ING: USD/JPY đã sẵn sàng bước vào một giai đoạn tăng mạnh lên trên 115.00
Tỷ giá USD/JPY đã yếu đi đôi chút trong tuần sau một số phiên tăng mạnh. Điểm nổi bật của tuần tới sẽ là cuộc họp vào thứ Năm của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, nơi một bản cập nhật mới về Triển vọng hoạt động và giá cả sẽ được công bố. Các nhà kinh tế tại ING vẫn lạc quan và dự báo mức tăng đáng kể lên mức 115,00.
Cập nhật lớn từ BoJ:
“Hồi tháng 7, BoJ đã dự báo CPI lần lượt ở mức 0.6%, 0.9% và 1.0% trong năm tài khóa 21-23. Chúng tôi không cho rằng sẽ có bất kỳ sửa đổi tăng đáng kể nào dẫn đến việc định giá lại chu kỳ chính sách thường siêu ôn hòa của BoJ".
Vàng vượt $1,800 trước sự suy yếu của đồng đô la
Vàng tiếp nối phiên tăng thứ tư hôm nay, và hiện đã tăng 1.2% vượt mức 1,800. Động lực của vàng lúc này phần lớn là do sự suy yếu của đồng đô la. Trong phiên ngày 14/10, vàng cũng mấp mẽ mức 1,800, tuy nhiên đã không thể bứt phá và bán tháo mạnh. Sang đến lần này, phe mua cũng đã vượt đường MA 100 và 200 ngày, nên có thể động lực tăng sẽ vẫn tiếp diễn
Doanh số bán lẻ tại Canada vượt kỳ vọng
Trong tháng Tám, doanh số bán lẻ tại Canada tăng 2.1% so với kỳ vọng tăng 2% ban đầu. Con số này tuy đã giảm so với 4.2% của tháng trước, nhưng vẫn là một chỉ báo cho thấy kinh tế Canada vẫn đang diễn biến tốt hơn kỳ vọng.
Đồng CAD tiếp tục tăng khoảng 0.3% so với USD sau tin này.
Một số bình luận của tổng thống Biden với CNN
Theo ông Biden:
- Ông không nghĩ có đủ phiếu bầu từ đảng dân chủ để tăng lãi suất cho nghị sự kinh tế của mình, nhưng tin rằng vẫn sẽ đạt được thỏa thuận
- Ông bày tỏ sự ủng hộ của mình với việc chấm dứt quyền câu giờ trên thượng viện (filibuster) về vấn đề nâng trần nợ và quyền bỏ phiếu, sau khi một số thành viên đảng cộng hòa dùng quyền này để ngăn không cho các dự luật được thông qua
- Ông sẽ cân nhắc triển khai vệ binh quốc gia để giải quyết vấn đề thiếu hụt người lái xe tải tại các cảng
- Người Mỹ nên tiếp tục kỳ vọng giá xăng tăng cao hơn nữa vì OPEC vẫn đang bóp cung
- Mỹ cam kết bảo vệ Đài Loan trước bất kỳ hành động khiêu khích nào từ phía Trung Quốc
Chủ tịch Powell lâm nguy trước bà Elizabeth Warren
Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren tiếp tục chỉ trích chủ tịch Fed Jerome Powell sau khi ngân hàng trung ương này công bố một số thay đổi về vấn đề giao dịch chứng khoán của các quan chức. Theo bà, có rất nhiều điều cần phải biết về những gì xảy ra khi ông tại vị, và tại sao chúng xảy ra. "Tại sao quan chức Fed lại đi nghĩ đến việc giao dịch nội gián là bình thường?", bà nói.
Bà Warren cũng đã từng nói rằng chủ tịch Powell đã thất bại dưới tư cách một nhà lãnh đạo sau khi bê bối này bắt đầu được đưa ra công chúng.
Đồ thị đáng chú ý: Lạm phát thực phẩm tại các quốc gia phát triển
Người tiêu dùng tại các quốc gia phát triển có vẻ sẽ chịu giá thành cao hơn khi các công ty tiếp tục chật vật với nguồn cung. Unilever đã tăng giá hơn 4% trong quý trước, và sẽ tiếp tục tăng trong năm tới. Tín hiệu tương tự cũng đang tới từ Nestle, P&G và Danone. Những công ty này chiếm một lượng rất lớn các gian hàng trong siêu thị.
