Doanh số bán lẻ tháng 11 của Mỹ vượt kỳ vọng
- Nhóm kiểm soá bán lẻ: +0.4% (Dự báo: +0.4%; Trước đó: -0.1%)
- Doanh số bán lẻ: +0.7% so với tháng trước (Dự báo: +0.5%; Trước đó: +0.4%)
- Tổng giá trị bán lẻ: 724.6 tỷ USD, tăng từ 718.9 tỷ USD tháng trước.
- Doanh số bán lẻ: +3.8% so với cùng kỳ năm ngoái (trước đó +2.85%) (cao nhất kể từ tháng 12/2023
- Doanh số bán lẻ không bao gồm ô tô: +0.2% (Dự báo: +0.4%, Trước đó: +0.2%).
- Doanh số bán lẻ không bao gồm ô tô và xăng dầu: +0.2% (Trước đó: +0.1%)
Doanh số bán lẻ nhà hàng & Quán bar: -0.4% m/m, dấu hiệu không tích cực cho chi tiêu tiêu dùng.
Doanh số bán lẻ trực tuyến : +1.8% m/m, +9.8% y/y, tiếp tục xu hướng tăng trưởng mạnh.
Trước báo cáo này, thị trường định giá 94% khả năng Fed cắt giảm lãi suất xuống 4.25% - 4.50% trong năm 2025, với kỳ vọng có ít hơn 2 lần giảm. Sau báo cáo, dự đoán của thị trường trở nên dovish hơn.
OCBC: DXY sẽ nghiêng về khả năng giảm
Đồng USD giảm nhẹ trong phiên giao dịch trầm lắng đêm qua. Dữ liệu kinh tế Mỹ trái chiều khi PMI sản xuất và PMI dịch vụ sơ bộ tiếp tục phân kỳ. Chỉ số DXY hiện ở mức 106.97, theo nhận định của các chuyên gia FX từ OCBC, Frances Cheung và Christopher Wong.
“Dữ liệu kinh tế tuần này tập trung vào Doanh số Bán lẻ, Sản xuất Công nghiệp (Thứ Ba); Nhà ở khởi công, Giấy phép xây dựng (Thứ Tư); GDP, Doanh số nhà hiện có (Thứ Năm); PCE lõi, Chi tiêu cá nhân, Thu nhập cá nhân và Chỉ số sản xuất Fed Kansas City (Thứ Sáu). Sự kiện chính vẫn là cuộc họp FOMC vào lúc 3h sáng Thứ Năm theo giờ Singapore (SGT).”
“Một đợt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản gần như chắc chắn, nhưng tâm điểm sẽ là biểu đồ dot plot sẽ được cập nhật, thể hiện kỳ vọng của các thành viên Fed về lộ trình cắt giảm lãi suất cho năm 2025 - 2026. Theo Dot plot hồi tháng 9, dự kiến 4 đợt cắt giảm, trong khi thị trường hiện chỉ định giá khoảng 2 đợt giảm cho năm 2025. Rủi ro là nếu dot plot cho thấy ít hơn 2 đợt, điều này sẽ bị coi là ‘hawkish’."
Ukraine ám sát Tướng Igor Kirillov, chỉ huy vũ khí hóa học Nga, tại Moscow
Một tướng cấp cao Nga, Igor Kirillov, người bị Ukraine cáo buộc chịu trách nhiệm sử dụng vũ khí hóa học chống lại quân đội Ukraine, đã bị ám sát vào sáng thứ Ba tại Moscow.
Theo Ủy ban Điều tra Nga, vụ nổ xảy ra khi một quả bom giấu trong xe điện phát nổ bên ngoài một tòa chung cư, khiến Tướng Igor Kirillov, chỉ huy lực lượng Phòng vệ Hạt nhân, Sinh học và Hóa học Nga, và trợ lý của ông thiệt mạng.
Cơ quan tình báo Ukraine SBU đã xác nhận đứng sau vụ việc. Một nguồn tin từ SBU nói: “Việc tiêu diệt người đứng đầu lực lượng phòng vệ phóng xạ và hóa học Nga là hành động của chúng tôi.”
Video chưa được xác minh trên mạng xã hội cho thấy hai người đàn ông bước ra khỏi tòa nhà, tiến về phía ô tô thì bất ngờ một vụ nổ lớn xảy ra. Reuters ghi nhận hiện trường cho thấy cánh cửa bị phá hủy, gạch cháy đen và hai thi thể nằm dưới tấm phủ đen trên tuyết.
Tướng Kirillov, 54 tuổi, là sĩ quan cấp cao nhất của Nga bị Ukraine ám sát trên lãnh thổ Nga từ khi chiến tranh bắt đầu. Vụ việc được dự đoán sẽ khiến chính quyền Nga tăng cường an ninh và chuẩn bị trả đũa.
Cựu Tổng thống Dmitry Medvedev tuyên bố lãnh đạo Ukraine sẽ sớm phải trả giá cho vụ việc. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga, Maria Zakharova, ca ngợi Kirillov đã “dũng cảm” bảo vệ Tổ quốc và cáo buộc phương Tây che giấu các tội ác liên quan đến vũ khí hóa học.
Với cái chết của Kirillov, Moscow tiếp tục cáo buộc Ukraine gia tăng các cuộc ám sát có chủ đích trên lãnh thổ Nga kể từ khi cuộc chiến toàn diện bắt đầu vào tháng 2/2022.
USD/JPY điều chỉnh xuống dưới mức 154.00
USD bắt đầu điều chỉnh giảm sau đợt tăng giá kéo dài sáu ngày. Tuy nhiên, khoảng cách ngày càng lớn giữa lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ và Nhật Bản có khả năng hạn chế đà giảm này.
