Giá sản phẩm công nghiệp tháng 4 của Canada tăng ít hơn dự báo!
- Giá sản phẩm công nghiệp tháng 4 của Canada tăng 1.6% so với tháng trước, thấp hơn so với dự báo tăng 1.7%
- Trong số 21 nhóm hàng chính, có 18 nhóm tăng giá và 3 nhóm giảm giá, dẫn đầu là gỗ xẻ (tăng 10.1%)
- Chỉ số giá nguyên vật liệu tăng 1.0% so với tháng trước đó, thấp hơn dự báo tăng 1.7%
Câu hỏi lớn được đặt ra là những con số trên đẩy giá tiêu dùng tăng lên bao nhiêu và kéo dài trong bao lâu.
Số liệu CPI sơ bộ của Đức trong tháng 5 có gì đáng chú ý?
Dữ liệu mới nhất được phát hành bởi Destatis - ngày 31 tháng 5 năm 2021
- CPI sơ bộ tháng 5 của Đức tăng 2.5% so với mức tăng 2.3% dự kiến
Số liệu CPI cao hơn dự kiến đã được các chuyên gia dự báo trước. Tuy nhiên, nó đánh dấu mức cao nhất kể từ tháng 9 năm 2011.
Điều này có thể là do "base effect" nhưng số liệu cũng cho thấy áp lực giá đang tăng lên. Đó sẽ là điều mà ECB có thể phải cảnh giác trong vài tháng tới.
Cựu quan chức Cơ quan Quản lý ngoại hối Nhà nước Trung Quốc cho biết có nhiều công cụ khác để kiểm soát hoạt động đầu cơ trên thị trường FX
Bình luận của Guan Tao, cựu quan chức Cơ quan Quản lý ngoại hối Nhà nước Trung Quốc:
- PBOC có thể tăng RRR (tỷ lệ dự trữ bắt buộc) để đóng băng 20 tỷ USD thanh khoản
Đây là bình luận rất thú vị bởi vì điều đó cho thấy động thái vừa qua của PBOC có thể không phải là nhất thời mà thực chất họ sẽ dập tắt bất cứ đà tăng nào sắp tới của đồng Nhân dân tệ.
EU đề xuất các nước thành viên nới lỏng các biện pháp hạn chế đi lại trước mùa hè
Ủy ban đề xuất rằng những người được tiêm chủng đầy đủ có giấy chứng nhận tiêm chủng phù hợp với chứng chỉ số của EU nên được miễn xét nghiệm liên quan đến du lịch hoặc kiểm dịch 14 ngày sau khi nhận liều vaccine thứ hai của họ.
Điều này rất được mong đợi vì EU đặt mục tiêu mở cửa trở lại toàn bộ vào mùa hè trên toàn khu vực, giống như mọi thứ diễn ra vào mùa hè năm ngoái. Đó là một sự thúc đẩy quá quan trọng đối với các nền kinh tế lớn, vì vậy hy vọng rằng lần này mọi thứ sẽ diễn ra tốt hơn.
Giá dầu vẫn tăng mạnh trước cuộc họp OPEC+ vào ngày mai!
- Giá dầu WTI tăng 1% hôm nay lên mốc $67/thùng ở thời điểm hiện tại.
Giá dầu đang ở gần với mức cao nhất trong năm và từ góc độ kỹ thuật, nó có thể sẽ tăng đột biến nếu giữ được mức đóng cửa hàng ngày trên $67/thùng và một sự bứt phá chắc chắn trên $68/thùng sẽ kéo thêm người mua và kéo dài đà tăng .
Iran vẫn là một cái tên thường gây nhiều bất ngờ nhưng cuộc họp OPEC+ vào ngày mai sẽ là một trong những tâm điểm tuần này.
PBOC tăng tỷ lệ dự trữ ngoại hối bắt buộc lên 7%, nhân dân tệ có phản ứng như thế nào?
Thay đổi sẽ có hiệu lực từ ngày 15 tháng 6.
