Giá dầu ổn định vào thứ Hai khi các trader kỳ vọng Fed và ECB sẽ tiếp tục tăng lãi suất, nhưng nguồn cung thắt chặt và các biện pháp kích thích của Trung Quốc đã hỗ trợ giá dầu Brent tăng lên trên 80 USD/thùng.
Citi Research cho biết rằng giá dầu tăng phản ánh "tác động của việc Saudi Arabia cắt giảm sản lượng dầu lên thị trường... ngay cả khi nhu cầu về xăng và nhiên liệu máy bay trong mùa hè đã tăng hơn một chút". Giá dầu đã tăng trong mùa hè và họ dự báo mức giá trung bình trong quý III là 83 USD/thùng.
Dữ liệu PMI của châu Âu yếu hơn đã khiến giá EUR/USD rơi vào đà giảm. Giá đã giảm xuống dưới mức thoái lui 38.2% tại 1.1106, hướng tới mức đáy 1.1064. Giá giảm xuống dưới mục tiêu 1.1054 là cần thiết để tăng xu hướng giảm giá của cặp tiền.
Rủi ro tại thời điểm hiện tại với cặp tiền chính là phá vỡ mức thoái lui 38.2% (cũng chính là mức đáy ngày thứ sáu). Mặc dù đã tăng trong phiên ngày hôm nay, nhưng cặp tiền đã nhanh chóng quay đầu giảm. Cặp tiền cần tăng vượt mốc thoái lui 38.2% để tăng xu hướng tăng giá.
Giám đốc điều hành Fatih Barol cho biết Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) sẽ điều chỉnh lại dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu dựa trên triển vọng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và một số quốc gia khác.
Khi được hỏi liệu có khả năng cắt giảm thêm dự báo nhu cầu hay không, ông nói: "Có, nhưng cũng có khả năng điều chỉnh tăng lên, vì vậy chúng tôi sẽ xem triển vọng kinh tế Trung Quốc sẽ như thế nào. Nhưng trong mọi trường hợp, thị trường dầu mỏ dự kiến sẽ thắt chặt trong nửa cuối năm nay."
USD suy yếu. NZD mạnh nhất, EUR yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính
Chứng khoán châu Âu giảm nhẹ. Hợp đồng tương lai S&P 500 tăng 0.2%
Lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ giảm 4.3 điểm cơ bản xuống 3.795%
Vàng tăng 0.18%, hiện ở 1,965.66 USD
Dầu thô WTI tăng 0.91% lên 77.38 USD
Bitcoin giảm 2.74% xuống 29,266 USD
EUR/USD giảm mạnh xuống mức đáy trong ngày ở 1.1066 sau loạt dữ liệu PMI đáng thất vọng trước khi giằng co quanh mức 1.1100 ở hiện tại. EUR cũng bị ảnh hưởng khi lợi suất trái phiếu chính phủ châu Âu đồng loạt giảm khi thị trường lo lắng về rủi ro suy thoái.
JPY được hưởng lợi khi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ giảm. USD/JPY giao dịch trong khoảng 141.30-40 đầu phiên Âu trước khi giảm sâu hơn xuống mức đáy trong ngày ở 140.85.
GBPUSD giảm từ 1.2850 xuống khoảng 1.2810 trước khi hồi nhẹ lên mức 1.2850 khi USD suy yếu.
EURUSD hồi nhẹ sau khi giảm mạnh trong bối cảnh loạt dữ liệu PMI ở châu Âu thấp hơn dự kiến. Cặp tiền tiến sát 1.1100
GBPUSD dao động quanh 1.2840
JPY được hưởng lợi khi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ giảm, lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm 1.02%, hiện ở 3.800. USDJPY hiện giảm 0.5% xuống gần mức đáy trong ngày ở 141.10.
