Trung Quốc cảnh báo NATO sẽ không "nhượng bộ" nếu bị khối này thách thức
Trung Quốc cảnh báo Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương rằng họ sẽ không "nhượng bộ" khi đối mặt với bất kỳ thách thức nào, cho thấy khả năng căng thẳng leo thang trong khi Mỹ cố gắng thuyết phục các đồng minh của mình có cách tiếp cận cứng rắn hơn với quốc gia châu Á.
Bắc Kinh không đặt ra "thách thức hệ thống" đối với bất kỳ quốc gia nào, theo một tuyên bố được đăng hôm thứ Ba trên trang web của họ tại, nói thêm rằng NATO không nên phóng đại sức mạnh quân sự của Trung Quốc.
Tuyên bố cũng thúc giục NATO thúc đẩy đối thoại và hợp tác, đồng thời cho biết khối này cần nỗ lực để bảo vệ sự ổn định quốc tế và khu vực.
Nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ do USS Ronald Reagan dẫn đầu tiến vào Biển Đông
Đây sẽ là một hoạt động thực thi quyền tự do hàng hải nhưng có khả năng sẽ bị Trung Quốc quở trách.
Nhà cựu hoạch định chính sách BOJ cho biết NHTW có khả năng mở rộng chương trình cứu trợ tại cuộc họp tuần này
Nhận xét từ cựu thành viên hội đồng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Sakurai:
- Có khả năng sẽ quyết định về việc kéo dài thời gian đáo hạn vào tháng 9 cho chương trình cứu trợ đại dịch trong tuần này
- Có khả năng sẽ duy trì YCC ít nhất cho đến khi nhiệm kỳ của thống đốc Kuroda kết thúc vào tháng 4 năm 2023
- Quá sớm để BOJ xem xét các bước tiếp theo để hồi sinh thị trường JGB
- BOJ cuối cùng phải suy nghĩ các cách để dỡ bỏ lượng ETF nắm giữ khổng lồ của mình
Cuộc đàm phán gói cơ sở hạ tầng sẽ tiếp tục trong tuần này
Thượng nghị sĩ Manchin đã xác nhận, lưỡng đảng sẽ đàm phán trong tuần này và mong muốn đạt được thỏa thuận ngay trong cuối tuần.
Biên bản cuộc họp của RBA cho thấy một sắc màu dovish, lạm phát khó đạt mục tiêu
Đối với chính sách tiền tệ, RBA cho biết:
- Còn quá sớm để thắt chặt chính sách, chính sách cần được duy trì nới lỏng cho đến khi đạt được trạng thái toàn dụng lao động.
- Mục tiêu thị trường lao động chặt chẽ, lạm phát sẽ đạt mục tiêu sớm nhất vào năm 2024.
- Cân nhắc mua trái phiếu thường xuyên hơn.
Đối với lạm phát:
- Tỷ lệ tăng trưởng tiền lương cần phải hơn 3% để lạm phát đạt mục tiêu, trong khi nhiều doanh nghiệp không tăng lương mà có những chính sách khác để ưu đãi người lao động.
Đối với AUD:
- Bất chấp giá hàng hóa biến động mạnh, AUD lại duy trì trong biên độ hẹp.
- Chính sách tiền tệ đang ủng hộ AUD yếu hơn.
Biên bản cuộc họp dovish đã đẩy AUD/USD xuống 0.7690.
Mỹ và Canada sẽ thảo luận mở cửa biên giới trong hôm nay
Hai quốc gia sẽ thảo luận về việc dỡ bỏ các hạn chế đi lại do đại dịch trong ngày hôm nay, dự báo sẽ chưa có những động thái ngay lập tức.
BNZ dự báo NZD/USD sẽ tăng lên 0.7420
Ngân hàng BNZ cho rằng giá trị hợp lý của RBNZ sẽ là 0.7420, cao hơn so với mức hiện tại, với những luận điểm dưới đây:
- Chỉ số ưa thích rủi ro của chúng tôi đã tăng lên 72% vào thứ Sáu, mức cao nhất kể từ trước đại dịch COVID-19, trong khi chỉ số VIX tiếp tục có xu hướng giảm và phần bù rủi ro tín dụng tiếp tục giảm.
