kể từ tháng 11 và đóng cửa ở mức đỉnh trong ngày ở 1.1087. GBPUSD tăng 40 pip và về cơ bản đã trở lại mức giữa tháng 7 ở 1.2983. NZDUSD tăng 1% lên 0.6113. AUDUSD tăng 0.91% lên 0.6730. Điều đó diễn ra bất chấp tin tức tiếp tục bi quan về Trung Quốc và giá quặng sắt đang giảm mạnh. Tương tự như vậy, CAD không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào từ dầu mỏ nhưng đã đạt được mức tăng khá trong ngày thứ hai và USDCAD đóng cửa ở gần mức đáy của phạm vi tháng 4 - tháng 7.
- DXY: -0.54%
- EURUSD +0.52%
- GBPUSD +0.37%
- AUDUSD +0.91%
- NZDUSD +1.00%
- USDJPY -0.66%
- USDCHF -0.27%
- USDCAD -0.28%
Vàng giảm $4 xuống $2,503. Bitcoin tăng gần 2% lên trên $59,500. Lợi suất TPCP Mỹ đồng loạt giảm. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm 2 bps xuống 3.87%. Dầu thô WTI giảm $2.13, tương đương gần 3% xuống $74.52/ thùng khi Hoa Kỳ thúc đẩy lệnh ngừng bắn ở Gaza, nhu cầu của Trung Quốc đè nặng lên thị trường.
Cập nhật phiên Mỹ: Chứng khoán Mỹ chìm trong sắc xanh
Các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đều tăng khi không có nhiều dữ liệu:
-
DJIA (Dow Jones Industrial Average): 40,865 điểm, tăng 0.51%.
-
NASDAQ: 17,707 điểm, tăng 0.42%.
-
S&P 500: 5,578 điểm, tăng 0.42%.
-
Russell 2000: 2,152 điểm, tăng 0.51%
Lợi suất TPCP Mỹ giảm nhẹ:
USD giảm mạnh trong phiên, Chỉ số DXY giảm 0.44% xuống dưới mức 102.000.
Giá vàng dao động quanh mức 2,504 USD/oz.
Bitcoin giao dịch ở mức 58,600 USD.
USD tiếp tục giảm trong phiên
USD đang ở mức thấp nhất trong ngày so với EUR, GBP và một số đồng tiền khác. Tình trạng này có thể do các nguyên nhân sau:
-
Nhiều nhà đầu tư lo ngại sau sự kiện đầu tháng Tám và đang cắt giảm rủi ro, đặc biệt trong bối cảnh lo ngại về cuộc bầu cử năm nay.
-
Mặc dù lãi suất cao đã làm chậm nền kinh tế toàn cầu, Mỹ vẫn vượt qua được điều này nhờ các yếu tố như thế chấp dài hạn và chi tiêu cao. Tuy nhiên, lãi suất cao cuối cùng vẫn sẽ có tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Sự chậm lại trong nền kinh tế Mỹ có thể xảy ra trong tương lai gần.
Diễn biến thị trường: Có những chuyển biến đáng chú ý trong lĩnh vực công nghệ và năng lượng
Thị trường chứng khoán hôm nay có nhiều biến động trái chiều, có nhiều điểm đáng chú ý trong các lĩnh vực công nghệ và năng lượng.
- Lĩnh vực công nghệ: Các cổ phiếu bán dẫn giảm nhẹ. Nvidia (NVDA) giảm 0.54%, trong khi Advanced Micro Devices (AMD) giảm 0.38%. Tuy nhiên, Cisco (CSCO) trong lĩnh vực thiết bị truyền thông có mức tăng khiêm tốn 0.12%, phản ánh một ngày đầy biến động đối với cổ phiếu công nghệ.
- Chu kỳ tiêu dùng: Lĩnh vực này thể hiện khả năng phục hồi, với Amazon (AMZN) tăng 0.39% và Tesla (TSLA) đánh dấu mức tăng ấn tượng 1.51%. Điều này cho thấy niềm tin của người tiêu dùng có thể được cải thiện nhờ những phát triển gần đây của ngành hoặc dự báo thu nhập.
- Ngành năng lượng: Nhìn chung ổn định, với Exxon Mobil (XOM) ghi nhận mức tăng nhẹ 0.22%. Tuy nhiên, Chevron (CVX) giảm 0.87%, cho thấy hiệu quả hoạt động không đồng đều trong lĩnh vực này.
- Ngành tài chính: Có biến động nhỏ, Visa (V) tăng nhẹ +0.01% trái ngược với JPMorgan Chase (JPM) giảm nhẹ -0.03%. Điều này cho thấy cách tiếp cận thận trọng từ các nhà đầu tư trong bối cảnh kinh tế khó khăn.
Thị trường hiện tại đang trải qua một giai đoạn khó khăn với những biến động không đều giữa các ngành, và các yếu tố toàn cầu cũng như chính sách có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất của các ngành cụ thể.
Thống đốc Fed Waller không đưa ra bình luận về nền kinh tế, chính sách tiền tệ
Trong bài phát biểu chào mừng của ông tại Hội thảo Mùa hè 2024 về Tiền tệ, Ngân hàng, Thanh toán và Tài chính, Waller không đưa ra bình luận nào về nền kinh tế cũng như chính sách tiền tệ của Mỹ.
Spread tín dụng của Mỹ quay lại mức trước khi có lo ngại về suy thoái
Spread tín dụng là chênh lệch giữa lợi suất trái phiếu doanh nghiệp Mỹ và trái phiếu Kho bạc Mỹ có cùng kỳ hạn.
Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến chỉ số này nhưng yếu tố chính là rủi ro được nhận thấy bởi triển vọng kinh tế. Trên thực tế, trong thời điểm kinh tế không chắc chắn hoặc suy thoái, spread tín dụng thường mở rộng do trái phiếu doanh nghiệp được coi là rủi ro hơn trái phiếu Kho bạc.
Spread tính dụng đã tăng đột biến vào đầu tháng 8 do PMI Sản xuất ISM, điều này có thể cũng là nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm của chỉ số Nikkei. Tuy nhiên, spread tín dụng hiện đã quay trở lại mức trước ngày 1/8, cho thấy tình hình đã ổn định trở lại.
Đây là một chỉ số khác giúp xoa dịu thị trường và duy trì tâm lý tích cực khi chúng ta bước vào chu kỳ nới lỏng của Fed.
Thống đốc Fed Waller sẽ có bài phát biểu sau ít phút nữa
Thống đốc Fed Christopher Waller sẽ có bài phát biểu tại Hội thảo Mùa hè 2024 về Tiền tệ, Ngân hàng, Thanh toán và Tài chính.
Phát biểu của ông có tầm ảnh hưởng lớn vì khi ông đưa ra quan điểm về lãi suất hay chính sách kinh tế, đó thường là dấu hiệu sớm về những hành động mà Fed sẽ thực hiện.