Bitcoin hồi nhẹ sau khi cắm đầu giảm xuống sát $29,000. BTCUSD hiện ở $29,290
Dầu Brent tăng 1.09% trong ngày, hiện ở $81.52/ thùng trong khi dầu WTI tăng hơn 1%, giằng co quanh $77.50/ thùng.
Hợp đồng tương lai Mỹ đồng loạt tăng trước giờ mở cửa.
Thị trường chờ đợi dữ liệu PMI sản xuất và dịch vụ Mỹ được công bố lúc 20:45 tối nay.
Lợi suất TPCP châu Âu đồng loạt giảm sau loạt dữ liệu PMI thấp hơn dự kiến:
Lợi suất TPCP Đức kỳ hạn 10 năm giảm 5.5 bps xuống 2.373%
Lợi suất TPCP Pháp kỳ hạn 10 năm giảm 5.3 bps xuống 2.935%
Lợi suất TPCP Anh kỳ hạn 10 năm giảm 8.5 bps xuống 4.194
Trong khi đó, lợi suất kho bạc kỳ hạn 10 năm giảm 3.2 bps, hiện ở 3.807
Lực cản ngày hôm nay chủ yếu xuất phát từ việc các loạt dữ liệu PMI đáng thất vọng. Khi lạm phát tiếp tục dai dằng khắp các nền kinh tế lớn, suy thoái kinh tế gia tăng đang khiến mọi việc trở nên khó khăn hơn đối với các ngân hàng trung ương. Rủi ro suy thoái đang gia tăng và điều đó không mang lại nhiều niềm tin về triển vọng trong những tháng tới.
USD/JPY trước đó dao động quanh mức 141.30-40 nhưng hiện đã giảm xuống mức thấp mới trong ngày ở141.10 sau khi kiểm tra mốc 142.00 và mức thoái lui Fib 61.8 vào cuối tuần trước, nhưng mức hỗ trợ chính vẫn được giữ vững gần 140.00.
Các nhà kinh tế tại Ngân hàng MUFG phân tích triển vọng EUR/USD trước thềm công bố chính sách của ECB và Fed:
Chúng tôi tin rằng EUR/USD sẽ tiếp tục giao dịch trong phạm vi 1.1000 - 1.1500.
Nhìn chung, EUR nhiều khả năng suy yếu trong tuần tới nếu Fed không báo hiệu rằng đợt tăng lãi suất vào tuần tới là đợt cuối cùng trong chu kỳ và ECB không cam kết mạnh mẽ về việc tăng thêm một đợt nữa vào cuối năm nay. Tuy nhiên, mức hỗ trợ tại 1.1000 sẽ được giữ vững.
EURUSD duy trì dưới 1.1100 sau dữ liệu PMI đáng thất vọng của Đức và Eurozone:
Sẽ tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng
Sẽ điều chỉnh và tối ưu hóa chính sách bất động sản vào thời điểm thích hợp
Sẽ giữ tỷ giá nhân dân tệ cơ bản ổn định
Sẽ tích cực mở rộng điều kiện nhu cầu trong nước
Đồng thời đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm gia dụng, thúc đẩy du lịch
Sẽ ổn định thương mại và đầu tư nước ngoài, làm sôi động thị trường vốn để tăng niềm tin của nhà đầu tư
Có thể nói rằng quá trình phục hồi sau Covid không diễn ra theo kế hoạch ở Trung Quốc. Trên thực tế, nó hoàn toàn ngược lại khi nhu cầu trong nước ở mức thấp. Đó là một vấn đề thực sự trong vài tháng qua và chính quyền đang liên tục cố gắng để cải thiện. Nhưng cho đến nay, các biện pháp của họ vẫn chưa thực sự hiệu quả.
Lĩnh vực sản xuất vẫn đang trong tình trạng suy thoái và hoạt động dịch vụ không thể bù đắp được điều đó. Hoạt động kinh doanh hiện đang bị thu hẹp và điều đó sẽ làm dấy lên lo lắng về suy thoái kinh tế trong nửa cuối năm nay.
