Chỉ số dự báo kinh tế hàng đầu của Hoa Kỳ tháng 10 là -0.8% so với dự kiến -0.7%
Tháng trước: -0.7%
Chỉ số dự báo kinh tế hàng đầu: -0.8% so với dự kiến -0.7%
Chỉ số dự báo kinh tế hàng đầu: 103.9
Tháng trước: -0.7%
Chỉ số dự báo kinh tế hàng đầu: -0.8% so với dự kiến -0.7%
Chỉ số dự báo kinh tế hàng đầu: 103.9
Bình luận từ Bundesbank:
Đà giảm của GBP/USD đã nhanh chóng bị chặn lại ngay trước ngưỡng hỗ trợ chính ở 1.3571/67. Các nhà kinh tế học tại Credit Suisse dự báo cặp tiền có khả năng phục hồi trong ngắn hạn lên 1.3706/26.
Cổ phiếu châu Âu tăng điểm hôm thứ Hai cùng với hợp đồng tương lai chứng khoán Hoa Kỳ khi các nhà giao dịch tận dụng đợt bán tháo của tuần trước để mua vào trong khi vẫn đề phòng rủi ro từ chủng vi rút delta và siết chặt quy định của Trung Quốc.
Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm tiếp tục tăng 2.2 bps lên 1.28% trong khi vàng vẫn khá vững vàng gần mức $1,790/oz.
Dầu thô bật tăng mạnh mẽ sau chuỗi thua 7 ngày liên tiếp, tăng 3.17% lên 64.11 USD/thùng khi Trung Quốc đã kiềm chế thành công biến thể Delta, làm sáng hơn triển vọng nhu cầu trong tương lai.
Sự lạc quan đã trở lại trên thị trường FX với tất cả các đồng beta cao đều tăng giá và các đồng trú ẩn như USD và JPY bị bán tháo. Một phân đây là rõ hiện tượng chốt lời trước thềm Jackson Hole sau đà tăng rất mạnh vào tuần trước do đó cả EUR và GBP cũng đều mạnh lên bất chấp PMI tại khu vực này không đạt dự báo.
Chỉ mới hơn một tháng và Trung Quốc lại một lần nữa đánh bại Covid-19, đưa các trường hợp nhiễm bệnh trong nước của họ xuống mức 0.
Lần này khó khăn hơn, mặc dù các nhà lãnh đạo của quốc gia đông dân nhất thế giới đã sử dụng cùng một phương thức mà họ làm theo để dập tắt hơn 30 đợt bùng phát trước đó.
PMI sản xuất 60.1 so với 59.5 dự kiến
PMI sản xuất 61.5 so với dự kiến là 62.0
PMI tổng hợp 59.5 so với dự kiến là 59.7
PMI dịch vụ 61.5 so với 61.0 dự kiến
Trước đó 61.8
PMI tổng hợp 60.6 so với 62.2 dự kiến
Trước đó 62.4
Nhận xét của Bộ trưởng Tài chính Pháp, Bruno Le Maire:
Vẫn hướng tới mức tăng trưởng kinh tế trước đại dịch vào cuối năm
Đó là một diễn biến khá lạc quan nhưng tôi đoán chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về những gì Le Maire đang nói khi chúng ta nhận được các chỉ số PMI vào cuối ngày. Hiện tại, vẫn có quan điểm cho rằng sự lạc quan vào mùa hè đang mờ dần vì điều kiện nhu cầu cao điểm đã được đáp ứng ở châu Âu; chưa kể đến sự gián đoạn chuỗi cung ứng liên tục.
Hợp đồng tương lai chỉ số DAX của Đức tăng 0.8%
Hợp đồng tương lai chỉ số FTSE của Anh tăng 0.6%
Tại châu Á, chỉ số Nikkei đóng cửa tăng 1.8% so với mức đóng cửa ngày thứ Sáu, mức thấp nhất trong năm. Hợp đồng tương lai của Mỹ cũng đang tăng khoảng 0.4%.