Kỳ vọng lạm phát Eurozone lần đầu tiên chạm mức 2% trong 7 năm
Thước đo kỳ vọng lạm phát dài hạn chính của khu vực đồng euro đạt 2% lần đầu tiên kể từ năm 2014. Điều này đang tiếp tục khẳng định rằng lạm phát không hề tạm thời như các quan chức ECB vẫn đang tuyên bố. Báo cáo PMI hôm nay cũng đã cho thấy áp lực giá đang có ảnh hưởng lớn thế nào lên Eurozone, và có thể tiếp tục ép ECB dịch chuyển khỏi lập trường của mình.
ECB có thể sẽ không thắt chặt hay tăng lãi suất, nhưng nhiều khả năng sẽ có một số biện pháp nhất định, nếu không đà hồi phục sẽ bị dập tắt bởi lạm phát.
Cập nhật diễn biến thị trường tiền phiên Mỹ: Đồng đô la tiếp tục suy yếu
Chỉ số DXY lúc này đã về với mức 93.62 điểm, giảm 0.16% trong ngày. Đây là ngày thứ 7 giảm điểm trong 8 phiên gần đây nhất. Nhìn chung, các đồng tiền khác đều đang tăng so với USD. AUD là đồng tiền mạnh nhất phiên với mức tăng gần 0.6%, theo ngay sau là CAD (+0.28%) và NZD (+0.24%). Ngoài ra, với việc giữ thành công hỗ trợ 0.7170, triển vọng NZD vẫn đang rất tốt. GBP đang tìm cách vượt lại 1.3800. JPY giảm xuống dưới 114.
Vàng tăng gần 0.6%, lên kiểm tra đường MA 100 ngày. Phe mua sẽ tiếp tục hướng tới mức 1,800.
Dầu tiến trở lại lên $83/thùng.
Chứng khoán châu Âu đang tăng khá tốt sau khi nỗi lo Evergrande tạm thời xua tan. Chỉ số Stoxx 600 tăng 0.65%. Tại Mỹ, các HĐTL đang có chút trái chiều: HĐTL Dow Jones chưa có nhiều thay đổi, S&P 500 tăng 0.3% và Nasdaq tăng 0.6%.
Đơn vị chính của Evergrande nói rằng công ty không chắc chắn về khả năng tiếp tục trả nợ
Công ty bất động sản Hengda, một đơn vị chính của Evergrande, nói rằng họ vẫn chưa có nhiều tiến triển trong việc thanh lý tài sản và sẽ không chắc chắn về khả năng tiếp tục trả nợ của mình trong tương lai. Hơn nữa, nếu Evergrande không thể trả nợ và không thể có kế hoạch mới với chủ nợ, ảnh hưởng tiêu cực tới cả tập đoàn sẽ là rất lớn.
Vàng tiếp tục tấn công các kháng cự quan trọng
Hôm nay là phiên thứ tư liên tiếp vàng ghi nhận tăng giá. Trong phiên hôm qua, nhờ việc phá vỡ và giữ vững thành công đường MA 50 ngày, phe mua đã có chút bệ đỡ để tiếp tục đà tăng. Hiện tại, phe mua đang tán công hai đường MA 100 ngày màu cam tại 1,791 và đường MA 200 màu đỏ tại 1,800. Đây là hai kháng cự cứng đã cản đà tăng của vàng trong thời gian khá dài, và nếu vượt được 2 kháng cự này, phe mua sẽ có thêm cơ hội tìm lại các mức 1,820 và 1,833. Hỗ trợ gần sẽ là đường MA 50 ngày.
NZD là đồng tiền mạnh nhất tuần, nhưng CAD mới là đồng tiền mạnh nhất năm
Đồng NZD đã tăng 1.64% so với USD trong tuần này, cao hơn tất cả các đồng tiền lớn khác. Tăng ít nhất là GBP, với mức tăng khiêm tốn 0.21%.
Đồng krona Na Uy là đồng tiền biến động mạnh nhất, còn Euro là đồng tiền ít biến động nhất trong 30 ngày gần đây, trong số 10 đồng tiền lớn.
Tính từ đầu năm, đô la Canada là đồng tiền mạnh nhất với mức tăng ấn tượng 3.17% so với USD. Còn JPY là đồng tiền đuối sức nhất khi giảm gần 10% giá trị so với đồng bạc xanh.
