GDP quý 4 của Hoa Kỳ thấp hơn dự kiến!
Mỹ vừa công bố dữ liệu GDP cho quý 4 năm 2021 cho thấy mức tăng 6.9%, thấp hơn dự báo trước đó 7.1%. Trong quý trước, GDP cũng tăng 7.0%. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, thông tin này dường như đã lỗi thời, và không phải là một chất “xúc tác” cho thị trường.
Cập nhật thị trường: Lạm phát tại Tây Ban Nha và Đức tăng vọt!
Thị trường:
• JPY đứng đầu bảng, USD yếu nhất
• Thị trường chứng khoán châu Âu chìm trong sắc đỏ; HDTL chỉ số S&P 500 giảm 0.2%
• Lợi suất kỳ hạn 10 năm của Mỹ không đổi ở mức 2.40%
• Vàng tăng 0.5% lên $1,926
• WTI tăng 2.4% lên 106.70 USD
• Bitcoin giảm 0.3% xuống 47,325 USD
Thị trường chứng khoán châu Âu hiện đang chìm trong sắc đỏ, với đồng USD đang lao dốc trên diện rộng. Trong khi đó, thị trường trái phiếu có phần “ảm đạm” với lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ giữ nguyên ở mức 2.4%.
Đồng bạc xanh ban đầu được dự báo sẽ giảm nhẹ nhưng hiện tại, mức lao dốc ngày càng trầm trọng với tỷ giá EUR/USD chạm mức cao nhất trong 4 tuần 1.1160 từ khoảng 1.1100 trước đó trong ngày.
Tỷ giá USD/JPY tiếp tục giảm khi đà lao dốc từ 125.00 tiếp tục. Cặp tiền đã tụt dốc khoảng 1% xuống 121.60.
Số liệu lao động ADP có gì đáng chú ý?
Trong tháng Ba, biên chế lao động ADP của Mỹ tăng 455 nghìn so với dự báo trước đó là 450 nghìn. Cụ thể:
• Số liệu tháng 2 là +486 nghìn
• Hàng hóa +79 nghìn so với +57 nghìn trước đó
• Dịch vụ +377 nghìn so với +417 nghìn trước đó
• Doanh nghiệp nhỏ +90 nghìn so với -96 nghìn trước đó
• Doanh nghiệp trung bình +188 nghìn so với +18 nghìn trước đó
• Doanh nghiệp lớn +177 nghìn so với +552 nghìn trước đó
CPI tháng 3 của Đức tăng mạnh hơn dự kiến!
Dữ liệu mới nhất do Destatis công bố ngày 30 tháng 3 năm 2022 cho thấy CPI trong tháng 3 tăng vọt lên mức 7.3%/năm so với ước tính trước đó 6.3%. Mức tăng này hoàn toàn vượt xa tháng 2 (5.1%).
Trong khi đó, chỉ số HICP cũng tăng 7.6%/năm, hơn gần 1% so với dự kiến. Tương tự, đà tăng này cũng vượt mức 5.5% của tháng 2.
Tỷ giá EUR/USD chạm đỉnh tuần!
Tỷ giá EUR/USD hiện đã giảm nhẹ từ mức cao nhất trong nhiều tuần trước đó vào khoảng 1.1160. Tuy nhiên cặp tiền vẫn được hỗ trợ tốt trong khu vực 1.1140, tăng khoảng 0.4% trong ngày.
USD tiếp tục bị suy yếu trên diện rộng so với phần lớn các đồng tiền trong G10 mặc cho tình hình không mấy lạc quan giữa Nga-Ukraine trong ngày hôm nay.
Thêm vào đó, dữ liệu lạm phát của Eurozone đã hỗ trợ cho cặp EURUSD tuy nhiên dữ liệu từ Mỹ (sẽ được công bố trong ít phút nữa) có thể sẽ thay đổi điều này!
Dữ liệu Hồ sơ xin vay thế chấp MBA của Hoa Kỳ tiếp tục sụt giảm!
