Gói kích thích kinh tế Nhật Bản vượt $265 tỷ
Chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc một gói kích thích kinh tế trị giá hơn 30 nghìn tỷ Yên (265 tỷ USD) nhằm đẩy mạnh kinh tế sau đại dịch coronavirus, theo Reuters.
Trích dẫn bình luận:
"Một kế hoạch như vậy sẽ yêu cầu phát hành thêm nhiều nợ mới."
"Một phần chi tiêu sẽ đến từ các quỹ chuyển từ ngân sách năm ngoái."
Trong số các hạng mục dự kiến được đưa vào gói này là khởi động lại chiến dịch quảng bá du lịch trong nước và từng bước hiện thực hóa quỹ 10 nghìn tỷ yên cho nghiên cứu đại học, tờ Sankei đưa tin hôm thứ Sáu.
Cựu CEO Goldman Sachs tin rằng chu kỳ tăng trưởng Bitcoin (BTC) sẽ không kết thúc vào cuối năm
Trong một cuộc phỏng vấn với Real Vision vào ngày 6 tháng 11, Cựu giám đốc Goldman Sachs - Raoul Pal dự đoán rằng đợt tăng giá hiện tại sẽ không kết thúc vào tháng 12, như bối cảnh đã diễn ra một cách “ngoạn mục” vào năm 2015 và 2017, và thay vào đó sẽ kéo dài đến một khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2022. Tuy nhiên, khả năng thị trường Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH) và altcoin có khả năng “sụp đổ” nặng nề hai lần trong sáu tháng tới
“Tôi đoán là chúng ta có thể có một hoặc hai đợt bán tháo sắp tới, sau đó mọi thứ sẽ trở lại bình thường và tiếp tục tăng giá.”
Trung Quốc: Sản lượng than ở mức cao nhất trong những năm gần đây
Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (NDRC) tuyên bố:
Sản lượng than trung bình hàng ngày của Trung Quốc từ ngày 1 đến ngày 5 tháng 11 đạt 11.7 triệu tấn; tăng hơn 1.2 triệu tấn so với cuối tháng 9.
Sản lượng than hàng ngày có thời điểm đạt 11.93 triệu tấn, mức cao nhất trong nhiều năm.
JP Morgan một lần nữa cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế quý 4 của Trung Quốc
JP Morgan đã hạ các dự báo GDP quý 4 ở Trung Quốc 5 lần kể từ tháng 8.
Hiện tại, kỳ vọng đã giám xuống 4% cho quý 4, thấp hơn so với dự báo trước đây là 5%. Lý do chính là do sự tác động từ tình trạng thiếu điện và sự nhen nhóm bùng phát coronavirus gần đây.
Goldman Sachs: Khủng hoảng chuỗi cung ứng tồi tệ nhất đã qua
Các nhà phân tích tại Goldman Sachs tự tin rằng thế giới đã vượt qua cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng tồi tệ nhất, những lý do sau đây khiến họ lạc quan vào việc giải quyết các nút thắt của chuỗi cung ứng.
Trích dẫn:
"Giá vận chuyển nhìn chung đã giảm so với mức đỉnh của tháng Chín."
"Một số công ty logistics gần đây đã cho thấy sự cải thiện"
"Theo GXO Logistics, 'chúng tôi đã trải qua giai đoạn tồi tệ nhất của công ty.'"
Bản tin COVID-19: Mỹ đạt cột mốc tiêm chủng 70% số người trưởng thành!
- Mỹ đã vượt qua cột mốc 70% số người từ 18 tuổi trở lên được tiêm chủng đầy đủ
- Một tòa phúc thẩm liên bang đã tạm dừng thực hiện lệnh của chính quyền Biden rằng nhân viên của các công ty có hơn 100 người lao động phải được tiêm chủng trước ngày 4 tháng 1.
- Vương quốc Anh đang xem xét kiểm tra và cách ly trở lại đối với những du khách Anh chưa tiêm mũi bổ sung.
- Ý đang có kế hoạch bắt đầu tiêm chủng cho trẻ em vào tháng 12.
Các quan chức Trung Quốc cho biết sản lượng than đang ở mức cao nhất trong những năm gần đây!
Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (NDRC) cho biết
- Sản lượng than trung bình hàng ngày của Trung Quốc từ mùng 1 đến mùng 5 tháng 11 đạt 11.7 triệu tấn tăng hơn 1.2 triệu tấn so với cuối tháng 9
- Sản lượng than hàng ngày có thời điểm đạt 11.93 triệu tấn, mức cao nhất trong nhiều năm
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: Đồng USD bật tăng phiên đầu tuần!
Đồng USD đang tăng giá so với các đồng G7 khi chỉ số DXY tăng 0.12% lên 94.33.
- Tỷ giá EUR/USD giảm 0.12% xuống 1.1554.
- Hai đồng Antipodean giảm giá nhẹ, AUD/USD giảm 0.11% trong khi NZD/USD giảm 0.11%
- Cặp USD/JPY tăng 0.18% lên 113.58.
Đà tăng "không thể cản phá" của giá nhôm đã đến hồi kết?
Giá nhôm đã tăng hơn 60% trong năm nay do nguồn cung bị hạn chế bởi các chính sách của Trung Quốc, nhưng bây giờ mọi thứ có vẻ đang xoay chuyển. Nhôm đang hướng tới mức giảm hơn 19% so với mức đỉnh ngày 15 tháng 10 và có vẻ như đã bước vào thị trường giá xuống. Tuy nhiên sự "điên rồ" này có thể vẫn chưa kết thúc vì các nhà phân tích dự đoán giá nhôm sẽ phục hồi lên mức kỷ lục mới trong những năm tới!
Elon Musk sẽ bán 10% cổ phần Tesla?
Những người theo dõi Twitter của Elon Musk đã khuyến nghị ông bán 10% cổ phần của mình trong hãng sản xuất ô tô điện, trị giá khoảng 21 tỷ USD. "Tôi đã sẵn sàng để chấp nhận một trong hai kết quả", người giàu nhất thế giới đã tweet sau khi cuộc thăm dò của ông kết thúc. Ông đã đưa ra ý tưởng vào thứ Bảy, trích dẫn cuộc tranh luận về việc những người giàu tích trữ lợi nhuận chưa thực hiện để tránh phải trả thuế. Một phiên bản tiền điện tử của cổ phiếu Tesla được giao dịch ở mốc $1,138.95 vào Chủ nhật - thấp hơn 6.8% so với mức đóng cửa của ngày thứ Sáu.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 05/11: Giá vàng bật tăng mạnh trong khi chứng khoán Mỹ tiếp tục lập đỉnh mới sau số liệu NFP!
Thị trường lao động Hoa Kỳ đã tích cực trở lại vào tháng 10, với mức tăng biên chế lớn hơn dự báo cho thấy sự tiến bộ lớn hơn trong việc lấp đầy hàng triệu vị trí tuyển dụng khi ảnh hưởng của biến thể delta giảm dần. Số việc làm phi nông nghiệp đã tăng 531,000 trong khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 4.6%.
Tổng thống Joe Biden cũng cho biết nền kinh tế Mỹ đang phục hồi sau đại dịch nhanh hơn và mạnh hơn dự kiến. Trong khi đó, Chủ tịch Fed Kansas lưu ý rằng sự tắc nghẽn nguồn cung góp phần vào lạm phát cao sẽ tiếp tục kéo dài đến năm 2022 trong bối cảnh áp lực giá ngày càng gia tăng và cho rằng các quan chức không nên chờ đợi quá lâu để hành động.
- Các chỉ số chứng khoán chính tại Mỹ đều tăng lên mức kỷ lục mới, với việc chỉ số S&P 500 có đà tăng hàng tuần thứ năm liên tiếp lên 4697.54 điểm - chuỗi dài nhất kể từ tháng 8 năm 2020.
- Cổ phiếu công nghiệp và hàng hóa tăng mạnh hơn các công ty công nghệ, mặc dù Nasdaq 100 vẫn tăng ngày thứ 10 liên tiếp lên 16359.38 điểm.
- Chỉ số Dow Jones tăng 0.56% lên 36327.96 điểm.
Trên thị trường hàng hóa, giá vàng gây bất ngờ với biến động khó lường của mình. Giá kim loại quý này đã giảm xuống $1762/oz trước khi bật tăng mạnh lên $1818 sau số liệu bảng lương phi nông nghiệp.