Đức báo cáo 3,668 trường hợp vi-rút mới hôm nay
Con số ngày hôm nay thấp hơn do ảnh hưởng của ngày cuối tuần nhưng tỷ lệ lây nhiễm trong 7 ngày đã tăng lên 56.4 và điều đó sẽ khiến các nhà chức trách Đức cảnh giác vì sự lây lan của đang bắt đầu tăng tốc đáng kể.
Tổng số ca bệnh đang hoạt động trên toàn quốc được ghi nhận là ~ 77,800, cao nhất kể từ ngày 4 tháng 6.
Cuối tuần qua, RKI cảnh báo rằng đợt thứ tư của vi rút đã bắt đầu ở Đức và đây là xu hướng trong các trường hợp lây nhiễm hàng ngày:
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cho biết hôm thứ Hai, các lệnh phong toả sẽ kéo dài đến nửa đêm ngày thứ Sáu. Cụ thể, lệnh phong toả ở Auckland kéo dài đến nửa đêm ngày 31 tháng 8
Phản ứng thị trường
NZD/USD đã giảm từ mức cao hằng ngày tại 0.6856 sau thông báo trên và hiện giao dịch ở mức 0.6841, vẫn tăng 0.25% trong ngày.
Theo một nghiên cứu gần đây, các nhà đầu tư mã hoá của Hoa Kỳ đã phân bổ trung bình 1,707 USD vào các tài sản như vậy. 37% trong số họ thừa nhận họ sẽ không động đến các khoản tiền này ngay cả khi họ phải trang trải một hóa đơn cần thiết hoặc một khoản thanh toán quan trọng. Ngoài ra, khi được hỏi về nhân vân có sức ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư, phần lớn đều trả lời rằng đó là Elon Musk.
Tình hình giao thương quốc thế có thể đối mặt với tình hình phức tạp hơn trong năm tới, ”Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Hai.
Phản ứng thị trường
AUD/USD không bị xáo trộn bởi những nhận xét trên, và vẫn giao dịch gần mức cao hàng ngày là 0.7164 sau khi tăng 0.41% trong ngày.
Lập trường chính sách tiền tệ vẫn được giữ vững bất chấp sự bùng nổ của Delta - Kinh tế trưởng của Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) Yuong Ha cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Hai. Cụ thể, "Biến thể Delta làm tăng một số bất ổn kinh tế nhưng không phải là yếu tố thay đổi cuộc chơi.
Phản ứng thị trường
Những nhận xét tích cực từ các quan chức RBNZ góp phần tăng thêm sự phục hồi trong cặp NZD/USD khi nó đạt mức 0.6851 sau khi tăng 0.4% trong bối cảnh thị trường vẫn còn rủi ro và sự suy yếu của đồng đô la Mỹ.
Trong giai đoạn 2013-2014, khi Fed thực sự "taper", giá dầu đã có quãng thời gian giảm mạnh. Vì vậy các nhà phân tích tại Nordea nhận định rủi ro giảm giá đối với dầu có khả năng hiện hữu, nếu Fed chính thức "taper" vào thời gian tới.
Số ca nhiễm COVID-19 tại bang lớn nhất nước Úc tiếp tục gia tăng. Trong 2 ngày cuối tuần và ngày hôm nay, mỗi hôm NSW ghi nhận lần lượt 825, 830 và 818 ca nhiễm mới, cao nhất trong đợt dịch lần này.
Sân bay Kabul vẫn trong tình trạng hỗn loạn. Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Mỹ đang đặt "ưu tiên hàng đầu" vào việc bảo vệ đám đông tại sân bay đang tìm cách rời Afghanistan trước một cuộc tấn công khủng bố có thể xảy ra từ phía tổ chức Hồi giáo. Ông nói với CNN: “Mối đe dọa là có thật, nó nghiêm trọng và đó là thứ mà chúng tôi đang tập trung để có thể ngăn chặn. Trong khi đó, Lầu Năm Góc sẽ yêu cầu các hãng hàng không Hoa Kỳ trợ giúp công dân Mỹ và những người khác sơ tán khỏi Afghanistan bằng cách cung cấp tổng cộng 18 máy bay. Joe Biden cho biết Hoa Kỳ có thể gia hạn thời hạn đến ngày 31/8 để rút toàn bộ quân đội khỏi Afghanistan.