Dữ liệu Doanh số bán lẻ Mỹ, dự kiến công bố vào tối hôm nay, có thể khiến tỷ giá này biến động mạnh hơn.
Chỉ số tâm lý kinh tế ZEW của Đức có gì đáng chú ý?
- Chỉ số điều kiện hiện tại ZEW của Đức tháng 12: -93.1, dự kiến -93.0
Dù vậy, chỉ số triển vọng kinh tế lại bất ngờ tăng lên 15.7, cao hơn nhiều so với kỳ vọng 6.5 và mức trước đó là 7.4, mang đến một chút lạc quan. Tuy nhiên, trái ngược với tín hiệu này, chỉ số Ifo – vốn được coi là chỉ báo đáng tin cậy hơn về thực trạng kinh tế – không cho thấy sự cải thiện tương tự. Trong bối cảnh Đức đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức, từ lạm phát cao, chi phí năng lượng tăng, đến nguy cơ suy thoái, các dấu hiệu lạc quan từ khảo sát ZEW có thể chưa phản ánh đúng thực tế.
Thặng dư thương mại của Eurozone giảm mạnh trong tháng 10
Thặng dư thương mại của Eurozone được ghi nhận ở mức 6.8 tỷ EUR, thấp hơn nhiều so với mức 12.5 tỷ EUR trước đó.
Đây là một dữ liệu cần chú ý, cho thấy thương mại khu vực này đang có dấu hiệu suy yếu, đặc biệt là Đức.
Quan chức ECB Kazimir: Chúng tôi sẽ thảo luận về lãi suất trung lập khi lãi suất về mức 2.5%
Hiện tại, lãi suất chính sách của ECB đang ở mức 3.00%. Do đó, Kazimir ám chỉ rằng ECB dự tính sẽ giảm lãi suất thêm 50 bps trong tương lai.
Quan chức ECB Rehn: Định hướng chính sách tiền tệ của chúng tôi đã rõ ràng
- Tốc độ và quy mô cắt giảm lãi suất sẽ được xác định trong từng cuộc họp
- Điều này sẽ phụ thuộc vào dữ liệu vã những phân tích của chúng tôi
- Lạm phát đang bắt đầu ổn định ở mục tiêu 2%
TPCP Mỹ tiếp tục bị bán tháo trước thềm quyết định lãi suất của Fed ngày mai
- Lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm hiện đã tăng trong ngày thứ bảy liên tiếp lên 4.42%
USD/JPY đã là một người hưởng lợi chính từ tất cả những điều này, không chỉ với việc BoJ dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất vào cuối tuần này. Cặp tiền này cũng đang hướng tới ngày tăng thứ bảy liên tiếp.
Tuy nhiên, quay trở lại thị trường trái phiếu, đà tăng này liên quan thế nào đến kỳ vọng của Fed và triển vọng chính trị và kinh tế ở Mỹ? Ở thời điểm hiện tại, đây là một câu hỏi thực sự khó khăn.
Có thể suy nghĩ rằng thị trường đang dự đoán Fed sẽ cắt giảm trong tuần này sau đó tạm dừng việc hạ lãi suất trong năm sau. Nhưng liệu lợi suất dài hạn có tăng do bức tranh kinh tế tươi sáng hơn hay không?
Nhắc lại, lợi suất đã tăng vọt trước cuộc bầu cử khi các nhà giao dịch kỳ vọng chiến thắng của Trump. Và họ đã nhận được điều đó.
Vì vậy, liệu đợt giảm gần đây nhất của lợi suất chỉ là một sự điều chỉnh và bây giờ chúng ta đang thấy xu hướng tự nhiên tiếp tục diễn ra?. Hướng suy nghĩ này phụ thuộc vào cách mà Trump thúc đẩy nền kinh tế vào năm tới, có hoặc không cắt giảm thuế. Và với khả năng phục hồi kinh tế liên tục như gần đây, điều này hoàn toàn có thể xảy ra
Thị trường chắc chắn đang nóng lên trước thềm cuộc họp Fed vào ngày mai. Nếu có bất kỳ lý do nào để lợi suất vượt mốc 4.50%, các tài sản rủi ro sẽ phải đối mặt với một số khó khăn trong phần còn lại của tuần này.
Chứng khoán Châu Âu mở cửa trong sắc đỏ
Cập nhật các chỉ số:
- Eurostoxx giảm 0.3%
- DAX của Đức giảm 0.2%
- CAC 40 của Pháp giảm 0.4%
- FTSE của Anh giảm 0.7%
- IBEX của Tây Ban Nha giảm 0.7%
- FTSE MIB của Ý giảm 0.7%
Áp lực giảm giá tiếp tục được duy trì từ tuần trước, khi cổ phiếu không tìm thấy quá nhiều sự thoải mái trước thềm ngày lễ Giáng sinh. Tuy nhiên, cổ phiếu công nghệ là một ngoại lệ với Nasdaq tăng lên mức đỉnh kỷ lục vào hôm qua. Tuy nhiên, hợp đồng tương lai của Hoa Kỳ hiện đang giảm trên diện rộng khoảng 0.3%, phản ảnh tâm lý risk-off của thị trường.
Lịch kinh tế hôm nay có gì đáng chú ý?
Sự kiện chính trong phiên châu Âu hôm nay là báo cáo việc làm của Vương quốc Anh. Dữ liệu tốt hơn nhiều so với dự kiến, đặc biệt là về mặt tăng trưởng tiền lương, và GBP đã được hỗ trợ. Tuy vây, kỳ vọng của thị trường không thay đổi nhiều vì BoE được dự đoán rộng rãi sẽ giữ nguyên Lãi suất Ngân hàng trong tuần này. Trong phiên giao dịch Mỹ, CPI của Canada và Doanh số Bán lẻ của Mỹ sẽ được chú ý.