Số liệu PMI flash tháng Mười tại Anh có gì đáng chú ý?
Theo Markit:
- PMI dịch vụ đạt 58 điểm so với kỳ vọng 54.5
- PMI sản xuất đạt 57.7 điểm so với kỳ vọng 55.8
- PMI tổng hợp đạt 56.8 điểm
Có thể thấy hoạt động kinh tế tại Anh tốt hơn kỳ vọng rất nhiều, và điều này sẽ có nhiều tác động tích cực tới GBP.
MUFG có nhận định gì về USD và Evergrande?
Theo MUFG, nhờ việc Evergrande thanh toán được lãi suất trái phiếu, tâm lý nhà đầu tư đã hưng phấn trở lại và tìm đến các tài sản rủi ro. Chỉ số Hang Seng tăng mạnh đã khiến áp lực lên đồng đô la gia tăng. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều điều khó đoán. Có nhiều lý do để tin rằng ảnh hưởng của Evergrande đã lan sang cả các công ty bất động sản khác. Ngoài ra, ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế cũng hoàn toàn khả thi. MUFG cho rằng USD sẽ vẫn chịu chút áp lực bán nhẹ cho đến khi vấn đề Evergrande và các công ty bất động sản khác được sáng tỏ thêm.
Số liệu PMI flash tại Eurozone tháng Mười có gì đáng chú ý?
Theo Markit:
- PMI dịch vụ đạt 54.7 điểm, thấp hơn kỳ vọng 55.5 điểm. Tháng trước đạt 56.4 điểm
- PMI sản xuất đạt 58.5 điểm, cao hơn kỳ vọng 57 điểm. Tháng trước đạt 58.6 điểm
- PMI chung đạt 54.3 so với kỳ vọng 55.2 điểm
Có thể thấy so với tháng trước, hoạt động kinh tế tại Eurozone đã suy yếu khá nhiều. Tắc nghẽn chuỗi cung ứng vẫn đang là một vấn đề lớn với châu Âu.
Số liệu PMI sơ bộ của Pháp và Đức có gì đáng chú ý?
Tại Pháp, số liệu PMI sơ bộ tháng Mười ngành dịch vụ ở mức 56.6 điểm, cao hơn kỳ vọng 55.5 điểm. Với ngành sản xuất, con số này là 53.5 điểm so với kỳ vọng 54 điểm.
Còn tại Đức, PMI sơ bộ tháng Mười ngành dịch vụ ở mức 52.4 điểm, thấp hơn kỳ vọng 55 điểm. Với ngành sản xuất PMI ở mức 58,2 điểm so với kỳ vọng 56.5.
Kinh tế trưởng BoE: Quyết định tăng lãi suất vào ngày 4/11 đang trong quá trình tranh luận
Theo ông Huw Pill, cuộc tranh luận về vấn đề tăng lãi suất vào tháng Mười Một đang "ngang tài ngang sức", nói thêm rằng đợt lạm phát tăng mạnh lần này "rất không ổn". Ba cựu thành viên ủy ban chính sách tiền tệ là Andrew Sentance, David Miles và John Gieve đều kỳ vọng rằng những người cầm quyền sẽ tiếp tục cứng đầu với quan điểm của họ, vì rất ít khi họ thay đổi đột ngột quan điểm của mình. Ba ông cũng cho rằng không một nhà hoạch định chính sách nào đã bỏ phiếu tăng lãi suất trong thời kỳ đại dịch bùng phát.
Đồng GBP vẫn chưa phản ứng mạnh sau tin, hiện tăng 0.05%.
Chứng khoán châu Âu chào phiên cuối tuần cùng sắc xanh
Các chỉ số tại châu Âu hiện đang tăng nhẹ từ đầu phiên sau khi những lo ngại xung quanh Evergrande tạm thời lắng xuống:
- Chỉ số DAX +0.3%
- Chỉ số FTSE 100 +0.1%
- Chỉ số CAC +0.68%
- Chỉ số MIB +0.28%
- Chỉ sosos Stoxx 600 toàn châu Âu +0.18%
Trên thị trường tiền tệ, tâm lý risk-on có phần chiếm ưu thế đang khiến USD rơi vào thế thủ. Dù đã cắt đứt chuỗi giảm, đây là phiên thứ 7 trong 8 phiên gần nhất chỉ số DXY giảm điểm:
- Chỉ số DXY giảm 0.1% xuống 93.65 điểm
- EUR +0.15%
- GBP không đổi
- AUD +0.37%
- NZD +0.31%
- JPY chưa có nhiều thay đổi
- CHF tăng 0.13%
- CAD tăng 0.16%
Vàng tăng trở lại lên mức 1,791 trước sự suy yếu của đồng đô la. Dầu chưa có nhiều thay đổi ở mức $82.4/thùng.
Sau Evergrande, ai sẽ là người tiếp theo?
Evergrande đã trả được khoản nợ của mình, tuy nhiên, theo Reuters, còn nhiều công ty khác cũng đang chịu rất nhiều áp lực này, có thể kể đến như:
- Fantasia với khoản nợ gốc 205.7 triệu USD
- China Properties với khoản nợ gốc 225.6 triệu USD
- Xinyuan RE với khoản nợ gốc 207.7 triệu USD
- Sinic với khoản nợ gốc 246 triệu USD
- Modern Land với khoản nợ gốc 250 triệu USD
- Oceanwide Holdings với khoản nợ gốc 210.2 triệu USD
Hợp đồng tương lai chỉ số Eurostoxx tăng 0.5% đầu phiên giao dịch châu Âu
Hợp đồng tương lai chỉ số DAX của Đức tăng 0.2%
Hợp đồng tương lai chỉ số FTSE tương lai của Anh tăng 0.3%
Trong khi đó, hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 giảm 0.2% và Nasdaq giảm 0.5%.
China Evergrande khiến thị trường "thở phào nhẹ nhõm"
Hầu hết chứng khoán châu Á tăng vào thứ Sáu khi China Evergrande Group dần cải thiện sau bờ vực phá sản. Chỉ số Topix của Nhật Bản ổn định trong khi Chỉ số S&P/ASX 200 của Úc không đổi. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 0.1% trong khi Chỉ số Tổng hợp Thượng Hải của Trung Quốc tăng 0.1% và chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 0.4%
Các quỹ có đòn bẩy mua đồng yên bao gồm AUD / JPY, NZD / JPY và EUR / JPY sau khi China Evergrande được cho là thanh toán 83.5 triệu USD tiền lãi trái phiếu. EUR/USD và GBP/USD ít thay đổi sau dữ liệu PMI của Eurozone và Vương quốc Anh.
Lợi suất TPCP kỳ hạn 2 năm của Mỹ giảm 1bp xuống 0.45% trong khi lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm giảm 2 điểm phần trăm xuống 1.68%. Trong phiên giao dịch hôm thứ Năm tại Hoa Kỳ, lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm đã tăng ngày thứ năm - khoảng 5 điểm phần trăm
Tỷ phú Peter Thiel “hối hận” vì đáng ra nên đầu tư nhiều hơn vào Bitcoin
Trả lời phỏng vấn tại một hội nghị đang được tổ chức tại Miami (Mỹ), ông Thiel đã đưa ra nhận định trước thông tin Bitcoin lại lập đỉnh giá mới: “Bạn chỉ cần mua Bitcoin thôi là giàu. Tôi cảm thấy mình đã đầu tư quá ít tiền vào nó.”
Tỷ phú Thiel khẳng định điều duy nhất khiến ông chần chứ trước khi bỏ tiền vào Bitcoin là vì tưởng “ai cũng đã biết về cơ hội đầu tư bí mật này”. Nhà sáng lập quỹ Palantir cho rằng lúc này vẫn nên kỳ vọng rằng giá BTC vẫn tiếp tục tăng, hy vọng “bí mật Bitcoin vẫn chưa quá lộ”.
RBA bảo vệ mục tiêu lợi suất trái phiếu lần đầu tiên sau tám tháng
Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) đã can thiệp vào hoạt động thị trường trái phiếu để bảo vệ mục tiêu lợi suất lần đầu tiên kể từ cuối tháng Hai.
“RBA đã đề nghị mua 1 tỷ đô la Úc (750 triệu đô la) trái phiếu chính phủ đáo hạn vào tháng 4 năm 2024.”
