Chỉ số dự báo kinh tế hàng đầu của Hoa Kỳ tháng 10 là -0.8% so với dự kiến -0.7%
Tháng trước: -0.7%
Chỉ số dự báo kinh tế hàng đầu: -0.8% so với dự kiến -0.7%
Chỉ số dự báo kinh tế hàng đầu: 103.9
Tháng trước: -0.7%
Chỉ số dự báo kinh tế hàng đầu: -0.8% so với dự kiến -0.7%
Chỉ số dự báo kinh tế hàng đầu: 103.9
Dữ liệu GDP quý 4 từ Nhật Bản giảm xuống mức 0.1% q/q so với mức dự kiến tăng 0.4%. Đây là quý suy thoái thứ hai liên tiếp của nền kinh tế Nhật Bản. Nhưng chỉ số giảm phát là 3.8% so với cùng kỳ (đây là chỉ báo lạm phát trong dữ liệu GDP). Ngân hàng phải đối mặt với việc chấm dứt chính sách lãi suất âm trong khi dữ liệu kinh tế không ủng hộ điều này.
Sau khi dữ liệu GDP, đồng yên tăng giá, USD/JPY giảm từ khoảng 150.50 xuống dưới 150.20.
Đối với thi trường Úc, tỷ lệ thất nghiệp cao hơn dự kiến ở mức 4.2% (dự kiến là 4.1% trong khi tháng trước là 3.9%) và cao nhất trong hai năm. Tổng số việc làm ròng được thêm vào trên toàn quốc trong tháng 1 là 500. Số giờ làm việc chạm đáy kể từ cuộc suy thoái trước đó vào những năm 1990. Thị trường kỳ vọng RBA sẽ cắt giảm lãi suất 25 bp từ RBA được đưa ra vào tháng 9 thay vì tháng 11 trước đó. AUD/USD đã giảm sau thông tin này, giảm ở mức 0.6500 xuống mức 0.6480.
GDP của Nhật Bản giảm 0.1% so với quý trước. Điều này cũng yếu hơn so với kỳ vọng về mức tăng trưởng 0.3%.
Nhiều người trên thị trường đang kỳ vọng BOJ bỏ lãi suất âm tại cuộc họp chính sách tháng 4, khi mà các cuộc đàm phán lương mùa xuân hàng năm nói lên rằng xu hướng tăng lương đáng kể. Tuy nhiên, báo cáo tăng trưởng yếu hơn dự kiến cho thấy lạm phát cao đang gây tổn hại cho tiêu dùng trong nước bất chấp triển vọng tiền lương cao hơn - và có lẽ củng cố chính sách tiền tệ nới lỏng lâu hơn nữa.
BOJ tính đến nhiều dữ liệu khác nhau, bao gồm tiêu dùng, triển vọng kinh tế và rủi ro một cách toàn diện trong việc định hướng chính sách.
Chính sách tiền tệ sẽ tùy thuộc vào BOJ quyết định.
BOJ kỳ vọng sẽ hợp tác chặt chẽ với chính phủ, thực hiện chính sách tiền tệ phù hợp để đạt mục tiêu giá cả bền vững, ổn định đi kèm với tăng lương.
Thống đốc RBNZ Orr sẽ có bài phát biểu lúc 1 giờ 40 rạng sáng ngày 16 tháng 2 năm 2024, tại Diễn đàn Kinh tế New Zealand tại Đại học Waikato.
Ông sẽ nói về những nguyên nhân thay đổi gây ra lạm phát trong vài năm qua và về năm tới đối với Ngân hàng Dự trữ.
Giá dầu giảm sau khi Mỹ công bố kho dự trữ dầu tăng mạnh.
Giá dầu chốt phiên giảm vào thứ Tư sau khi mất đà tăng do dự trữ dầu thô hàng tuần của Mỹ tăng mạnh và sản lượng nội địa cao kỷ lục làm lu mờ căng thẳng leo thang mới ở Trung Đông.