Vương quốc Anh và đồng bảng Anh tiếp tục gây thất vọng với dữ liệu PMI nghèo nàn. Llĩnh vực dịch vụ đang suy yếu nhanh chóng trong khi lĩnh vực sản xuất thì bị thu hẹp. GBP/USD đang bị kéo xuốngtừ 1.2850 xuống mức thấp nhất trong phiên hiện tại là 1.2813.
Sự suy thoái trong cả lĩnh vực dịch vụ và sản xuất đã trở nên tồi tệ hơn ở Pháp vào tháng Bảy. Hiện cả hai đều đang xuống mức tồi tệ nhất trong 29 tháng và 38 tháng tương ứng. Các điều kiện về nhu cầu tiếp tục yếu đi đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tổng thể, điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến dự phóng kinh tế trong vài tháng tới.
Lĩnh vực sản xuất giảm mạnh với chỉ số PMI giảm xuống dưới 40. Lĩnh vực dịch vụ ít nhất đang giúp bù đắp phần nào cho sản xuất tuy vậy nó vẫn không đạt được kỳ vọng trong tháng Bảy. Điều đó cho thấy nền kinh tế Đức rơi vào tình trạng thu hẹp vào đầu quý 3. Đồng euro đang giảm hơn nữa cùng với lợi suất trái phiếu khu vực.
Áp lực giá đã giảm bớt so với năm ngoái, điều này đã mang lại một số hy vọng rằng lạm phát đang đi đúng quỹ đạo khi quay trở lại mốc 2% mà các ngân hàng trung ương đang khao khát.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là mức độ lạm phát cơ bản vẫn đang ở mức tương đối cao đối với nhiều nền kinh tế ở trên.
Thị trường có thể đang điều chỉnh trở lại khi chúng ta tiếp cận quyết định lãi suất của FOMC và có thể có một số hoạt động chốt lời đang diễn ra. Tuy nhiên, có vẻ như miễn là chúng ta tiếp tục nhận được dữ liệu kinh tế tốt, thì S&P 500 có thể tiếp tục đi lên.
Phân tích kỹ thuật S&P 500 – Khung thời gian hàng ngày
Trên biểu đồ hàng ngày, chúng ta có thể thấy rằng S&P 500 đã tăng không ngừng kể từ khi bật lên trên đường trung bình động 21 màu đỏ và thoát ra khỏi ngưỡng kháng cự 4494. Giá hiện đã bắt đầu giảm trở lại ngay trước khi đạt mức cao quan trọng 4628. Nếu không có bất kỳ tin tức tiêu cực nào, chúng ta sẽ thấy S&P 500 tăng trở lại mức cao 4628, nơi chúng ta sẽ tìm thấy những người bán mạnh đang chờ vị thế cho một đợt giảm giá lớn.
Phân tích kỹ thuật S&P 500 - Khung thời gian 4 giờ
Trên biểu đồ 4 giờ, chúng ta có thể thấy rằng kể từ khi thoát ra khỏi mô hình tam giác bullish , S&P 500 đã tăng lên mức cao nhất 4628 mà hầu như không có pullback. Tuy nhiên, động lượng tăng giá đã yếu đi khi các đường trung bình động đã đi xuống phía dưới và giá hiện có thể quay trở lại mức hỗ trợ 4494.
Phân tích kỹ thuật S&P 500 - Khung thời gian 1 giờ
Trên biểu đồ 1 giờ, chúng ta có thể thấy rằng đường xu hướng tăng đã bị phá vỡ khi xu hướng giảm chiếm ưu thế và giá hiện đang kiểm tra mức hỗ trợ mạnh tại 4560. Phe mua nên chờ đợi một đợt phục hồi khác với hy vọng vượt qua ngưỡng kháng cự quan trọng 4628. Mặt khác, phe bán sẽ muốn thấy giá phá vỡ dưới mức hỗ trợ để đổ vào và kéo dài sự sụt giảm vào mức hỗ trợ 4494.