Số ca nhiễm COVID-19 mới tại New Zealand trong hôm nay đạt 35 ca, trong đó 33 ca tại Auckland và 2 ca nhiễm tại thủ đô Wellington.
Thủ tướng Úc, ông Morrison cho biết đất nước của ông sẽ không bao giờ có thể xảy ra kịch bản "zero cases" (số ca nhiễm trên cả nước bằng 0), và có lẽ nước này sẽ cần chú trọng hơn vào tỷ lệ điều trị hơn là giảm thiểu số ca nhiễm. Trong khi đó, Bộ trưởng Chris Hipkins của New Zealand cho biết, sự xuất hiện của biến thể Delta đang đặt một dấu hỏi lớn trong chính sách phòng dịch của nước này.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng điểm sau khi giảm đáng kể vào giữa tuần, khi các nhà đầu tư lo ngại chính sách thắt chặt của Fed có thể là trở ngại cho nền kinh tế. Dow Jones tăng 0.62%, S&P 500 tăng 0.52% còn Nasdaq tăng 1.19%.
Cũng giống thị trường chứng khoán, sau những ngày đồng USD tăng liên tiếp nhờ kỳ vọng của thị trường vào Fed, đồng bạc xanh đã điều chỉnh giảm, chỉ số DXY giảm 0.11% xuống 93.46 sau khi chạm mức cao nhất 9 tháng. Các đồng tiền khác cũng hồi phục trở lại, EUR/USD tăng 0.22% lên 1.1699, GBP/USD giảm 1.3620.
Giá vàng đi ngang ở mức $1,781/oz, giá dầu tiếp tục những ngày giảm của mình khi chìm sâu xuống mức $62.14/thùng, khi nhu cầu tiêu thụ bị đe dọa do các lệnh phong tỏa mới đây.
Nhìn chung, các chỉ số đều tăng nhẹ nhờ tâm lý risk-on trở lại, trừ FTSE MIB không đổi, nhưng cũng đã hồi phục từ đáy ngày với mức giảm -0.86%:
Trong cả tuần, các chỉ số biến động như sau:
Ông Kaplan coi công cuộc chống Covid như một cuộc chiến, và chúng ta chỉ có vắc xin và khẩu trang làm vũ khí. Ngoài ra, áp lực giá cũng đang gia tăng, gây lo ngại lên nhiều cộng đồng nhỏ và vừa. Ông cũng cho biết thêm thắt chặt sẽ được thực hiện tách biệt với tăng lãi suất, và nếu tình hình dịch bệnh xấu đi, sẽ điều chỉnh chính sách để phù hợp. Ngoài ra, ông nói rằng cần thắt chặt càng sớm càng tốt, do QE không giúp gì cho thị trường lao động.
Fed NYC đã hạ dự báo tăng trưởng GDP Mỹ quý III từ 3.8% xuống 3.5%. Lý do cho mức giảm này là bán lẻ (-0.39%), nhà mới khởi công (-0.11%) và số liệu sản xuất tại New York (-0.14%). Tuy nhiên, sản lượng công nghiệp và năng suất lao động đang bù lại cho các mức giảm này.
Theo chủ tịch Fed Dallas Kaplan trong buổi vấn đáp hôm nay, ông cho rằng GDP sẽ tăng 6.5% trong năm nay, nhưng sẽ để ý kỹ tới chủng Delta. Ông cũng dự báo PCE ở mức 3.8-3.9%, và áp lực giá PCE năm 2022 ở mức 2.5%.
Đầu phiên hôm nay, USDCAD đã chạm 1.2949, mức cao nhất kể từ giữa tháng 12/2020, tuy nhiên sau đó đã giảm dần, và hiện đã về mức 1.2855. Có vẻ như tâm lý risk-on đang dần trở lại khi chứng khoán Mỹ bắt đầu tăng mạnh, khiến USD có phần suy yếu nhẹ, và giá dầu hồi phục nhẹ lên $63/thùng cũng đang giúp cho CAD hồi phục.
