Vào thứ Năm, các thị trường khu vực châu Á - Thái Bình Dương chủ yếu phục hồi sau đợt bán tháo hôm trước, ngoại trừ chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản, chỉ số này giảm nhẹ. Trong khi đó, chỉ số Topix tăng 0.40% sau khi công bố dữ liệu lương tháng 7 của Nhật Bản. Lương trung bình hàng tháng tăng 3.6% so với năm trước, thấp hơn so với mức tăng 4.5% của tháng Sáu. Lương thực tế tăng 0.4% so với năm trước.
Dữ liệu kinh tế từ khu vực bao gồm doanh số bán lẻ từ Singapore và sự chấp thuận của Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Australia cho thỏa thuận chia sẻ mạng và phổ tần giữa Optus và TPG Telecom.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 0.41%, trong khi chỉ số Kosdaq giảm 0.47%. Cổ phiếu SK Hynix tăng 3.36%. Chỉ số S&P/ASX 200 của Australia tăng 0.15%. Xuất khẩu của Australia trong tháng Bảy tăng 0.7%, trong khi nhập khẩu giảm 0.8%.
Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 0.14%, trước khi phục hồi về không đổi trong ngày, trong khi chỉ số CSI 300 của Trung Quốc đại lục tăng 0.1%. Cổ phiếu của một số nhà phát triển Trung Quốc tăng nhẹ nhờ kỳ vọng vào việc giảm lãi suất để hỗ trợ lĩnh vực bất động sản.
Mục tiêu chính của OPEC+ sẽ vẫn là ngăn chặn tình trạng thừa cung
Do tăng trưởng nguồn cung ngoài OPEC+ chậm lại và các nước OPEC+ hạn chế sản lượng để đáp ứng nhu cầu tăng theo mùa, các nhà phân tích tại ngân hàng dự đoán nguồn cung dầu sẽ thiếu hụt trong nửa cuối năm nay
Nhà báo Nick Timiraos đã có bài viết trên Wall Street Journal rằng:
Các quan chức Fed đã đưa ra tín hiệu rằng nhiều khả năng FOMC sẽ giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp tháng 6 để chuẩn bị cho một đợt tăng khác vào cuối mùa hè này.
Kỳ vọng Fed tăng lãi suất của các nhà đầu tư gần đây đã thúc đẩy hai quan chức Fed công khai ủng hộ việc từ bỏ tăng lãi suất trong tháng 6, trừ khi báo cáo việc làm hôm thứ Sáu đủ mạnh.
Chiến lược này sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách có thêm thời gian để nghiên cứu tác động của 10 lần tăng lãi suất liên tiếp lên nền kinh tế, cũng như đánh giá ảnh hưởng của các căng thẳng ngân hàng gần đây bằng cách giãn ra các đợt tăng lãi suất tiếp theo.
Giám đốc điều hành BlackRock Larry Fink đã có bài phát biểu tại một hội nghị dịch vụ tài chính của Deutsche Bank với nhận định FOMC vẫn chưa hoàn thành chu kỳ tăng lãi suất:
Dự đoán có ít nhất 2 đợt tăng nữa, nhiều nhất là 4 đợt.
"Fed sẽ cần phải cảnh giác hơn"
"Nền kinh tế có khả năng phục hồi tốt hơn thị trường nghĩ"
"Tôi vẫn không thấy bằng chứng về việc lạm phát đang giảm xuống"
Không cho rằng Mỹ sẽ xảy ra suy thoái:
"Tôi không nhận thấy tín hiệu nào phản ánh nền kinh tế sẽ hạ cánh cứng"
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại trong nền kinh tế, ví dụ như lĩnh vực bất động sản thương mại
Về vấn đề trần nợ:
"Màn kịch" xoay quanh việc nâng trần nợ cuẩ chính phủ đã làm xói mòn niềm tin của thị trường vào USD
Vào tháng 1, Ngân hàng Trung ương Canada đã tăng lãi suất lên 4.50% và cho biết:
Hội đồng quản trị dự kiến sẽ giữ lãi suất ở mức hiện tại trong khi đánh giá tác động của việc tăng lãi suất tích lũy. Hội đồng quản trị sẵn sàng tăng lãi suất hơn nữa nếu cần để đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2% và vẫn kiên quyết cam kết khôi phục sự ổn định giá cả cho người dân Canada.
Kể từ đó, BoC giữ nguyên lãi suất tại các cuộc họp vào tháng Ba và tháng Tư. Biên bản cuộc họp tháng 4 cho thấy BOC đang thảo luận về việc tăng lãi suất và các thành viên "đồng ý rằng có cảm giác rằng nền kinh tế hồi phục hơn so với dự kiến vào đầu năm."
Hôm nay, chúng tôi đã có bằng chứng cụ thể về điều đó với GDP quý 1 cao hơn dự kiến khi tăng 3.1% so với cùng kỳ năm trước và 0.8% so với quý trước.