Giá dầu WTI tương lai giảm 0.55% xuống 76.22 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent tương lai giảm 0.48% xuống 81.24 USD/thùng. Giá dầu đã tăng 1% trước đó trong ngày.
Báo cáo CPI củng cố mối lo ngại của Fed rằng lạm phát dịch vụ lõi sẽ vẫn ở mức thấp do thị trường lao động được thắt chặt.
Sẽ có thêm 4 báo cáo CPI nữa trước quyết định vào tháng 6.
Vàng dao động trong biên độ hẹp quanh $1,993 trong bối cảnh USD suy yếu nhẹ, lợi suất trái phiếu kho bạc đồng loạt giảm.
Báo cáo thị trường lao động Úc tháng 1 năm 2024:
USDJPY giảm 0.21% xuống 150.20, vẫn duy trì trên 150.00 sau sự can thiệp bằng lời nói của các quan chức Tài chính Nhật Bản.
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Suzuki cho biết:
Thứ trưởng Bộ Tài chính phụ trách các vấn đề quốc tế của Bộ Tài chính Nhật Bản Kanda - quan chức sẽ chỉ đạo BOJ can thiệp khi thấy cần thiết cho biết:
Thống đốc RBA Bullock có phiên điều trần trước Ủy ban Pháp luật Kinh tế Thượng viện của Quốc hội Australia:
Thống đốc BoE Bailey cho biết:
Phó Chủ tịch Fed Barr cho biết:
Quan chức Fed Waller cho biết:
Sắc xanh bao trùm thị trường chứng khoán Mỹ nhưng toàn bộ khoản lỗ từ đợt bán tháo sau khi có báo cáo lạm phát nóng hơn dự kiến vẫn chưa bị xóa bỏ. S&P 500 tăng trở lại lên trên mức 5,000. Các nhà đầu tư đang cân nhắc xem liệu Fed có thể giảm lạm phát mà không làm chệch hướng một nền kinh tế đang có xu hướng tăng trưởng đáng ngạc nhiên hay không.
Trên thị trường FX, USD suy yếu nhẹ khi trái phiếu kho bạc hồi phục. DXY giảm 0.14% xuống 104.71. AUD mạnh nhất, GBP yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính. GBPUSD giảm 0.21% xuống 1.2564 do dữ liệu lạm phát Anh tốt hơn dự kiến. Thống đốc BoE Bailey nhấn mạnh xu hướng lạm phát trong mùa xuân sắp tới sẽ không phải là yếu tố duy nhất quyết định việc điều chỉnh chính sách tiền tệ, đồng thời bày tỏ sự hoài nghi đối với hướng dẫn chuyển tiếp, chỉ ra rằng nó thường tồn tại lâu hơn mức cần thiết. Tuy nhiên, ông có kỳ vọng rằng lạm phát sẽ quay trở lại mục tiêu vào mùa xuân và tiếp tục khẳng định mục tiêu đạt được tỷ lệ lạm phát 2% một cách bền vững.
Vàng chưa thể phá vỡ hoàn toàn mức trung bình động 100 ngày ở $1,989. 83. Vàng giảm $2.45, đóng cửa ở $1990.60. Bitcoin tăng gần 4% lên trên $51.5K lần đầu tiên kể từ năm 2021. Lợi suất trái phiếu kho bạc đồng loạt giảm. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm 5.9 điểm cơ bản xuống 4.30%. Giá dầu thô giảm do tồn kho ở Mỹ tăng trong khi nhu cầu giảm. Dầu thô WTI giảm $1.27 xuống $76.70/ thùng.
Vàng hiện giảm 0.3% xuống $1,986.44, phá vỡ đường trung bình động 100 ngày ở $1,989.83 (đường màu xanh nước biển)
Mục tiêu tiếp theo có thể là ngưỡng hỗ trợ tại $1.973-75, sau đó là đường trung bình động 200 ngày ở mức khoảng $1,965.51 và mức đáy của tháng 11 ở $1,949.