Đồng nhân dân tệ đã có một ngày giao dịch không ổn định cho đến nay với những nhận xét trước đó của một cựu quan chức PBOC cho thấy chính quyền quốc gia này có thể can thiệp - khiến đồng tiền này giảm giá - trước khi chính PBOC ấn định đồng nhân dân tệ ở mức mạnh nhất kể từ tháng 5 năm 2017.
Đồng nhân dân Tệ đã giảm mạnh sau thông báo trên:
Các ngân hàng thương mại khu vực đồng tiền chung châu Âu đã mua ròng 1.1 tỷ EUR trái phiếu trong tháng Tư
• Các NH thương mại tại Đức đã bán ròng số lượng trái phiếu trị giá 1.7 tỷ Eur trong tháng 4, tương đương 2.8% tổng tài sản của các ngân hàng này tính tới hết tháng 4
• Các NH thương mại tại Pháp đã mua ròng 3.4 tỷ trái phiếu trong tháng 4; tương đương 2% tổng tài sản của các ngân hàng này tính tới hết tháng 4
• Các NH thương mại tại Ý nắm giữ trái phiếu của các ngân hàng trong nước ổn định trong tháng 4; tương đương 1.2% tổng tài sản của các ngân hàng này tính tới hết tháng 4
• Các NH thương mại tại Ban Nha cũng bán ròng trái phiếu với 0.3% tổng tài sản của các ngân hàng này tính tới hết tháng 4
• Các NH thương mại tại Hà Lan cũng bán ròng trái phiếu với 0.1% tổng tài sản của các ngân hàng này tính tới hết tháng 4
• Các NH thương mại tại Luxembourg đã bán ròng số lượng trái phiếu trị giá 0.1 tỷ Eur trong tháng 4; tương đương 0.2% tổng tài sản của các ngân hàng này tính tới hết tháng 4
• Các NH thương mại tại Ireland đã bán ròng số lượng trái phiếu trị giá 0.4 tỷ Eur trong tháng 4; tương đương 1.1% tổng tài sản của các ngân hàng này tính tới hết tháng 4
Các cặp tiền tệ chính vẫn khá yên ắng trong phiên châu Âu
Đồng USD khá ổn định với EUR/USD giữ ở mức 1.2200 trong khi GBP/USD đang giảm dần trong khoảng từ 1.4200 đến 1.4170.
AUD/USD vẫn đang giữ dưới mức trung bình động hàng giờ quan trọng tại 0.7742-46.
Dường như thị trường vẫn đang chờ một chất xúc tác để có một hướng đi rõ ràng vào ngày sau kỳ nghỉ lễ
Ở những nơi khác, tâm ký rủi ro cũng khá im ắng khi các chỉ số châu Âu ít thay đổi.
Tổng tiền gửi ngân hàng trung ương Thuỹ Sĩ SNB tăng nhẹ so với tháng trước
SNB tổng tiền gửi trực tiếp w.e. 28 tháng 5 710,5 tỷ CHF so với 709,6 tỷ CHF trước đó
Tổng tiền gửi nhìn chung tăng nhẹ ( 710.5 tỷ CHF so với 709.6 tỷ CHF trước đó) nhưng không có gì quá lớn trong thời điểm hiện tại. Với việc EUR/CHF chỉ giữ dưới 1.10, Ngân hàng trung ương Thuỵ Sĩ sẽ luôn phải đề phòng trường hợp đồng franc tăng cao hơn trong tương lai.
Cập nhật thị trường phiên Âu ngày 31/05: Thị trường lạc quan nhưng thận trọng trong dịp nghỉ lễ, tiền điện tử vẫn chịu nhiều áp lực!
