USD/JPY tăng chạm đỉnh 2 tuần, thị trường chờ đợi NFP Mỹ
JPY suy yếu ngày thứ tư liên tiếp khi USD/JPY chạm mức đỉnh trong hai tuần quanh khu vực 144.85 trong phiên giao dịch châu Á.
China Index Academy: Số nhà bị tịch biên ở Trung Quốc tăng 33.5% trong 11 tháng đầu năm 2023
Ngành bất động sản Trung Quốc tiếp tục vật lộn với gánh nặng nợ nần khi:
- Số nhà bị tịch biên ở Trung Quốc tăng 33.5% với 709,000 trường hợp trong 11 tháng đầu năm 2023
- Chỉ 19.2% trong số đó được bán thành công - giảm từ 21.66% trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2022
Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều
Hầu hết thị trường khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đều tăng điểm vào thứ 6, sau khi giảm trong vài ngày giao dịch đầu tiên của năm mới.
Các nhà đầu tư sẽ theo dõi dữ liệu kinh tế của Đông Nam Á vào cuối ngày, bao gồm số liệu lạm phát từ Thái Lan, cũng như dữ liệu doanh số bán lẻ từ Singapore.
Dữ liệu từ Nhật Bản cho thấy sự suy yếu trong hoạt động của khu vực tư nhân có thể đã kết thúc.
Bitcoin tăng nhẹ lên $43.6K khi mọi con mắt đổ dồn vào quyết định của SEC
Bitcoin tăng nhẹ lên $43.6K sau khi giảm mạnh hơn 2% xuống dưới 43K đầu phiên Á.
Thị trường đang chờ đợi liệu SEC có phê duyệt Bitcoin ETF. Đã có những thông tin bên lề về việc SEC đã chấp thuận nhưng chưa có thông báo chính thức nào được đưa ra
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.1029
- Giá đóng cửa trước đó: 7.1620
- PBOC bơm 75 tỷ nhân dân tệ reverse repo kỳ hạn 7 ngày với lãi suất không đổi ở mức 1.8%
- 486 tỷ nhân dân tệ reverse repo sẽ đáo hạn trong ngày hôm nay
- Một khoản rút ròng 411 tỷ nhân dân tệ sẽ được thông qua trong hoạt động thị trường mở
Goldman Sachs cảnh báo sự gián đoạn kéo dài ở eo biển Hormuz có thể khiến giá dầu tăng gấp đôi
Goldman Sachs cho biết:
- “Nếu eo biển Hormuz bị gián đoạn trong một tháng, giá dầu sẽ tăng 20% và thậm chí có thể tăng gấp đôi nếu tình trạng gián đoạn eo biển Hormuz kéo dài lâu hơn”
Tổng thống Mỹ Biden đang vạch ra kế hoạch tấn công các mục tiêu của Houthi ở Yemen
Politico dẫn lời ba quan chức Mỹ có liên quan trực tiếp đến các cuộc thảo luận:
- Quân đội đang soạn thảo kế hoạch đánh trả các phiến quân Houthi do Iran hậu thuẫn đang tấn công các tàu chở hàng thương mại ở Biển Đỏ.
- Theo một trong các quan chức, điều đó bao gồm việc tấn công các mục tiêu của Houthi ở Yemen, một phương án mà quân đội đã đưa ra trước đó.
Các quan chức chính quyền Tổng thống Biden đang vạch ra kế hoạch để Hoa Kỳ ứng phó với việc cuộc chiến ở Gaza có thể dẫn đến một cuộc xung đột khu vực kéo dài. Các nguồn tin thân cận, bao gồm cả một quan chức chính quyền cấp cao, đã cho biết rằng các cuộc họp cũng dự đoán khả năng Mỹ có thể bị lôi vào một cuộc chiến khác ở Trung Đông.
PMI dịch vụ của Nhật Bản tăng tháng thứ 16 liên tiếp
- PMI dịch vụ tháng 12: 51.5
- Trước đó: 50.8
- PMI tổng hợp: 50.0
- Trước đó: 49.6
Ghi nhận sự tăng trưởng về khối lượng kinh doanh mới, dẫn đầu bởi khách hàng trong nước cũng như tăng trưởng việc làm trong ba tháng liên tiếp. Hoạt động xuất khẩu mới vẫn giảm nhưng ở mức đỉnh trong 3 tháng. Các nhà cung cấp dịch vụ tăng giá với tốc độ mạnh nhất kể từ tháng 8
BoJ được dự đoán sẽ không chấm dứt chính sách lãi suất âm trong cuộc họp tới
Cuộc họp chính sách tiếp theo của BoJ sẽ diễn ra vào ngày 22 và 23 tháng 1.
