Chỉ số PMI sản xuất S&P Global trong tháng 9 của Hoa Kỳ tăng mạnh hơn dữ liệu sơ bộ
- Chỉ số PMI sản xuất S&P Global trong tháng 9 của Hoa Kỳ: 47.3
- Dữ liệu sơ bộ: 47.0
- Tháng trước: 47.9
Ông Patrick Harker không kỳ vọng lãi suất sẽ tăng cho đến cuối năm 2022 hoặc đầu năm 2023. Ngoài ra, ông cũng cho rằng đã đến lúc để bắt đầu thắt chặt từ từ và có phương pháp. Ông dự báo tăng trưởng GDP sẽ ở mức 6.5% cho năm 2021, sau đó sẽ hạ nhiệt xuống 3.5% vào năm 2022, và lạm phát trong năm 2021 và 2022 sẽ lần lượt ở mức 4% và 2%.
Jerome Powell, Christine Lagarde, Haruhiko Kuroda và Andrew Bailey có thể giải quyết sự tức giận của nhà đầu tư về lạm phát, tắc nghẽn chuỗi cung ứng và mối đe dọa đối với tăng trưởng khi họ tham gia vào một hội thảo thuộc Diễn đàn ECB hôm nay.
Evergrande có khoản thanh toán 45.2 triệu USD đến hạn thanh toán hôm nay nhưng có thông tin cho rằng một số nhà đầu tư ở nước ngoài đã không nhận được khoản thanh toán.
Họ có thời gian gia hạn 30 ngày cho mỗi lần thanh toán, vì vậy, điều này có thể trở thành vấn đề nhiều hơn nếu sự im lặng tiếp tục kéo dài trong những tuần tới.
Đồng USD tiếp tục tăng giá trong bối cảnh dòng tiền cuối tháng đổ về cùng với đà tăng của lợi suất TPCP Mỹ.
Nhận xét của nhà hoạch định chính sách ECB, Gabriel Makhlouf
Không có gì mới ở đây từ Makhlouf vì nó chủ yếu khẳng định lại dòng suy nghĩ hiện tại của ECB rằng lạm phát vẫn ở mức "nhất thời", mặc dù Lagarde đã thừa nhận một số lo ngại nhất định qua nhận xét của bà ngày hôm qua.
Niềm tin kinh tế 117.8 so với dự kiến 116.9
Niềm tin công nghiệp 14.1 so với 12.5 dự kiến
Độ tin cậy dịch vụ là 15.1 so với dự kiến là 16/5
Tâm lý kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu tăng lên trong tháng 9, đánh bại ước tính giảm - được hỗ trợ bởi sự cải thiện đối với tâm lý khu vực công nghiệp khi dịch vụ giảm trong tháng.
Tín dụng tiêu dùng ròng đạt 0.4 tỷ bảng Anh
Hoạt động thế chấp của Anh tăng cao hơn nữa với khoản vay ròng trong tháng 8 ở mức 1.4 tỷ bảng Anh, giảm xuống dưới mức trung bình 12 tháng cho đến tháng 6 năm nay.
Tăng trưởng tín dụng tiêu dùng vẫn giảm trên cơ sở hàng năm, ở mức -2.4% so với cùng kỳ năm trước.
Theo các nhà kinh tế tại Goldman Sachs Group Inc., nợ chính quyền địa phương ẩn của Trung Quốc đã tăng lên hơn một nửa quy mô nền kinh tế.
Các nhà kinh tế viết trong một báo cáo cho biết tổng số nợ của các tổ chức tài trợ của chính quyền địa phương đã tăng lên khoảng 53 nghìn tỷ nhân dân tệ (8.2 nghìn tỷ USD) vào cuối năm ngoái từ mức 16 nghìn tỷ nhân dân tệ vào năm 2013. Con số đó bằng khoảng 52% tổng sản phẩm quốc nội và lớn hơn số dư nợ chính thức của chính phủ.