Dữ liệu mới nhất từ Hiệp hội Ngân hàng Thế chấp cho tuần kết thúc vào ngày 25 tháng 3 năm 2022 cho thấy chỉ số hồ sơ xin vay thế chấp MBA lao dốc 6.8%, tuy nhiên vẫn thấp hơn mức 8.1% trong tuần trước đó.
• Chỉ số thị trường giảm xuống 425.1 so với 456.2 trước đó
• Chỉ số mua hàng tăng nhẹ lên 267.1 so với 265.4 trước đó
• Chỉ số tái cấp vốn tụt dốc mạnh xuống 1,295.1 so với 1,522.7 trước đó
• Lãi suất thế chấp 30 năm tăng lên 4.80% so với 4.50% trước đó
Quan chức ECB: Lạm phát cao hơn kỳ vọng sẽ khiến tốc độ tăng lãi suất không thể bắt kịp
Thành viên hội đồng điều hành ECB ông Holzmann nói rằng:
- Vì lạm phát sẽ cao hơn so với dự báo trước đây, việc tăng lãi suất sẽ đi thụt lùi một chút.
- Điều dễ thấy rằng khi lạm phát tăng, ECB phải tăng lãi suất
Nga sẽ cập nhật thông tin về các cuộc đàm phán hòa bình vào cuối ngày
- Nhưng chưa nhận thấy bất cứ điều gì thực sự hứa hẹn
- Còn một công việc dài phía trước
Trưởng đoàn đám phán của Nga sẽ cung cấp thông tin cập nhật trong ngày
Đà bán tháo trái phiếu liệu đã dừng lại?
Nhìn chung, tình trạng bán tháo trên thị trường trái phiếu đang tạm dừng một chút với lợi suất trái phiếu kho bạc giảm so với mức đỉnh đầu tuần.
Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm giảm 3.5 bps trong ngày xuống 2.316% trong khi lợi suất 10 năm giảm 1 bps xuống 2.39%:
Lợi suất kỳ hạn 2 năm của Đức đang chuyển dương một lần nữa sau khi nỗ lực thất bại ngày hôm qua.
Tâm lý nhà đầu tư của Thụy Sĩ tháng Ba: -27.8 điểm so với 9.0 điểm trước đó
Kết quả tâm lý nhà đầu tư Thụy Sĩ giảm trong tháng Ba, các chỉ số kinh tế khác đều giảm. Triển vọng tăng trưởng toàn cầu cũng có vẻ ảm đạm hơn và điều đó cũng đang tác động đến động lực và triển vọng xuất khẩu của Thụy Sĩ.
CPI tháng 3 tại Bavaria tăng 7.8% so với mức tăng 5.3% cùng kỳ năm ngoái
CPI của Hesse tăng 8.0% so với cùng kỳ năm trước, trước đó tăng 5.7%
CPI của Brandenburg tăng 7.3% so với mức tăng 5.4% cùng kỳ năm ngoái.
Tổng hợp lại, điều này cho thấy lạm phát của Đức đã tăng mạnh trong tháng Ba. Chỉ số CPI quốc gia của Đức dự kiến sẽ tăng 7.2% đến 7.5%, cao hơn nhiều so với mức ước tính 6.3% được đưa ra vào ngày hôm nay.
Baden - Wuerttemberg: CPI tháng 3 tăng 6.3% so với mức tăng 4.7% cùng kỳ năm ngoái
Đây là kết quả có thể dự đoán trước và chỉ ra một bước nhảy vọt trong lạm phát tiêu dùng ở Đức trong tháng Ba.
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng tháng 3 tại Eurozone đạt -18.7 điểm
- Chỉ số niềm tin kinh tế đạt 108.5 điểm, thấp hơn so với dự kiến 109.0, trước đó đạt 114.0 điểm.
- Chỉ số niềm tin ngành dịch vụ đạt 14.4, dự kiến đạt 10.0, trước đó đạt 13.0.
- Chỉ số niềm tin công nghiệp đạt 10.4, cao hơn so với 9.0 dự kiến, trước đó đạt 14.0
Tâm lý nền kinh tế khu vực Eurozone trở nên tiêu cực trong tháng 3, do tác động đến từ cuộc chiến Nga-Ukraine. Đáng chú ý, kỳ vọng giá tiêu dùng đã tăng cao hơn từ 37.7 trong tháng Hai lên 59.8 trong tháng Ba.