20h30 (giờ Việt Nam - CPI tháng 11 của Canada
CPI của Canada được dư báo ở mức 2.0% so với cùng kỳ và tăng 0.1% so với tháng trước (Trước đó: 0.4%). CPI trung vị được dự báo ở mức 2.4% so với 2.5% trước đó.
BoC gần đây đã từ bỏ quan điểm rằng “nếu nền kinh tế phát triển theo dự báo mới nhất của chúng tôi, chúng tôi hy vọng sẽ giảm lãi suất chính sách hơn nữa”, điều này cho thấy rằng chúng ta đã đạt đến đỉnh điểm của “chủ nghĩa ôn hòa” và NHTW sẽ chuyển sang cắt giảm 25 điểm cơ bản và sẽ làm chậm tốc độ nới lỏng.
20h30 - Doanh số Bán lẻ tháng 11 của Hoa Kỳ
Doanh số bán lẻ hàng tháng của Hoa Kỳ được dự báo tăng trưởng ở mức 0.5% so với 0.4% trước đó, trong khi dữ liệu doanh số hàng tháng không bao gồm ô tô ở mức 0.4% so với 0.1% trước đó. Trọng tâm sẽ là dữ liệu từ nhóm Control Group, được dự báo ở mức 0.4% so với -0.1% trước đó.
Xu hướng chi tiêu tiêu dùng đã ổn định do tăng trưởng tiền lương thực tế tích cực và thị trường lao động phục hồi. Chúng tôi cũng đã thấy sự gia tăng mạnh mẽ trong các báo cáo về tâm lý/niềm tin của người tiêu dùng, cho thấy rằng tình hình tài chính của người tiêu dùng đang ổn định/cải thiện.
Phát biểu từ quan chức NHTW
16h00- Quan chức ECB Rehn (trung lập - có quyền bỏ phiếu về lãi suất)
Hợp đồng tương lai Eurostoxx giảm điểm trước thềm phiên Châu Âu
- Hợp đồng tương lai Eurostoxx giảm 0.3%
- Hợp đồng tương lai DAX của Đức giảm0.2%
- Hợp đồng tương lai FTSE của Anh giảm 0.4%
Hợp đồng tương lai chứng khoán Hoa Kỳ đang cho thấy tâm lý thận trọng hơn vào hôm nay, với hợp đồng tương lai S&P 500 hiện giảm 0.2%.
Tỷ lệ thất nghiệp tháng 10 tại Vương quốc Anh đúng như dự báo
- Tỷ lệ thất nghiệp ở mức 4.3% (Dự báo: 4.3%, Tháng trước: 4.3%)
- Thay đổi việc làm: 173k (Dự báo: 2k, Tháng trước: 219k)
- Thu nhập hàng tuần trung bình tăng 5.2% so với cùng kỳ năm ngoái (Dự báo: 4.6%, Tháng trước: 4.3%; được điều chỉnh thành 4.4%)
- Thu nhập hàng tuần trung bình (không bao gồm tiền thưởng) tăng 5.2% so với cùng kỳ năm ngoái (Dự báo: 5.0%, Tháng trước: 4.8%; được điều chỉnh thành 4.9%)
- Thay đổi bảng lương tháng 11: -35k (Tháng trước: -5k; được điều chỉnh thành 24k)
Tỷ lệ thất nghiệp được ghi nhận là ổn định trong tháng 10, trong khi thay đổi bảng lương tháng 11 cho thấy mức giảm đáng kể. Tuy nhiên, điểm nổi bật trong báo cáo là số liệu tiền lương cao hơn nhiều và đó có thể là một chút lo ngại đối với BoE nếu xu hướng tiếp tục theo hướng đó trong những tháng tới. Mặc dù vậy, ONS vẫn phải chỉnh sửa dữ liệu của họ vì vẫn còn những vấn đề về độ tin cậy và chính xác của các dữ liệu nguồn
AUD/USD tiếp tục chạm ngưỡng hỗ trợ quan trọng
Cặp tiền này tiếp tục dao động quanh mức đáy tháng 8 là 0.6347 vào lúc này, với mức giảm gần 24 pip.
Khi Trung Quốc tiếp tục để đồng nội tệ suy yếu, đồng AUD khó có thể duy trì được đà tăng vào lúc này. USD/CNY hôm nay lại tăng lên mức 7.28, tăng trở lại mức cao nhất trong hai tuần. Điều này đã gây áp lực một phần lên AUD/USD gần đây.
Bên cạnh đó, triển vọng cũng ngày càng xấu khi RBA bắt đầu chuyển sang lập trường ôn hòa hơn. Cánh cửa đang mở cho việc cắt giảm lãi suất vào tháng 2 và thị trường định giá khả năng cắt giảm 25 điểm cơ bản hiện ở mức ~65%.
Nhưng đối với tuần giao dịch này, áp lực từ phía đồng USD là mạnh nhất. Fed là sự kiện chính cần theo dõi trong tuần và điều đó sẽ quyết định xem liệu AUD/USD có "thất thủ" hay không, ngay cả khi các yếu tố kỹ thuật đang cố gắng níu giữ cặp tiền này.
Chỉ số DXY phục hồi lên gần 107.00 khi các nhà giao dịch chờ đợi báo cáo Doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ
Chỉ số DX) ghi nhận mức tăng khiêm tốn lên khoảng 106.90 trong phiên giao dịch đầu giờ châu Âu vào thứ Ba. Các nhà giao dịch sẽ theo dõi Doanh số bán lẻ tháng 11 của Hoa Kỳ , dự kiến công bố vào cuối thứ Ba. Sự chú ý sẽ chuyển sang quyết định lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed), Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) và Ngân hàng Anh (BoE) trong tuần này.