Trận động đất chết người trong năm mới có vẽ như đã dập tắt hy vọng về việc chấm dứt lãi suất âm của BOJ tại cuộc họp này:
- Ngân hàng Mizuho cho biết: “Mặc dù có khá nhiều nhà đầu tư nước ngoài dự đoán lãi suất âm sẽ kết thúc vào tháng 1, nhưng trong hoàn cảnh hiện tại, BOJ gần như chắc chắn sẽ không hành động trong tháng này”
- Chứng khoán Daiwa chỉ ra rằng: "BoJ sẽ không có động thái nào trong tháng 1"
Việc BoJ được dự đoán sẽ không chấm dứt chính sách lãi suất âm trong cuộc họp tới được cho là nguyên nhân khiến JPY suy yếu
Các nhà phân tích dự báo BoE sẽ cắt giảm lãi suất trong năm 2024
Các nhà phân tích bình luận về triển vọng năm 2024 của Ngân hàng Anh:
- Goldman Sachs dự đoán đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên từ BoE vào tháng 5 với mức giảm 25 bps. Sau đó, BoE sẽ cắt giảm thêm 25 bps tại mỗi cuộc họp chính sách cho đến khi lãi suất đạt 3% vào tháng 5 năm 2025. Lý do là bởi tăng trưởng tiền lương và lạm phát đang yếu hơn
- Dự đoán của Capital Economics về đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của Ngân hàng Trung ương Anh đã chuyển sang tháng 6 (từ tháng 11 trước đó). Lãi suất dự kiến sẽ giảm từ 5.25% xuống 3% vào năm 2025
- Deutsche Bank cho rằng lãi suất có thể giảm xuống 4% vào cuối năm 2024 và kỳ vọng lạm phát sẽ giảm xuống mục tiêu 2% trong tháng 4 hoặc tháng 5
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 04.01: Thị trường chứng khoán Mỹ ảm đạm, USD giảm nhẹ khi dữ liệu việc làm cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn mạnh mẽ
Thị trường chứng khoán Mỹ ảm đạm trong bối cảnh dữ liệu việc làm cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn mạnh mẽ, khiến thị trường hạ định giá mức cắt giảm lãi suất của Fed trong năm 2024. S&P 500 và Nasdaq Composite lần lượt giảm phiên thứ tư và thứ năm liên tiếp. Dow Jones đóng cửa tăng nhẹ trong ngày nhưng vẫn giảm trong tuần. Ba chỉ số trung bình chính đều đang trên đà phá vỡ chuỗi tăng trưởng kéo dài 9 tuần, trong đó Nasdaq Composite chịu mức giảm lớn nhất trong tuần ở mức 3.3%.
- Dow Jones: +0.03%
- S&P 500: -0.34%
- Nasdaq: -0.56%
Trên thị trường FX, USD tăng vọt sau công bố dữ liệu ADP và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trước khi quay đầu giảm. DXY giảm 0.04%, đóng cửa ở 102.42. EUR mạnh nhất, JPY yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính. EUR/USD quét hai đầu trong khoảng 1.0940-1.0970 trong khi hành động giá của GBPUSD ở trong phạm vi 1.2675-1.2775. USD/JPY tăng mạnh lên 144.85 khi xuất hiện thông tin BOJ sẽ tiếp tục trì hoãn việc bình thường hóa chính sách tiền tệ do trận động đất trước khi giảm nhẹ và đóng cửa ở 144.61.
- Chỉ số DXY -0.04%
- EURUSD +0.21%
- GBPUSD +0.14%
- AUDUSD -0.37%
- NZDUSD -0.19%
- USDJPY +0.93%
- USDCHF +0.14%
- USDCAD -0.02%
Vàng giảm $3 xuống $2,043. Trong lĩnh vực tiền điện tử, sự chú ý vẫn đổ dồn vào việc liệu SEC có phê duyệt các đề xuất về quỹ ETF bitcoin. Điều đó đã giúp BTC tăng 3.3% lên trên $44K. Lợi suất trái phiếu kho bạc đồng loạt tăng. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng 9 bps lên 3.99%. Giá dầu giảm do tồn kho xăng và sản phẩm chưng cất ở Mỹ tăng mạnh làm lu mờ việc lượng dầu thô giảm lớn hơn dự kiến. Dầu thô WTI giảm xuống $72.35/ thùng.
