Euro không phải đối thủ của đồng đô Mỹ - Commerzbank
Dịp cuối năm đánh dấu 25 năm lịch sử của đồng Euro, các nhà kinh tế học tại Commerzbank đã có những phân tích đánh giá về đồng tiền này.
Thành công nhưng không phải đối thủ của đồng đô Mỹ:
- Trong số bốn loại tiền tệ chính, Euro đã thể hiện tốt kể từ khi ra mắt. Ngay cả khi tính đến giai đoạn lạm phát cao gần đây, mục tiêu lạm phát nói chung chỉ bị chệch hướng nhẹ; Euro mạnh so với các đối tác giao dịch như dự kiến dựa trên mức lạm phát thấp hơn so với các quốc gia này. Do đó, tác động kinh tế thực sự của biến động tỷ giá là rất nhỏ.
- Tất nhiên, Euro không phải là đối thủ của đồng đô Mỹ. Đồng tiền này không thể sánh được với sức mạnh đáng kể của USD trong những năm kể từ cuộc khủng hoảng thị trường tài chính, cũng không thể cạnh tranh nghiêm túc vị thế đồng tiền hàng đầu thế giới với đồng bạc xanh.
Dầu thô ổn định trên $75 nhờ nhu cầu tăng từ các nhà lọc dầu Ấn Độ
- Dầu WTI vượt qua mức $75 sau khi phiến quân Houthi tấn công một tàu thương mại.
- Hoạt động tải dầu của Nga trên Biển Đen bị tạm dừng do bão lớn.
- Chỉ số DXY tiếp tục giảm.
EURUSD giảm nhẹ xuống 1.1051
EURUSD giảm nhẹ xuống 1.1051 trong phiên Âu. Cặp tiền này hiện đang thiếu định hướng rõ ràng trong bối cảnh kỳ nghỉ lễ diễn ra vào tuần cuối cùng của năm 2023, khi USD gặp khó khăn trước những kỳ vọng ôn hòa của Fed
Sự phân chia giữa 2 phe "diều hâu" và "bồ câu" trong FOMC sẽ ít quan trọng hơn vào năm tới
- Sự phân chia giữa 2 phe "diều hâu" và "bồ câu" trong FOMC vào năm tới sẽ ít quan trọng hơn so với các năm trước.
- Các thành viên FOMC sẽ tập trung vào việc truyền đạt thông điệp nhất quán hơn để củng cố uy tín trong cuộc chiến chống lạm phát.
- Mặc dù lãi suất có thể giảm trong nửa đầu năm sau, Fed sẽ đưa ra thông điệp đồng nhất để tránh gây nhiễu loạn thị trường.
- Việc thay đổi thành phần thành viên FOMC không phải là yếu tố chính để đánh giá xu hướng chính sách tiền tệ, mà quan trọng hơn là cách giao tiếp thống nhất của Fed.
Giá dầu giảm khi các hãng vận tải lớn quay trở lại Biển Đỏ
Giá dầu giảm khi các công ty vận tải lớn bắt đầu quay trở lại Biển Đỏ bất chấp các cuộc tấn công liên tục và căng thẳng leo thang ở Trung Đông.
Vào thứ 3, Tham mưu trưởng Israel Herzi Halevi cho biết rằng cuộc chiến ở Gaza sẽ tiếp diễn “trong nhiều tháng”, trong khi lực lượng dân quân Houthi do Iran hậu thuẫn của Yemen đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công tên lửa vào một tàu container ở Biển Đỏ. Bất chấp cuộc tấn công, các hãng vận tải lớn như Maersk hay CMA CGM của Pháp đang nối lại hành trình đi qua Biển Đỏ sau khi một lực lượng đặc nhiệm đa quốc gia đã tới khu vực. Trong khi đó, công ty Hapag-Lloyd của Đức dự kiến sẽ quyết định về việc tiếp tục vận chuyển qua biển Đỏ hay không vào hôm nay.
BoJ cắt giảm lượng trái phiếu mua vào trong quý 1/2024
BoJ thông báo kế hoạch mua trái phiếu chính phủ thường xuyên trong quý 1/2024 (từ tháng 1 đến tháng 3):
- Mua 300 tỷ đến 650 tỷ Yên trái phiếu JGB kỳ hạn 1-3 năm, 4 lần/tháng (Quý trước: 350 tỷ - 650 tỷ Yên).