“Lợi suất của trái phiếu tháng 4 năm 2024 giảm 5.6 điểm cơ bản (bps) xuống 0.14% - vẫn cao hơn 4 bps so với mục tiêu 0.1% của ngân hàng trung ương”.
Trước đó, Thống đốc ngân hàng trung ương Phillip Lowe cho biết “Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) đang theo dõi chặt chẽ mức tăng đột biến của lạm phát.”
Giữa sự can thiệp của RBA và tin tức về China Evergrande, AUD/USD đã phục hồi nhanh chóng lên mức cao hàng ngày là 0.7490, trước khi giảm xuống 0.7477.
Xuất hiện quỹ hưu trí công đầu tiên của Mỹ đầu tư vào Bitcoin và Ethereum
Quỹ hưu trí và hỗ trợ Lính cứu hỏa Houston (HFRRF) đã thông báo đầu tư 25 triệu USD vào Bitcoin và Ethereum. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử một quỹ hưu trí công tại Mỹ phân bổ tài sản thành tiền mã hóa.
Giám đốc đầu tư của HFRRF Ajit Singh cho biết:“Chúng tôi đã cân nhắc việc đưa tiền mã hóa để thêm vào danh mục đầu tư từ lâu rồi. Nó đã trở thành một lớp tài sản mà chúng tôi không thể làm ngơ được nữa.”
Chủ tịch Fed New York bình luận về lạm phát, giá nhà!
John Williams là người đứng đầu Fed New York và ông có một phiếu tại mỗi cuộc họp của FOMC. Ông bình luận:
- kỳ vọng lạm phát dài hạn đang phù hợp với mục tiêu 2% của Fed
- nếu kỳ vọng lạm phát được giữ ở mức quá thấp thì nó sẽ làm giảm lạm phát thực tế theo thời gian
- có rất nhiều bất ổn về nền kinh tế ngày nay
- Giá nhà ở Mỹ đang tăng rất nhanh và định giá tài sản khá cao
- giá nhà tăng cao do môi trường lãi suất thấp và các yếu tố đại dịch
- Giá nhà cao hơn không phải là một rủi ro đối với sự ổn định tài chính và các ngân hàng được vốn hóa tốt hơn so với trong cuộc khủng hoảng vừa qua
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 21/10: Đồng USD "tạm nghỉ"!
Chỉ số S&P 500 tăng lên mức cao nhất mọi thời đại 4549.79 (tăng 0.3% trong phiên) với một loạt các kết quả kinh doanh được công bố và tin tức tích cực về cuộc chiến chống lại COVID.
Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 5 năm tăng trên 1.21%, cao nhất kể từ tháng 2 năm 2020, do các nhà giao dịch tăng đặt cược rằng Fed có thể thắt chặt chính sách sớm hơn dự kiến. Các báo cáo kinh tế tích cực vào thứ Năm cũng củng cố các dự đoán. Báo cáo số đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới nhất đã bất ngờ giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3 năm 2020.
Giá dầu thô tại Mỹ giảm nhẹ xuống $82.5/thùng.
- Giá vàng dao động hai chiều trong biên độ 1775 - 1790 USD/oz
Trên thị trường tiền tệ, đồng USD bật tăng trở lại so với các đồng G7 sau nhiều phiên giảm liên tiếp.
- Tỷ giá EUR/USD giảm xuống 1.1622.
- Cặp AUD/USD giảm 80 pips xuống 0.7462.
Canada sẽ kết thúc các chương trình hỗ trợ covid trên diện rộng vào ngày 23 tháng 10
Trước đó có một số suy đoán rằng chúng sẽ được gia hạn
- Một số chương trình mục tiêu sẽ được triển khai
- Sẽ kéo dài chương trình tuyển dụng đến ngày 7 tháng 5 năm 2022 với tỷ lệ hiện tại là 50%
Canada đã công bố số người đang hưởng bảo hiểm việc làm từ hôm nay đến hết tháng 8:
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Manchin: Các nhà lập pháp đang tiến gần đến vấn đề hàng đầu đối với dự luật chi tiêu
Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Hoa Kỳ Joe Manchin cho biết hôm thứ Năm rằng các nhà lập pháp đảng Dân chủ đang tiến gần hơn đến một thỏa thuận về một vấn đề "hàng đầu" cho dự luật chi tiêu, như Reuters đưa tin.