Cập nhật thị trường chứng khoán phiên Á
Thị trường Châu Á - Thái Bình Dương mở cửa trái chiều vào thứ Ba, theo dõi mức tăng trên Phố Wall khi các nhà đầu tư hướng đến quyết định của Fed.
- S&P/ASX 200 tăng 0.73%
- Nikkei 225 và Topix giảm lần lượt 0.08% và 0.11%
- Kospi giảm 1%, trong khi Kosdaq giảm 0.92%
- Hang Seng giảm 0.02%, nhưng CSI 300 tăng 0.34%
Trung Quốc được cho là sẽ đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 5% vào năm 2025
Điều này diễn ra sau cuộc họp giữa các quan chức cấp cao của Trung Quốc vào tuần trước, thông qua hội nghị công tác kinh tế trung ương. Mục tiêu kinh tế sẽ giống như năm nay, mà Trung Quốc phần lớn dự kiến sẽ đạt được sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình nhắc về mục tiêu này vào đầu tháng này.
Trong khi đó, Trung Quốc được cho là đang lên kế hoạch thâm hụt ngân sách kỷ lục ở mức 4% GDP cho năm tới. Đây sẽ là một bước tiến so với mục tiêu 3% GDP cho năm nay. Để hiểu rõ hơn, khoản chi tiêu bổ sung 1% GDP này sẽ lên tới khoảng 1.3 nghìn tỷ nhân dân tệ. Các nguồn tin cho biết rằng gói kích thích bổ sung sẽ được tài trợ thông qua việc phát hành trái phiếu đặc biệt ngoài ngân sách.
Chỉ cần cảnh giác rằng tất cả các kế hoạch này vẫn có thể thay đổi tùy thuộc vào diễn biến trong vài tháng tới. Mục tiêu chính thức thường được công bố vào tháng 3 trong phiên họp của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (NPC).
Giá Vàng giao dịch quanh mức 2,650 USD/oz khi các nhà giao dịch chờ đợi quyết định chính sách của Fed
XAU/USD tăng nhẹ trong phiên giao dịch châu Á vào thứ Ba. Các nhà giao dịch có vẻ miễn cưỡng và chọn chờ kết quả của cuộc họp FOMC vào thứ Tư trước khi đặt cược định hướng mới xung quanh kim loại không sinh lời. Trọng tâm sẽ là tuyên bố chính sách đi kèm, đặc biệt là dot plot và bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell sau cuộc họp. Các nhà đầu tư sẽ tìm kiếm các tín hiệu về lộ trình cắt giảm lãi suất trong tương lai, điều này sẽ thúc đẩy USD và cung cấp một số động lực có ý nghĩa cho vàng.
Hướng đến rủi ro sự kiện quan trọng, căng thẳng địa chính trị dai dẳng và lo ngại về kế hoạch áp thuế của Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump đã hỗ trợ cho giá Vàng. Trong khi đó, triển vọng về một Fed ít dovish hơn, cùng với kỳ vọng rằng các chính sách của Trump có thể dẫn đến việc tăng vay nợ của chính phủ, vẫn ủng hộ việc tăng lợi suất TPCP Hoa Kỳ. Ngoài ra, một khẩu vị rủi ro tích cực có thể hạn chế XAU/USD, đảm bảo sự thận trọng trước khi xác nhận rằng đợt thoái lui gần đây từ mức đỉnh một tháng đạt được vào tuần trước đã kết thúc.
Bản tin FX Châu Á-Thái Bình Dương: Thị trường FX chờ đợi cuộc họp của các NHTW
Các cặp tiền tệ chính được giao dịch trong phạm vi hạn chế khi các nhà giao dịch chờ đợi cuộc họp quan trọng của NHTW trong tuần này, chẳng hạn như Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) (báo cáo dự kiến vào chiều thứ Tư tại Hoa Kỳ) và Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) (báo cáo dự kiến vào thứ Năm theo giờ Nhật Bản).
Tin tức và luồng dữ liệu cho đến nay thực sự không có nhiều tác động.
Xuất khẩu dầu mỏ (NODX) của Singapore đã cải thiện đáng kể vào tháng 11 trong khi tâm lý người tiêu dùng Úc giảm xuống.
Về mặt chính trị, áp lực buộc Thủ tướng Canada Trudeau phải từ chức đã gia tăng trong một cuộc họp kín. Cho đến nay, Trudeau đã phớt lờ mọi chuyện và không hành động gì cả. Trump tiếp tục thổi bùng ngọn lửa bất ổn bằng cách "troll" trên mạng xã hội của mình:
Bộ trưởng Ngoại giao Wang Yi: Trung Quốc phải đưa ra phản ứng cứng rắn đối với sự can thiệp của Hoa Kỳ vào Đài Loan
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc:
- Chúng tôi hy vọng chính quyền mới của Hoa Kỳ sẽ đưa ra những lựa chọn đúng đắn và hợp tác với Trung Quốc, loại bỏ sự gián đoạn và vượt qua những trở ngại
- Trung Quốc phải đưa ra phản ứng cứng rắn và mạnh mẽ đối với sự can thiệp "trắng trợn" của Hoa Kỳ vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc như Đài Loan
Không có dấu hiệu nào cho thấy mối quan hệ "nồng ấm" giữa Hoa Kỳ và Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Thủ tướng Canada Trudeau chịu áp lực từ chức gia tăng sau cuộc họp nội bộ đảng
Tình hình chính trị Canada đang căng thẳng sau khi Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Chrystia Freeland bất ngờ từ chức hôm thứ Hai.