Chỉ số MSCI của cổ phiếu châu Á-Thái Bình Dương ngoài Nhật Bản đang tăng để bắt kịp xu hướng giảm trong ba tháng trong khi Nikkei 225 của Nhật Bản vẫn đang trên đà giảm 1.13%. Chỉ số ASX 200 của Úc vẫn chưa có hướng đi rõ ràng trong bối cảnh các dự liệu kinh tế và lệnh phong toả bang Victoria để tránh nguy cơ bùng phát Vi-rút. Chỉ số NZX 50 của New Zealand tăng hơn 1.0% khi Trợ lý Thống đốc RBNZ cho biết ngân hàng sẽ tiếp tục duy trì điều kiện kinh tế nới lỏng. Chứng khoán ở châu Âu đã phải vật lộn cùng hợp đồng tương lai Mỹ sau khi các dấu hiệu phục hồi kinh tế của Trung Quốc có thể đang chững lại và các nhà đầu tư tiếp tục cân nhắc rủi ro lạm phát toàn cầu. Chỉ số Stoxx Europe 600 dao động nhẹ đầu phiên trong khi hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 và Nasdaq 100 tăng nhẹ. Nhìn chung, chứng khoán toàn cầu vẫn ở mức gần kỷ lục, được thúc đẩy nhờ sự phục hồi kinh tế đang diễn ra hậu đại dịch và các gói kích thích kinh tế.
Giá Vàng vẫn tiếp tục nới rộng đà tăng và hiện đang ở mức $1,905.30/oz trong bối cảnh nỗi lo ngại lạm phát vẫn âm ỉ trên thị trường và các nhà đầu tư vẫn cân nhắc triển vọng hồi phục kinh tế toàn cầu khi Covid-19 bắt đầu bùng phát ở một số nước châu Á.
Trên thị trường FX, Đồng dollar Mỹ đang giảm dần trong bối cảnh thị trường lạc quan thận trọng. Động thái này được cho là do dòng chảy cuối tháng, diễn ra sau khi chỉ số PCE lõi của Mỹ tích cực hơn dự kiến. GBP/USD đang giữ ở mức 1.42 mặc dù lo ngại rằng sự lây lan của biến thể này có thể khiến chính phủ trì hoãn kế hoạch mở cửa trở lại. Tỷ giá EUR/USD đang dao động quanh mức 1.22 trước khi công bố số liệu Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sơ bộ của Tây Ban Nha và Đức vào tháng Năm. USD/JPY đã giảm 0.11% xuống 109.70 trong khi USD/CNY ít thay đổi ở mức 6.3626.
Thị trường tiền mã hoá vẫn kéo dài đà giảm vào cuối tuần khi Bitcoin vẫn đang chật vật dưới mốc 35,000 USD và Ethereum hiện ở dưới 2,400 USD. Điều này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc nhấn mạnh lại cam kết ngăn chặn hành vi thao túng thị trường, với những nỗ lực tập trung vào hàng hóa thay vì tài sản kỹ thuật số vào thời điểm hiện tại.
Ngân hàng hàng đầu của Bỉ chuẩn bị tung ra tiền mã hoá riêng của mình!
KBC, một trong những công ty bảo hiểm và ngân hàng lớn nhất ở Bỉ, đã công bố kế hoạch tung ra một đồng tiền mã hóa dành riêng cho ngân hành để thay đổi cách tiếp cận hoàn toàn mới đối với tài sản mã hóa.
KBC Coin, đồng tiền mã hóa gốc của ngân hàng, sẽ là một token phần thưởng cho phép ngân hàng phát triển các chiến lược tương tác với khách hàng, quảng bá nền tảng cũng như thúc đẩy người dùng chấp nhận dịch vụ của mình. Hiện tại, KBC Coin đang trong giai đoạn thử nghiệm thông qua môi trường riêng tư.
KBC đã nhấn mạnh rằng đồng tiền mã hóa của họ không liên quan đến Bitcoin hoặc bất kỳ đồng coin nào trên thị trường. Hơn nữa, KBC Coin sẽ chỉ chạy bên trong cơ sở hạ tầng của ngân hàng, vì vậy sẽ không phải chịu sự biến động giá vốn là đặc trưng của tiền mã hóa truyền thống.
Các nhà kinh tế tại Capital Economics vô cùng lạc quan về thị trường chứng khoán Nhật Bản!
Mặc dù thị trường chứng khoán của Nhật Bản đã hoạt động kém hơn so với các thị trường Mỹ, Anh và khu vực đồng Euro trong vài tháng qua, các nhà kinh tế tại Capital Economics lại vô cùng lạc quan vào tương lại của nó trong dài hạn.