Reuters báo cáo về vấn đề này, trích dẫn hai nguồn ngân hàng
Có thông tin cho rằng chính quyền Trung Quốc đang tìm cách tăng cường hạn chế đầu cơ ngoại hối bằng cách thắt chặt kiểm soát hoạt động bên trong thị trường. Các biện pháp như vậy đang gây áp lực buộc các ngân hàng phải giao dịch ít hơn và trong phạm vi nhỏ hơn.
Thêm rằng cơ quan quản lý ngoại hối của Trung Quốc đã kêu gọi các nhà tạo lập thị trường thu hẹp chênh lệch giá mua - bán ra, với một nguồn tin cũng nói rằng họ đã được yêu cầu cắt giảm khối lượng để giảm doanh thu của các giao dịch liên ngân hàng.
Thủ tướng mới đắc cử của Nhật Bản, Fumio Kishida, phát biểu:
Ông hứa sẽ chi tiêu nhiều hơn (như tiêu đề) nhưng cũng tránh xa chủ nghĩa tân tự do để hỗ trợ nhiều hơn cho tầng lớp trung lưu/lao động. Tuy nhiên, người kế nhiệm Abe từng được mệnh danh là rõ ràng không có khả năng mang lại sự thay đổi mạnh mẽ cho bối cảnh chính trị và kinh tế Nhật Bản.
Cụ thể, khi được đặt câu hỏi rằng liệu chính phủ Hoa Kỳ có nên tham gia vào việc điều chỉnh không gian tiền mã hóa hay không, Elon Musk lập tức nêu rõ câu trả lời rằng Hoa Kỳ nên tránh xa mọi nỗ lực để “nhúng tay” vào việc này. “Tôi nghĩ rằng chính phủ Mỹ không thể phá hủy tiền mã hóa, nhưng có thể sẽ làm chậm quá trình phát triển của thị trường. Tốt nhất thì họ không nên can thiệp gì cả.”
Đồng thời, Musk cũng đề cập đến vai trò của Trung Quốc trong việc khai thác và quản lý tiền mã hóa. Tuần trước, Trung Quốc đã đưa ra các biện pháp cứng rắn hơn trong cuộc đàn áp trên diện rộng
Cổ phiếu châu Á đang chịu nhiều áp lực trong bối cảnh tâm lý thị trường bị ảnh hưởng do những lo ngại về việc Evergrande có khả năng không trả lãi trái phiếu công ty, dự kiến thanh toán vào thứ Tư. Chỉ số MSCI Châu Á - Thái Bình Dương ngoài Nhật Bản giảm 1.30% trong khi Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 2.45% hàng ngày vào thời điểm báo chí của phiên giao dịch trước Châu Âu vào thứ Tư. Chỉ số BSE Sensex của Ấn Độ cũng chịu ảnh hưởng bởi tâm trạng tránh rủi ro chung và giá dầu mạnh khi giảm 0.50% trong ngày trong khi KOSPI của Hàn Quốc giảm hơn 1.50%.
Dầu thô giảm ngày thứ 2 liên tiếp sau khi một báo cáo chỉ ra sự gia tăng trong kho dự trữ và các nhà đầu tư rút lui khỏi các tài sản rủi ro do lo ngại Mỹ có thể vỡ nợ. Dầu WTI hiện đang được giao dịch tại 74.08 USD/thùng sau khi giảm 0.44% trong ngày và dầu Brent theo sau với mức giảm 0.4%, hiện đang đạt 77.85 USD/thùng
Trên thị trường FX, tỷ giá EUR/USD đang giao dịch ở gần mức thấp nhất của năm, dưới 1.1700 và đang hướng về vùng hỗ trợ quan trọng tại 1.1664-66. Trong khi đó, tỷ giá USD/JPY đã nhanh chóng chạm mức cao nhất kể từ tháng 3 năm ngoái là 111.68. Các vị thế short AUD/NZD giảm khi New Zealand báo cáo sự gia tăng trong các ca nhiễm Covid-19 trong khi Úc chuẩn bị giảm bớt các hạn chế ở bang đông dân nhất của mình. GBP/USD tăng cao hơn sau khi giảm hôm thứ Ba xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm.