Hiện tại, USDCAD đang được giao dịch quanh mức 1.2858.
Vàng hiện tại đang kẹt trong khoảng 1,780-1,790 hai phiên gần đây. Lúc này, vàng cần vượt lại 1,792 để tìm lại động lực tăng, tuy nhiên trước đó, 1,783 sẽ là mục tiêu gần trước nhất, khi đây là điểm giao cắt của đường MA 100 khung 4h và đường MA 200 khung 15p. Vượt được 1,792, vàng sẽ hướng tới 1,805, và xa hơn nữa là khu vực 1,833. Hỗ trợ cho vàng lúc này nằm tại 1,775, và dưới mức đó là 1,766.
Hiện tại vàng đang được giao dịch quanh mức 1,781.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ khởi đầu phiên cuối tuần này đều đang ghi nhận tăng, thay vì là những cú sập như những phiên trước. Chỉ số Dow Jones tăng 0.1%. Chỉ số S&P 500 tăng 0.34%, còn chỉ số Nasdaq tạm thời khởi sắc nhất với mức tăng 0.46%. Tại châu Âu, các chỉ số đang diễn biến trái chiều: Trong khi FTSE MIB đang giảm 0.39% hay DAX giảm 0.15%, chỉ số CAC đang tăng 0.17%, và các chỉ số khác như FTSE 100 hay Stoxx 600 chưa có nhiều thay đổi.
Thị trường tiền tệ lúc này đang khá trầm lắng. Chỉ số DXY lập đỉnh năm mới tại 93.7 điểm, tuy nhiên lúc này đã giảm nhẹ xuống 93.6, tương ứng với mức tăng 0.03%. EUR tăng nhẹ 0.06%, và hôm nay cũng đã đáy năm tại 1.1664. GBP giảm nhẹ 0.04%. JPY chưa có nhiều thay đổi. AUD giảm 0.08%, NZD tăng 0.1%. CHF tăng 0.2%. Đồng tiền biến động mạnh nhất lúc này là CAD (-0.45%), trước áp lực giảm của dầu thô.
Vàng đang tăng 0.26% lên mức 1,784, hiện vẫn kẹt trong biên độ từ 1,780-1,790. Dầu WTI giảm 1.27% xuống $62.6/thùng.
UOB cho biết dù cuộc họp mới đây cho thấy Fed có thể đạt đủ tiêu chuẩn để bắt đầu thắt chặt trong năm nay, nó cũng chỉ ra sự phân hóa ngay trong FOMC về thắt chặt, tình hình chung của kinh tế, lạm phát, thị trường lao động và rủi ro từ chủng Delta.
Biên bản xen lẫn sụ cẩn trọng trong triển vọng lạc quan của kinh tế Mỹ, đồng thời chỉ ra những thách thức của việc dịch tái bùng phát. Lạm phát cũng là một vấn đề gây tranh cãi, có người cho là tạm thời, có người cho là kéo dài đến 2022, và cũng có người cho rằng áp lực lạm phát giảm đang gia tăng trở lại.
UOB giữ nguyên dự báo Fed và hé lộ việc thắt chặt trong cuộc họp Jackson Hole, bắt đầu thắt chặt từ tháng Mười hai, và kéo dài đến tháng 5/2023. UOB cũng dự báo hai lần tăng lãi suất lên 25bp trong năm 2023, lần đầu từ 0.25% lên 0.5% trong tháng Sáu, và lên 0.75% trong tháng Mười hai.
Đồng đô la tiếp tục mạnh lên trong ngày hôm nay khi chỉ số DXY tăng lên mức cao nhất năm tại 93.7 điểm. Phe bò sẽ tiếp tục hướng tới mức 94 điểm trong thời gian tới. Dù vậy, chỉ báo RSI cho thấy DXY đang bước vào vùng quá bán, và một nhịp điều chỉnh ngắn hạn có thể đang đến gần.
Dù vậy, với việc giữ trên đường MA 200 ngày, hiện ở mức 91.3, xu hướng tăng của DXY vẫn sẽ được giữ vững.