- Mua 350 tỷ đến 750 tỷ Yên trái phiếu JGB kỳ hạn 3-5 năm, 4 lần/tháng (Quý trước:400 tỷ - 750 tỷ Yên).
- Mua 100 tỷ đến 500 tỷ Yên trái phiếu JGB kỳ hạn 10-25 năm, 3 lần/tháng (Quý trước: 100 tỷ đến 500 tỷ Yên, 4 lần/tháng).
- Mua 50 tỷ đến 350 tỷ Yên trái phiếu JGB kỳ hạn trên 25 năm, 2 lần/tháng (Quý trước: 50 tỷ đến 350 tỷ Yên, 3 lần/tháng).
Đồng USD xuống dốc sẽ là câu chuyện của năm tới?
Việc thị trường định giá khả năng cắt giảm lãi suất mạnh mẽ kể từ tháng 11 đã khiến đồng Dollar giảm đáng kể sau cú tăng mạnh trong phần lớn năm 2023.
Dưới đây là hiệu suất của các cặp tiền tệ chính so với Đồng Dollar trong năm:
- Đồng Yên Nhật là ngoại lệ vì gây thất vọng về thay đổi chính sách cũng như bị ảnh hưởng bởi đà tăng của lợi suất trái phiếu cho đến tận cuối năm 2023.
- Trong khi đó, các đồng tiền của châu Âu đang tận dụng triệt để sự suy yếu của đồng Dollar mặc dù thị trường cũng dự kiến ECB và BOE sẽ giảm lãi suất mạnh tay hơn trong năm tới.
- Đặc biệt là sau khi Chủ tịch Fed Powell thay đổi quan điểm trong cuộc họp FOMC cuối cùng của năm và cả dot plot.
Vậy, liệu đà giảm của đồng Dollar sẽ tiếp tục vào năm mới? Và liệu đó có phải là tâm điểm của thị trường trong năm 2024?
Vẫn sẽ có rất nhiều yếu tố cần xem xét, trong đó quan trọng nhất là triển vọng của lạm phát. Hiện tại, quá trình giảm lạm phát dường như không bị gián đoạn, thúc đẩy tâm lý "risk-on". Nói cách khác, đây là sự đảo ngược hoàn toàn so với giai đoạn đầu năm nay khi các nhà giao dịch giờ đây lại lựa chọn "bán Dollar, mua mọi thứ".
Tiếp theo là yếu tố nền kinh tế toàn cầu. Hiện tại, kịch bản “hạ cánh mềm” được hi vọng sẽ giúp giảm bớt tâm lý bi quan ảnh hưởng đến các tài sản rủi ro trong khi cản trở nhu cầu của đồng bạc xanh.
Những yếu tố trên là những yếu tố quan trọng cần xem xét khi bắt đầu giao dịch trong năm 2024.
Giá vàng giằng co ở mức $2,060 khi thị trường ảm đạm trước thềm năm mới
- Giá vàng hiện ở mức $2,065
- Xung đột Trung Đông làm gia tăng tâm lý risk-off, thúc đẩy thêm nhu cầu đối với vàng là tài sản trú ẩn an toàn.
- Dữ liệu kinh tế yếu kém của Mỹ vào thứ Sáu gây sức ép lên đồng USD.
Xu hướng tăng của giá vàng đến từ kỳ vọng về việc Fed sẽ có động thái cắt giảm lãi suất. Hơn nữa, WIRP cho biết thị trường dự đoán sẽ có 15% khả năng cắt giảm vào cuộc họp tiếp theo của Fed và tổng cộng 6 đợt giảm lãi suất trong năm 2024.
Căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông khiến tâm lý risk-off trở lại, thúc đẩy thêm nhu cầu trú ẩn của kim loại quý. Các công ty vận tải biển lớn như Maersk và CMA CGM đã bắt đầu quay trở lại Biển Đỏ, cho thấy sự bình thường hóa tạm thời trong việc triển khai lực lượng đa quốc gia trong khu vực. Mặc dù có khả năng Iran sẽ đóng cửa eo biển Gibraltar nhưng hành động này không có tính khả thi trong thời điểm hiện tại
Chỉ số DXY tiếp tục nằm dưới mức 101.50 tại thời điểm viết bài với áp lực đến từ đà giảm của lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ. Ngoài ra, cựu chủ tịch Fed Dallas Robert Kaplan có bài phát biểu nhấn mạnh đến sai lầm trước đây của NHTW trong việc nới lỏng tiền tệ quá mức Kaplan tin rằng Fed cần thận trọng để tránh mắc sai lầm tương tự trong việc thắt chặt để không cản trở tăng trưởng kinh tế. Đồng USD cũng chịu thêm áp lực khi chỉ số PCE tháng 11 chỉ tăng 3.2% so với cùng kỳ, không đạt mức dự báo 3.3% và thấp hơn mức 3.4% trước đó.