Fitch hạ xếp hạng tín nhiệm Evergrande và các công ty con Hengda, Tianji xuống "C" từ "CC" Fitch trích dẫn rằng công ty không có khả năng thanh toán khoản lãi suất cho các trái phiếu không bảo đảm trong vòng 30 ngày- nhiều khả năng dẫn đến vỡ nợ.
Theo nghiên cứu mới nhất từ Chainalysis, khu vực Trung – Bắc – Tây ÂU (CNWE) đã nổi lên là khu vực hoạt động tích cực nhất trong thị trường tiền mã hoá trên thế giới. Trong năm qua, khu vực này cũng đã nhận được hơn 1 nghìn tỷ USD giá trị tài sản kỹ thuật số. Khu vực này đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ về khối lượng giao dịch trên tất cả các danh mục liên quan tiền mã hoá, đặc biệt là DeFi. Theo Chainalysis, các giao dịch tiền mã hoá bao gồm mọi thứ liên quan như giao dịch, đầu tư và thương lượng kinh doanh.
Châu Âu cũng trở thành điểm nóng cho các nhà đầu tư tổ chức, với giá trị giao dịch trong danh mục này tăng lên 46.3 tỷ USD vào tháng 6/2021. Con số này lớn hơn rất nhiều so với 1.4 tỷ USD vào tháng 7/2020. Điều đáng ngạc nhiên nhất là Vương Quốc Anh lại là nền kinh tế tiền mã hoá lớn nhất trong khu vực với 170 tỷ USD giá trị giao dịch. Trong đó, khoảng 49% giá trị được thực hiện thông qua các giao thức DeFi.
Ít nhất 18 nền tảng cung cấp dịch vụ liên quan đến tiền mã hóa đã thông báo rằng họ sẽ thoát khỏi thị trường ở Trung Quốc trước lệnh cấm hiện tại mà quốc gia này vừa đưa ra. Không chỉ riêng các nền tảng dịch vụ cung cấp tiền mã hóa bị ảnh hưởng, những pool khai thác lớn nhất tại Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng
Trái phiếu Evergrande đã đến kỳ hạn thanh toán lãi suất, với tổng mức thanh toán là 45.2 triệu USD. Công ty có 30 ngày để hoàn tất nghĩa vụ này, và dĩ nhiên, họ sẽ "câu giờ".
Giá dầu WTI đã tăng 8.61% trong tháng 9 này, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 2. Và điều đó cũng khiến lợi suất cao hơn, vì giá trái phiếu giảm có xu hướng đi đôi với giá dầu tăng, vì giá dầu thô cao hơn có thể làm tăng lạm phát, giảm sức hấp dẫn của trái phiếu chính phủ.
New Zealand trong hôm nay ghi nhận thêm 45 ca nhiễm COVID-19, mức cao nhất trong 1 tháng. Trong hôm nay, Thủ tướng sẽ quyết định có tiếp tục các lệnh giãn cách hay không.
Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren đã bỏ phiếu bất tín nhiệm với ông Jerome Powell, cho biết bà sẽ không ủng hộ ông trong nhiệm kỳ thứ hai với tư cách là chủ tịch Fed, cho rằng ông đã khiến hệ thống ngân hàng kém an toàn hơn và điều đó khiến ông trở thành một "kẻ nguy hiểm khi đứng đầu Fed". Lập trường của bà có thể khiến Tổng thống Joe Biden đau đầu, vì các trợ lý Nhà Trắng và Janet Yellen đã khuyên giữ ghế Powell sau khi nhiệm kỳ đầu tiên của ông kết thúc vào tháng 2.
Sự kỳ vọng vào lãi suất của Fed sớm được tăng và QE sẽ nhanh chóng được cắt giảm, cùng với việc nợ công của Mỹ sắp chạm trần đã khiến lợi suất 10 năm tăng cao, chạm mức 1.54% trong phiên vừa rồi. Điều này đã kích hoạt một đà bán tháo các cổ phiếu công nghệ, thị trường chứng khoán chìm trong sắc đỏ. Dow Jones giảm 1.63%, S&P 500 giảm 2.04% và Nasdaq giảm 2.83%.