- Giá hàng hóa tiếp tục có xu hướng tăng (phản ánh triển vọng tích cực của nền kinh tế toàn cầu và bối cảnh lạm phát)
- Dữ liệu kinh tế nội địa của New Zealand cho thấy mức tăng trưởng mạnh hơn dự kiến
- RBNZ gần đây đã báo hiệu chính sách thắt chặt từ giữa năm sau
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 14/06: Chứng khoán Mỹ vươn lên đỉnh lịch sử, thị trường chờ đợi FOMC
Thị trường trải qua một phiên giao dịch đầu tuần không có nhiều tin tức cũng như các kỳ nghỉ lễ tại một số nước châu Á đã làm giảm sự biến động trên thị trường. Chỉ số S&P 500 tăng 0.18% lên mức cao kỷ lục mới tại 4,255 điểm khi các cổ phiếu công nghệ dẫn dắt thị trường. Nasdaq tăng 0.74% còn Dow Jones giảm 0.25%.
Trong khi đó thị trường tiền tệ không có quá nhiều biến động, các nhà đầu tư đang chờ đợi cuộc họp FOMC. Trong khi lợi suất 10 năm tại Mỹ tăng mạnh lên 1.50% thì chỉ số DXY đi ngang ở mức 90.50. USD/JPY nhạy cảm với lợi suất, tăng 0.37% và vượt lên trên 110. Các đồng tiền khác biến động với biên độ không quá 0.10%. EUR/USD đóng cửa ở mức 1.2119 còn GBP/USD đi ngang xung quanh 1.4104.
Lợi suất tăng đã khiến giá vàng giảm mạnh xuống $1,845/oz, thấp nhất trong gần 1 tháng trước khi đóng cửa ở $1,866/oz. Dầu đi ngang ở mức $70.88/thùng.
Bitcoin lần đầu tiên sau 2 tuần phục hồi lên trên $40,000.
Chứng khoán châu Âu đóng cửa trong sắc xanh
Ngoại trừ DAX, hầu như tất cả các chỉ số lớn tại châu Âu đều khởi sắc:
- Chỉ số CAC tăng 0.3%
- Chỉ số FTSE 100 tăng 0.3%
- Chỉ số Ibex tăng 0.9%
- Chỉ số FTSE MIB tăng 0.2%
- Chỉ số DAX đi ngang
Kỳ vọng lạm phát tại Mỹ cao kỷ lục
Kỳ vọng lạm phát trung bình năm tại Mỹ tăng tháng thứ 7 liên tiếp và tăng lên mức kỷ lục 4% vào tháng Năm năm nay. Kỳ vọng giá nhà, giá cho thuê nhà, thu nhập và tiêu thụ cũng đa được ghi nhận tăng.
Commerzbank kỳ vọng vàng tăng lên $2,000 vào cuối năm
Ngân hàng này kỳ vọng lo ngại lạm phát sẽ giúp cho giá vàng đạt $2,000 đến cuối năm. Ngoài ra, Commerzbank cũng dự báo bạc vượt $30/oz, còn Palladium vượt $2,800/oz.
Hiện tại vàng đang được giao dịch quanh mức $1866/oz.
USDCAD tụt xuống dưới 1.2150
Sau khi lập đỉnh ngày tại 1.2171, cặp tiền này suy yếu mạnh trong phiên Mỹ, và đã tụt xuống dưới 1.2150. CAD, một đồng tiền nhạy cảm với giá cả hàng hóa, đang hưởng lợi từ việc dầu thô WTI tăng 1.1% trong ngày lên hơn $71/thùng.
Hiện tại, USDCAD đang được giao dịch quanh mức 1.2130.
Điểm tin COVID-19: Sắp có vắc xin mới?
Gần đây, 90% người tiêm thử vắc xin Novavax ghi nhận khả năng kháng virus mạnh, kể cả với các biến thể mới. Novavax sẽ yêu cầu cấp quyền sử dụng tại Mỹ và châu Âu trong quý III. Tại Mỹ, con số tử vong đang tiến sát 600,000.
Thủ tướng Anh Boris Johnson nhiều khả năng sẽ kéo dài lệnh phong tỏa thêm 4 tuần do số ca nhiễm chủng mới tăng đột biến. Người mắc chủng này tiến triển bệnh nhanh gấp đôi so với chủng cũ.
G7 ủng hộ Nhật Bản tổ chức Olympic như là một biểu tượng cho sự thống nhất toàn cầu trong cuộc chiến chống Covid, tuy nhiên không đạt được thỏa thuận hỗ trợ 1 tỷ liều vắc xin cho các nước đang phát triển.