Trong tuần này, dữ liệu trợ cấp thất nghiệp ban đầu và Doanh số bán nhà của Mỹ sẽ được công bố để, cung cấp thêm manh mối về tình hình kinh tế.
Việc chấp thuận ETF Bitcoin đang đến gần hơn với thời hạn nộp đơn sửa đổi
- Barry Silbert, người sáng lập Grayscale Investments, đã từ chức Giám đốc điều hành và được Mark Shifke kế nhiệm.
- Hạn chót nộp đơn xin sửa đổi ETF Bitcoin là ngày 29 tháng 12.
- Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, Ủy ban Giao dịch Chứng khoán và Hối đo Hoa Kỳ (SEC) có thể sẽ đưa ra quyết định về việc phê duyệt hay bác bỏ ETF Bitcoin giao ngay đầu tiên vào ngày 10 tháng 1 năm 2024.
Yên Nhật có thể sẽ là đồng tiền chính thú vị nhất trong năm 2024
- Thống đốc mới của BoJ, Kazuo Ueda, chưa thực hiện những thay đổi mạnh mẽ về chính sách tiền tệ như kỳ vọng, khiến đồng yên Nhật suy yếu so với USD trong năm 2023.
- Dấu hiệu tích cực xuất hiện vào tháng 11 khi cặp USD/JPY giảm và lợi suất trái phiếu cũng giảm, dấy lên hy vọng về việc BoJ sắp thay đổi chính sách.
- BoJ dự kiến sẽ đưa ra quyết định quan trọng về chính sách vào mùa xuân năm sau, dựa trên kết quả đàm phán lương.
- Nếu BoJ không thay đổi chính sách như kỳ vọng, đồng yên có thể tiếp tục gặp khó khăn trong nửa đầu năm 2024.
- Mặc dù BoJ có thể thay đổi chính sách muộn hơn, nhưng sự việc không chắc chắn này sẽ khiến đồng yên biến động mạnh trong nửa đầu năm tới.
Tóm lại, triển vọng của đồng yên Nhật trong năm tới phụ thuộc lớn vào quyết định của BoJ sau cuộc đàm phán lương. Sự thiếu chắc chắn có thể tạo ra biến động lớn cho thị trường tiền tệ Nhật Bản.
Tổng hợp thị trường nửa đầu phiên Á: USD/JPY tăng vọt sau ''Bản tóm tắt'' về cuộc họp tháng 12 của BOJ
USD/JPY đã tăng từ 142.40 lên ngay trên 142.80 sau khi BOJ công bố ''Bản tóm tắt'' về cuộc họp tháng 12. Bản này đóng vai trò là ghi lại các cuộc thảo luận và quan điểm của các thành viên Ban Chính sách về các vấn đề kinh tế, tài chính và tất nhiên là chính sách. Biên bản đầy đủ của cuộc họp sẽ được công bố vào ngày 26 tháng 1 nhưng Bản tóm tắt ngắn gọn hôm nay cho thấy Ngân hàng sẽ không sớm loại bỏ YCC cũng như lãi suất âm. Cuộc họp chính sách tiếp theo sẽ diễn ra vào ngày 22 và 23 tháng 1.
Bên cạnh đó, dữ liệu về lợi nhuận công nghiệp tháng 1 của Trung Quooca tăng mạnh trong tháng 11 so với tháng 10, tăng gần 30% so với cùng kỳ.
Goldman Sachs: Dự báo lạm phát PCE lõi của Mỹ giảm xuống 2% so với cùng kỳ vào mùa xuân năm tới
Vào thứ Hai, Goldman Sachs đã công bố dự báo lạm phát tại Hoa Kỳ, với PCE lõi giảm xuống 2% so với cùng kỳ vào mùa xuân năm sau. Ngoài ra:
- Dự báo tăng trưởng GDP quý IV năm 2024 đạt 2% so với dự báo thị trường là 0.9% và dự báo của FOMC là 1.4%.