“Mặc dù trọng số tổng hợp của cổ phiếu CNTT và truyền thông trong Chỉ số MSCI Nhật Bản lớn hơn trong chỉ số MSCI EMU và MSCI Vương quốc Anh, nhưng nó lại nhỏ hơn đáng kể so với Chỉ số MSCI Hoa Kỳ. Do đó, dòng dịch chuyển đối với cổ phiếu trong Chỉ số MSCI Nhật Bản sẽ còn dư địa để tăng hơn nữa - ít nhất là so với Chỉ số MSCI Hoa Kỳ. ”
“Mặc dù có thể có vô số lời giải thích theo từng lĩnh vực cụ thể, nhưng nhìn chung, tình hình thực tế tại Nhật Bản hiện này diễn biến tồi tệ hơn chúng ta dự đoán; Các trường hợp COVID-19 đã tăng mạnh trở lại cho đến gần đây; và việc triển khai vắc xin bị trì hoãn. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn đặt kỳ vọng cao vào thị trường này.
Các nhà chiến lược gia ngoại hối tại ngân hàng UOB có nhận định gì về triển vọng AUD/USD?
Theo ý kiến của các nhà chiến lược ngoại hối tại ngân hàng UOB, AUD/USD có nguy cơ có 1 nhịp bullback sâu nếu mốc 0.7680 bị phá vỡ trong tuần tới
Trong 24h tới, AUD có nhiều khả năng giao dịch trong phạm vi 0.7690/0.7745 ”.
Trong 1-3 tuần tới: AUD dường như vẫn đang trong giai đoạn tích luỹ 0.7680 / 0.7830 trong hơn một tuần. Rủi ro giảm giá đã gia tăng hơn nữa nhưng nếu AUD đóng cửa dưới 0.7680 sẽ mở cửa cho 1 đà sụt giảm bền vững. Sắp tới, cặp tỷ giá đang có mức hỗ trợ tiếp theo dưới 0.7680 là 0.7650. Ở giai đoạn này, triển vọng về một sự sụt giảm bền vững là không cao nhưng nó sẽ vẫn còn nguyên trừ khi AUD phá vỡ mức 'kháng cự mạnh' tại 0.7770 trong vài ngày tới"
Bộ trưởng Tài chính Pháp lạc quan về tốc độ tăng trưởng kinh tế hậu đại dịch!
Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire đã điều chỉnh tăng dự báo thâm hụt công từ 9.0% lên 9.4% GDP cho năm 2021 vào đầu ngày thứ Hai
Ông dự kiến tăng trưởng kinh tế sẽ trở lại vào đầu năm 2022 về mức trước cuộc khủng hoảng Covid-19 và ông nhắc lại dự báo tăng trưởng kinh tế 5% trong năm”
Phản ứng thị trường
Theo sau tin tức, tỷ giá EUR/USD giảm xuống dưới 1.2200, đảo ngược các động thái phục hồi ban đầu trong phiên châu Á.
Có gì đặc biệt trong khối lượng hợp đồng tương lai Vàng ngày hôm nay?
Khối lượng mở vị thể (OI) trên thị trường hợp đồng tương lai vàng đã giảm trong phiên thứ năm liên tiếp vào thứ Sáu, với khoảng 9.2 nghìn hợp đồng. Tương tự, khối lượng đã giảm phiên thứ ba liên tiếp, hiện đạt khoảng 48.3 nghìn hợp đồng.
Vàng vẫn nhắm đến mốc 2,000 USD
Sự phục hồi của kim loại quý vẫn khá tích cực cho đến nay. Tuy nhiên, đà tăng của ngày thứ Sáu là do OI và khối lượng giao dịch giảm dần, mở ra cánh cửa cho một số động thái điều chỉnh trong ngắn hạn. Quan điểm này cũng được củng cố bởi tình trạng overbought hiện tại của kim loại quý này. Về lâu dài, vàng tiếp tục nhắm đến mốc tâm lý 2,000 USD/ounce.
Dữ liệu chỉ số niềm tin người tiêu dùng Nhật Bản được công bố; liệu người dân đã lạc quan trở lại?