Trên thị trường FX, đồng USD đã chạm mốc cao nhất trong hơn 10 tháng khi chỉ số DXY tăng 0.34% lên 93.72. USD/JPY tăng 0.44% lên 111.48, tiệm cận mức cao nhất trong 1.5 năm, còn GBP/USD giảm sâu 1.15% xuống 1.3534, mức thấp nhất kể từ đầu năm nay.
Giá vàng lao dốc xuống $1,734/oz. Dầu đi ngang ở $75.29/thùng.
Các chỉ số châu Âu đều đã ghi nhận giảm sâu trong phiên hôm nay:
Trong phiên hôm nay, dầu WTI đã tăng khoảng 1% lên mức $76.6/thùng trước những lo ngại về vấn đề năng lượng. Tuy nhiên điều này cũng không thể cản lại được sức mạnh của đồng đô la. Chỉ số DXY lúc này đã lên mức 93.8 điểm, tăng 0.42% trong phiên. Tâm lý risk-off bao trùm đã khiến dầu WTI về với mức $74.8/thùng, giảm gần 1% trong ngày.
Dầu Brent cũng đã giảm xuống $78.7/thùng, giảm 0.8% trong ngày.
Chỉ số Nasdaq hôm nay mở cửa tạo gap ngay dưới đường MA 50 giờ (màu vàng). Ngoài ra, việc không thể vượt đường MA 100 giờ (màu cam) đã giúp phe bán chiếm ưu thế. Ngoài ra, lo ngại về chính sách, lãi suất, Trung Quốc và trần nợ cũng khiến tâm lý thị trường xấu đi. Chỉ số Nasdaq lúc này đang giảm 2.49%. Ngoài ra, chỉ số Dow Jones cũng đang giảm 1.21% và S&P 500 giảm 1.73%.
Chủ tịch Powell tiếp tục nhấn mạnh với Quốc hội Mỹ rằng lạm phát tại Mỹ vẫn chỉ là tạm thời trong phiên điều trần hôm nay. Sau đây là một số ý chính:
Theo ông Kazimir, hai chương trình mua tài sản này không có liên quan đến nhau, và việc kết thúc PEPP sẽ không có nghĩa rằng sẽ tăng mua theo APP.
Bình luận hawkish của ông đã đưa EURUSD lên 1.17, nhưng sau đó lại về mức hiện tại 1.1686.
Bộ trưởng Yellen đang cùng chủ tịch Powell điều trần trước Quốc hội Mỹ. Theo bà, bà đã gửi thư lên quốc hội rằng Mỹ sẽ hết các biện pháp để tránh chạm trần nợ công vào ngày 18/10. Các nhà làm luật có thể tạm thời bỏ hoặc nâng mức trần nợ này lên.
Trong tháng Chín, chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại Mỹ đạt 109.3 điểm, thấp hơn kỳ vọng ban đầu là 114.5 điểm. Con số này đã giảm 4.5 điểm so với tháng trước.
Thị trường chứng khoán Mỹ hôm nay đang khởi đầu không mấy thuận lợi các nhà đầu tư tiếp tục chờ đợi thời điểm Fed thắt chặt. Chỉ số Dow Jones giảm 0.35%, chỉ số S&P 500 giảm 0.83%. Các cổ phiếu công nghệ tiếp tục bị đạp mạnh nhất khi chỉ số Nasdaq phiên thứ hai liên tiếp là chỉ số yếu nhất với mức giảm 1.36%.
Đồng bạc xanh đang mạnh lên rất nhiều nhờ lợi suất trái phiếu tăng cao. Chỉ số DXY chạm mức đỉnh ngày tại 93.78 điểm, đồng thời là mức cao nhất năm nay khi lợi suất trái phiếu 10 năm đạt mức 1.56%. Tất cả các đồng tiền lớn khác đều đang giảm so với USD: EUR giảm 0.18%, GBP giảm 1.1%. JPY giảm 0.5%, CHF giảm 0.4%. AUD giảm 0.46%, NZD giảm 0.7% và CAD giảm 0.32%. Thị trường sẽ tiếp tục chờ đợi buổi điều trần của chủ tịch Powell vào lúc 9h tối nay.