Anh và EU sẽ tiếp tục giải quyết vấn đề Brexit trong tuần này
Bộ trưởng Brexit Anh David Frost và phó chủ tịch Ủy ban Châu Âu Maroš Šefčovič sẽ tiếp tục đối thoại trong tuần này để tiếp tục giải quyết vấn đề về Bắc Ireland. Sự kiện này sẽ có ảnh hưởng lớn tới GBP và EUR.
Cập nhật thị trường phiên Mỹ ngày 14/6: Chứng khoán khởi đầu kém thuận lợi
Hai trên ba chỉ số lớn tại Mỹ đều mở cửa trong sắc đỏ: Chỉ số S&P 500 đã mất 6 điểm (-0.14%) và chỉ số Dow Jones mất 103 điểm (-0.3%). Duy nhất chỉ có chỉ số Nasdaq tăng 24 điểm (0.17%) Lợi suất trái phiếu kho bạc tăng nhẹ khi các nhà đầu tư chờ đợi cuộc họp của Fed trong vài ngày tới.
Vàng tiếp tục chuỗi ngày giảm của mình khi trước phiên Mỹ đã giảm xuống dưới $1,850/oz, tuy nhiên đang có dấu hiệu phục hồi trở lại. Trái ngược với vàng, dầu thô tiếp tục chuỗi ngày thăng hoa, khi đã ghi nhận tăng 1.3% trong ngày.
Tiêu điểm ngày hôm nay thuộc về Bitcoin, khi tỷ phú Elon Musk sẽ chấp nhận thanh toán với đồng tiền ảo này trở lại nếu việc khai thác trở nên xanh hơn. Đồng tiền này đã vượt lại $40,000 sau nửa tháng.
Trên thị trường tiền tệ:
- Chỉ số DXY không thay đổi nhiều ở mức 90.45
- EUR tăng 0.12% lên mức 1.2122
- GBP không thay đổi nhiều ở mức 1.4118
- JPY giảm 0.2% còn 109.88 Yên/USD
- CAD tăng 0.18% lên 1.2133 CAD/USD
Trên thị trường hàng hóa:
- Vàng giảm 0.7% xuống $1863/oz
- Dầu thô WTI tăng 1.3% lên $71.66/thùng
Trên thị trường trái phiếu:
- Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng nhẹ lên 1.47%
Trên thị trường tiền ảo:
- Bitcoin lần đầu tiên lấy lại mức $40,000 sau 2 tuần hiện đang giao dịch quanh mức $40,623
Bitcoin lần đầu vượt $40,000 sau hơn 2 tuần
Nhờ vào việc tỷ phú Elon Musk nói rằng Tesla sẽ chấp nhận lại thanh toán bằng Bitcoin nếu việc khai thác đồng tiền ảo này thân thiện hơn với môi trường, Bitcoin đã tăng trở lại và lần đầu tiên sau hơn 2 tuàn quay lại mốc $40,000.
USDJPY hướng lại tới 110
Cặp tiền này đã ghi nhận tăng 2 phiên liên tiếp. Kỳ vọng về việc Fed sẽ bớt "dovish" đã củng cố sức mạnh cho đồng bạc xanh. Tuy nhiên, việc lợi suất trái phiếu giảm có thể cản trở USDJPY tiếp tục tăng trong ngày.
Hiện tại USDJPY đang được giao dịch quanh mức 109.78.
Nhà đầu tư huyền thoại Paul Tudor Jones bình luận như thế nào về lạm phát ở thời điểm hiện tại?
- Nền kinh tế chính thống đang bị đảo lộn
- Tôi đang sở hữu nhiều công cụ phòng ngừa lạm phát nhất có thể
- Chứng khoán sẽ chìm trong sắc xanh nếu Fed không có động thái mới trong tuần này
- Tôi thích bitcoin nhưng thị trường hơi điên cuồng
- Tôi nắm giữ 5% bitcoin, 5% tiền mặt và 5% hàng hóa.
Bản tin COVID-19: Anh có thể sẽ gia hạn các quy định hạn chế khi biến thể virus lan rộng!
- Vaccine Novavax cho hiệu quả tổng thể là 90% và hiệu quả tới 100% trong việc ngăn ngừa các triệu chứng vừa và nặng. Vaccine này có hiệu quả 93% đối với các biến thể đáng lo ngại.