"Các cuộc đàm phán đang diễn ra, chúng tôi vẫn đang nói chuyện với Nhà Trắng", Manchin nói thêm.
Trên một lưu ý tương tự, Lãnh đạo đảng Dân chủ Thượng viện Hoa Kỳ Chuck Schumer rằng họ đang "tiến gần hơn" đến dự luật chương trình nghị sự của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden.
Điều đáng chú ý là Biden đã báo cáo giảm mục tiêu gói chi tiêu xuống 1.75 nghìn tỷ USD từ 1.9 nghìn tỷ USD.
Doanh số bán nhà hiện có tại Mỹ tháng 9 là 6.29 triệu so với dự kiến là 6.09 triệu
Dữ liệu bán nhà hiện có của Hoa Kỳ từ Hiệp hội Môi giới Quốc gia:
- Doanh số bán nhà hiện có -2.0% so với tháng trước.
- Nguồn cung tại các tháng so với 2,6 tháng trước đó
- Giá trung bình là 352,800 USD so với 356,700 USD trước đó
Quan chức Fed Waller đã đưa ra một mốc thời gian cho cuộc tranh luận về tính "tạm thời"
Nhận xét từ ông Waller của Fed:
- 5 tháng tiếp theo là rất quan trọng để xem liệu lạm phát có phải là tạm thời hay không
Đây là một bước quan trọng vì ông đưa ra bình luận về những gì Fed sẽ làm sau khi taper kết thúc vào giữa quý 2. Đó sẽ là thời điểm mà họ sẽ phải báo hiệu rõ ràng về việc tăng lãi suất và tốc độ sắp tới.
Chỉ số giá nhà tháng 9 tại Canada tăng thấp hơn so với tháng trước
Chỉ số giá nhà mới cho tháng 9 tại Canada tăng 0.4% so với tháng trước tăng 0.7%
Số đơn trợ cấp thất nghiêp tại Hoa Kỳ thấp hơn so với dự kiến
Số đơn trợ cấp thất nghiệp ban đầu của Hoa Kỳ là 290 nghìn so với ước tính 300 nghìn
Pfizer và BioNTech xác nhận đã khôi phục lại khả năng bảo vệ của mũi tiêm nhắc lại
Pfizer và BioNTech cho biết mũi tiêm nhắc lại của họ đã khôi phục khả năng bảo vệ hoàn toàn trong một nghiên cứu lớn, kết quả có khả năng củng cố lập luận về việc tiêm liều thứ ba.
Độ hiệu quả của vaccine lên tới 95.6% trong nghiên cứu trên 10,000 người từ 16 tuổi trở lên.
BOJ đang xem xét loại bỏ dần việc hỗ trợ đại dịch nếu ca nhiễm Covid giảm
BOJ được cho là đang xem xét loại bỏ dần việc hỗ trợ đại dịch nếu số ca nhiễm COVID-19 tiếp tục giảm.
Báo cáo cho biết BOJ đang thảo luận về việc loại bỏ chương trình cho vay COVID-19, chương trình này sẽ hết hạn vào tháng 3 năm sau, nếu các ca nhiễm Covid trong nước tiếp tục giảm và khi nền kinh tế tự phục hồi từ vực sâu của đại dịch.
Moscow đóng cửa tất cả các cửa hàng do số ca nhiễm Covid tăng cao
Moscow đóng cửa tất cả các cửa hàng ngoại trừ cửa hàng tạp hóa và hiệu thuốc trong bối cảnh số ca COVID-19 gia tăng.
Nga ghi nhận con số kỷ lục 34,073 ca nhiễm Covid và 1,028 trường hợp tử vong.
Mặc dù đã có vaccine riêng, nhưng tỷ lệ tiêm chủng 35% của Nga đang gặp phải khó khăn vì đất nước này đang chứng kiến sự bùng phát trở lại các ca nhiễm COVID-19 kể từ tháng 9.