- Các động lực tăng trưởng từ những thay đổi trong điều kiện tài chính và chính sách tài khóa sẽ ở mức khiêm tốn và gần như trung lập trong năm tới.
- Đồng thời, chi tiêu tiêu dùng sẽ dễ dàng vượt kỳ vọng - chúng tôi kỳ vọng mức tăng trưởng 2% so với dự báo thị trường là 1%, do thu nhập thực sẽ tăng khoảng 3% và giá trị tài sản ròng của hộ gia đình gần chạm đỉnh mọi thời đại.
- Kỳ vọng thị trường lao động sẽ tiếp tục mạnh mẽ, với một khởi đầu thuận lợi khi cơ hội việc làm vẫn ở mức cao, tỷ lệ sa thải thấp và nỗi lo suy thoái kinh tế giảm dần sẽ hỗ trợ mức tăng trưởng việc làm ổn định khoảng 100K vào năm 2024. Điều này sẽ giữ tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp là 3.6%.
Lợi nhuận công nghiệp tháng 11 tại Trung Quốc phục hồi mạnh mẽ
Dữ liệu Lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc:
- Tính riêng trong tháng 11: +29.5% y/y
- Từ đầu năm đến tháng 11: -4.4% y/y
- Từ đầu năm đến tháng 10: -7.8% y/y
Mặc dù lợi nhuận công nghiệp vẫn giảm so với cùng kỳ, nhưng đã phục hồi mạnh mẽ trong tháng 11.
Goldman Sachs: Thị trường Trung Quốc không tạo được niềm tin trong năm tới
Vào hôm thứ Ba, Trưởng bộ phận Tiền tệ quốc tế tại Goldman Sachs đã có cuộc phỏng vấn với Bloomberg TV về triển vọng hoạt động kém hiệu quả hơn nữa của Trung Quốc trong thời gian tới:
- “Có sự chênh lệch trong việc định giá tài sản tại Trung Quốc và các thị trường mới nổi ngoài Trung Quốc. Tài sản tại Trung Quốc gần như không tương quan với nhiều tài sản của các thị trường mới nổi khác trong một khoảng thời gian, bao gồm cả lợi nhuận chứng khoán và lợi tức trái phiếu."
- Bất chấp “chu kỳ tăng lãi suất tích cực của Fed, sức mạnh của USD và tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại, tài sản của các thị trường mới nổi khác vẫn hoạt động một cách kiên cường, trong khi sự giảm tốc tại Trung Quốc lại gây ra nhiều sự thất vọng".
Kỳ vọng vào các thị trường mới nổi ngoài Trung Quốc trong năm 2024:
- “Nhiều NHTW tại các thị trường mới nổi đã sớm tăng lãi suất, chủ động và quyết liệt nhằm giải quyết cú sốc lạm phát sắp tới. Tôi nghĩ việc đi trước trong cuộc chơi so với nhiều thị trường phát triển chắc chắn đã và đang giúp ích cho họ.”
- “Chúng tôi hy vọng sẽ thấy tổng lợi nhuận dương từ tài sản tại các thị trường mới nổi vào năm tới nhờ sự kết hợp của các hoạt động vĩ mô thuận lợi .”
Thống đốc BoJ Ueda: Xem xét kỹ lưỡng thay đổi trong hành vi định giá và tiền lương của doanh nghiệp
Vào hôm thứ Hai, Thống đốc BoJ Ueda đã có bài phát biểu tại cuộc họp của các Ủy viên Hội đồng Keidanren (Liên đoàn Doanh nghiệp Nhật Bản):
- Áp lực tăng từ việc tăng giá nhập khẩu trong quá khứ có thể sẽ giảm dần và sẽ mất mọt khoảng thời gian để cảm nhận
- Tôi hy vọng Nhật Bản cuối cùng sẽ hình thành môi trường lạm phát thấp và đạt được chu kỳ lạm phát tiền lương dương
- Nhu cầu được hỗ trợ bởi các biện pháp kích thích của chính phủ và chính sách duy trì nới lỏng của BoJ
- Quan điểm của các công ty về triển vọng giá trung và dài hạn có dấu hiệu thay đổi
- Tại thời điểm này, triển vọng đạt được mục tiêu giá chưa đủ cao
- Hoàn toàn không nắm chắc triển vọng kinh tế trong nước, toàn cầu và tốc độ tăng giá
- Chúng ta phải xem xét kỹ lưỡng sự thay đổi trong hành vi định giá và tiền lương của các doanh nghiệp
- Điểm mấu chốt là liệu việc tăng lương có tiếp tục được duy trì trong các cuộc đàm phán tiền lương trong tương lai hay không
- Trọng tâm là lợi nhuận doanh nghiệp tăng dẫn đến thu nhập hộ gia đình cao hơn
- Liệu giá hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp có tăng khi chi phí lao động tăng lên hay không
Thống đốc BoJ Ueda: Triển vọng đạt được mục tiêu lạm phát ngày càng tăng, nhưng chưa đủ cao
Vào hôm thứ Hai, Thống đốc BoJ Ueda đã có bài phát biểu tại cuộc họp của các Ủy viên Hội đồng Keidanren (Liên đoàn Doanh nghiệp Nhật Bản).