PMI dịch vụ chính thức S&P Global tháng 12 của Hoa Kỳ là 51.4 so với 51.3 sơ bộ
- Sơ bộ: 51.3
- Trước đó: 50.8
- PMI tổng hợp sơ bộ: 51.0 (trước đó là 50.7)
- Số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh nhất kể từ tháng 6
- Các nhà cung cấp dịch vụ ghi nhận chi phí đầu vào tăng mạnh hơn do tiền lương tăng và giá thực phẩm thúc đẩy lạm phát nhưng chi phí đầu ra lại tăng chậm
Mặc dù con số chính thức hiếm khi bất ngờ, nhưng nó lại là tiền đề cho báo cáo ISM dịch vụ sẽ được công bố vào ngày mai. Dự kiến chỉ số này sẽ đạt 52.6, giảm nhẹ so với mức 52.7 của tháng 11.
Chứng khoán Mỹ khởi đầu năm mới khá ảm đạm, liệu điều này có ảnh hưởng gì đến phần còn lại của năm?
Thị trường chứng khoán Mỹ hiện đang giao dịch gần như đi ngang sau khi mở cửa.
Bespoke, một công ty nghiên cứu thị trường, chỉ ra rằng lịch sử cho thấy thị trường thường biến động như thế nào sau khi trải qua hai ngày giảm liên tiếp hơn 0.5% vào đầu năm. Tóm lại, điều này không thực sự báo hiệu bất cứ điều gì cụ thể.
Ford báo cáo doanh số bán hàng năm 2023 đạt 1.99M xe so với 1.86M xe của năm trước
Đây là tuần báo cáo doanh số của các nhà sản xuất ô tô, và hôm nay Ford công bố mức tăng 7.1% doanh số tại Mỹ, do crossover SUV và xe bán tải dẫn đầu.
Hôm qua, GM báo cáo mức bán 2.6M xe tại Mỹ, tăng 14% trong năm 2023 và đúng như dự kiến. Đây là năm bán hàng tốt nhất của GM kể từ năm 2019, khi họ bán được 2.9M xe.
Ngoài Ford và GM, một số hãng xe khác cũng công bố doanh số bán hàng:
- Toyota: +6.6% so với cùng kỳ năm ngoái.
- Hyundai: +11% so với cùng kỳ năm ngoái.
- Nissan: +23% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tổng doanh số bán xe tại Mỹ dự kiến đạt khoảng 15.5M xe. Tuy nhiên, thị trường xe hơi có dấu hiệu chững lại trong năm 2024 do chi phí vay mượn cao khiến người mua chùn chân.
Đồng đô Mỹ tăng vọt do dữ liệu việc làm cho thấy nền kinh tế mạnh mẽ
Đồng đô Mỹ đạt mức đỉnh trong ngày so với đồng yên, tăng 124 pip lên 144.60. Đây là ngày thứ ba liên tiếp đồng đô Mỹ tăng mạnh so với đồng yên trong tuần này, và động lực chính hôm nay là lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng 8 điểm cơ bản lên 3.985%.
Mức tăng mới nhất diễn ra sau khi số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp thấp hơn dự kiến và số việc làm được tạo ra trong báo cáo ADP cao hơn dự kiến. Số người nộp đơn là 202,000 so với dự kiến là 216,000, trong khi số việc làm của ADP là +164,000 so với dự kiến là +115,000.
Trước khi công bố dữ liệu việc làm, cặp USD/JPY giao dịch ở mức 114.20 nhưng hiện đã tăng lên mức đỉnh của phiên là 144.60.
Đồng đô la cũng tăng giá trên diện rộng, nhưng mức tăng ít hơn đáng kể. USD/CAD tăng 3 pip lên 1.3356, sau khi tăng 20 pip kể từ khi có dữ liệu.