Thống đốc BoE Bailey cho biết:
Quan chức Fed Goolsbee cho biết:
Politico đưa tin Chủ tịch Fed Jerome Powell đã gặp các đảng viên Đảng Dân chủ trong Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện ngày hôm qua.
Chủ tịch Fed Powell cho biết dữ liệu lạm phát tháng 1 “phù hợp với những gì họ dự đoán”. Theo Hạ nghị sĩ Stephen Lynch (D-Mass.), Fed sẽ xem xét dữ liệu PCE sắp tới để "có thêm thông tin."
Câu hỏi được đặt ra là bên cạnh dữ liệu CPI được công bố, liệu có phải nội dung cuộc họp bí mật giữa chủ tịch Fed Powell và các Hạ Nghị sĩ đã bị tuồn ra ngoài và gây nên biến động thị trường ngày hôm qua?
Cựu Chủ tịch Fed Boston Eric Rosengren cho biết:
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng trước giờ mở cửa
Trước đó, trong phiên giao dịch ngày thứ Ba, Dow Jones giảm 1.35% và có ngày tồi tệ nhất kể từ tháng 3 năm 2023. S&P 500 giảm 1.37% và Nasdaq Composite giảm 1.8%. Chỉ số lạm phát nóng hơn dự đoán đã gây ra làn sóng bán tháo khi các nhà giao dịch lo ngại rằng Fed có thể không cắt giảm lãi suất sớm như kỳ vọng.
Sắc xanh bao trùm thị trường chứng khoán châu Âu. Hợp đồng tương lai S&P 500 tăng 0.5%
Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm duy trì dưới mức trung bình động 100 ngày ở 4.34% với mức giảm 1 điểm cơ bản xuống 4.306%
Vàng giảm 0.12% xuống 1,990.61 USD
Dầu thô WTI ổn định ở mức 77.90 USD
Đà tăng của USD chững lại khi trái phiếu kho bạc hồi nhẹ. AUD mạnh nhất, GBP yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính:
Bitcoin tăng gần 4% lên trên $51.5K lần đầu kể từ tháng 12 năm 2021 và đạt được mức vốn hóa thị trường đáng chú ý là 1 nghìn tỷ USD sau khi giảm mạnh xuống dưới $49K do dữ liệu lạm phát Mỹ cao hơn dự kiến đã khiến các nhà đầu tư đặt cược rằng Fed có thể sẽ không cắt giảm lãi suất sớm như kỳ vọng vào ngày hôm qua.
Bitcoin được hỗ trợ nhờ:
Số lượng đơn xin thế chấp giảm trong tuần qua do cả hoạt động mua nhà mới và tái tài trợ đều giảm. Với việc lãi suất dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong tuần này, niềm tin tích cực vào thị trường nhà đất tạm thời bị kìm hãm.
Sự tăng mạnh của lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ và USD hôm qua đã khiến giá vàng giảm mạnh. Đáng chú ý, mức giảm đã vượt qua đáy tháng 1 và mốc 2,000 USD.
Tuy nhiên, hiện tại, những phe mua đang cố gắng giữ giá vàng ổn định khi đường trung bình động 100 ngày (dòng màu đỏ) ở mức 1,989.90 USD vẫn chưa bị phá vỡ hoàn toàn.
Như đã đề cập trước đó, việc đồng USD tiếp tục tăng có thể sẽ khó khăn hơn. Vàng cũng là một phần của cân nhắc này, vì vàng có mối tương quan với lợi suất trái phiếu. Do đó, để thực sự đẩy giá vàng xuống thấp hơn, có thể cần lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm vượt qua đường trung bình động 100 ngày là 4.342%.