Theo các nguồn tin truyền thông, Thủ tướng Justin Trudeau cho biết ông sẽ dành thời gian để cân nhắc những lo ngại từ các thành viên đảng sau cuộc họp nội bộ.
Hiện đã có ít nhất 7 nghị sĩ đảng Tự do, bao gồm một cựu bộ trưởng trong nội các, công khai kêu gọi ông Trudeau từ chức.
Các quan chức ECB sẽ có bài phát biểu ngày hôm nay
Các quan chức ECB dự kiến sẽ có bài phát biểu trong ngày thứ Ba (theo giờ Việt Nam):
- 16h00: Thống đốc Ngân hàng Trung ương Phần Lan, đồng thời là thành viên Hội đồng Chính sách ECB, ông Olli Rehn sẽ tổ chức họp báo về triển vọng chính sách tiền tệ và dự báo kinh tế Phần Lan. Trong số các diễn giả hôm nay, ông Rehn được đánh giá có khả năng đưa ra các bình luận đáng chú ý nhất đối với thị trường.
- 17h00: Chủ tịch Ủy ban Giám sát ECB, bà Claudia Maria Buch, phát biểu khai mạc tại buổi họp báo của ECB về kết quả đánh giá giám sát và đánh giá tổng thể năm 2024 (SREP) tại Frankfurt, Đức. Bài phát biểu được dự báo sẽ không đề cập nhiều, nếu có, đến triển vọng chính sách tiền tệ hoặc kinh tế.
- 17h00: Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát ECB, ông Frank Elderson, tham gia buổi họp báo của ECB về kết quả đánh giá giám sát và đánh giá tổng thể năm 2024 (SREP) tại Frankfurt, Đức. Tương tự bà Buch, ông dự kiến sẽ không đưa ra các bình luận quan trọng về chính sách tiền tệ hay triển vọng kinh tế.
Trung Quốc: Ghi nhận dòng vốn ròng chảy ra cao kỷ lục trong tháng 11
Trung Quốc đã chứng kiến dòng vốn ròng chảy ra cao kỷ lục 45.7 tỷ USD trong tháng 11, theo dữ liệu được công bố ngày thứ Hai bởi Cơ quan Quản lý Ngoại hối Nhà nước (SAFE), đơn vị trực thuộc PBOC.
Dữ liệu theo dõi đầu tư xuyên biên giới vào cổ phiếu và trái phiếu cho thấy tổng thu nhập từ đầu tư danh mục đạt 188.9 tỷ USD, trong khi tổng chi đạt 234.6 tỷ USD. Đây là mức thâm hụt hàng tháng lớn nhất trong danh mục này từ trước đến nay.
Xu hướng này phù hợp với các dữ liệu khác về dòng vốn của Trung Quốc được công bố trước đó.
Cùng ngày, PBoC cho biết các tổ chức nước ngoài đã cắt giảm nắm giữ trái phiếu nội địa Trung Quốc tháng thứ ba liên tiếp trong tháng 11.
Trong một báo cáo riêng biệt, Viện Tài chính Quốc tế (IIF) cũng ghi nhận dòng vốn chảy ra khỏi cả thị trường cổ phiếu và trái phiếu của Trung Quốc trong tháng trước. IIF cho rằng sự tăng giá của đồng USD sau chiến thắng của Donald Trump đã ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư danh mục tại các thị trường mới nổi, bao gồm Trung Quốc.
Động đất mạnh 7.4 độ Richter tại Vanuatu, cảnh báo sóng thần được ban hành
Một trận động đất mạnh 7,4 độ Richter đã xảy ra cách 30 km về phía tây tây bắc của Port-Vila, Vanuatu, với độ sâu 28 km. Khu vực này ở gần với Úc và New Zealand.
Hiện tại, cảnh báo sóng thần đã được phát đi. Các cơ quan chức năng đang theo dõi và đánh giá tình hình.
Niềm tin tiêu dùng của Úc giảm đáng kể trong tháng 12
Chỉ số Niềm tin Tiêu dùng tháng 12/2024, được thực hiện đo lường bởi Westpac–Melbourne Institute, giảm 2% so với tháng trước, xuống còn 92.8 điểm.
Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ số này tăng 13%.
Westpac cho biết, đà giảm theo tháng phản ánh ảnh hưởng từ các số liệu tăng trưởng kinh tế đáng thất vọng được công bố hồi đầu tháng 12.
New Zealand dự kiến tăng phát hành trái phiếu trong năm tài khóa 2024/25
- Văn phòng Quản lý Nợ New Zealand (NZDMO) vừa thông báo sẽ tăng kế hoạch phát hành trái phiếu cho năm tài khóa 2024/25 thêm 2 tỷ NZD.
- Cụ thể, NZDMO dự kiến phát hành 40 tỷ NZD trái phiếu trong năm tài khóa 2024/25, cao hơn mức 38 tỷ NZD được đưa ra trong bản cập nhật ngân sách hồi tháng 5.
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.1891
Giá đóng cửa trước đó: 7.2836.
- PBOC bơm 355 tỷ nhân dân tệ thông qua các hợp đồng reverse repo kỳ hạn 7 ngày với lãi suất không đổi là 1.5%.
- 142 tỷ nhân dân tệ từ các hợp đồng reverse repo sẽ đáo hạn trong ngày hôm nay.
- Một khoản bơm ròng 213 tỷ nhân dân tệ sẽ được thông qua trong hoạt động thị trường mở.
Bộ trưởng Kinh tế Ryosei Akazawa: BoJ sẽ thực hiện chính sách tiền tệ phù hợp
Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Ryosei Akazawa nhấn mạnh:
- BoJ sẽ thực hiện chính sách tiền tệ một cách phù hợp
- Chính phủ cùng BoJ sẽ phối hợp chặt chẽ để đảm bảo ổn định kinh tế.