Thủ đô Nga đóng cửa toàn bộ cửa hàng trừ tạp hóa và dược phẩm do dịch Covid bùng phát
Trong thời gian gần đây, số ca Covid tại Nga đang tăng mạnh. Để hạn chế lây lan, thủ đô Moscow đã ban hành lệnh đóng cửa toàn bộ cửa hàng trừ tạp hóa và dược phẩm. Mặc dù đã tự phát triển vắc xin, tỷ lệ tiêm chủng tại Nga chỉ là 35%. Chính quyền địa phương cũng đang lo rằng đợt bùng phát mới có cả sự hiện diện của chủng AY.4.2, còn được biết đến là chủng delta+. Chủng mới này cũng đang trên đường thay thế chủng delta thành chủng Covid chính.
Thống đốc ngân hàng trung ương Ý: Tắc nghẽn nguồn cung có thể kéo dài hơn dự kiến
Theo ông Ignazio Visco, thống đốc ngân hàng trung ương Ý kiêm nhà hoạch định chính sách ECB:
- Tác động của chuỗi cung ứng sẽ ảnh hưởng sâu hơn tới giá cả và sản xuất
-
EU nên xem xét thiết lập quỹ chìm để quản lý nợ công của các quốc gia thành viên trong đại dịch
SocGen có nhận định gì về dầu Brent?
Theo SocGen, dầu Brent đang quanh mức đỉnh 2018 tại 86.75. Điều này có thể hạn chế đà tăng, nhưng chắc chắn sẽ không kéo dài; giới hạn dưới của kênh giá tăng ở mức 83,60/83,00 và 81,90 là các hỗ trợ gần nhất. Giữ trên các mức này, dầu Brent có thể hướng tới các mục tiêu 88.5 và 90.5.
Hiện dầu Brent đang ở mức $85.2/thùng.
NZDUSD suy yếu sau khi chạm đỉnh nhiều tháng
Trong phiên hôm nay, đồng kiwi đã tăng lên mức 0.7218, cao nhất kể từ ngày 11/6. Tuy nhiên, một số lo ngại mới về khủng hoảng tín dụng tại Trung Quốc đã xoay chuyển tâm lý nhà đầu tư, tăng nhu cầu của đồng bạc xanh. NZDUSD đã quay đầu giảm gần 0.4% về mức 0.7171. Mức đỉnh tháng Chín tại 0.7170 có thể sẽ là hỗ trợ gần nhất cho phe mua. Thị trường sẽ tiếp tục chờ đợi báo cáo thất nghiệp tại Mỹ để tìm thêm xúc tác.
Bộ Thương mại Trung Quốc: Mỹ và Trung Quốc nên cùng nhau hướng tới một thỏa thuận thương mại giai đoạn một
Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết Washington và Bắc Kinh nên hợp tác để tạo điều kiện cho việc thực hiện thỏa thuận thương mại giai đoạn một
Trong phản hồi với Đại diện Thương mại Hoa Kỳ về việc có thể dỡ bỏ một phần thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc, Bộ Thương mại nước này cho biết, “Chúng tôi hoan nghênh các biện pháp của Hoa Kỳ.
Câu chuyện này được đưa ra một báo cáo của Bloomberg rằng, “Nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc từ Mỹ chỉ đạt khoảng 53% trong số khoản bổ sung trị giá 200 tỷ USD mà nước này chấp nhận mua theo thỏa thuận thương mại đã ký năm ngoái”.
Chứng khoán châu Âu rực đỏ chào phiên thứ Năm
Các chỉ số tại châu Âu đều đang có khởi đầu không mấy thuận lợi đầu phiên hôm nay khi các nhà đầu tư tiếp tục đánh giá báo cáo lợi nhuận quý III, vấn đề Evergrande và lạm phát tăng cao:
- Chỉ số DAX -0.7%
- Chỉ số FTSE 100 -0.5%
- Chỉ số CAC -0.48%
- Chỉ số MIB -0.67%
- Chỉ số Stoxx 600 toàn châu Âu -0.57%
Trên thị trường tiền tệ, các đồng tiền vẫn chưa có quá nhiều biến động mạnh, trừ một số đồng như AUD, NZD, JPY. Thị trường sẽ tiếp tục theo dõi báo cáo thất nghiệp tại Mỹ tối nay để có thêm xúc tác:
- Chỉ số DXY +0.07%
- EUR -0.06%
- GBP -0.15%
- AUD -0.32%
- NZD -0.27%
- JPY +0.2%
- CHF -0.12%
- CAD -0.13%
Vàng chưa có nhiều thay đổi ở mức 1,782. Dầu giảm 0.56% về mức $83/thùng.