Tuy nhiên, ngay cả khi giá vàng tiếp tục giảm trong tuần này, vẫn có một số ngưỡng hỗ trợ quan trọng mà người mua có thể dựa vào. Mức đáy của tháng 12 quanh $1,973-75 sẽ là ngưỡng đầu tiên, tiếp theo là đường trung bình động 200 ngày (dòng xanh) ở mức khoảng $1,965.54. Sau đó, mức đáy của tháng 11 ở $1,949 sẽ phát huy tác dụng.
Giá vàng đang trì trệ trong giai đoạn đầu năm mới. Tuy nhiên, nhiều người vẫn giữ quan điểm lạc quan về kim loại quý này trong dài hạn. Quan điểm cơ bản cho rằng vàng có khả năng tỏa sáng khi các ngân hàng trung ương bắt đầu hạ lãi suất. Về cơ bản, đây là một sự tin tưởng vào xu hướng giảm phát và có thể hiện tại thị trường chỉ đang trong giai đoạn tạm dừng.
Tuy nhiên, đối với giao dịch trong tuần này, khả năng giá vàng giảm có thể vẫn tiếp tục. Báo cáo doanh số bán lẻ của Mỹ và chỉ số giá nhà sản xuất (PPI) sẽ được công bố vào cuối tuần. Những dữ liệu này có thể là chất xúc tác khiến các nhà giao dịch phản ứng thêm sau dữ liệu CPI hôm qua.
Sản xuất công nghiệp tăng mạnh trong tháng, nhưng cần lưu ý một số điểm. Ireland chứng kiến mức tăng 23.5% trong sản xuất công nghiệp, làm ảnh hưởng nhẹ đến dữ liệu tổng thể. Khi phân tích chi tiết, sự đột biến này đến từ mức tăng 20.5% trong hàng hóa vốn của Ireland trong tháng. Trong khi đó, hàng tiêu dùng bền (+0.5%), năng lượng (+0.3%) và hàng tiêu dùng không bền (+0.2%) cũng tăng. Sản xuất hàng trung gian (-1.2%) là lĩnh vực duy nhất giảm.
Không có thay đổi nào so với dự kiến ban đầu khi nền kinh tế khu vực đồng euro rơi vào tình trạng bế tắc trong Quý 4 năm ngoái.
Giá vàng đã giảm xuống dưới $2.000 sau khi dữ liệu lạm phát của Mỹ cao hơn dự kiến. Các nhà phân tích chiến lược tại Ngân hàng ANZ phân tích triển vọng của kim loại quý này.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ và đồng USD tăng vọt sau báo cáo chỉ số CPI cao hơn dự kiến.
"Chỉ số giá tiêu dùng cơ bản (CPI) của Mỹ tăng 0,4% so với tháng trước trong tháng Giêng, giảm hy vọng về việc cắt giảm lãi suất sớm.
Giá vàng cũng chịu áp lực giảm ngay lập tức do lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ và đồng USD tăng.
Kim loại quý này đã duy trì trên mức tâm lý quan trọng $2,000 kể từ giữa tháng Mười Hai với hy vọng Ngân hàng Trung ương Mỹ sẽ phải nhanh chóng hạ lãi suất. Giờ đây, khi điều đó dường như rất khó xảy ra, giá vàng có thể chịu thêm áp lực nếu các dữ liệu kinh tế khác vẫn mạnh."
Giá vàng vẫn gặp khó khăn và hiện đang giao dịch dưới mốc tâm lý 2,000 USD, mức thấp nhất hai tháng. Báo cáo lạm phát tiêu dùng Mỹ được công bố hôm thứ Ba đã củng cố kỳ vọng của thị trường rằng Fed sẽ duy trì mức lãi suất cao hơn trong thời gian dài. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến kim loại quý này, mặc dù một số yếu tố khác đang hỗ trợ và hạn chế đà giảm.