- BoJ tự chủ trong việc điều hành các chi tiết cụ thể của chính sách tiền tệ.
Ông Akazawa cũng đồng thời bày tỏ sự tôn trọng đối với tính độc lập của NHTW này. Tuy nhiên, BoJ thường không thể hiện sự độc lập ở mức tương tự như các NHTW trong nhóm G3, G7 và một số quốc gia G20.
Cuộc họp chính sách của BoJ dự kiến diễn ra vào ngày 18 và 19 tới, với kỳ vọng rằng lãi suất sẽ được giữ nguyên.
Goodmorning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 16.12: Nasdaq thiết lập kỷ lục mới trước thềm cuộc họp chính sách của Fed, nhà đầu tư tập trung theo dõi quyết định lãi suất của các NHTW trong tuần này
Trong phiên thứ Hai, chỉ số Nasdaq tăng mạnh lên mức cao kỷ lục, được hỗ trợ bởi đà tăng của nhóm cổ phiếu công nghệ. Cùng lúc đó, chỉ số S&P 500 tăng nhẹ, trong khi Dow Jones ghi nhận phiên giảm thứ tám trước thềm cuộc họp Fed. Kết phiên giao dịch, chỉ số Nasdaq tăng 1.24% lên 20,173.89 điểm, và chỉ số S&P 500 nhích 0.38% lên 6,074.08 điểm. Đi ngược với xu hướng tăng của hai chỉ số còn lại, chỉ số Dow Jones giảm 110.58 điểm, tương đương 0.25%, đóng cửa ở mức 43,717.48 điểm. Đây là chuỗi giảm dài nhất của chỉ số này kể từ năm 2018. Cổ phiếu của các "ông lớn" công nghệ như Apple, Alphabet, cùng cổ phiếu của nhà sản xuất xe điện Tesla và nhà sản xuất chip AI Broadcom đồng loạt tăng lên mức cao nhất mọi thời đại. Trong đó, Broadcom dẫn dắt đà tăng của Nasdaq với mức tăng 11%, sau khi vượt mốc vốn hóa 1.000 tỷ USD lần đầu tiên vào tuần trước. Hai nhóm cổ phiếu công nghệ và tiêu dùng của S&P 500 cũng chốt phiên ở mức kỷ lục mới. Trái ngược với xu hướng tích cực, cổ phiếu Nvidia, được coi là "ngôi sao" trên thị trường trong hai năm qua, giảm 1.7%, chính thức rơi vào trạng thái điều chỉnh sau khi mất hơn 10% từ đỉnh lịch sử hồi tháng 11. Đà tăng của thị trường diễn ra trong bối cảnh Fed chuẩn bị khởi động cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày vào thứ Ba. NHTW này được dự đoán sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất thêm 0.25 điểm phần trăm trong quyết định được công bố vào thứ Tư. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất đối với nhà đầu tư là những định hướng chính sách sắp tới sau khi Fed bắt đầu nới lỏng vào tháng 9 vừa qua. Theo công cụ FedWatch của CME, thị trường đã gần như hoàn toàn định giá 100% vào khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản vào thứ Tư. Kết phiên:
- Dow Jones: -0.25%
- S&P 500: +0.38%
- Nasdaq: +1.24%
Trên thị trường FX, đồng USD ghi nhận những diễn biến trái chiều trong phiên thứ Hai, khi chỉ số DXY ghi nhận mức tăng đáng kể sau công bố dữ liệu PMI sơ bộ, tuy nhiên, kết thúc phiên với sắc đỏ bao trùm. Đà tăng trước đó trong phiên của đồng USD đồng thời được cho rằng đến từ sự quan tâm của thị trường đối với các quyết định lãi suất từ Fed, BoJ, BoE và một số NHTW lớn khác trong tuần này. Đồng JPY vẫn chật vật phục hồi sau đợt giảm trong tuần mạnh nhất kể từ tháng 9, sau khi BoJ được biết là có thể sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp chính sách diễn ra vào thứ Năm. Trong khi đó, đồng EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động sau khi Thủ tướng Đức Olaf Scholz thất bại trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại quốc hội, mở đường cho cuộc bầu cử sớm vào tháng 2 tới. Dữ liệu PMI sơ bộ mới cho thấy hoạt động kinh doanh tại khu vực Eurozone giảm chậm lại trong tháng này, trong khi Chủ tịch ECB Christine Lagarde tuyên bố ECB sẽ tiếp tục hạ lãi suất nếu lạm phát tiếp tục giảm về mục tiêu 2%.
- Chỉ số DXY -0.08%
- EURUSD +0.12%
- GBPUSD +0.57%
- AUDUSD +0.17%
- NZDUSD +0.36%
- USDJPY +0.34%
- USDCHF +0.18%
- USDCAD +0.05%
Trong phiên thứ Hai, giá vàng tăng nhẹ, được hỗ trợ bởi những lo ngại địa chính trị kéo dài và đồng USD giảm nhẹ, trong bối cảnh nhà đầu tư chờ đợi cuộc họp chính sách của Fed. Về tình hình địa chính trị, trước đó vào ngày Chủ Nhật, Israel tuyên bố sẽ tăng gấp đôi dân số tại Cao nguyên Golan, viện dẫn mối đe dọa từ Syria, bất chấp lập trường ôn hòa của các lãnh đạo lâm thời, và cũng là những người đã lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad hồi tuần trước. Kết phiên, giá vàng nhích nhẹ 0.20%, chạm mức 2,652.70 USD/oz. Hôm qua, giá dầu giảm do dữ liệu cho thấy chi tiêu tiêu dùng tại Trung Quốc - quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới - suy yếu, trong khi nhà đầu tư tạm dừng mua vào để chờ quyết định lãi suất từ Fed. HĐTL dầu Brent giảm 0.44 USD, về mức 73.86 USD/thùng, trong khi HĐTL dầu WTI giảm 0.83 USD, chạm mức 70.19 USD/thùng. Lợi suất TPCP Mỹ gần như đi ngang trong phiên đầu tuần, khi thị trường tập trung vào cuộc họp chính sách cuối cùng trong năm của Fed. Lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm giảm hơn 1 điểm cơ bản, xuống còn 4.389%. Cùng lúc đó, lợi suất TPCP kỳ hạn 2 năm nhích nhẹ, tăng gần 1 điểm cơ bản, lên 4.243%. Đặc biệt, Bitcoin một lần nữa thiết lập mức cao kỷ lục mới tại 107,229 USD, sau đó giảm nhẹ về 106,126 USD vào thứ Hai khi các nhà đầu tư chờ đợi đợt điều chỉnh lãi suất dự kiến của Fed.