Tâm điểm chú ý sẽ vẫn đổ dồn vào đồng đô Mỹ và lợi suất trái phiếu kho bạc. Dữ liệu kinh tế sẽ được công bố hôm nay bao gồm chỉ số PMI ngành dịch vụ của S&P Global lúc 21h45. Ngày mai, thị trường sẽ có báo cáo quan trọng về số lượng việc làm phi nông nghiệp và chỉ số ISM ngành dịch vụ.
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu hàng tuần của Hoa Kỳ là 202K, dự kiến 216K
- Trước đó: 218K (đã điều chỉnh thành 220K)
- Trung bình bốn tuần số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Mỹ: 207.75K so với 212.5K trước đó
- Số đơn xin tiếp tục trợ cấp thất nghiệp: 1.855M so với dự kiến 1.883M
Các yếu tố biến động xung quanh kỳ nghỉ lễ và dịp cuối năm khiến chỉ số thất nghiệp không đáng tin cậy, do đó hãy cẩn thận khi đưa ra kết luận.
Dữ liệu việc làm toàn quốc ADP tháng 12 là 164K so với 115K dự kiến
- Tháng trước: 101K so với 103K được báo cáo trước đó
- Tỷ lệ người ở lại làm việc: 5.4% so với 5.8% tháng trước
- Tỷ lệ người thay đổi công việc: 8.0% so với 8.3% tháng trước
Tổng hợp phiên Âu ngày 04/01: USD biến động trái chiều, đồng Yên tiếp tục chịu áp lực
Các tin chính:
- Euro và bảng Anh giữ mức tăng nhẹ sau loạt dữ liệu PMI
- Trận động đất ở Ishikawa khiến BOJ gác lại kế hoạch thay đổi chính sách tiền tệ sớm?
- CPI tháng 12 của Bavaria +3.4% so với +2.8% y/y
- CPI sơ bộ tháng 12 của Pháp +3.7% so với +3.8% y/y dự kiến
- PMI dịch vụ chính thức tháng 12 của Eurozone là 48.8 so với 48.1 sơ bộ
- PMI dịch vụ chính thức tháng 12 của Anh là 53.4 so với 52.7 sơ bộ
- Số lượng phê duyệt cho vay thế chấp tháng 11 của Anh là 50.07K, dự kiến là 48.50K
- Số liệu sa thải Challenger của Mỹ trong tháng 12 là 34.82K so với 45.51K trước đó
- Morgan Stanley chuyển sang quan điểm trung lập về đồng đô la
- Thủ tướng Anh Sunak tuyên bố sẽ không có cuộc bầu cử nào vào mùa xuân năm nay
Thị trường:
- EUR dẫn đầu đà tăng, JPY giảm trong ngày
- Chứng khoán châu Âu ít biến động; Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán S&P 500 tăng 0.1%
- Lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ tăng 4.6 điểm cơ bản lên 3.953%
- Vàng tăng 0.2% lên 2,045.31 USD
- Dầu thô WTI tăng 1.1% lên 73.52 USD
- Bitcoin tăng 0.9% lên 43,343 USD
Phiên giao dịch châu Âu hôm nay không quá sôi động, nhưng thị trường vẫn có một số diễn biến đáng chú ý.
Về mặt dữ liệu, thị trường thấy được những điều chỉnh tích cực hơn đối với chỉ số PMI của khu vực euro và Anh, điều này giúp cả đồng euro và bảng Anh ổn định hơn. Trong khi đó, lạm phát của Pháp và Đức dự kiến sẽ tăng nhẹ trong tháng 12, một phần cũng do giá năng lượng tăng.
Đồng USD suy yếu đầu phiên giao dịch nhưng hiện đang biến động trái chiều khi tâm lý rủi ro cho thấy một số tín hiệu tích cực ban đầu. Chứng khoán Châu Âu tăng nhẹ trước khi giảm trở lại nhưng hiện đang nhích lên một chút trước thềm phiên Mỹ.
Euro và bảng Anh duy trì mức tăng so với đồng đô Mỹ nhưng đã giảm so với đỉnh trước đó. Cụ thể, EUR/USD tăng 0.3% lên 1.0952, còn GBP/USD tăng 0.2% lên 1.2686, trong khi mức đỉnh trước đó lần lượt là 1.0972 và 1.2730.