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Nhật Bản đạt 34.1 so với 33.0 dự kiến
Nhìn chung, dữ liệu này đã có sự cải thiện với ước tính nhưng vẫn suy yếu hơn nhiều so với tháng 4 do điều kiện kinh tế chung vẫn bị ảnh hưởng bởi tình hình vi-rút và tình trạng các biện pháp khẩn cấp trên toàn quốc.
Viện Huyết thanh của Ấn Độ tăng nguồn cung vắc xin AstraZeneca lên 90 triệu liều/tháng vào tháng 6
Viện huyết thanh của Ấn Độ là một công ty công nghệ sinh học và dược phẩm sinh học của Ấn Độ, đồng thời cũng là đơn vị sản xuất vắc xin lớn nhất thế giới. Được biết, nguồn cung hiện tại đang ở mức 65 triệu liều/tháng
ANZ có dự báo như thế nào về giá dầu trước thềm cuộc họp OPEC+ ?
ANZ đang kỳ vọng trữ lượng dầu toàn cầu sẽ tiếp tục giảm:
- Triển vọng về nhiên liệu vận tải đường bộ đang được cải thiện mạnh mẽ trước mùa hè tại Mỹ
- Tỷ lệ tiêm chủng cao đã giúp một số lệnh hạn chế được tháo bỏ và tăng di chuyển ở Mỹ và Châu Âu.
- Trên thực tế, nhu cầu xăng dầu hiện đã vượt mức năm 2019 ở nhiều khu vực và điều này có thể được bù đắp một phần bởi sự yếu kém ở châu Á - nơi đang hứng chịu làn sóng COVID-19.
ANZ cho biết, họ nhận thấy nhu cầu đang vượt cung theo thứ tự lần lượt là 650kb/ngày và 950kb/ngày trong Q3 và Q4. Điều này bao gồm sự gia tăng 0.5mb / ngày trong sản lượng của Iran. Đồng thời cũng cho biết: "chúng tôi kỳ vọng mức tăng dự kiến 840kb / ngày vào tháng 7 sẽ được phê chuẩn". Ngoài ra, ANZ cũng cho hay: "Chúng tôi duy trì dự báo cuối năm là 75 USD/thùng đối với dầu thô Brent"
JPMorgan vẫn khuyên mọi người nên tránh xa Bitcoin dù cho phép khách hàng đầu tư vào BTC
Quan điểm về Bitcoin không thay đổi nhiều trong vài năm qua đối với giám đốc điều hành JPMorgan là ông Jamie Dimon. Dimon vẫn cho rằng không nên đầu tư vào Bitcoin.
Mặc dù vậy, nhưng dường như có một sự thay đổi đáng chú ý trong giọng điệu của ông về BTC. Dimon cho biết ý kiến riêng của ông là như thế nhưng không có nghĩa là khách hàng của JPMorgan không muốn tiếp xúc với Bitcoin. Vì thế, Dimon cho biết JPMorgan sẽ nghiên cứu về việc liệu họ có nên cung cấp Bitcoin theo một cách an toàn nào đó hay không. Cuối cùng, ông cho rằng các cơ quan quản lý nên can thiệp và điều chỉnh ngành công nghiệp tiền mã hóa
"Tôi nghĩ rằng các nhà quản lý nên quan tâm nhiều hơn đến tương lai, thanh toán cho giao dịch tần suất cao và đưa ra khuôn khổ pháp lý, quy định xung quanh tiền mã hóa."
Các ngân hàng Anh chặn giao dịch tiền mã hóa giữa những lo ngại về tội phạm tài chính
Theo Telegraph, các ngân hàng Anh sẽ ngừng các giao dịch liên quan đến lĩnh vực tiền mã hóa do lo ngại về những nguy cơ tội phạm tài chính. Người dân ở Anh đã mất hơn 60 triệu bảng Anh trong năm 2020 trong các vụ lừa đảo mời gọi đầu tư. Các báo cáo chỉ ra rằng, gần một nửa số đó liên quan đến tiền mã hóa.
Để đối phó với xu hướng trên, các khách hàng của Barclays, Monzo và Starling đã không thể chuyển tiền sang các nền tảng giao dịch phổ biến như Binance và SwissBorg:" Đại diện của Starling đã tuyên bố biện pháp này là tạm thời, được áp dụng để bảo vệ khách hàng của họ. Ngân hàng này cũng cho biết họ sẽ ngưng áp dụng biện pháp này khi họ có tiến hành kiểm tra bổ sung cho việc chuyển tiền đến các sàn giao dịch tiền mã hóa"
Westpac khuyến nghị Long EUR/USD
Westpac khuyến nghị chiến lược giao dịch EUR/USD, Buy on dip tại 1.2175, mục tiêu 1.2550 và dừng lỗ tại 1.1980.
Chính quyền Biden sẽ tung biện pháp gì để trừng phạt Belarus?
Mỹ sẽ khôi phục các lệnh trừng phạt đối với 9 doanh nghiệp nhà nước của Belarus kể từ thứ Năm, và đang chuẩn bị các hình phạt đối với các quan chức trong chính phủ của Tổng thống Alexander Lukashenko sau vụ buộc hạ cánh máy bay phản lực và bắt giữ một nhà báo trên máy bay. Các hãng hàng không cũng được thông báo là phải "hết sức thận trọng" đối với không phận Belarus. Trong khi đó, Nga đang giải ngân 500 triệu USD cho Belarus vay, đây là một tín hiệu ủng hộ.
Giá thiếc chạm mức cao nhất trong 1 thập kỷ
Giá thiếc tăng cao do nguồn cung từ châu Phi đến châu Á gặp khó khăn, chạm mức cao nhất trong một thập kỷ tại $30,000/tấn. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư tin tưởng vào triển vọng nhu cầu đối với hàng hóa trong bối cảnh kinh tế toàn cầu phục hồi. Thiếc là mặt hàng có tỷ suất lợi nhuận cao nhất trong năm nay trên LME, dù đã tụt dốc liên tục kể từ cuối năm 2020 trong bối cảnh nguồn cung bị thắt chặt.
Tác giả cuốn "Cha giàu, cha nghèo": Bitcoin xuống $27,000 là món quà thượng đế ban tặng!
Ông Kiyosaki đã đăng tải trên trang cá nhân của mình, Bitcoin lao dốc sẽ là một tin tốt và ông sẽ mua vào với giá $27,000. Vấn đề nằm ở việc chính phủ, Fed đang đưa ra các chính sách "không hoàn hảo". Hãy nhớ, vàng đã có thời điểm có giá $300/oz vào năm 2000.
PMI tháng 5 của Trung Quốc không thay đổi, đạt kỳ vọng
Trong tháng 5, chỉ số PMI sản xuất của Trung Quốc đi ngang ở mức 51.0, PMI dịch vụ cũng đi ngang ở mức 55.2, cả hai con số này đều sát với dự báo của giới chuyên gia.
Đảng Cộng hòa không còn nhiều thời gian đàm phán về gói chi tiêu!
Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông Pete Buttigieg, đảng Cộng hòa không còn nhiều thời gian để đạt được thỏa thuận với chính quyền Biden về gói chi tiêu cơ sở hạ tầng trước khi đảng Dân chủ sẽ thực hiện một mình. Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Shelley Moore Capito cho biết đôi bên đều có động lực để hướng tới một thỏa thuận nhưng hai bên vẫn đang cố gắng thống nhất về một "định nghĩa cốt lõi, vững chắc" về cơ sở hạ tầng.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 28/05: Chứng khoán tăng điểm trong phiên cuối cùng của tháng 5, vàng vượt $1,900/oz
Thị trường chứng khoán tiếp tục duy trì động lực tăng điểm khi các nhà đầu tư kỳ vọng vào một sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ sau đại dịch, phủ lấp những nỗi sợ về lạm phát, và niềm tin càng được củng cố khi Tổng thống Biden công bố dự luật gói nâng cấp cơ sở hạ tầng khổng lồ lên tới 6 nghìn tỷ USD. Dow Jones tăng 0.21%, S&P 500 tăng nhẹ 0.08% và Nasdaq tăng 0.09%.