GMO xem xét việc phát triển thêm nhiều quỹ ETF sau sự ra mắt thành công của quỹ đầu tiên
Jeremy Grantham, người sáng lập Grantham, Mayo & van Otterloo (GMO) nổi tiếng với quan điểm đối, hiện đang gia nhập vào thị trường ETF. GMO ra mắt quỹ ETF đầu tiên vào năm ngoái và đã huy động hơn 1 tỷ USD. Công ty cũng giới thiệu ba quỹ ETF mới vào tháng 10 và có kế hoạch ra mắt thêm hai quỹ ETF nữa vào đầu năm sau, nhắm vào các thị trường mới nổi và tín dụng đầu tư.
GMO nổi tiếng với các quỹ yêu cầu đầu tư tối thiểu lên đến 1 triệu USD, chỉ dành cho nhóm nhà đầu tư giàu có. Tuy nhiên, công ty hiện đang mở rộng dòng sản phẩm với các quỹ ETF giá trị thấp hơn, dễ tiếp cận với đa số nhà đầu tư.
Mặc dù GMO vẫn nổi tiếng với chiến lược đầu tư vào các cổ phiếu "deep value", công ty vẫn đang phải đối mặt với sự bùng nổ của các cổ phiếu công nghệ lớn, đặc biệt là các cổ phiếu như Nvidia, Apple, và Microsoft. Dù vậy, GMO vẫn duy trì quan điểm rằng các cổ phiếu giá trị thấp sẽ mang lại lợi nhuận tốt hơn trong tương lai, đặc biệt trong một bối cảnh không chắc chắn.
GMO kỳ vọng rằng chiến lược của mình, đặc biệt là các quỹ ETF, sẽ thu hút nhu cầu từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ, trong khi vẫn giữ vững niềm tin vào chiến lược giá trị lâu dài của mình.
PMI dịch vụ sơ bộ tháng 12 của Hoa Kỳ vượt kỳ vọng
Chỉ số PMI sơ bộ tại Hoa Kỳ:
- PMI dịch vụ sơ bộ: 58.5 (Dự báo: 55.7; Trước đó: 56.1) (mức cao nhất trong 38 tháng)
- PMI sản xuất sơ bộ: 48.3 (Dự báo: 49.4; Trước đó: 49.7) (mức thấp nhất trong 3 tháng)
- PMI tổng hợp: 56.6, trước đó: 54.9 (mức cao nhất trong 33 tháng)
Về lạm phát:
- Áp lực lạm phát tổng thể đã giảm, nhưng ngành sản xuất chứng kiến sự gia tăng chi phí đầu vào lên mức cao nhất trong 2 năm
- Lạm phát trong ngành dịch vụ ở mức thấp nhất trong 4.5 năm
- Thời gian giao hàng của nhà cung cấp kéo dài.
Tỷ giá USD/JPY tăng nhẹ và đồng USD nhìn chung mạnh lên.
Thị trường chứng khoán Mỹ vừa trải qua một tuần ảm đạm
Dow Jones giảm 1.8% trong tuần qua và đã giảm trong bảy phiên liên tiếp. S&P 500 giảm 0.6%, và đã giảm trong bốn phiên gần nhất. Nasdaq Composite có mức tăng nhẹ 0.3% trong tuần.
Sau một đợt tăng mạnh sau chiến thắng của Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tháng 11, thị trường chứng khoán gần đây có vẻ quay lại với đà tăng chủ yếu từ các cổ phiếu công nghệ.
Joe Mazzola, chiến lược gia giao dịch tại Charles Schwab cho biết: “Sự mở rộng đà tăng mà chúng ta thấy đang bắt đầu chậm lại. Đà tăng tập trung vào một số cổ phiếu. Và tôi không biết điều này sẽ duy trì được bao lâu, nhưng có khả năng nó sẽ kéo dài ít nhất đến cuối năm.”
Điểm nhấn của tuần này là cuộc họp FOMC vào thứ Ba và thứ Tư, khi các quan chức Fed được kỳ vọng sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất điều hành.
Vào thứ Hai, các nhà đầu tư sẽ nhận được dữ liệu kinh tế mới, với chỉ số PMI sơ bộ sẽ được công bố trước khi thị trường mở cửa.
Chỉ số sản xuất của Empire State New York giảm so với dự kiến trong tháng 11
- Chỉ số sản xuất của Empire State New York: : +0.2 (Dự kiến: +10.0; Trước đó: +31.2)
- Chỉ số giảm mạnh, nhưng mức 31.2 trong tháng trước dường như là ngoại lệ lớn, liên quan đến cuộc bầu cử. Tin tốt là đối với Fed, các dữ liệu về lạm phát đang có xu hướng giảm. Tin xấu là đơn đặt hàng mới đã giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tháng.