Không giống như Fed, BoC sẽ phải đưa ra quyết định trước khi có dữ liệu CPI tháng 5. Các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương Canada sẽ phải dựa vào dữ liệu CPI tháng 4 nóng: +4.4% y/y (+4.1% dự kiến), +0.7% m/m
Từ khi dữ liệu CPI tháng 4 được công bố tỷ lệ thị trường định giá BoC tăng lãi suất tăng lên 38%, từ mức 27% trước khi có dữ liệu. Một kịch bản khác là BoC sẽ tăng lãi suất tại cuộc họp tháng 7 hoặc tháng 9. Thị trường đã định giá khoảng 75% khả năng BoC tăng lãi suất vào tháng 9.
Điều có thể khiến BOC dừng tăng lãi suất là vấn đề thế chấp. Thị trường Canada hoạt động dựa trên các khoản thế chấp cố định 5 năm và có thể thay đổi, vì vậy, cứ mỗi tháng mà lãi suất vẫn ở mức cao, người Canada sẽ phải chịu lãi suất cao hơn. Theo thời gian, điều đó sẽ bóp nghẹt chi tiêu của người tiêu dùng và khiến BoC có thể muốn chờ đợi. Động lực đó cũng làm tăng khả năng xảy ra sai lầm chính sách và BoC buộc phải cắt giảm sau đó.
Thành viên Hội đồng Thống đốc Fed Bowman cho biết:
Bất động sản dường như đang phục hồi, với những tác động của Fed đối với lạm phátĐọc trận hạn này
Mặc dù giá thuê thấp hơn cuối cùng sẽ được phản ánh trong dữ liệu lạm phát, nhưng bản thân giá nhà đang chững lại
Sự gia tăng xây dựng và cải tạo nhà liên quan đến đại dịch đã giảm bớt, nhưng điều quan trọng là phải hiểu tác động lâu dài đối với việc thành lập gia đình, nhu cầu nhà ở
Quan chức Fed Bowman đang phát biểu tại một sự kiện của Fed Listens ở Boston cùng với Thượng nghị sĩ Susan Collins. Bình luận này có thể không truyền tải quan điểm của Bowman về vấn đề lãi suất nhưng đó là một lĩnh vực quan trọng mà các quan chức Fed cần lưu tâm. Vấn đề nhà ở Hoa Kỳ còn một chặng đường dài phía trước và sẽ khiến Fed gặp khó khăn trong việc kiểm soát lạm phát khi quá nhiều nhu cầu bị dồn nén.
Theo Cơ quan Thống kê Canada, thương mại quốc tế thuận lợi và tăng trưởng trong chi tiêu hộ gia đình đã được điều chỉnh bởi tích lũy hàng tồn kho chậm hơn cũng như đầu tư vào nhà ở và đầu tư kinh doanh vào máy móc và thiết bị giảm. Nhu cầu trong nước đã tăng 0.7% trong quý đầu tiên của năm 2023 sau khi giữ nguyên trong quý IV năm 2022.
Trong báo cáo Đánh giá Ổn định Tài chính được phát hành vào ngày thứ tư vừa qua, Ngân hàng Trung ương châu Âu cho biến triển vọng nền kinh tế châu Âu vẫn nhạy cảm do những hậu quả từ đợt khủng hoảng ngành ngân hàng, sự kiện mà đã chứng kiến hàng loạt sự sụp đổ của các ngân hàng tại Mỹ.
Báo cáo của ECB cũng đề cập đến khả năng phải có những sự điều chỉnh trên thị trường tài chính, mặc cho các điều kiện kinh tế được thắt chặt hơn và thanh khoản thị trường kém hơn.
Đó là mức điều chỉnh cao hơn trong Q1 sau khi giảm 0.1% ở Q4 năm ngoái. Bên cạnh đó, chi tiêu của người tiêu dùng tăng 0.3%, chi tiêu chính phủ tăng 0.2% và đầu tư tăng 0.2%, hàng tồn kho và xuất khẩu, giảm 0.1% trong quý.
Thay đổi tình trạng thất nghiệp ở Đức tăng ít hơn so với ước tính trong tháng 5, với tỷ lệ thất nghiệp giữ ổn định ở mức 5.6%. Điều này chỉ tiếp tục tái khẳng định rằng thị trường lao động nhìn chung vẫn ổn định ở Đức.
Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Cleveland Loretta Mester nói với Financial Times rằng: "Tôi thực sự không thấy lý do thuyết phục nào để tạm dừng tăng lãi suất"
Nhận xét của Mester được đưa ra sau khi một số nhà hoạch định chính sách của Fed ám chỉ rằng họ có thể ủng hộ việc tạm dừng tăng lãi suất vào tháng 6 để đánh giá tác động từ việc thắt chặt chính sách của ngân hàng trung ương Mỹ cho đến nay.