Đồng yên Nhật chịu thiệt hại nặng nề nhất sau khi đà giảm tạm thời chững lại trong phiên Á. Cặp USD/JPY tăng từ 143.40 lên 144.30, được thúc đẩy bởi lợi suất trái phiếu tăng và dự đoán BoJ khó có khả năng thay đổi chính sách tiền tệ sớm vào tháng Giêng.
Tâm lý rủi ro vẫn dè dặt, đồng đô Úc (Aussie) và đồng đô New Zealand (Kiwi) đã giảm bớt mức tăng ban đầu so với đồng đô Mỹ. Cặp AUD/USD giảm từ 0.6755 xuống 0.6730, còn NZD/USD giảm từ 0.6285 xuống 0.6250.
Thủ tướng Anh Sunak tuyên bố sẽ không có cuộc bầu cử vào mùa xuân năm nay
Điều này cho thấy khả năng cao là sẽ có một cuộc bầu cử vào mùa thu, khoảng tháng 10. Nên nhớ rằng, thời hạn cuối cùng để Vương quốc Anh tổ chức bầu cử là ngày 28 tháng 1 năm 2025. Tuy nhiên, khó có khả năng Thủ tướng Sunak sẽ để mọi thứ kéo dài đến tận lúc cuối và phải đối mặt với việc vị giám sát không cần thiết.
Số liệu sa thải Challenger của Mỹ trong tháng 12 là 34.82K
- Trước đó: 45.51K
Các nhà tuyển dụng tại Mỹ đã thông báo cắt giảm 34,817 việc làm trong tháng 12, nâng tổng số việc làm bị cắt giảm trong năm 2023 lên 721,677. Con số này cao hơn 199% so với 363,284 việc làm bị cắt giảm được công bố trong năm 2022. Vì vậy, nếu mọi người đang tìm kiếm thêm bằng chứng cho thấy thị trường việc làm của Mỹ đang nới lỏng, thì đây là một dấu hiệu đáng chú ý.
Thảm họa Ishikawa liệu có khiến BOJ tạm gác kế hoạch thay đổi chính sách?
Các ngân hàng Nhật Bản cho biết, tác động từ trận động đất Ishikawa đã khiến hy vọng về một cú xoay trục chính sách sớm từ BOJ tan biến hoàn toàn.
Đồng yên đang tiếp tục mất giá trong ngày giao dịch đầu tiên tại Nhật Bản. Dường như các ngân hàng trong nước đang "thêm dầu vào lửa" khi cho rằng khả năng BOJ thay đổi các chính sách sớm dường như càng trở nên khó xảy ra. Dưới đây là quan điểm của họ về trận động đất Ishikawa:
- Ngân hàng Mizuho"Mặc dù chắc chắn có một số nhà đầu tư nước ngoài dự đoán lãi suất âm có thể kết thúc vào tháng Giêng, nhưng trong những tình huống này, BOJ hầu như chắc chắn sẽ không có động thái nào trong tháng này. Nếu mức lãi suất âm không thay đổi trong tháng Giêng, khả năng chấm dứt chính sách này vào nửa đầu năm 2024 cũng sẽ khó xảy ra ." - Mizuho Bank
- Tập đoàn Chứng khoán Daiwa: "Việc BOJ hành động vào tháng Giêng dường như thậm chí còn khó khăn hơn. Trận động đất có thể sẽ kìm hãm hoạt động sản xuất trong khi chính phủ phải lập ngân sách bổ sung cho các biện pháp phục hồi.". Họ đồng thời điều chỉnh dự báo thời gian kết thúc lãi suất âm từ tháng Giêng sang tháng Tư
- Chứng khoán SMBC Nikko: "Bất kỳ kỳ vọng nào còn sót lại về việc chấm dứt lãi suất âm vào tháng Giêng đều hoàn toàn tan vỡ."
- Trong khi đó, Morgan Stanley MUFG cũng cho rằng BoJ sẽ giữ nguyên chính sách.
- Nomura Holdings cho biết trận động đất có thể trì hoãn kế hoạch chấm dứt lãi suất âm của BOJ vào tháng Giêng, mặc dù điều này cũng phụ thuộc vào mức độ thiệt hại kinh tế từ sự kiện này.
Đồng yên Nhật tiếp tục chật vật trong phiên Châu Âu
Đồng đô la mặc dù đang giảm nhưng vẫn mạnh hơn đồng yên Nhật trong phiên hôm nay. Điều này xảy ra khi lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ tăng cao và hiện ở mức 3.95%.
Biểu đồ USD/JPY so với lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ 10 năm (%):
Trong khi đó, đồng bạc xanh tiếp tục mất giá so với các đồng tiền Châu Âu cũng như đồng tiền hàng hóa: USD/CAD giảm 0.3% trong khi AUD/USD tăng 0.2% lên 0,6740, mặc dù cặp tiền này có một lượng lớn quyền chọn sẽ đáo hạn ở mức 0.6755.
Có vẻ như ngày hôm nay, một vài tín hiệu mâu thuẫn đang xuất hiện. Vì vậy, diễn biến thị trường sẽ phụ thuộc vào phản ứng của mọi người trước các dữ liệu kinh tế quan trọng trong những ngày cuối cùng của tuần giao dịch này.
Đồng Euro và Sterling tăng giá sau số liệu PMI tích cực
Có thể thấy số liệu PMI khá tích cực từ khu vực Eurozone đã hỗ trợ cho đà tăng mạnh của đồng Bảng anh cùng Euro trong bối cảnh thị trường ổn định trong phiên giao dịch hôm nay
EUR/USD và GBP/USD tăng 0.4%, trong khi đồng đô la Mỹ tiếp tục thoái lui với lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm không thể duy trì mức 4% và gặp khó khăn trong việc lấy lại đà tăng của đầu tuần này. Sau hai ngày thị trường đi ngược lại kịch bản của tháng 11 và tháng 12, có thể sẽ mọi thứ trở lại trạng thái bình thường hôm nay nếu tâm lý risk-on có thể được duy trì.
Cổ phiếu Châu Âu tăng từ 0.3% đến 0,7% trong khi hợp đồng tương lai S&P 500 tăng 0.2% trong ngày.
Số đơn xin phê duyệt cho vay thế chấp tại Anh cao hơn dự báo
- Số đơn xin phê duyệt cho vay thế chấp tại Anh tháng 11 đạt 50,070 (Dự báo: 48,500. Trước đó: 47,380)
- Khoảng vay ròng tín dụng tiêu dùng đạt 2 tỷ bảng Anh (Dự báo: 1.4 tỷ. Tháng trước: 1.3 tỷ bảng Anh; điều chỉnh thành 1.4 tỷ bảng Anh)
Tăng trưởng cho vay thế chấp nhà ở chỉ ở mức 0.3% so với cùng kỳ, mức thấp nhất kể từ khi bắt đầu thống kê vào năm 1994. Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng tiêu dùng hàng năm tiếp tục tăng và hiện đạt 8.6%, mức cao nhất kể từ tháng 9 năm 2018.
HCOB: Chỉ số PMI dịch vụ tại Eurozone tăng nhẹ trong tháng 12/2023
Báo cáo PMI theo khảo sát của HCOB tại Eurozone cho tháng 12/2023:
- PMI dịch vụ: 48.8 điểm (dự báo: 48.1 điểm, trước đó: 48.7 điểm)
- PMI toàn phần: 47.6 điểm (dự báo: 47 điểm, trước đó: 47.6 điểm)
Dữ liệu PMI ghi nhận sự cải thiện trong lĩnh vực dịch vụ, nhưng vẫn phản ánh sự suy thoái của nền kinh tế của Khu vực đồng tiền chung châu Âu trong năm 2023. Cả sản lượng sản xuất và dịch vụ đều giảm trong tháng 12, với hiệu suất hoạt động tổng thể bị cản trở phần lớn là do điều kiện về nhu cầu suy yếu.
HCOB: PMI dịch vụ tháng 12 tại Pháp ghi nhận sự cải thiện
Dữ liệu từ HCOB về PMI tại Pháp cho tháng 12/2023:
- PMI dịch vụ: 45.7 điểm (dự báo: 44.3 điểm, trước đó: 45.4 điểm)
- PMI toàn phần: 44.8 điểm (dự báo: 43.7 điểm, trước đó: 44.6 điểm)
Lĩnh vực dịch vụ tại Pháp cũng ghi nhận sự cải thiện trong tháng 12, nhưng vẫn trong phạm vi suy thoái với sản lượng giảm tháng thứ 7 liên tiếp. Nhu cầu yếu vẫn là rào cản chính cho sự phục hồi cho tâm lý kinh doanh lạc quan - chỉ báo đã phục hồi và chạm đỉnh 4 tháng.