Giá dầu thô tại Mỹ cũng tăng 3.5% lên mốc $81.5/thùng sau 3 phiên giảm liên tiếp.
Trong khi đó, đồng USD kết thúc tuần với đà giảm dù đã chạm tới đỉnh 94.55.
- Tỷ giá EUR/USD tăng 0.11% lên 1.1568
- Đồng Bảng Anh không biến động nhiều sau một phiên thứ 5 "điên rồ"
- Tỷ giá USD/JPY giảm 0.4% xuống 113.36
Vàng tăng mạnh, kiểm tra vùng 1,810
Vàng đang hướng đến ngày tăng mạnh thứ hai liên tiếp, và hiện đã tăng hơn 1% trong ngày lên 1,811. Vàng tăng mạnh trước sự suy yếu của lợi suất, và ngay cả khi đô la đang mạnh lên sau NFP, vàng vẫn đang hưởng lợi. Như vậy, chỉ sau 2 ngày, vàng đã hồi phục 2.4%, và nếu giữ được mức 1,800, xu hướng tăng ngắn hạn có thể tiếp diễn.
Scotiabank có nhận định gì về EUR và GBP?
Với đồng Euro, Scotia kỳ vọng rằng sự dovish của ECB sẽ tiếp tục là điều gây sức ép cho đồng tiền chung châu Âu. EURUSD sẽ sớm kiểm tra 1.15, và rồi 1.14, và đến năm 2022, Scotia kỳ vọng EURUSD sẽ rơi xuống cùng 1.10.
Với đồng bảng Anh, cặp GBPUSD sắp tới sẽ kiểm tra 1.34, sau bất ngờ từ phía BoE. Và nếu phe bán phá được hỗ trợ này, sẽ không còn nhiều chướng ngại vật để xuống dưới 1.30.
Chủ tịch Fed thành phố Kansas: Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi lạm phát
Theo bà Esther Geore:
- Ta đạt toàn dụng lao động hay không sẽ là nhờ vào những người đã nghỉ việc trở lại; và bà tin là họ sẽ trở lại
- Lạm phát sẽ dịu xuống trong tương lai
Bà George là một trong những người hawkish tại Fed, đồng thời cũng là một người rất thực dụng. Năm 2022, bà sẽ trở thành người bỏ phiếu và những phiếu của bà sẽ phản ánh sự hawkish của mình.
Chứng khoán Mỹ thăng hoa hậu NFP
Các chỉ số chứng khoán tại Mỹ đều đang tăng mạnh ngay từ đầu phiên nhờ phản ứng tích cực của giới đầu tư sau báo cáo việc làm vượt kỳ vọng:
- Chỉ số Dow Jones tăng 0.76%
- Chỉ số S&P 500 tăng 0.72%
- Chỉ số Nasdaq tăng 0.58%
Trên thị trường tiền tệ, đồng đô la đang mạnh lên so với hầu hết các đồng tiền còn lại, điều dễ hiểu khi báo cáo NFP tốt đến vậy:
- Chỉ số DXY tăng 0.18% lên 94.5 điểm
- EUR giảm 0.13%, đồng thời đã lập đáy năm mới
- GBP giảm 0.24%
- AUD giảm 0.09%
- NZD giảm 0.13%
- CHF giảm 0.34%
- JPY tăng 0.07%. Đây là đồng tiền duy nhất tăng, khi JPY hưởng lợi từ lợi suất trái phiếu giảm trở lại xuống 1.49%
- CAD giảm 0.03%
Vàng tăng 0.34% lên 1,797 bất chấp đồng đô la mạnh lên. Dầu tăng 0.5% lên $79.7/thùng.
Thị trường lao động Mỹ quay trở lại quỹ đạo
Thị trường lao động Mỹ đã tìm lại được hướng đi sau báo cáo NFP lần này, cho thấy những tiến triển lớn trong việc đưa lao động trở lại bàn làm việc. Báo cáo ghi nhận 531 nghìn việc làm mới, vượt kỳ vọng 450 nghìn của các chuyên gia khảo sát bởi Bloomberg, và tỷ lệ thất nghiệp ở mức 4.6%, thấp hơn kỳ vọng 4.7%. Số liệu tháng chín cũng đã được điều chỉnh lên 312 nghìn.