Tâm lý rủi ro tiêu cực đã khiến đồng Bảng Anh bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, đồng Sterling sẽ tiếp tục thể hiện sức mạnh của mình bởi sự sẵn sàng của Ngân hàng Trung ương Anh trong việc tiếp tục các kế hoạch loại bỏ chính sách nới lỏng vào năm tới, theo các chuyên gia kinh tế tại MUFG.
Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán của Hoa Kỳ sụt giảm khi tăng trưởng chậm lại và các biện pháp hạn chế quy định của Trung Quốc cộng thêm rủi ro trước hội nghị chuyên đề Jackson Hole của Cục Dự trữ Liên bang vào tuần tới.
Thị trường chứng khoán trên toàn thế giới chìm trong sắc đỏ trong một ngày nữa. Chỉ số chứng khoán Hồng Kông đã bước vào thị trường giá xuống và Chỉ số Stoxx 600 của Châu Âu đang hướng đến mức thua lỗ hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 2.
Giá vàng tăng nhẹ trong ngày, giao dịch tại $1,782/oz trong khi lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm ít thay đổi.
Dầu thô bước vào ngày sụt giảm thứ 7 liên tiếp, chuỗi giảm giá dài nhất kể từ tháng 4 năm ngoái, hiện giao dịch tại 63.23 USD/thùng.
Đồng USD tiếp tục thể hiện sức mạnh tuyệt đối trong tuần này, tăng so với hầu hết các đồng tiền chính ngoại trừ JPY, CHF và EUR. CAD đang bị bán tháo mạnh nhất trong ngày, chịu ảnh hưởng bởi sự sụt giảm của giá dầu và vì trước đó Loonie đã tăng rất mạnh so với USD nên các vị thế bị đóng lại đã dẫn đến sự sụt giảm như hiện nay.
Tâm lý lo ngại rủi ro đã khiến đồng bảng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, GBP có thể sẽ được ủng hộ bởi sự sẵn sàng của Ngân hàng Trung ương Anh để tiếp tục các kế hoạch loại bỏ chính sách hỗ trợ vào năm tới, theo các nhà kinh tế tại MUFG.
Hang Seng đã giảm hơn 20% so với mức cao nhất tháng Hai
Đóng cửa tại Hang Seng ở mức 24,849.72 là mức thấp nhất kể từ ngày 4 tháng 11 và đánh dấu mức giảm hơn 20% so với mức cao nhất của tháng 2, bước vào thị trường giá xuống theo định nghĩa.
USD/JPY đã tăng lên từ mức thấp nhất tháng 7 là 109.07. Tuy nhiên, theo Karen Jones, Trưởng nhóm Nghiên cứu Phân tích Kỹ thuật FICC tại Commerzbank, cặp tỷ giá này sẽ tiếp tục chịu áp lực dưới 110 và giảm xuống mức thấp nhất gần đây tại 108.73.
"USD/JPY đang chứng kiến một sự phục hồi nhỏ trong ngắn hạn, nhưng vì điều này không ảnh hưởng đến mức kháng cự cho đến nay, chúng tôi duy trì xu hướng tiêu cực."
“Chúng tôi đang chờ đợi nhịp giảm xuống các mức đáy gần đây tại 109.07 và 108.73.”
Các nhà đầu tư yêu thích các thị trường mới nổi nhưng bị hoảng sợ bởi cuộc siết chặt quy định của Trung Quốc đang đổ nhiều tiền hơn bao giờ hết vào một quỹ ETF dường như được thiết kế riêng cho thời điểm này.
Quỹ ETF 1.2 tỷ đô la iShares MSCI Emerging Markets không đầu tư vào Trung Quốc, một quỹ hoán đổi mô phỏng chỉ số chứng khoán ở các nước đang phát triển ngoại trừ Trung Quốc, đã thu hút 304.8 triệu đô la đầu tư mới vào tháng 8. Theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp, điều đó khiến quỹ này có được dòng tiền hàng tháng lớn nhất kể từ khi thành lập cách đây 4 năm.