- Apple có kế hoạch bỏ yêu cầu đeo khẩu trang đối với khách hàng đã tiêm phòng tại nhiều cửa hàng ở Mỹ từ tuần tới.
- Một thẩm phán liên bang đã đưa ra một vụ kiện do các nhân viên của một bệnh viện ở Houston khởi kiện để chống lại những liều vaccine bắt buộc.
- Vương quốc Anh dự kiến sẽ thông báo gia hạn các quy định hạn chế khi biến thể delta lan rộng.
Các nhà kinh tế dự báo như thế nào về động thái của Fed?
Fed có thể sẽ nâng lãi suất vào năm 2023, nhưng NHTW này sẽ không báo hiệu việc thu hẹp chương trình mua trái phiếu cho đến tháng 8 hoặc tháng 9, theo 51 nhà kinh tế được khảo sát từ ngày 4-10 tháng 6. Hơn một nửa trong số họ dự đoán biểu đồ "dot plot" sẽ cho thấy mức tăng trong năm 2023.
Vaccine COVID Novavax có hiệu quả đến 90% trong thử nghiệm Giai đoạn 3
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng vaccine có hiệu quả 100% đối với các trường hợp COVID-19 mức độ trung bình, đồng thời bảo vệ chống lại các biến thể. Đặc điểm chính của vắc xin Novavax là dễ bảo quản và vận chuyển, do đó có thể giúp đẩy mạnh việc triển khai vaccine trên toàn cầu, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
Thành viên ECB Simkus: Còn quá sớm để nói về việc kết thúc PEPP
Nhận xét của nhà hoạch định chính sách ECB, Gediminas Simkus
Cần phải có dự báo tháng 9 để thảo luận về PEPP
Ông là thành viên thứ ba của ECB đưa ra nhận xét như vậy ngày hôm nay vì vậy đó dường như là thông điệp mà họ đang cố gắng truyền tải đến thị trường trong thời điểm hiện tại. Ít nhất thì ông ấy cũng thêm một số mốc thời gian
Cập nhật thị trường phiên Âu ngày 14/06: Thị trường FX tĩnh lặng, vàng tiếp tục giảm sâu
Hợp đồng tương lai chứng khoán Hoa Kỳ tăng nhẹ trong ngày hôm nay khi các nhà đầu tư chuẩn bị cho cuộc họp quan trọng của Cục Dự trữ Liên bang vào giữa tuần. S&P 500 tăng 0.12% lên 4,252 và Nasdaq tăng 0.24% lên 14,031 điểm.
Đà sụt giảm của lợi suất TPCP Mỹ cũng đã chấm dứt, khiến vàng có ngày thứ hai liên tiếp sụt giảm. Thị trường dường như ngày một lo ngại các quan chức Fed sẽ có quan điểm hawkish hơn trong cuộc gặp lần này, đưa kim loại quý xuống mức $1,857/oz.
Trong khi đó, dầu thô tiếp tục bay cao nhờ sự cải thiện nhu cầu năng lượng khi hoạt động đi lại tại các nước phát triển dần trở lại bình thường. Hợp đồng tương lai WTI đạt mức 71.6 USD/thùng, tăng 1.15%.
Trái với sự nhộn nhịp trên thị trường hàng hóa, thị trường FX thực sự đang khá yên ắng. Hầu hết các đồng tiền chính không thay đổi so với giá đóng cửa thứ sáu tuần trước, ngay cả việc trì hoãn kế hoạch mở cửa trở lại tại Anh cũng không khiến đồng GBP giảm quá sâu, giảm 23 pips xuống 1.4083. Hiện tại, mọi ánh mắt đều đang đổ dồn vào cuộc FOMC tối thứ tư và rất nhiều nhà phân tích dự báo rằng biểu đồ dot plot sẽ cho thấy các quan chức Fed kỳ vọng tăng lãi suất vào 2023. Bất kỳ đề cập nào đến thời điểm “taper” cũng sẽ giúp thúc đẩy đồng USD và Powell sẽ phải rất cẩn thận với những phát biểu của mình.