CPI tháng 3 của Sachsen (Đức) tăng 7.0% so với cùng kỳ năm ngoái, trước đó tăng 4.9%
Điều này tái khẳng định một bước nhảy khá lớn trong lạm phát tiêu dùng ở Đức trong tháng Ba. Chỉ số CPI của Đức có lẽ sẽ tăng 7.0% so với cùng kỳ năm trước, với phạm vi ước tính có thể nằm trong khoảng 7.2% đến 7.5%.
Đức hạ một nửa dự báo GDP năm 2022
Hội đồng cố vấn kinh tế của chính phủ Đức hôm thứ Tư đã cắt giảm hơn một nửa dự báo GDP của nước này cho năm nay, dựa vào tình hình kinh tế không chắc chắn do cuộc chiến Nga - Ukraine.
“Mức tăng trưởng GDP của Đức cho năm 2023 dự kiến đạt 3.6%.”
“Cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP của Đức vào năm 2022 từ 4.6% xuống 1.8%.”
"Dự báo tỷ lệ lạm phát trung bình đạt 6.1% vào năm 2022, 3.4% vào năm 2023."
"Trước khi chiến tranh bùng nổ, ngành sản xuất công nghiệp tăng cao và thị trường lao động phát triển mạnh mẽ cho thấy nền kinh tế đang phục hồi."
“Cuộc chiến Nga - Ukraine gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu.”
"Đức nên nhanh chóng chấm dứt sự phụ thuộc vào các nguồn nhập khẩu năng lượng từ Nga."
EUR/USD đang giao dịch gần với mức cao hàng ngày mới là 1.1149, tăng 0.58%.
Bà Lagarde: Sẽ kết thúc Chương trình Mua Tài sản vào Quý 3
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) Christine Lagarde cho biết vào hôm thứ Tư, dữ liệu kinh tế hiện tại đang củng cố quan điểm của ECB về triển vọng lạm phát và Chương trình Mua sắm Tài sản (APP) sẽ được kết thúc vào quý 3 theo kế hoạch.
Theo tờ Reuters cho biết:
"Xung đột Ukraine đang khiến các nhà đầu tư mất niềm tin"
"Các hộ gia đình đang gặp khó khăn và có thể cắt giảm chi tiêu."
"Các hoạt động đầu tư kinh doanh có khả năng bị ảnh hưởng."
"Chiến tranh càng kéo dài, chi phí kinh tế càng cao và tình hình càng trở nên tồi tệ".
"Châu Âu cần có kế hoạch đảm bảo những khoản đầu tư cần thiết được chuyển vào hình thức trực tuyến nhanh nhất và suôn sẻ nhất có thể."
"Trong bối cảnh xung đột đang diễn ra, chúng tôi sẽ thực hiện bất kỳ hành động nào cần thiết."
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: Thị trường biến động mạnh
Đồng USD sụt giá mạnh khi chỉ số DXY giảm mạnh 0.41% xuống 98.009.
- Cặp GBP/USD tăng 0.33% lên 1.3133.
- EUR/USD tăng 0.38% lên 1.1127.
- Tỷ giá USD/JPY tiếp tục đà giảm, giảm sâu 0.91% xuống 121.74.
- NZD/USD tăng 0.41% lên 0.6963 nhờ vào chỉ số niềm tin kinh doanh tích cực.
- Bitcoin giảm 0.41% xuống 47266.21.
Những dấu hiệu về một đợt siêu lạm phát chưa từng có tại châu Âu
North Rhine Westphalia đã công bố báo cáo cho thấy giá nhiên liệu đã tăng 24.7% và năng lượng gia dụng tăng 14.1% trong tháng Ba. Trong khi đó, báo cáo của Tây Ban Nha nêu chi tiết về sự tăng tốc đáng kể trong giá điện, nhiên liệu, thực phẩm và đồ uống với lạm phát cũng tăng từ 3.0% lên 3.4% - mức cao nhất kể từ năm 2008.
CPI tháng 3 của Tây Ban Nha tăng 9.8%, vượt kỳ vọng 8.0% so với cùng kỳ năm ngoái
Trước đó chỉ số này tăng 7.6%.
Chỉ số hài hòa giá tiêu dùng HICP tăng 9.8%, dự kiến tăng 8.1% so với cùng kỳ năm ngoái, trước đó tăng 7.6%.
Lạm phát của nước này tăng lên tới 3.4% - cao nhất kể từ năm 2008. Đáng chú ý, giá điện, nhiên liệu và thực phẩm và đồ uống dẫn đầu tốc độ tăng lạm phát.
Chỉ số toàn cầu hóa KOF của Thụy Sĩ tháng Ba đạt 99.7, thấp hơn so với dự kiến
Trước đó chỉ số này của Thụy Sĩ đạt 105.0. Với rủi ro lạm phát gia tăng và cuộc chiến Nga-Ukraine tăng áp lực lên nền kinh tế ở châu Âu, Thụy Sĩ cũng chịu ảnh hưởng.
Hợp đồng quyền chọn đáo hạn vào ngày 30 tháng 3, 10 giờ sáng tại New York
Các thông tin quan trọng về EUR/USD được tô đậm ở trong bảng.
Mức giá thực thi từ 1.1000 đến 1.1150, các nhà giao dịch có thể tập trung vào các mức này, mức 1.1100 là mức đáng chú ý.
Ngân hàng Danske dự đoán Fed sẽ tăng lãi suất thêm 50bp từ tháng 5 đến tháng 7
Các nhà kinh tế học tại Ngân hàng Danske chắc chắn rằng đây là quyết định đúng đắn đối với Cục Dự trữ Liên bang khi tăng lãi suất mạnh trong thời gian đầu. Các nhà giao dịch dự đoán Fed sẽ tăng lãi suất 50 điểm cơ bản từ tháng 5 đến tháng 7 và 25 điểm cơ bản tại các cuộc họp còn lại trong năm 2022.
“Chúng tôi hiện kỳ vọng Fed sẽ nâng lãi suất 50bp vào tháng Năm, tháng Sáu và tháng Bảy và tăng thêm 25bp tại mỗi cuộc họp sau đó, ngụ ý về một đợt tăng lãi suất quỹ liên bang từ 2.50-2.75% vào cuối năm. ”
“Vẫn còn rủi ro về một chu kỳ tăng lãi suất mạnh hơn của Fed, chúng tôi không loại trừ trường hợp tăng lãi suất 75bp hoặc Fed kéo dài đà tăng 50bp."
Cựu giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế Shinohara cho biết Nhật Bản không thể can thiệp vào xu hướng giảm của đồng Yên
- Việc can thiệp vào giao dịch của đồng Yên và ngân hàng trung ương Nhật Bản tăng lãi suất sẽ không có tác dụng lâu dài trong việc đảo ngược xu hướng giảm của đồng Yên
- Việc Tokyo tiến hành can thiệp bằng cách mua đồng yên là "vô nghĩa"
- Đồng Yên giảm phản ánh nền tốc độ di chuyển chậm của nền kinh tế
Ông Shinohara không hoàn toàn sai vì ngân hàng trung ương Nhật Bản bị hạn chế về chính sách. Cách tốt nhất có thể làm là các quan chức Nhật Bản phát biểu để đồng Yên không bị sụt giá quá nhanh, tuy nhiên có vẻ họ vẫn không quá lo ngại với mức hiện tại của đồng Yên.
Phân tích dữ liệu CME: Giá vàng sẽ phục hồi trong thời gian tới?
Dữ liệu của CME Group cho thị trường vàng tương lai cho thấy số hợp đồng mở đã giảm phiên thứ ba liên tiếp vào thứ Ba, lần này là hơn 8 nghìn hợp đồng. Tuy nhiên khối lượng đã tăng phiên thứ hai liên tiếp, hiện đạt khoảng 58.2 nghìn hợp đồng.