Đồng USD đã thoái lui khỏi mức đỉnh hôm thứ Ba, giữa bối cảnh lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ giảm nhẹ. Điều này, cùng với thị trường chứng khoán suy yếu, đã giúp giá vàng duy trì trên đường SMA 100 ngày. Tuy nhiên, bối cảnh thị trường được đề cập ở trên cho thấy xu hướng giảm của cặp XAU/USD có khả năng sẽ tiếp tục.
Phát biểu này cho thấy ECB có thể sẽ hành động sau khi có thêm dữ liệu về tiền lương vào khoảng tháng 5. Hiện tại, khả năng giảm lãi suất vào tháng 4 là ~62%, nhưng con số này có thể thay đổi tùy thuộc vào tình hình kinh tế trong những tháng tới.
Thị trường chứng khoán Anh đang dẫn đầu đà tăng sau báo cáo lạm phát được công bố trước đó.
Trong khi đó tại Mỹ, HĐTL chứng khoán đang tăng nhẹ nhờ phục hồi của các cổ phiếu công nghệ. Hợp đồng tương lai S&P 500 tăng 0.2% trong khi hợp đồng tương lai Nasdaq đang tăng 0.4%.
Hiện thị trường định giá khả năng BoE cắt giảm lãi suất vào tháng 6 ở mức ~71%, cao hơn so với mức ~40% trước khi dữ liệu CPI của Anh được công bố. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa đủ chắc chắn để đảm bảo họ sẽ thực hiện việc cắt giảm vào cuối quý 1 năm 2024.
Một số điểm đáng chú ý:
Xét đến các chi tiết này, báo cáo CPI không nên được coi là yếu tố thay đổi hoàn toàn triển vọng của BoE. Tuy nhiên, nó sẽ ít nhất sẽ giúp kìm hãm tâm lý lạc quan đối với đồng Bảng Anh.
Quan chức Nhật Bản Hayashi Yoshimasa, đã đưa ra tuyên bố về tỷ giá hối đoái với nội dung:
Những phát ngôn này tương tự với các tuyên bố trước đó của chính phủ Nhật Bản nhằm ổn định thị trường ngoại hối. Hiện tại, tỷ giá USD/JPY giảm nhẹ 0.3% xuống 150.40, một phần do lợi suất trái phiếu giảm nhẹ trong phiên giao dịch.
Cổ phiếu Anh được dự báo sẽ mở cửa tích cực sau khi dữ liệu lạm phát thấp hơn một chút so với dự kiến. Tuy nhiên, tâm lý chung trên thị trường chứng khoán vẫn thận trọng sau phiên giảm điểm hôm qua của thị trường Mỹ. Chỉ số tương lai của Mỹ tăng 0.1% nhưng chưa cho thấy tín hiệu rõ ràng.
Mặc dù thấp hơn một chút so với dự báo, nhưng con số này tương tự với tháng 12. Với việc lạm phát lõi vẫn trên 5%, lập trường hiện tại của BOE nhiều khả năng sẽ không thay đổi.
GBP/USD giảm mạnh sau dữ liệu:
Đồng USD hiện đang thoái lui khỏi vùng đỉnh 104.95 trước thềm phiên giao dịch châu Âu. Mặc dù triển vọng của đồng tiền này vẫn tích cực, nhưng đà tăng tiếp theo có thể không dễ dàng. Trong khi đó, hợp đồng tương lai Chứng khoán Mỹ đi ngang quanh mức tham chiếu và lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ giảm nhẹ về mức 4.306% với kì hạn 10 năm, mặc dù vẫn duy trì quanh vùng 3.80% - 4.20%.
Sự kiện đáng chú ý trong lịch kinh tế hôm nay là báo cáo lạm phát của Anh. Lạm phát lõi hàng năm dự kiến duy trì trên 5%, củng cố lập trường hiện tại của BOE. Nếu không có bất ngờ lớn nào về dự báo, đồng Bảng Anh có thể sẽ ít biến động, với khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng 6 hiện giảm xuống khoảng 40%.
Các sự kiện quan trọng trong ngày hôm nay: