Rightmove: Chỉ số giá nhà tại Vương quốc Anh giảm trở lại trong tháng 11
- -1.7% m/m (trước đó: +0.5%)
- -1.3% m/m (trước đó: -0.8%)
Dữ liệu cho thấy mức giá chào bán nhà ở Anh giảm với tốc độ nhanh nhất trong 5 năm.
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.1769
- Giá đóng cửa trước đó: 7.2850
- PBOC bơm 113 tỷ reverse repo kỳ hạn 7 ngày với lãi suất không đổi là 1.8%
- 18 tỷ nhân dân tệ reverse repo sẽ đáo hạn trong ngày hôm
- Một khoản bơm ròng 95 tỷ nhân dân tệ sẽ được thông qua trong hoạt động thị trường mở
Moody's giữ nguyên xếp hạng tín dụng AAA của Hoa Kỳ, nhưng chuyển triển vọng thành tiêu cực
- Sức mạnh tài chính Hoa Kỳ suy giảm và sẽ không còn được hỗ trợ hoàn toàn bởi khả năng tín dụng độc quyền của chính phủ
- Dự kiến thâm hụt tài chính sẽ còn ở mức rất lớn, làm suy yếu đáng kể khả năng chi trả nợ của Hoa Kỳ với tốc độ đều đặn và đáng kể so với các quốc gia được xếp hạng cao khác
- Phân cực chính trị tại Quốc Hội làm gia tăng nguy cơ chính phủ kế nhiệm sẽ khó lòng đi đến một thỏa thuận về kế hoạch làm chậm lại khả năng chi trả nợ yếu kém của chính phủ.
- Mỹ có thể sẽ phải chịu gánh nặng nợ cao hơn các nước khác.
Hiện cả Thượng viện và Hạ viện đều chưa thông qua dự luật gia hạn tài trợ của chính phủ, dự kiến hết hạn vào nửa đêm ngày 17.11.
Goodmorning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 10.11. Chứng khoán khởi sắc, USD giảm nhẹ khi khẩu vị rủi ro dâng cao.
Chỉ số Nasdaq dẫn đầu đà tăng với hơn 270 điểm, theo sau là Dow Jones với gần 400 điểm. Sắc xanh lan tỏa trên thị trường chứng khoán khi cả 3 chỉ số ghi nhận đà phục hồi vượt đỉnh tháng 11 nhờ sự phục hồi của nhóm cổ phiếu công nghệ, bất chấp việc báo cáo kỳ vọng lạm phát tháng 11 từ Đại học Michigan nóng hơn dự kiến. Cụ thể, kỳ vọng 1 năm và 5 năm lần lượt tăng từ 4.2% và 3% lên 4.4% và 3.2%, chủ yếu là do giá xăng và xung đột chính trị. Các nhà đầu tư tiếp tục theo dõi bình luận từ một số các quan chức Fed. Chủ tịch Fed Atlanta Raphael Bostic nhận định các nhà hoạch định chính sách có thể đưa lạm phát về mục tiêu của họ mà không cần phải tăng thêm, trong khi Chủ tịch Fed San Francisco Mary Daly vẫn để ngỏ cơ hội tăng lãi suất, nhưng không còn gây được bất ngờ với thị trường. Nhóm cổ phiếu công nghệ dẫn đầu đà tăng trong số các lĩnh vực, theo sau là ngành hàng tiêu dùng không thiết yếu và công nghiệp. Kết phiên, chỉ số Nasdaq dẫn đầu đà tăng với hơn 270 điểm, theo sau là Dow Jones với gần 400 điểm:
- Dow Jones +1.15%
- S&P 500 +1.56%
- Nasdaq +2.05%
Trên thị trường FX, USD phục hồi lên đỉnh ngày trong phiên Mỹ sau khi giá đã giảm hơn 25pip kể từ đầu phiên Á, phần nào được hỗ trợ bởi dữ liệu kỳ vọng lạm phát tháng 11 từ Đại học Michigan. Cụ thể, kỳ vọng 1 năm và 5 năm lần lượt tăng từ 4.2% và 3% lên 4.4% và 3.2%, chủ yếu là do giá xăng và xung đột chính trị. Các hoạt động bán ra nhanh chóng tăng trở lại về cuối phiên khiến USD đóng cửa giảm nhẹ sau 4 phiên tăng liên tiếp. GBP quét 2 chiều trong biên độ khoảng 20pip sau báo cáo GDP quý III tại Vương Quốc Anh cao hơn dự kiến (+0.2% so với dự báo không đổi). Dù vậy, báo cáo vẫn cho thấy một nền kinh tế đang gặp khó khăn, với đầu tư kinh doanh là lĩnh vực giảm mạnh nhất trong bối cảnh chính sách tiền tệ thắt chặt. USD/JPY tăng phiên thứ 5 liên tiếp và đang hướng tới kiểm tra đỉnh tháng 10. Chốt phiên, GBP dẫn đầu đà tăng, JPY yếu nhất trong số các đồng tiền chính.
- Chỉ số DXY -0.09%
- EURUSD +0.16%
- GBPUSD +0.04%
- AUDUSD -0.11%
- NZDUSD -0.05%
- USDJPY +0.13%
- USDCHF -0.07%
- USDCAD -0.07%
Vàng bị bán tháo xuống quanh vùng $1933/oz, ghi nhận đà giảm hơn $20 bất chấp lợi suất TPCP Hoa Kỳ giảm mạnh đầu phiên Mỹ. Thêm vào đó, đà phục hồi của lợi suất về cuối phiên dường như đã gây áp lực lên tâm lý của các nhà đầu tư. Trên thị trường nợ, lợi suất 2 năm vào 10 năm lần lượt tăng 4.5bp và 2.4bp lên 5.06% và 4.65%. Dầu thô hồi nhẹ $1.5 lên $77.17/thùng.
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng UMich sơ bộ của Mỹ tháng 11 là 60.4
- Dự kiến: 63.7
- Trước đó: 63.8
- Điều kiện hiện tại: 65.7, dự kiến 69.5 (trước đó là 70.6)
- Kỳ vọng: 56.9, dự kiến 59.5 (trước đó là 66.0)
- Lạm phát 1 năm: 4.4%, trước đó là 4.2%
- Lạm phát 5 - 10 năm: 3.2%, trước đó là 3.0%
Khảo sát này chủ yếu liên quan đến giá xăng và tình hình chính trị hơn. Tuy nhiên, kỳ vọng lạm phát tăng ngay cả khi giá xăng giảm là một mối lo ngại thực sự. Con số dài hạn 3.2% này cũng chỉ thấp hơn một chút so với mức đỉnh của năm 2022 là 2.3% và đã tăng nhanh từ mức 2.7%.
Tổng thống Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình họp mặt vào tuần tới
Bắc Kinh đã đưa ra một tuyên bố cho biết rằng trong chuyến đi đến San Francisco vào tuần tới, Tổng thống Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ tham gia vào các cuộc thảo luận chuyên sâu về các vấn đề chiến lược, toàn cầu và định hướng liên quan đến quan hệ Mỹ - Trung cùng với các vấn đề toàn cầu lớn.
Hội nghị thượng đỉnh APEC sẽ diễn ra tại San Francisco từ ngày 14 - 17 tháng 11 và Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ tham dự.
Một diễn biến thú vị hôm nay là Nvidia đã công bố một chip AI được cải tiến có thể vượt qua các lệnh trừng phạt của Mỹ. Cổ phiếu tăng 1% trước giờ mở cửa và hợp đồng tương lai Nasdaq tăng 0.4%.
Quan chức Fed Bostic: Vẫn còn nhiều việc phải làm về lạm phát
- Tiếp tục dự báo chi tiêu sẽ chậm lại, nhưng cần thời gian.
- Ước tính Fed đã bước vào lãnh thổ hạn chế khoảng một năm trước.
Lãnh thổ hạn chế là mức lãi suất cao hơn mức trung tính, có nghĩa là chúng sẽ bắt đầu hạn chế tăng trưởng kinh tế.
Giá khí đốt tự nhiên sẽ đóng cửa tuần ở mức đáy trong một tháng qua
- Giá khí đốt tự nhiên giảm hơn 10% trong tuần.
- Đồng đô la Mỹ tăng mạnh trong thời gian ngắn do những bình luận diều hâu của Powell.
- Giá khí đốt tự nhiên có thể giảm thấp hơn nữa do nhiệt độ ở châu Âu vẫn ở mức cao.
Quan chức ECB Lagarde: Sẽ có một số đợt tăng giá trong những tháng tới
Tại một sự kiện của Financial Times vào thứ Sáu, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) Christine Lagarde cho biết mức lãi suất nếu được duy trì đủ lâu sẽ góp phần đưa lạm phát trở lại mục tiêu, theo Reuters.
Lagarde lưu ý rằng có thể có một số đợt tăng giá trong những tháng tới và ECB không thoải mái khi khuôn khổ tài chính của EU vẫn chưa được thống nhất.
Phản ứng của thị trường:
Những bình luận này đã không gây ra ảnh hưởng nào đối với đồng Euro. Tính đến thời điểm hiện tại, EUR/USD đã tăng lên mức 1.0683.
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng của Đại học Michigan là tâm điểm của lịch kinh tế Mỹ
- Chỉ số niềm tin người tiêu dùng UMich đã không thể quay trở lại mức trước đại dịch trong nhiều năm, mặc dù nền kinh tế Mỹ mạnh mẽ và có nhiều việc làm.
- Mức dự báo của các nhà kinh tế là 63.7, tháng trước là 63.8.
- Thị trường sẽ theo dõi sát sao chỉ số niềm tin người tiêu dùng UMich được công bố vào lúc 21 giờ.
Đồng bảng Anh phải đối mặt với áp lực do nhiều yếu tố bất lợi
- Đồng bảng Anh yếu đi trong bối cảnh GDP trì trệ và dữ liệu nhà máy yếu kém
- Nền kinh tế Vương quốc Anh vẫn trì trệ trong quý 3, trong khi các nhà kinh tế dự báo sẽ giảm 0.1%.
- Đầu tư kinh doanh của các công ty Anh giảm mạnh trong quý 3 do chi phí vay cao hơn.
Đồng đô la Mỹ tăng mạnh sau khi Powell đưa ra cảnh báo mạnh mẽ về việc tăng lãi suất
- Đồng bạc xanh đã tăng đáng kể trong đêm qua
- Các nhà giao dịch đã bị bất ngờ khi Powell đưa ra những nhận xét diều hâu đáng kinh ngạc.
- DXY gần như vượt lên trên 106.00, nhưng đã giảm nhẹ trong phiên Âu.
Dữ liệu CPI tháng 10 tại Brazil thấp hơn dự kiến
Dữ liệu lạm phát tiêu dùng tại Brazil trong tháng 10 năm 2023 từ Cơ quan thống kê chính phủ IBGE:
- +0.24% m/m (dự kiến: +0.29%, trước đó: +0.26%)
- +4.82% y/y (dự kiến: +4.87%, trước đó: +5.19%)
Dữ liệu trong 12 tháng tính đến tháng 10: +4.82% (trước đó: +5.19%).
Đây là dữ liệu lạm phát tiêu dùng được đo bằng chỉ báo IPCA chuẩn.
Nền kinh tế Ý có xu hướng chậm lại trong tháng tới
- Vào hôm thứ Sáu, Cục thống kê quốc gia ISTAT cho biết "nền kinh tế Ý có thể sẽ chậm lại hơn nữa trong vài tháng tới sau khi ghi nhận sự trì trệ trong quý III".
- Trong bản tin kinh tế hàng tháng, ISTAT lưu ý rằng niềm tin của người tiêu dùng tháng 10 đã giảm tháng thứ 4 liên tiếp, trong khi niềm tin kinh doanh cũng giảm sút ở tất cả các lĩnh vực, ngoại trừ xây dựng.
- Theo dự báo sơ bộ của ISTAT vào tuần trước, tăng trưởng GDP của Ý không đổi trong quý III, sau khi giảm 0.4% trong quý II.
HĐTL Hoa Kỳ biến động trái chiều sau bài phát biểu hawkish của ông Powell
HĐTL các chỉ số chứng khoán Hoa Kỳ biến động trái chiều trong bối cảnh bài phát biểu hawkish của Chủ tịch Fed Jerome Powell làm giảm kỳ vọng về việc chu kỳ tăng lãi suất chấm dứt. Các nhà đầu tư hiện đang hướng sự tập trung sang loạt báo cáo kinh tế tuần tới để có thêm tín hiệu về lộ trình chính sách tiền tệ sắp tới.
Vào hôm thứ Năm, Ông Powell cho biết các quan chức Fed không tin rằng lãi suất đã tăng đủ để kết thúc cuộc chiến chống lạm phát, đồng thời họ sẽ ko ngần ngại thắt chặt chính sách hơn nữa nếu cần thiết.
Các bình luận hawkish của ông Powell đã khiến lợi suất TPCP tăng vọt và chấm dứt chuỗi tăng mạnh của chứng khoán Hoa Kỳ, vốn được thúc đẩy vởi kỳ vọng Fed đã hoàn thành chu kỳ thắt chặt khi NHTW giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp vừa qua.
Chỉ số S&P 500 và Nasdaw đã ghi nhận chuỗi tăng dài nhất trong 2 năm trong phiên trước đó.
Nhu cầu đầu tư vào thị trường chứng khoán toàn cầu tăng đáng kể khi nỗi lo lãi suất giảm bớt
Nhu cầu mua ròng chứng khoán từ các quỹ đầu tư tăng đáng kể trong tuần tính đến ngày 8/11 khi khẩu vị rủi ro được cải thiện sau một loạt quyết định giữ nguyên lãi suất của các NHTW lớn.
Sự điều chỉnh trong kỳ vọng tăng lãi suất và dữ liệu từ Bộ Lao động Mỹ cho thấy tốc độ tăng việc làm chậm lại trong tháng 10 đã gây áp lực lên lợi suất TPCP Hoa Kỳ và các điều kiện tài chính dần nới lỏng.
Các nhà đầu tư đã rót ròng 5.63 tỷ USD vào các quỹ đầu tư toàn cầu trong tuần, ghi nhận tuần mua ròng chứng khoán lớn nhất kể từ ngày 13/9 đến nay.
Phó chủ tịch SNB Schlegel: Lạm phát tăng trong ngắn hạn có thể do giá thuê nhà tăng
- Lạm phát tăng trong ngắn hạn có thể do giá thuê nhà tăng
Hiện vẫn chưa chắc chắn liệu SNB có tăng lãi suất trong tháng 12, sau khi giữ nguyên trong tháng 9 hay không. Một nhân tố quyết định sẽ là báo cáo lạm phát tháng 11 sẽ được công bố trong tháng 12, do đây là báo cáo đầu tiên phản ánh việc tiền thuê nhà tham chiếu tăng từ giữa năm 2023.
USDJPY hướng tới tuần tăng mạnh nhất trong 3 tháng sau bài phát biểu của ông Powell
USD chuẩn bị cho tuần tăng mạnh nhất so với JPY trong 3 tháng trở lại đây vào thứ Sáu, sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell và một loạt quan chức Fed nhấn mạnh cơ hội có thể bổ sung thêm 1 đợt tăng lãi suất nữa.
Hôm qua, các nhà hoạch định chính sách Fed, bao gồm cả ông Powell đã thừa nhận rằng họ vẫn chưa chắc chắn rằng lãi suất hiện đã tăng đủ để kết thúc chu kỳ thắt chặt hay chưa. Các nhà đầu tư phần lớn đánh giá những bình luận này là hawkish, từ đó đẩy lợi suất TPCP và USD tăng cao hơn.
Nvidia tìm giải pháp bán chip cho Trung Quốc mà không vi phạm lệnh cấm từ Hoa Kỳ
- Tập đoàn sản xuất chip khổng lồ Nvidia được cho là đã tìm ra giải pháp bán chip cao cấp của họ cho các doanh nghiệp Trung Quốc mà không vi phạm các lệnh cấm từ Hoa Kỳ. Được biết, Trung Quốc chiếm từ 20-30% doanh thu mảng trung tâm dữ liệu của Nvidia.
- Phương tiện truyền thông tài chính Cailian Press của Trung Quốc cho biết, Nvidia dự kiến sẽ giao 3 loại chip mới cho các nhà sản xuất nội địa trong thời gian tới.
- Bộ Thương mại và Cục Công nghiệp và An ninh Hoa Kỳ đã từ chối trả lời yêu cầu phỏng vấn từ CNBC.
Lợi suất TPCP Hoa Kỳ giao dịch trong biên độ hẹp
Lợi suất TPCP Hoa Kỳ biến động trong biên độ hẹp khi các nhà đầu tư đánh giá triển vọng lạm phát và chính sách tiền tệ sau những bình luận có phần hawkish của Chủ tịch Fed Jerome Powell đêm qua.
Kinh tế Hồng Kông tăng trưởng so với cùng kỳ
- Kinh tế Hồng Kông có mức tăng trưởng 4.1% so với quý 3 năm trước, được hỗ trợ bởi khác du lịch từ nước ngoài và tiêu dùng cá nhân.
- Tốc độ tăng trưởng theo quý là 0.1%, phục hồi từ mức giảm 1.3% trong quý trước đó.
Cổ phiếu châu Âu giảm sau bài phát biểu từ chủ tịch Fed
Cổ phiếu châu Âu giảm, lợi suất trái phiếu tăng khi những phát biểu của Chủ tịch Fed Powell làm dấy lên nghi ngờ vào hy vọng lãi suất đạt đỉnh và cho thấy khả năng tiếp tục thắt chặt chính sách trong cuộc chiến chống lạm phát.
Về cơ bản, các quan chức của Fed bao gồm Jerome Powell đã thể hiện sự không chắc chắn về kết quả của cuộc chiến chống lạm phát và cho rằng rằng họ sẽ siết chặt chính sách tiền tệ hơn nữa nếu cần thiết. Ngoài ra, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Anh (BoE) cũng làm giảm bớt kỳ vọng của nhà đầu tư về việc cắt giảm lãi suất.
Chỉ số DXY tiếp cận ngưỡng 106.00
- Chủ tịch Powell thể hiện quan điểm thận trọng trong bài phát biểu của mình vào thứ Năm.
- Chỉ số tâm lý tiêu dùng Michigan cũng sẽ được công bố vào cuối tuần
- Đồng USD cố gắng phục hồi khi chỉ số DXY tiếp cận mức 106.00.
Chỉ số DXY tiếp tục phục hồi trong tuần và có lúc chạm ngưỡng 106.00. Tâm lý lạc quan đồng USD được hỗ trợ bởi quan điểm của Chủ tịch Fed Jerome Powell trong phiên hỏi đáp của mình hôm qua. Ông cho biết Fed không quá nóng lòng trong việc tăng lãi suất cơ sở khi áp lực lạm phát đang giảm dần. Tuy vậy, ông không từ chối khả năng có thêm một đợt tăng lãi suất nữa nhằm giúp giảm lạm phát xuống mức mục tiêu 2%. Ngoài ra, ông Powell khẳng định rằng mức lãi suất hiện tại là đủ lớn để đưa lạm phát xuống mức 2% một cách dễ dàng.
Các sự kiện tiếp theo cần chú ý là Số liệu tâm lý tiêu dùng Michigan cùng với các bài phát biểu của Quan chức Fed Dallas Logan và Fed Atlanta Bostic
Nhìn chung, chỉ số đang gặp khó khăn trong việc vượt qua rào cản 106.00 vào phiên cuối tuần. Trong khi đó, sự kiên nhẫn với đồng tiền này đang mất dần khi nền kinh tế Mỹ đang ổn định với mức lạm phát vẫn đang vượt mục tiêu và thị trường lao động Mỹ tiếp tục giảm nhiệt
Giá dầu có chuỗi giảm ba tuần liên tiếp
Giá dầu được dự báo sẽ giảm trong tuần thứ ba liên tiếp khi lo ngại về những gián đoạn cung ứng từ cuộc xung đột Israel-Hamas giảm bớt. Xung đột vẫn đang được kiểm soát trong khu vực Gaza, mặc dù ban đầu có nhiều lo ngại về việc leo thang.
Israel đồng ý tạm ngừng các hoạt động quân sự tại một số khu vực phía bắc Gaza trong bốn giờ mỗi ngày, tuy nhiên vẫn chưa thiết lập thỏa thuận ngừng bắn hoàn toàn.
- “Mối lo về gián đoạn cung ứng dầu từ Trung Đông tiếp tục giảm”, ANZ Research cho biết trong báo cáo của họ.
- “Xung đột vẫn được kiểm soát tốt trong khu vực Gaza, mặc dù có nhiều lo ngại về việc leo thang khi các quốc gia Ả Rập láng giềng thể hiện sự bất mãn của họ”, Nhà Trắng phát biểu
Giá vàng: Ảnh hưởng từ quan điểm của quan chức Fed
- Giá vàng đang giảm nhẹ trong phiên châu Á ngày hôm nay.
- Quan điểm về lãi suất của Fed ủng hộ đà tăng của đồng USD.
- Nhu cầu trú ẩn giảm hạn chế đà tăng giá trong khi nền kinh tế của Trung Quốc hỗ trợ cho giá vàng.
Giá vàng (XAU/USD) đã có phiên giảm mạnh xuống 1,944 đô la trong ngày hôm qua và hiện đang ở mức $1956.
Một loạt các quan chức Fed đã đưa ra quan điểm nghiêm khắc hơn về chính sách, trong khi Chủ tịch Fed Jerome Powell đã nói rằng không chắc chắn về việc chính sách hiện tại gây ra sự cản trở nào đến tăng trưởng kinh tế hay không. Điều này hỗ trợ lợi suất trên trái phiếu chính phủ Mỹ 10 và đồng USD.
Ngoài ra, lo ngại về xung đột Israel-Hamas giảm dần là yếu tố khác làm giảm nhu cầu về vàng, mặc dù lo ngại về tình hình kinh tế Trung Quốc có thể giúp hạn chế đà giảm nó.
Tâm điểm của thị trường sẽ là chỉ số Tâm lý tiêu dùng Michigan của Mỹ khi chỉ số này có thể ảnh hưởng đến đồng đô la. Điều này, cùng với tâm lý risk-on đang bao trumg, sẽ tạo ra cơ hội ngắn hạn cho nhà giao dịch vàng.
Sản lượng công nghiệp tại Anh không đổi trong tháng 9
- Tăng trưởng sản lượng công nghiệp tháng 9 không đổi so với tháng trước (Dự báo: -0.1%. Trước đó: -0.7%)
- So với cùng kỳ tăng 1.5% (Dự báo: 1.1%. Trước đó: 1.5%)
Country Garden dự kiến thực hiện tái cấu trúc nợ nước ngoài vào cuối năm nay
Doanh nghiệp bất động sản tư nhân lớn nhất Trung Quốc, Country Garden của Trung Quốc đang cố gắng thực hiện kế hoạch dự phòng nhằm tái cấu trúc nợ nước ngoài của mình vào cuối năm nay, theo các nguồn tin thân cận.
Sau khi bỏ lỡ khoản thanh toán kì hạn vào tháng 10, Country Garden đang cố gắng đàm phán với các chủ nợ trái phiếu nước ngoài vào tháng 2 hoặc tháng 3 năm sau. Công ty cho biết họ sẽ công bố kế hoạch cụ thể về dòng tiền cho các chủ nợ trái phiếu vào cuối năm như một bước đệm cho kế hoạch tái cấu trúc của họ.
Chủ tịch CEA Hoa Kỳ Bernstein nhận thấy rằng tăng trưởng kinh tế đang ổn định
Jared Bernstein là chủ tịch Hội đồng cố vấn kinh tế cho Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden
- Nói rằng chúng ta đang xem xét một sự chuyển đổi khá rõ ràng sang tăng trưởng ổn định
- Theo dõi cuộc xung đột mới ở Trung Đông và ảnh hưởng đối với dầu mỏ
- Cho đến nay, không coi xung đột ở Trung Đông là một cú sốc
- Không nghĩ việc đóng cửa chính phủ sẽ khiến nền kinh tế rơi vào suy thoái
- Khó có thể biết được thời gian gián đoạn
- Chúng tôi không muốn hoặc cần bất kỳ mục tiêu riêng nào