Tổng tiền gửi trực tiếp tại SNB vào tuần kết thúc ngày 11 tháng 6 đạt 711.0 tỷ CHF so với 710.8 tỷ CHF trước đó
Lượng tiền gửi nội địa 630.8 tỷ CHF so với 632.2 tỷ CHF trước đó
Không có nhiều thay đổi về lượng tiền gửi tổng thể trong tuần nhưng hãy theo dõi tỷ giá EUR/CHF khi cặp tiền dao động quanh mức 1.0900 và kiểm tra đường trung bình động 200 ngày.
Điều đó có khả năng khiến SNB hoạt động mạnh hơn sau nhiều tuần/tháng chậm lại.
Iran tuyên bố thỏa thuận với Mỹ để dỡ bỏ lệnh trừng phạt năng lượng đã "sắp sàng"
Bộ Ngoại giao Iran cho biết "còn rất ít thời gian" để các cường quốc trên thế giới giải quyết những khác biệt tồn đọng trong nỗ lực khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015, nhưng thỏa thuận đó được đưa ra nhằm gỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với lĩnh vực năng lượng của nước này.
Saeed Khatibzadeh, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Iran, cho biết "không có nhiệm vụ nào là không thể đối với các nhà đàm phán", những người đang ở Vienna tiếp tục các cuộc đàm phán để tạo ra một thỏa thuận giữa Tehran và Washington nhằm khôi phục hiệp định. Ông không đưa ra bất kỳ chi tiết nào về thỏa thuận dỡ bỏ các lệnh trừng phạt năng lượng.
Thành viên ECB Holzmann: ECB đang ở trong "vùng nguy hiểm" khi lo ngại lạm phát gia tăng
Nhận xét của nhà hoạch định chính sách ECB, Robert Holzmann:
- Quá sớm để nói về việc kết thúc PEPP
- PEPP sẽ kết thúc vào tháng 3 năm sau trừ khi xuất hiện làn sóng vi rút mới
- PEPP được thiết kế để trở thành một công cụ tạm thời
Không có gì mới về PEPP nhưng có vẻ như một số quan chức đang thừa nhận rằng họ cần phải giải quyết cuộc tranh luận lạm phát. Hiện vẫn còn sớm nhưng nếu xu hướng này tiếp tục đến quý 3 và có lẽ là quý 4 năm nay, các nhà hoạch định chính sách của ECB chắc chắn sẽ bắt đầu cảm thấy khó chịu.
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu có bình luận gì về chương trình mua trái phiếu PEPP?
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) Christine Lagarde cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Politico rằng vẫn còn quá sớm để tranh luận về sự kết thúc của Chương trình Mua trái phiếu Khẩn cấp Đại dịch (PEPP). Bà cho biết, nền kinh tế đang trên con đường dần phục hồi và có khả năng sẽ quay lại mức trước đại dịch vào quý I 2022.
Phản ứng thị trường
EUR/USD không bị ảnh hưởng bởi các nhận xét của bà Lagarde, do nó vẫn phụ thuộc vào động lực của dollar Mỹ. Hiện cặp tỷ giá đang được giao dịch ở mức 1.2101.
Cập nhật thị trường chứng khoán Châu Á trưa ngày 14/6 : Thị trường giao dịch trái chiều trước thềm cuộc họp chính sách của Fed
Thị trường chứng khoán châu Á giao dịch trái chiều vào ngày thứ Hai, khác với mức tăng trên thị trường chứng khoán Mỹ trong phiên giao dịch cuối cùng. Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones tăng 0.04% trong khi S&P 500 tăng 0.19% và Nasdaq tăng 0.35% vào thứ Sáu.
Chỉ số MSCI ngoài Nhật Bản đã giảm 0.1% trong khi các thị trường chính trong khu vực - Trung Quốc, Hồng Kông và Úc đóng cửa vào thứ Hai.
Chỉ số Nikkei của Nhật Bản tăng 0.35%, Kospi giảm 0.01% và Topix tăng 0.25%.
Trong khi đó, chính phủ Nhật Bản đã quyết định dỡ bỏ các hạn chế COVID-19 ở ba tỉnh khi các trường hợp nhiễm vi-rút giảm. Hôm thứ Sáu, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga đã tái khẳng định sẽ khởi động Thế vận hội Tokyo vào tháng Bảy, bất chấp những lo ngại về đại dịch Covid-19.
Giá Vàng đang giao dịch ở mức 1,864.20 USD, giảm 0.82% trong ngày.
Chỉ số Dollar Mỹ DXY ổn định ở mức 90.53 với mức tăng 0.03% trong ngày
Cập nhật dữ liệu Sản xuất công nghiệp Nhật Bản tháng 4: Liệu hoạt động công nghiệp đã hồi phục đạt dự kiến?
Dữ liệu mới nhất do METI phát hành ngày 14 tháng 6 năm 2021 cho thấy dữ liệu Sản xuất công nghiệp cuối tháng 4 của Nhật Bản tăng 2.9% so với mức 2.5% tháng trước trên cơ sở hàng tháng.
Số liệu này đã tái khẳng định một số cải thiện khiêm tốn trong hoạt động công nghiệp ở Nhật Bản bất chấp tình hình vi-rút đã được cải thiện hơn nhiêu so với thời điểm trước đó.
Cập nhật tình hình Covd-19 tại Đức: Triển vọng hồi phục ngày càng tươi sáng
Đức báo cáo 549 trường hợp nhiễm Covid-19 mới và 10 trường hợp tử vong trong bản cập nhật mới nhất hôm nay
Tỷ lệ lây nhiễm trong 7 ngày giảm ở mức 16.6. Trong khi đó, số ca nhiễm hiện tại đã giảm nhẹ xuống khoảng 45,100 trường hợp. Mặc dù số liệu có bị ảnh hưởng do ngày cuối tuần nhưng nó không thể lu mờ đi triển vọng tích cực trong tình hình vi-rút tại đây.
AUD/USD khôi phục ngưỡng 0.7700 trong bối cảnh thị trường trầm lắng
AUD/USD khôi phục lại ngưỡng 0.7700, sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong ngày là 0.7692, trong phiên giao dịch khá mờ nhạt vào thứ 2. Hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 tăng nhẹ, hạn chế đà giảm giá của cặp Aussie trong bối cảnh một phiên giao dịch trầm lắng. Các thỏa thuận thương mại mới với Vương quốc Anh, cũng như thắt chặt quan hệ với Nhật Bản và Đức bằng cách đồng ý về việc sử dụng công nghệ phát thải thấp hơn tạo thêm rào cản cho nhịp giảm giá ngắn hạn của cặp Aussie. Hơn nữa, cuộc đàm phán G7 về việc thúc đẩy vắc-xin covid-19 và duy trì các gói cứu trợ tiếp tục hạn chế sự sụt giảm . Chỉ số đô la Mỹ (DXY) vẫn ổn định sau khi tăng 0.07% xung quanh mức 90.55 do các nhà đầu tư có xu hướng ưa chuộng đồng bạc Xanh vào những thời điểm thị trường vẫn còn chưa xác định rõ xu hướng như hiện nay.
Quỹ Bitcoin ETF Canada liên tục bổ sung BTC bất chấp tình hình thị trường
Nhu cầu đối với Bitcoin (BTC) của các nhà đầu tư Canada đã không dao động trong bối cảnh điều chỉnh giá mới nhất, cho thấy những người tham gia thị trường đang tận dụng mức giá giảm
Quỹ Purpose Bitcoin ETF, ra mắt vào tháng 2, hiện đã tích lũy được 19,692.149 BTC tính đến ngày 13 tháng 6, theo dữ liệu của Bybt. Quỹ đã thêm 284.51 BTC trong bảy ngày qua và gần 2,000 BTC kể từ ngày 15 tháng 5.
Mức tài sản đã tăng lên hơn 1.3 tỷ USD trong vòng chưa đầy hai tháng hoạt động. Điều này chứng minh rằng dòng tiền vào quỹ Purpose Bitcoin ETF cho thấy người Canada không lo ngại về hành động giá ngắn hạn của Bitcoin.
The Wall Street Journal: Những lí do chủ chốt khiến Fed sớm thu hẹp quy mô kích thích
Trong một bài báo xã luận, The Wall Street Journal (WSJ), giải thích lý do tại sao Cục Dự trữ Liên bang (Fed) có thể thu hẹp lại các kích thích tài chính sớm hơn dự kiến.
Trích dẫn chính
Mục tiêu của Fed là toàn dụng lao động và có vẻ như mục tiêu này sẽ đạt được sớm hơn kỳ vọng.
“2.6 triệu người đã nghỉ hưu kể từ tháng 2 năm 2020, theo ước tính từ Fed Dallas. “
“Chủ tịch Fed Cleveland Loretta Mester cho biết ngày 4 tháng 6 trên CNBC. "Thông thường, khi mọi người nghỉ hưu, họ không quay trở lại thị trường lao động."
“Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cho biết vào ngày 5 tháng 6 rằng trong khi việc làm vẫn còn thiếu hơn 7 triệu việc làm dưới mức trước đại dịch, số người nghỉ hưu tăng lên có thể có nghĩa là chúng ta không nhất thiết phải hồi phục hoàn toàn con số trước đại dịch".
Lưu ý rằng FOMC sẽ họp vào tuần này, ngày 15 và 16 tháng 6, để quyết định về chính sách tiền tệ của mình.
Các bộ trưởng G7 đồng lòng giữ vững chính sách kích thích kinh tế trong thời gian dài
Các quốc gia G7 đều cho biết họ sẽ giữ các chính sách kích thích nền kinh tế trong một quãng thời gian đủ dài. Họ không muốn kết thúc các chính sách nới lỏng này quá sớm và cần nhìn thấy sự phục hồi kinh tế được xác nhận một cách rõ ràng.
Bộ trưởng dầu mỏ Iraq dự báo gì về giá dầu?
Ông cho biết, nếu OPEC giữ nguyên mức sản lượng như hiện tại, giá dầu sẽ dao động trong phạm vi $68-75/thùng trong nửa cuối năm nay.
Goldman cho rằng quá sớm để Fed đưa ra những gợi ý thắt chặt
Goldman Sachs cho biết Fed sẽ không đưa ra những tín hiệu thắt chặt ngay trong tháng 6, khi chủ tịch Powell và các cộng sự có thể đồng tình rằng thị trường lao động đang kém khả quan. Thay vào đó, cuộc họp tháng 8 hoặc tháng 9 sẽ là thời điểm đẹp hơn.
Cuộc họp G-7 đã thảo luận những vấn đề gì?
Các nhà lãnh đạo G-7 đã có những quan điểm mạnh mẽ để lên án sự bành trướng kinh tế và các hành động phi nhân quyền của Trung Quốc tại cuộc họp thượng đỉnh tại Anh. Tổng thống Biden tuyên bố đã có "nhiều hành động" trừng phạt đối với Bắc Kinh. Nhóm G-7 đã không đạt được mục tiêu vaccine của riêng mình, khi mới chỉ có 613 triệu liều vaccine được phân phối, thay vì 1 tỷ như đã cam kết.
Bitcoin tăng lên $39,000, Elon Musk đã nói gì?
Tỷ phú Elon Musk cho biết Tesla đã chấp thuận hình thức thanh toán bằng tiền điện tử trở lại khi việc đào coin có thể được thực hiện bằng năng lượng sạch. Ông cho biết Tesla đã bán ra 10% lượng Bitcoin nắm giữ nhằm cung cấp thanh khoản cho thị trường.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 11/06: Thị trường đổ dồn sự chú ý vào cuộc họp FOMC
Lợi suất tại Mỹ đã phục hồi lên mức 1.457% sau suốt 1 tuần lễ giảm liên tục đã khiến đồng USD có một phiên thứ 6 tăng 0.50%, đưa chỉ số DXY lên mức 90.51. Thị trường đã hướng tới cuộc họp FOMC trong tuần này, một lo sợ về lạm phát cao có thể khiến Fed vạch ra kế hoạch thắt chặt sớm hơn dự kiến. Toàn bộ các đồng tiền G-7 đều suy yếu so với USD, trong đó dẫn đầu là Kiwi khi giảm hơn 1%. EUR và GBP giảm gần 0.5%, cả hai đồng tiền đều có những thời điểm đánh mất những mốc tâm lý quan trọng lần lượt tại 1.21 và 1.41. USD/CAD tăng 0.47% lên mức cao nhất trong 1 tháng tại 1.2151.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng điểm: Dow Jones tăng 0.06%, S&P 500 tăng 0.19% và tiến sát mức đỉnh cao mọi thời đại còn Nasdaq tăng 0.35%.
Vàng giảm mạnh hơn 1% xuống $1,878/oz. Giá dầu tiếp tục tăng lên gần $71/thùng.
USD/CAD tăng lên mức cao nhất trong gần 1 tháng.
Tỷ giá USD/CAD đã chạm mức 1.216, tăng 0.55% trong phiên hôm nay. Đây cũng là mức cao nhất trong vòng gần 1 tháng qua. Kháng cự tiếp theo mà tỷ giá có thể hướng đến là 1.22.