Một số bình luận của các quan chức BoE sau cuộc họp chính sách
Theo bà Tenreyro:
- Bà quan tâm nhất về sự không chắc chắn của thị trường lao động
- Chính sách tiền tệ không nên cố gắng bù đắp cho những cú sốc ngắn hạn
- NHTW đang phải đánh đổi nhiều
- Sốc chuỗi cung ứng sẽ hạ nhiệt vào năm tới
Ngoài ra, theo ông Ramsden:
- Thị trường lao động là điều khiến ông bỏ phiếu tăng lãi suất
Bảng lương phi nông nghiệp tháng 9 của Hoa Kỳ tăng so với dự kiến
Bảng lương phi nông nghiệp tháng 9 của Hoa Kỳ tăng 531 nghìn so với dự kiến tăng 425 nghìn.
Đây là mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 7 và củng cố quyết định cắt giảm của Fed. Mỹ đã bổ sung thêm 531,000 công nhân vào tháng trước và điều chỉnh tăng đáng kể con số của tháng 9 lên 312,000.
Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 4.6%.
Cổ phiếu Pfizer tăng sau tiết lộ thuốc viên COVID-19 giúp giảm 89% nguy cơ nhập viện, tử vong
Pfizer nói rằng viên thuốc của họ, được sử dụng, cùng với một loại thuốc điều trị HIV, làm giảm 89% nguy cơ nhập viện hoặc tử vong ở những người trưởng thành có nguy cơ cao tiếp xúc với COVID-19.
Đây sẽ là viên thuốc kháng virus thứ hai sau Merck's (được báo cáo là giảm nguy cơ nhập viện hoặc tử vong khoảng 50% với các trường hợp nhẹ hoặc trung bình do COVID-19) đã cho thấy hiệu quả mạnh mẽ trong điều trị COVID-19.
Pfizer cho biết thêm rằng họ đang có kế hoạch gửi dữ liệu cho FDA "càng sớm càng tốt", dựa trên một nghiên cứu giai đoạn từ giữa đến cuối trên 1,219 người trưởng thành có ít nhất một tình trạng bệnh lý đã được phòng thí nghiệm xác nhận.
Cùng với đó thì cổ phiếu của Pfizer đang tăng 8%.
Các nhà lãnh đạo nhà nước Đức kêu gọi thực hiện các biện pháp khẩn cấp với số ca nhiễm COVID tăng đột biến
Các nhà lãnh đạo nhà nước Đức kêu gọi thực hiện các biện pháp khẩn cấp để giải quyết các trường hợp COVID-19 gia tăng.
Các nhà lãnh đạo nhà nước Đức cảnh báo rằng các bệnh viện có thể sớm bị quá tải.
Đức báo cáo 37,120 trường hợp nhiễm COVID-19 mới trong hôm nay, đánh dấu số ca mắc hàng ngày cao nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu vào năm ngoái.
Doanh số bán lẻ tháng 9 của Eurozone giảm so với tháng trước
Doanh số bán lẻ tháng 9 của Eurozone giảm 0.3% so với tăng 0.2% trong tháng trước.
JP Morgan giảm dự báo GDP quý 4 của Trung Quốc
GDP quý 4 của Trung Quốc được dự báo xuống 4.0% so với 5.0% cùng kỳ.
JP Morgan trích dẫn tác động kéo dài của suy giảm nguồn điện và sự quay trở lại của các cụm COVID-19 là những lý do chính, làm tăng thêm các dự báo cắt giảm của Trung Quốc vào cuối năm nay.
Chứng khoán Châu Âu mở cửa trầm lắng
Sự thiếu quan tâm khi các nhà đầu tư đang chờ đợi vào bảng lương phi nông nghiệp của Hoa Kỳ (NFP):
• Chỉ số Eurostoxx giảm -0.1%
• Chỉ số DAX giảm -0.1%
• Chỉ số CAC 40 không đổi
• Chỉ số FTSE giảm nhẹ -0.1%
• Chỉ số IBEX MIB -0.1%
Điều này được phản ánh tương tự trong hợp đồng tương lai của Hoa Kỳ, chỉ giảm khoảng 0.1% trong phiên giao dịch. Thị trường đang cẩn trọng vào lúc này, khi tất cả các con mắt đều đổ dồn vào báo cáo việc làm của Hoa Kỳ vào cuối ngày hôm nay.
Vàng tăng 0.36% lên mức 1,797 USD. Giá dầu cũng tăng nhẹ 1.4% lên 220.25 USD/thùng
Trên thị trường tiền tệ, phần lớn có rất ít thay đổi. Chỉ số DXY giữ nguyên tại mức 94.34 điểm mặc dù đồng bảng Anh giảm mạnh so với đồng Úc và New Zealand.
Thống đốc BOE: Chúng tôi chưa bao giờ hứa sẽ tăng lãi suất vào tháng 11
Ngày hôm qua ECB thừa nhận rằng lạm phát có thể tăng cao tới mức 5% vào một thời điểm nào đó trong dự đoán của họ. Tuy nhiên điều đó vẫn chưa đủ thuyết phục sau những động thái hawkish trong suốt 2 tháng qua.
Thống đốc BOE, ông A. Bailey cho rằng:
- Lãi suất sẽ phải tăng vào một thời điểm nào đó, nhưng không phải trong tháng 11.
- Không có định nghĩa cố định nào về lạm phát 'nhất thời'.
Bảng Anh đang tìm điểm hỗ trợ
Trên khung 1 giờ, GBP/USD đang retest lại đáy.
Đồng bảng Anh giảm mạnh sau khi Ngân hàng Trung ương Anh giữ nguyên lãi suất so với kỳ vọng.
Việc lao xuống dưới mức hỗ trợ 1.3570 đã khiến người mua chao đảo. Những người tin vào sự phục hồi quanh mức 1.3600 đã vội vã bán tháo, làm gia tăng sự biến động. Mức đáy trong tháng 9 tại 1.3430 sẽ là ngưỡng hỗ trợ tiếp theo.
Chỉ số RSI thể hiện mức quá bán có thể thu hút một số nhà đầu tư, mặc dù vậy người mua và người bán vẫn cần phải thận trọng. Khoảng giữa điểm 1.3640 và 1.3700 đang là mức kháng cự của GBP.
Quan chức cấp cao ECB: Tôi hài lòng với quan điểm chính sách hiện tại của ECB.
Thành viên Hội đồng Quản lý ECB ông G.Makhlouf đã phát biểu rằng:
- Hiện tại vẫn chưa có cơ sở để tăng lãi suất.
- Chúng ta cần phải để mắt tới lạm phát.
- Sẽ ủng hộ hành động "sớm còn hơn là muộn" nếu áp lực lạm phát tăng cao và có dấu hiệu về việc ép giá ngắn hạn xảy ra.
Giao dịch trầm lắng trên thị trường chứng khoán phái sinh ở Châu Âu
Các chỉ số phái sinh ở Châu Âu đang cùng thể hiện sự “vắng lặng”:
• DAX của Đức giảm -0.1%
• FTSE của Anh giảm -0.2%
• IBEX của Tây Ban Nha tăng nhẹ +0.1%
Hiện tượng tương tự cũng đang xảy ra ở thị trường phái sinh của Mỹ: Các hợp đồng tương lai của S&P 500 và Nasdaq đều đi ngang trong khi của Dow giảm 0.1% vào thời điểm hiện tại.
Hiện tại, thị trường đang cẩn trọng chờ đợi sự kiện quan trọng tuần này: số liệu về bảng lương phi nông nghiệp của Hoa Kỳ (NFP).
Sản lượng công nghiệp của Đức sụt giảm trong tháng 9.
Theo dữ liệu mới nhất được công bố bởi Destatis vào ngày 05/11/2021, sản lượng công nghiệp của Đức vào tháng 9 giảm 1.1% so với tháng trước.
Một con số đáng thất vọng khi tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng tiếp tục là áp lực nặng nề đối với các nhà máy ở Đức. Trong bối cảnh này, sản lượng trong tháng 9 thấp hơn 9,5% so với mức trước đại dịch (tức là vào tháng 2 năm 2020).
Thống đốc Ngân hàng Hy Lạp: Lạm phát chỉ là tạm thời
Nhận xét chính của Thống đốc Ngân hàng Hy Lạp đồng thời cũng là nhà hoạch định chính sách của ECB, Yannis Stournaras, trong cuộc phóng vấn vừa qua:
• Lạm phát là nhất thời và sẽ bắt đầu giảm bớt vào năm 2022
• Cung và cầu trong nền kinh tế sẽ trở lại bình thường
• Dự báo lạm phát sẽ giảm trong năm tới và quay trở lại dưới 2% vào năm 2023
• Chính sách của ECB vẫn phù hợp với nền kinh tế hiện tại
UOB dự báo EUR/USD quanh mức 1.15 đến quý 3/2022
Theo Báo cáo Triển vọng Toàn cầu của Ngân hàng UOB, tỷ giá EUR/USD dự kiến sẽ giảm xuống mức 1,15 vào đầu năm 2022. Do sự khác biệt về chính sách tiền tệ, UOB giữ nguyên quan điểm giảm giá của mình đối với EUR/USD cụ thể với 1.16 trong quý 4/2021, 1.15 trong quý 1/2022 và 1.14 cho tới hết quý 3 của năm 2022.
UOB cũng nhận xét thêm: “Các dự báo mới nhất cao hơn khoảng 100-200 điểm so với lần xem xét cuối cùng của chúng tôi vào đầu tháng 9. Điều này thể hiện sự ổn định trong chênh lệch lãi suất hàng tháng."
Thị trưởng New York Eric Adams tuyên bố nhận ba tháng lương đầu tiên bằng Bitcoin (BTC)
Đây được xem như lời phản hồi đến Thị trưởng Miami, Francis Suarez, người đã cam kết vào ngày 2 tháng 11 sẽ nhận toàn bộ khoản tiền lương tiếp theo của mình bằng BTC, trở thành chính trị gia đầu tiên của Hoa Kỳ thực hiện động thái như vậy. Bây giờ, Eric Adams đang cố gắng bù đắp vị trí thứ hai của mình bằng cách tăng gấp ba lần cam kết của Francis Suarez.
“New York, chúng tôi luôn phát triển vượt bậc, vì vậy tôi sẽ nhận 3 tháng lương đầu tiên của mình bằng Bitcoin khi tôi trở thành thị trưởng. Thành phố New York sẽ trở thành trung tâm của tiền mã hóa và các ngành công nghiệp đổi mới, phát triển nhanh khác! Hãy dợi đấy!”
JP Morgan nhận thấy các dấu hiệu tắc nghẽn sản xuất toàn cầu có thể đã bắt đầu giảm bớt
Theo JP Morgan, doanh số bán ô tô toàn cầu tăng 3,8% / tháng trong tháng 10 - đây là một dấu hiệu đáng khích lệ cho thấy các nút thắt sản xuất có thể đã bắt đầu được tháo gỡ, mặc dù lực cản do thiếu hụt linh kiện và các gián đoạn nguồn cung khác có thể vẫn chưa kết thúc.
Nhật Bản: Sẽ xem xét tác động của giá năng lượng đối với nền kinh tế trong việc soạn thảo gói kích cầu
Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Daishiro Yamagiwa từ chối bình luận về quy mô và nội dung của gói kích thích kinh tế.
Ông chỉ nhấn mạnh rằng chính phủ "sẽ tính đến tác động của giá năng lượng đối với nền kinh tế trong việc soạn thảo các gói kích cầu."
Dấu hiệu cho sự cải thiện quan hệ Mỹ - Trung: Các lãnh sự quán sắp được mở cửa
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Biden 'có thể' sắp mở lại các văn phòng lãnh sự đã đóng cửa, theo báo cáo của trang chính trị Hoa Kỳ POLITICO
Politico trích dẫn các nguồn giấu tên:
- Có khả năng nới lỏng các hạn chế về thị thực
- Các cuộc đàm phán được kỳ vọng sẽ giúp xoa dịu căng thẳng thương mại giữa hai nước
Thủ tướng Nhật Bản Kishida nói Bộ Tài chính xem xét giảm thuế để tăng lương
Thủ tướng Nhật Bản Kishida trước đã đề cập đến việc mong muốn được hỗ trợ để tăng lương.
Ông muốn một gói kích thích rộng hơn (ví dụ như tăng lương) so với dưới thời những người tiền nhiệm Abe và Suga.
Có lẽ Thống đốc RBA Lowe có thể bày tỏ sự quan tâm đến một kế hoạch như vậy để giúp các mục tiêu của ông ở Úc.
Bản tin COVID-19: Châu Âu lại trở thành "tâm dịch"?
- Mỹ ban hành quy định bắt buộc phải tiêm phòng hoặc kiểm tra COVID ít nhất hàng tuần cho người lao động tại các công ty có 100 nhân viên trở lên bắt đầu từ ngày 4 tháng 1.
- WHO cảnh báo rằng sự gia tăng số ca nhiễm ở châu Âu đã khiến khu vực này trở thành "tâm dịch" một lần nữa.
- Novavax đã nộp đơn xin sử dụng khẩn cấp vaccine của mình lên WHO.
- AstraZeneca đã gửi dữ liệu cho EMA để xem xét việc sử dụng vaccine hãng này cho mũi tiêm bổ sung.
- Các nhà nghiên cứu của Đại học Oxford đã xác định một mã gen cụ thể có khả năng tăng gấp đôi nguy cơ suy hô hấp.
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: Hai đồng Antipodean chịu áp lực bán!
Đồng USD đi ngang trong phiên sáng nay khi chỉ số DXY nằm ở mốc 94.36.
- Tỷ giá EUR/USD giảm 0.05% xuống 1.1548.
- Hai đồng Antipodean đang chịu áp lực khi AUD/USD giảm 0.21% còn NZD/USD giảm 0.25%.
- Đồng Yen tăng giá khi USD/JPY giảm 0.1% xuống 113.62.
Sự bùng nổ của giá hàng hóa đang bắt đầu đẩy chi phí pin lên cao trở lại!
Sự bùng nổ của giá hàng hóa đang bắt đầu đẩy chi phí pin lên cao trở lại. Nhà sản xuất Gotion High-tech của Trung Quốc đã gửi thư cho khách hàng về việc điều chỉnh giá, với lý do giá vật liệu cathode và chất điện phân tăng vọt cho đến giá đồng và lá nhôm. Giá pin tăng là một rủi ro chính đối với quá trình chuyển đổi của thế giới khỏi nhiên liệu hóa thạch.
Giá thực phẩm toàn cầu đang tăng lên!
Giá thực phẩm toàn cầu tăng trong tháng trước đang gây thêm áp lực lạm phát lên người tiêu dùng và chính phủ. Một chỉ số của Liên Hợp Quốc theo dõi các mặt hàng chủ lực từ lúa mì đến dầu thực vật đã tăng 3% lên mức cao nhất trong một thập kỷ qua, gây áp lực đối với các hộ gia đình vốn đã chịu tác động từ đại dịch. Điều đó cũng có thể làm tăng thêm lo ngại của các ngân hàng trung ương và có nguy cơ làm trầm trọng thêm nạn đói toàn cầu đang ở mức cao nhất trong nhiều năm.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 04/11: BOE khiến Trader "không kịp trở tay", chứng khoán Mỹ tiếp tục bứt phá!
Các nhà giao dịch đang đặt cược vào tốc độ thắt chặt của Fed sau khi ông Jerome Powell tuyên bố bắt đầu giảm mua tài sản, đồng thời cho biết các quan chức của NHTW này có thể kiên nhẫn trong việc tăng lãi suất. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tuần trước tại Hoa Kỳ đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3 năm 2020.
- Cổ phiếu công nghệ và bán lẻ đã thúc đẩy S&P 500 tăng 0.42% lên mức đỉnh mới 4680.07
- Trong khi đó Nasdaq 100 đã kéo dài đà tăng của mình lên ngày thứ 9 liên tiếp - đà tăng dài nhất kể từ tháng 12.
Giá vàng bật tăng mạnh lên $1798/oz trước khi kết thúc phiên quanh mốc $1791/oz.
Giá dầu thô tại Mỹ biến động mạnh trong phiên hôm qua khi bật tăng lên $83/thùng rồi đánh mất mốc $80 về cuối phiên.
Trên thị trường tiền tệ, việc Ngân hàng Trung ương Anh đi ngược với kỳ vọng bằng cách giữ nguyên lãi suất đã khiến cho đồng Bảng Anh sụt giảm mạnh.
- Tỷ giá GBP/USD giảm tới 200 pips trong phiên hôm qua tương đương 1.4% xuống mốc 1.35.
- Đồng USD cũng ghi nhận phiên tăng giá khi chỉ số DXY kết thúc phiên quanh 94.36.
- Mặc dù vậy cặp USD/JPY đã giảm 0.3% xuống 113.70