Trong khi đó, diễn biến trên thị trường tiền tệ phụ thuộc nhiều vào yếu tố dòng tiền tái cân bằng cuối tháng. DXY bị thu hẹp toàn bộ đà tăng và đóng cửa ở mức 90.05, USD/JPY rút lui khỏi mức 110.00. Chịu áp lực bán mạnh nhất là các đồng AUD và NZD, giảm lần lượt 0.45% và 0.67% nhưng vẫn dao động trong vùng biên độ sideway trong nhiều ngày qua. CAD và GBP điều chỉnh nhẹ ở mức gần đỉnh.
Trong bối cảnh tiền được chính phủ bơm ra để kích thích nền kinh tế, vàng là tài sản được hưởng lợi mạnh mẽ và giá đã xác nhận vượt mức $1,900/oz trong phiên cuối tuần, đóng cửa ở mức $1,903/oz, song song với lợi suất 10 năm giảm xuống 1.58%.
Thâm hụt ngân sách tại Canada tăng choáng váng
Tháng 4 vừa qua, Canada ghi nhận thâm hụt ngân sách đạt 314 tỷ USD, cao ngất ngưởng so với con số cùng kỳ năm trước đạt 21.77 tỷ USD. Đây là hệ quả của các chính sách kích thích đến từ chính phủ, khi đại dịch COVID-19 tàn phá nền kinh tế.
Fed Atlanta nâng dự báo tăng trưởng GDP trong quý 2
Fed Atlanta đã nâng dự báo tăng trưởng GDP quý 2 của Mỹ từ 9.1% lên 9.3% (theo tiêu chuẩn hóa), sau những số liệu kinh tế Mỹ tích cực vừa được công bố: Lạm phát PCE tăng lên 3.1%, thâm hụt thương mại giảm.
Dollar chịu áp lực bán trên diện rộng khi thời điểm London fixing đến gần
Đà tăng của USD đã bị thu hẹp đáng kể, chỉ số DXY rút lui khỏi mức cao 90.44 về mức 90.11, tăng 0.12% trong phiên giao dịch hôm nay. Các đồng tiền khác cũng có dấu hiệu mạnh lên, trong đó USD/CAD đã lấy lại được mốc tham chiếu 1.2064, EUR/USD hồi phục lên 1.2186, USD/JPY không thể duy trì trên 110.00.
Đà tăng của thị trường chứng khoán sẽ không kéo dài lâu?
Trong 10 lần gần nhất chỉ số S&P 500 ở trong "bull market", đà tăng của chỉ số trong nửa sau của năm hầu như không thể duy trì tốc độ như nửa đầu năm, theo nghiên cứu của LPL Financial.
Cập nhật diễn biến thị trường phiên Mỹ: Nhu cầu USD cuối tháng chi phối thị trường
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm khi các nhà đầu tư kỳ vọng vào sự hồi phục của nền kinh tế, xóa nhòa những nỗi lo sợ về lạm phát. Chỉ số lạm phát PCE cho thấy lạm phát tháng 4 tăng từ 1.8% lên 3.1%, cao hơn dự kiến 2.9%, tuy vậy các nhà giao dịch cho rằng đó là hệ quả của việc tăng chi tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Dow Jones tăng 0.32%, S&P 500 tăng 0.28% còn Nasdaq tăng 0.47%.
Yếu tố dòng tiền cuối tháng đang khiến nhu cầu USD trên diện rộng tăng lên, cũng như lạm phát cao đang khiến đồng bạc xanh được thúc đẩy. Chỉ số DXY tăng 0.27% lên 90.25, NZD giảm 0.72% xuống 0.7242, đang là đồng tiền yếu nhất nhóm G-7, theo sau là AUD giảm 0.54% xuống 0.7701. USD/JPY tăng 0.24% và vượt qua ngưỡng 110.00, còn USD/CHF cũng vượt qua ngưỡng tâm lý 0.90 quan trọng.
Vàng xóa bỏ đà giảm từ phiên sáng, hiện đã quay trở lại mức $1,898/oz. Dầu tăng lên mức $67.13/thùng khi OPEC được cho là sẽ giữ nguyên sản lượng cho đến hết tháng 7.