- Giá dịch vụ dần dần đẩy nhanh tốc độ tăng, mặc dù có vẻ như nhiều doanh nghiệp vẫn đang gặp khó khăn trong việc tăng chi phí lao động lên cao hơn
- Nếu chu kỳ lạm phát tiền lương tích cực được củng cố và nâng cao triển vọng đạt được mục tiêu lạm phát bền vững, BoJ sẽ xem xét điều chỉnh chính sách tiền tệ.
- BoJ không thể ấn định trước thời điểm điều chỉnh chính sách trong tương lai, nhưng muốn đưa ra quyết định phù hợp trong khi xem xét kỹ lưỡng diễn biến kinh tế, tiền lương và hành vi định giá của doanh nghiệp.
- Trong nền kinh tế khi lạm phát dương được duy trì, lãi suất danh nghĩa sẽ tăng cao và tạo cơ hội cho NHTW cắt giảm mạnh lãi suất khi cần thiết.
- Khi chính sách tiền tệ hoạt động hiệu quả thì nguy cơ tăng trưởng giảm sút hoặc quay trở lại giảm phát sẽ giảm bớt.
- BoJ sẽ kiên nhẫn duy trì nới lỏng để đảm bảo duy trì sự cải thiện trong diễn biến tiền lương và hành vi định giá của doanh nghiệp
- BoJ sẽ đánh giá cẩn thận tăng trưởng kinh tế, bao gồm cả việc liệu chu kỳ lạm phát tiền lương tích cực có duy trì hay không và đưa ra quyết định chính sách phù hợp nhằm đạt được mục tiêu giá cả một cách bền vững.
- Triển vọng đạt mục tiêu lạm phát ngày càng tăng, nhưng chưa đủ và còn cần nhiều đánh giá, thảo luận trong tương lai
Cựu Chủ tịch Fed Dallas Kaplan: Kỳ vọng Fed sẽ sớm cắt giảm lãi suất
Vào thứ Ba, Cựu Chủ tịch Fed Dallas Robert Kaplan đã có cuộc trò chuyện với kênh CNBC:
- “Một trong những lý do gây ra lạm phát là do Fed đã duy trì chính sách nới lỏng quá lâu, ngay cả khi nền kinh tế đang được cải thiện, và tôi không nghĩ họ muốn lặp lại sai lầm này. Mặt khác, vấn đề vẫn còn đó khi chính sách quá hạn chế.”
- ”Khi nền kinh tế và lạm phát hạ nhiệt, hẳn Fed cũng sẽ không muốn mắc phải sai lầm ngược lại."
Bản tóm tắt cuộc họp BoJ tháng 12: Không có tín hiệu xoay trục chính sách trước tháng 4
Một thành viên cho biết:
- Cần phải kiên nhẫn duy trì nới lỏng tiền tệ
- Cần phải đạt được mục tiêu lạm phát bền vững và ổn định để chấm dứt chính sách lãi suất âm và kiểm soát YCC
- Ngay cả khi mức tăng lương vào mùa xuân tới cao hơn đáng kể so với dự kiến, lạm phát cơ bản vẫn rất khó vượt mốc 2%
- Chúng tôi không vội tăng lãi suất khi chờ đợi kết quả thảo luận về diễn biến tiền lương mùa xuân năm tới
Ngoài ra:
- Cho đến nay, các động thái chính sách đã làm giảm khả năng biến dạng đường cong lợi suất, vì vậy BoJ có đủ thời gian để xác định liệu mục tiêu lạm phát có đạt được thông qua chu kỳ tiền lương - giá cả hợp lý hay không.