- Một điểm đáng chú ý khác là lượng tồn kho tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ đầu năm 2023. Dự báo tồn kho trong tương lai cũng đạt mức cao nhất kể từ đầu năm 2022, có khả năng do các doanh nghiệp tăng dự trữ để đối phó với nguy cơ áp thuế.
Điều kiện hiện tại:
Dự báo trong 6 tháng tới:
Số nhà khởi công tại Canada tháng 11 cao hơn dự kiến
- Số nhà khởi công tại Canada tháng 11: 262.4K, dự kiến: 245.1K, trước đó: được điều chỉnh lên 242.2K.
Mặc dù có sự biến động trong dữ liệu hàng tháng, trung bình 6 tháng vẫn duy trì ở mức ổn định là 243K. Đáng chú ý, hoạt động xây dựng nhà ở gần Toronto đang chậm lại. Trong khi đó, số nhà khởi công tại Montreal tăng 22% trong tháng và tăng tới 143% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bản tin FX phiên Âu: GBP/USD dẫn đầu đà tăng, chứng khoán châu Âu giảm điểm
- GBP/USD dẫn đầu đà tăng
- Chứng khoán châu Âu giảm điểm, HĐTL S&P 500 tăng 0.2%.
- Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm 2.6 điểm cơ bản xuống 4.373%.
- Giá vàng tăng 0.5% lên 2,662.73 USD/ounce.
- Dầu thô WTI giảm 1.1% xuống 70.46 USD/thùng.
- Bitcoin tăng 2.5% lên 103.940 USD.
Hôm nay phiên sáng tại châu Âu khởi đầu khá buồn tẻ. Tâm điểm trong ngày là dữ liệu PMI của khu vực đồng Eurozone và Anh. Tuy nhiên, các dữ liệu này không tạo ra tác động lớn đến thị trường. Thị trường gần chắc chắn ECB sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng tới và BOE sẽ giữ nguyên lãi suất trong tuần này, vì vậy các nhà đầu tư không quá chú ý vào dù dữ liệu PMI.
Cặp EUR/USD giữ ổn định quanh mức 1.0500 do ảnh hưởng từ các hợp đồng quyền chọn lớn. Cặp GBP/USD tăng lên 1.2670 sau dữ liệu PMI nhưng sau đó giảm lại còn 1.2645. USD cũng ít biến động so với các đồng tiền lớn khác. Trong khi đó, USD/JPY tăng nhẹ từ 153.70 lên 153.95, dù lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ giảm xuống 4.373%.
Trên thị trường chứng khoán, các chỉ số chứng khoán châu Âu đều giảm, tiếp nối tâm lý ảm đạm từ tuần trước. Trong khi đó, hợp đồng tương lai S&P 500 của Mỹ tăng nhẹ nhưng vẫn chờ dữ liệu PMI của Mỹ vào cuối ngày.
Nhìn chung, tuần mới bắt đầu khá thận trọng, khi thị trường tập trung vào các quyết định quan trọng từ các ngân hàng trung ương lớn, bắt đầu với Fed vào thứ Tư tuần này
Putin cáo buộc phương Tây đang đẩy Nga đến "lằn ranh đỏ", buộc Nga phải đáp trả
Trong một cuộc họp với các quan chức quốc phòng, ông Putin cho biết Nga đang theo dõi chặt chẽ việc Mỹ nghiên cứu, phát triển và có khả năng triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung.
Ông cảnh báo rằng nếu Mỹ triển khai các loại tên lửa này, Nga sẽ hủy bỏ mọi hạn chế tự nguyện trước đây đối với việc triển khai tên lửa của mình.
Ông Putin cũng cho biết các lực lượng Nga tại Ukraine đã kiểm soát được 189 khu vực trong năm nay. Ngoài ra, ông khẳng định vũ khí hạt nhân của Nga chỉ nhằm mục đích răn đe.
Cập nhật kỳ vọng thị trường về lãi suất điều hành của các NHTW lớn
Cắt giảm lãi suất vào cuối năm:
- Fed: 24 điểm cơ bản (xác suất 94% cắt giảm lãi suất tại cuộc họp sắp tới). Năm 2025: 75 điểm cơ bản
- ECB: Năm 2025: 111 điểm cơ bản (xác suất 86% cắt giảm lãi suất tại cuộc họp sắp tới)
- BoE: 4 điểm cơ bản (xác suất 83% giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp sắp tới). Năm 2025: 73 điểm cơ bản
- BoC: Năm 2025: 56 điểm cơ bản (xác suất 63% cắt giảm lãi suất tại cuộc họp sắp tới)
- RBA: Năm 2025: 72 điểm cơ bản (xác suất 54% cắt giảm lãi suất tại cuộc họp sắp tới)
- RBNZ: Năm 2025: 105 điểm cơ bản (xác suất 75% cắt giảm 50 điểm cơ bản tại cuộc họp sắp tới)
- SNB: Năm 2025: 50 điểm cơ bản (xác suất 82% cắt giảm 25 điểm cơ bản tại cuộc họp sắp tới)
Tăng lãi suất vào cuối năm:
-
BoJ: 5 điểm cơ bản (xác suất 80% giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp sắp tới). Năm 2025: 44 điểm cơ bản
Phó chủ tịch ECB de Guindos: Chúng tôi sẽ tiếp tục hướng đi hiện tại trong năm tới
-
Niềm tin rằng lạm phát sẽ giảm về mục tiêu vào năm 2025 được phản ánh trong chính sách của chúng tôi.
Điều này tiếp tục khẳng định rằng ECB sẽ cắt giảm lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào tháng 1 tới.