HCOB: PMI dịch vụ tháng 12 tại Đức cao hơn kỳ vọng
Báo cáo PMI theo khảo sát của HCOB tại Đức cho tháng 12/2023:
- PMI dịch vụ: 49.3 điểm (dự báo: 48.4 điểm, trước đó: 49.6 điểm)
- PMI toàn phần: 47.4 điểm (dự báo: 46.7 điểm, trước đó: 47.8 điểm)
Dữ liệu mới nhất về lĩnh vực dịch vụ cao hơn ước tính, nhưng vẫn giảm nhẹ trong tháng 12, chủ yếu xuất phát từ điều kiện tài chính thắt chặt hơn và sự yếu kém chung của nền kinh tế Đức. HCOB lưu ý sự sụt giảm của ngành dịch vụ Đức tiếp tục duy trì trong tháng thứ 3 liên tiếp và không có dấu hiệu rõ ràng nào về sự cải thiện trong thời gian tới. Tình hình càng phức tạp hơn khi PMI sản xuất vẫn thấp hơn 50 điểm trong quý IV, phản ánh nhiều khả năng Đức sẽ chứng kiến 2 quý liên tiếp GDP sụt giảm. Nếu điều này diễn ra, điều này cho thấy nền kinh tế lớn nhất khu vực đồng tiền chung châu Âu đang suy thoái, phù hợp với mô hình dự báo GDP của HOCB và đây là yếu tố chính ảnh hưởng tiêu cực đến các chỉ số PMI.
HOCB: PMI dịch vụ tháng 12 tại Ý tăng nhẹ như kỳ vọng
Dữ liệu từ HCOB về PMI tại Đức cho tháng 12/2023:
- PMI dịch vụ: 49.8 điểm (dự báo: 49.8 điểm, trước đó: 49.5 điểm)
- PMI toàn phần: 48.6 điểm (trước đó: 48.1 điểm)
Lĩnh vực dịch vụ tại Ý cải thiện nhẹ trong tháng 12 nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình dài hạn là 50 điểm, với sản lượng giảm tháng thứ 5 liên tiếp và số lượng đơn đặt hàng mới ngày càng giảm. Các điều kiện về nhu cầu vẫn yếu và là rào cản chính cho sự phục hồi của ngành dịch vụ. HOCB lưu ý rằng chỉ số PMI kẹt ở mức 49.8 điểm trong tháng 12 báo hiệu sự bế tắc của lĩnh vực dịch vụ và sẽ khó tạo ra động lực cho tăng trưởng GDP quý IV. Ngoài ra, mô hình dự báo riêng của HOCB không chỉ ra bất kỳ tín hiệu tích cực nào đối với tăng trưởng của Ý vào đầu năm mới.
HOCB: Chỉ số PMI dịch vụ tháng 12 tại Tây Ban Nha tăng nhẹ so với dự báo
Báo cáo PMI dịch vụ từ S&P Global/HOCB tại Tây Ban Nha cho tháng 12/2023:
- Đạt 51.5 điểm (dự báo: 51.1 điểm, trước đó: 51.1 điểm)
Cập nhật FX: tăng nhẹ khoảng 4pip sau khi báo cáo được công bố
Báo cáo CPI sơ bộ tháng 1 tại Pháp thấp hơn dự kiến
Báo cáo CPI sơ bộ từ Viện Thống kê và Nghiên cứu Kinh tế tại Đức cho tháng 1/2024
- +0.1% m/m (dự báo: +0.2%, trước đó: -0.2%)
- +3.7% y/y (dự báo: +3.8%, trước đó: +3.5%)
Dữ liệu HICP:
- +4.1% y/y (dự báo: +4.1%, trước đó: +3.9%)
Các con số gần như phù hợp với ước tính do lạm phát của Pháp tăng nhẹ vào cuối năm 2023, +0.1% trong tháng 12. Tiêu dùng tăng vọt chủ yếu đến từ giá năng lượng tăng cao nên vẫn còn hy vọng áp lực lạm phát cơ bản sẽ giảm bớt.
Cập nhật EUR/USD: không có biến động đáng kể khi chỉ giảm nhẹ 1 vài pip.