Dầu chuẩn bị phá đỉnh?
Giá dầu WTI đã tăng liên tục trong suốt tuần này, hiện đang được giao dịch ở mức $67.5/thùng, và chỉ còn cách mức đỉnh của 3 năm không xa ($67.98/thùng). Một nguồn tin thân cận cho biết, sản lượng sẽ được OPEC giữ nguyên cho đến hết tháng 7, bên cạnh đó, thỏa thuận hạt nhân của Iran cũng như số ca nhiễm COVID-19 hàng ngày tại Ấn Độ bắt đầu sụt giảm đều là các thông tin tích cực cho giá dầu.
Thâm hụt thương mại Mỹ có khả quan hơn trong tháng Tư?
Thâm hụt thương mại tháng Tư tại đây đạt 85.2 tỷ USD, thấp hơn dự báo 92 tỷ, và đã giảm 7.3% so với tháng trước. Xuất khẩu tăng lên $144.7 tỷ và nhập khẩu giảm xuống $229.9 tỷ.
Thu nhập cá nhân tại Mỹ giảm ít hơn dự đoán
Thu nhập cá nhân tại Mỹ giảm 13.1% MoM trong tháng Tư, khả quan hơn con số dự báo 14.1%, sau khi tăng tới 20.9% trong tháng Ba nhờ gói kích thích $1,400 của chính phủ.
Dữ liệu PCE từ Mỹ có gì đáng chú ý?
Chỉ số PCE lõi tăng 3.1% YoY trong tháng Tư, so với kỳ vọng thị trường là 2.9%. Đây là mức tăng 1.3% so với con số 1.8% của tháng trước.
USDCHF lập đỉnh tuần mới
Cặp tiền này đã lập đỉnh tuần mới tại 0.9028 nhờ đồng bạc xanh mạnh lên, với việc chỉ số DXY đã vượt mốc 90.3, cao nhất trong 11 ngày gần đây. Sự kiện đáng chú ý tiếp theo sẽ là Mỹ công bố dữ liệu PCE.
Hiện tại USDCHF đang được giao dịch quanh mức 0.9023.
USDJPY vượt 110
Cặp tiền này đã lập đỉnh ngày mới tại 110.089, tuy nhiên sau đó đã điều chỉnh lại. Đà tăng cho USDJPY vẫn còn khi đồng đô la tiếp tục mạnh lên với chỉ số DXY vượt 90.3 điểm, và cặp tiền vẫn giữ được mốc 110. Sự kiện đáng chú ý tiếp theo sẽ là Mỹ công bố dữ liệu PCE.
Hiện tại USDJPY đang được giao dịch quanh mức 110.059.
EURUSD: Kháng cự tại 1.2200 khi chờ tin từ Mỹ
Cặp tiền này đang gặp khó khăn để vượt 1.2200, khi đồng bạc xanh có dấu hiệu mạnh lên trước khi phiên Mỹ bắt đầu, và đang giao dịch trong vùng 1.2170-1.2180. Hỗ trợ gần nhất đang ở vào khoảng 1.2172-1.2177, và ngay dưới đó là 1.2160. Đánh mất mốc 1.2160 sẽ tạo tiền đề cho cặp này tụt xuống 1.2100. Sự kiện đáng chú ý tiếp theo sẽ là Mỹ công bố dữ liệu PCE.
AUDUSD đuối sức khi đợi tin từ Mỹ
Việc đồng bạc xanh mạnh lên, với chỉ số DXY đã vượt lại mốc 90, đang kìm hãm AUD, khi cặp tiền tệ này đang giao dịch gần mức đáy của tuần này. Sự kiện đáng chú ý tiếp theo cho cặp AUDUSD sẽ là Mỹ công bố dữ liệu PCE tháng Tư. Các nhà đầu tư kỳ vọng PCE sẽ tăng lên 2.9% YoY. Số liệu PCE tăng mạnh sẽ tạo đà tăng cho trái phiếu kho bạc Mỹ, và tiếp tục củng cố sức mạnh cho USD.
Hiện tại AUDUSD đang được giao dịch quanh mức 0.77166.