Giá vàng giảm xuống mức thấp nhất trong 4 tuần quanh $1890/oz vào thứ Ba. Tuy nhiên, động thái đi kèm số hợp đồng mở giảm, điều này mở ra cánh cửa cho sự phục hồi có thể xảy ra trong ngắn hạn.
Chuyên gia tại UOB bình luận gì về tỷ giá EUR/USD?
Chuyên gia tại UOB bình luận: “EUR tăng mạnh lên mức 1.1136 và đóng cửa ở 1.1085 (+0.97%) là một điều bất ngờ (chúng tôi đã kỳ vọng cặp tiền đi ngang). Tỷ giá EUR/USD đã tăng quá "nóng" và khó có thể tăng thêm nhiều nữa. Hiện tại, EUR có nhiều khả năng sẽ dao động hai chiều trong khoảng 1.1050 đến 1.1140."
Giá vàng bật tăng nhẹ trong phiên Á khi đồng USD suy yếu!
Giá vàng đang bật tăng nhẹ trong phiên Á khi đồng USD suy yếu và những tin tức về đàm phán Nga Ukraine dần lắng xuống.
Giá vàng giao ngay được giao dịch ở mức $1925/oz, tăng 0.32% trong phiên.
Lạm phát tại Tây Ban Nha, Đức là một số dữ liệu kinh tế đáng chú ý công bố chiều nay!
Dữ liệu kinh tế công bố phiên Âu sẽ không làm thay đổi nhiều bức tranh giao dịch trong tuần này và trọng tâm sẽ tập trung vào thị trường trái phiếu và đồng Yen.
- 0700 GMT - Số liệu CPI sơ bộ tháng 3 của Tây Ban Nha
- 0700 GMT - Chỉ số KOF tháng 3 của Thụy Sĩ
- 0800 GMT - Tâm lý nhà đầu tư Credit Suisse tháng 3 tại Thụy Sĩ
- 0900 GMT - Niềm tin của người tiêu dùng tháng 3 tại Eurozone
- 0900 GMT - Niềm tin kinh tế, dịch vụ, công nghiệp tháng 3 của Eurozone
- 1100 GMT - Số đơn đăng ký thế chấp MBA Hoa Kỳ
- 1200 GMT - Số liệu CPI sơ bộ tháng 3 của Đức
(Giờ VN +7h GMT)
Thống đốc BOJ cho biết đã không thảo luận bất cứ điều gì cụ thể về thị trường FX với Thủ tướng Kishida!
- Ông Kuroda nói với Thủ tướng Kishida rằng các động thái trên thị trường ngoại hối phải phản ánh các nguyên tắc cơ bản về kinh tế
- Ông Kishida không đưa ra yêu cầu cụ thể nào về chính sách tiền tệ
Thống đốc BOJ cho biết thêm rằng sự suy yếu gần đây của đồng Yen cũng có thể là do việc mua hàng hóa bằng đồng USD.
BOJ cam kết mua 100 tỷ Yen các TPCP kỳ hạn từ 10 đến 25 năm!
Lần đầu tiên trong tuần này chúng ta thấy kết quả từ hành động của BOJ. Lợi suất JGB kỳ hạn 10 năm đã giảm từ mức trần 0.25% xuống chỉ còn hơn 0.21% hiện tại.
BOJ cũng đang cam kết mua 500 tỷ Yen TPCP kỳ hạn 5 đến 10 năm và 50 tỷ Yen TPCP kỳ hạn 25 năm, tất cả từ ngày 31 tháng 3.
Một số quan chức Fed sẽ phát biểu hôm nay!
Vào lúc 20h15, Chủ tịch Thomas Barkin của Fed Richmond sẽ phát biểu khai mạc tại Hội nghị Đầu tư vào Nông thôn Châu Mỹ do Fed Richmond tổ chức.
Vào 12h đêm nay, Chủ tịch Fed Kansas, Esther George, sẽ phát biểu về triển vọng kinh tế và chính sách tiền tệ. Bà Geroge ít "dovish" hơn trong FOMC
Các nhà xuất khẩu ngũ cốc của Nga có thể yêu cầu thanh toán bằng đồng rúp!