Tuần này chúng ta sẽ có 3 quyết định quan trọng về chính sách được đưa ra, Fed vào thứ 4, ECB vào thứ 5 và BoJ vào thứ 6. Cùng Dubaotiente tìm hiểu xem các chuyên gia cũng như thị trường nhận định như thế nào về các quyết định này:
- Fed Fund Futures (một sản phẩm giao dịch kỳ hạn giao sau (futures) với kỳ hạn là 30 ngày. Sản phẩm này ra đời với mục đích giúp hedge hoặc đầu cơ trước những biến động có thể xảy ra khi FED thay đổi lãi suất) đang có tỉ lệ gần như 100% rằng nó sẽ tăng lãi suất thêm 25 bps
- Thị trường tiền tệ cũng cho thấy 99.8% tỉ lệ ECB sẽ tăng lãi suất thêm 25bps
- Sau khi thống đốc BoJ Kazuo Ueda không thể đáp ứng được kỳ vọng thị trường vào tuần vừa qua, khả năng cao BoJ sẽ vẫn giữ vững quan điểm của mình về đường cong lợi suất trong tuần này
Chứng khoán Tây Ban Nha đang dẫn đầu mức thua lỗ ở châu Âu, với hợp đồng tương lai IBEX hiện giảm 1.1%. Điều đó phần lớn là do tình trạng quốc hội sau cuộc tổng tuyển cử vào cuối tuần qua.
14:15 - PMI Sản xuất, dịch vụ, tổng hợp tháng 7 của Pháp
14:30 - PMI Sản xuất, dịch vụ, tổng hợp tháng 7 của Đức
15:00 - PMI Sản xuất, dịch vụ, tổng hợp tháng 7 của Eurozone
15:00 - Tổng tiền gửi của SNB vào ngày 21 tháng 7
15:30 - PMI Sản xuất, dịch vụ, tổng hợp tháng 7 của Vương quốc Anh
Về các báo cáo PMI sơ bộ trong tháng 7 được công bố hôm nay:
Chỉ số PMI sơ bộ tại Nhật Bản: giữ nguyên ở mức 52.1 điểm của tháng 6, do hoạt động kinh doanh tiếp tục mở rộng trong tháng thứ 7 liên tiếp. Hoạt động sản xuất vẫn bị thu hẹp trong khi lĩnh vực dịch vụ tiếp tục có sự cải thiện, chỉ số đã giảm nhẹ so với con số ghi nhận trong tháng Sáu.
Trái lại, chỉ số PMI sơ bộ của Úc lại không mấy khả quan khi cả 3 thước đo này đều giảm trong tháng Bảy.
Các luồng tin tức dường như không có nhiều tác động đến thị trường FX
PBoC tiếp tục thiết lập tỷ giá tham chiếu USD/CNY thấp hơn nhiều so với ước tính ngày hôm nay.
Ngân hàng này đã hỗ trợ đồng nhân dân tệ mạnh hơn kể từ mức thấp nhất được thiết lập 3 tuần trước:
Hy vọng BOJ sẽ phối hợp với chính phủ để cùng nhau thiết lập và thực thi các chính sách kinh tế phù hợp
Chúng tôi sẽ làm hết sức để đảm bảo Nhật Bản đạt được tăng trưởng lương tích cực và lạm phát ổn định
Chính sách tiền tệ cụ thể sẽ phụ thuộc vào quyết định của BOJ
Khi loại trừ các yếu tố mang tính thời điểm khỏi trợ cấp dịch vụ tiện ích của chính phủ, dự kiến lạm phát tiêu dùng sẽ dao động quanh mức 1.5% trong năm tài chính 2024
Dữ liệu CPI từ Nhật Bản hôm thứ Sáu vừa qua cho thấy cả 3 thước đo chính vẫn cao hơn mục tiêu 2% của BOJ.