- Tuy không nhiều rủi ro lạm phát tăng quá cao và yêu cầu thắt chặt tiền tệ nhanh chóng, nhưng chi phí phát sinh nếu điều này này trở thành hiện thực sẽ là rất lớn.
- Thời điểm bình thường hóa chính sách tiền tệ đang đến gần hơn
- BoJ không nên bỏ lỡ cơ hội bình thường hóa chính sách nhằm phòng tránh rủi ro giá tăng cao gây thiệt hại cho tiêu dùng và đạt mục lạm phát
- Khi thảo luận về việc loại bỏ chính sách siêu nới lỏng hiện tại, BoJ phải xem xét lợi ích, chi phí của YCC và chính sách lãi suất âm.
- Cần giám sát chặt chẽ tiêu dùng trong thời điểm hiện tại, nhưng với sự phục hồi của nền kinh tế, chính sách kiểm soát YCC và việc mua tài sản rủi ro cần được cân nhắc điều chỉnh sau đó
- Định hướng chính sách sắp tới của BoJ ngụ ý rằng họ sẽ cho phép điều chỉnh YCC nếu có thể đạt được mục tiêu lạm phát với những điều chỉnh đó.
- Điều quan trọng là BoJ phải tiếp tục thảo luận sâu hơn về các vấn đề như thời điểm loại bỏ chính sách tiền tệ siêu nới lỏng hiện tại và tốc độ tăng lãi suất phù hợp sau đó.
- Từ góc độ tiếp tục dành niềm tin vào khả năng thực hiện chính sách tiền tệ trong giai đoạn dần bình thường hóa, điều quan trọng là BoJ phải cung cấp thông tin về bảng cân đối kế toán của NHTW.
- Đà tăng lương ở mức cao so với năm ngoái
Goodmorning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 26.12: Chứng khoán tăng, USD giảm khi bắt đầu tuần giao dịch cuối cùng của năm 2023.
Chứng khoán tăng điểm khi khởi đầu tuần giao dịch cuối cùng của năm 2023 trước kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào đầu tháng 3., với định giá 75% cơ hội cắt giảm 25bp theo CME. Trọng tâm sẽ nhanh chóng xoay quanh việc liệu thị trường có thể duy trì đà tăng trong năm mới hay không. Nhóm cổ phiếu năng lượng và bất động sản dẫn đầu đà tăng. Chỉ số Dow Jones tăng 120 điểm và đóng cửa ở mức cao thứ 2 lịch sử, trong khi S&P 500 và Nasdaq chạm mức cao nhất kể từ đầu 1/2022:
- Dow Jones +0.43%
- S&P 500 +0.42%
- Nasdaq +0.54%
Trên thị trường FX, USD phục hồi về cuối phiên Á sau khi mở cửa với gáp giảm trong phiên thứ Ba, nhưng giá đảo chiều giảm mạnh trong phiên Mỹ khiến USD đóng cửa giảm trên diện rộng và ghi nhận phiên giảm phiên thứ 3 liên tiếp. Không có dữ liệu kinh tế quan trọng nào được công bố trong ngày. Kết phiên, CAD dẫn đầu đà tăng, theo sau là các đồng antipodeans, được hỗ trợ nhờ USD suy yếu và giá dầu tăng vọt.
- Chỉ số DXY -0.26%
- EURUSD +0.02%
- GBPUSD +0.21%
- AUDUSD +0.36%
- NZDUSD +0.34%
- USDJPY -0.05%
- USDCHF -0.26%
- USDCAD -0.54%
Vàng tích lũy dưới $2065/oz sau khi tăng mạnh hơn $11 đầu phiên Á. Đà tăng thoái lui về gần mức giá mở cửa trong ngày khi thị trường bước vào phiên u nhưng hồi mạnh lên gần $2070/oz khi lợi suất đảo chiều giảm trong phiên Mỹ. Kết phiên, vàng tăng $15 lên $2067.80/oz và ghi nhận phiên tăng thứ 3 liên tiếp. Trên thị trường nợ, lợi suất TPCP Hoa Kỳ đóng cửa trái chiều, với lợi suất 2 năm tăng 3.3 bp lên 4.36%, trong khi lợi suất 10 năm tiếp tục đi ngang tại 3.9%. Dầu thô tăng vọt hơn $2 lên $75.57/thùng trong bối cảnh căng thẳng ở Biển Đỏ ngày càng leo thang. BTC hồi lên vùng 42K sau khi giảm hơn $1800 xuống 41.6K.