Các nhà xuất khẩu năng lượng của Nga cũng đang lên kế hoạch tương tự.
"Tuần lễ" OPEC bắt đầu hôm nay với nhiều cuộc họp quan trọng!
Cuộc họp của Ủy ban Kỹ thuật Hỗn hợp (JTC) của OPEC sẽ bắt đầu lúc 6h chiều nay. Vai trò của JTC là đưa ra đánh giá về thị trường năng lượng, sự cân bằng cung và cầu, để các bộ trưởng OPEC xem xét khi đưa ra chính sách.
Ngày mai, Ủy ban Giám sát hỗn hợp cấp Bộ trưởng (JMMC) của OPEC nhóm họp. JMMC theo dõi sự tuân thủ của các thành viên Opec + với hạn ngạch sản xuất của họ
Tiếp sau JMMC là cuộc họp cấp bộ trưởng "OPEC+", dự kiến bắt đầu lúc 19h30. Quan chức OPEC+ được dự báo sẽ duy trì chính sách ổn định và thúc đẩy hơn nữa sản lượng lên 400 nghìn thùng.
Thống đốc BOJ đang có cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản!
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã đến thăm Thủ tướng. Đây là một sự kiện diễn ra thường xuyên, 2 lần trong 1 năm.
Trong khi đó tỷ giá USD/JPY tiếp tục giảm:
Cập nhật diễn biến thị trường FX phiên Á: BOJ lại "nhúng tay" can thiệp thêm một lần nữa!
USD/JPY là tâm điểm trong phiên giao dịch tại Châu Á hôm nay. Cặp tiền đã giảm xuống dưới 121.85 khi BOJ đã thông báo gia hạn chương trình mua TPCP và mua với số lượng lớn hơn. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản hành động như vậy khi lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm có nguy cơ tăng cao hơn mức trần 25 điểm cơ bản của họ. Bên cạnh đó dòng tiền "hồi hương" vào cuối năm tài khóa của Nhật Bản đã đến gần.
Vinfast sẽ xây dựng nhà máy sản xuất tại Mỹ
Tống thống mỹ Joe Biden đã đăng tải dòng Twitter thông báo rằng Vinfast sẽ xây dựng nhà máy sản xuất pin và xe điện tại bang Nam Carolina của Mỹ.
Chi phí dự kiến là 4 tỷ đô và sẽ mang lại 7,000 việc làm.
"Đây là ví dụ mới nhất cho chiến lược phát triển kinh tế của tôi"-Tổng thống cho biết
EUR/USD: Hàng loạt quyền chọn có giá thực thi quanh 1.10-1.11 sắp đáo hạn
- Nếu giá giao ngay gần bằng, chỉ cách khoảng 30-50 pip và khối lượng đáo hạn lớn, ta có thể thấy hành động giá bị khuếch đại trước sự giằng co của phe mua và phe bán
- Phần lớn biến động sẽ phụ thuộc vào tâm lý thị trường, nhưng các hợp đồng đáo hạn cũng sẽ có ảnh hưởng nhất định tới xu hướng
Thành phố Từ Châu ở Trung Quốc bắt đầu phong tỏa kể từ hôm nay
Đây là thành phố nằm phía Nam so với Bắc Kinh, có dân số vào khoảng 9 triệu người.
Chủ tịch Fed Atlanta cho biết chiến tranh Ukraine gây ra bất ổn cho nhu cầu!
Ông Bostic phát biểu trong hội thảo "Lãnh đạo kinh tế từ khi nước Mỹ thành lập đến đại dịch toàn cầu" tại Đại học Nam California.
-
sự không chắc chắn ngày càng tăng là một rủi ro cho nhu cầu.
-
cuộc chiến ở Ukraine đang tác động đến lạm phát
USD/JPY giảm mạnh trong phiên châu Á
USD / JPY đã giảm hơn 100 điểm từ đỉnh trong phiên châu Á.
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 6.3566
-
Giới hạn dao động là 2% tính từ giá tham chiếu
Giá đóng cửa trước đó của USD / CNY là 6.3635