Vàng giảm 0.87% xuống mức 1,735. Dầu WTI tăng 1% lên $76.1/thùng. Dầu Brent cũng tăng gần 1% và vượt mức $80/thùng.
Trong phiên hôm nay, chỉ số DXY đã kiểm tra đỉnh năm lập vào tháng Tám tại 93.72 điểm. Mức đỉnh ngày đạt được trong phiên hôm nay là 93.78 điểm, đồng thời là mức cao nhất kể từ đầu tháng Mười một năm ngoái. Đồng đô la đang mạnh lên rất nhiều nhờ việc lợi suất trái phiếu 10 năm tăng lên 1.56%. Một số đồng tiền như JPY và GBP cũng đang kiểm tra mức đáy năm.
Hiện tại chỉ số DXY đã giảm so với mức đỉnh ngày, hiện ở mức 93.69 điểm, tăng 0.3%.
Công ty vẫn được cho là đang trên bờ vực sụp đổ, vì vậy đây có lẽ là một nỗ lực để cố gắng và ngăn chặn những tác động tiêu cực hơn đến hệ thống tài chính - nếu nó xảy ra.
Thêm vào đó, báo cáo nói rằng Bắc Kinh vẫn không có khả năng can thiệp trực tiếp và giải quyết cuộc khủng hoảng thông qua một gói cứu trợ.
Ngân hàng Citi nhận thấy sự tái cơ cấu của Evergrande với áp lực lên tăng trưởng của Trung Quốc sẽ khiến PBOC phải kích hoạt "nới lỏng chính sách" bao gồm việc cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản vào năm tới.
Nhận xét của thống đốc PBOC, Yi Gang:
Tôi nghĩ rằng nhận xét tiêu đề nổi bật với ý nghĩa rằng họ sẽ tiếp tục với lập trường được cho là "chính sách tiền tệ thận trọng" của họ trong việc đối phó với sự bùng phát của đại dịch. Điều thú vị là ông ấy đang đề cập đến việc mua tài sản.
Cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu đang khiến kỳ vọng lạm phát tăng mạnh khi chúng ta tiến gần đến mùa đông.
Hàng hóa năng lượng đang tăng mạnh và lợi suất trái phiếu đang tăng ở khắp mọi nơi, tái khẳng định sự tập trung cao độ của thị trường vào cuộc khủng hoảng năng lượng.
Biểu đồ trên từng là một chỉ báo tốt về tâm lý đồng euro nói chung nhưng tôi cho rằng đây không phải là lúc để tìm kiếm các mối tương quan. Có nhiều yếu tố khác đang diễn ra vào lúc này và một trong số đó là ECB vẫn kiên quyết trong việc duy trì rằng áp lực lạm phát về bản chất phần lớn là nhất thời vào lúc này.
Nhật Bản nới lỏng các biện pháp khẩn cấp ở tất cả các tỉnh
Điều này đã được báo cáo và đồn đại từ tuần trước vì vậy không có gì ngạc nhiên khi tình hình vi rút được cải thiện ở Nhật Bản. Khoảng 57% dân số đã được tiêm chủng đầy đủ để củng cố sự lạc quan trong giai đoạn cuối của năm.
Cổ phiếu công nghệ bị ảnh hưởng nặng nề nhất
Các chỉ số châu Âu đang giảm xuống mức thấp mới sau giờ đầu mở cửa, với chỉ số Stoxx 600 hiện giảm 0.9%. Điều này xảy ra khi lợi suất cao hơn bắt đầu ảnh hưởng nhiều hơn đến tâm lý, với các hợp đồng tương lai của Mỹ cũng bị kéo xuống thấp hơn.
Hợp đồng tương lai Nasdaq giảm 1.2% trong khi S&P 500 tương lai giảm 0.6%, khi chúng tôi thấy sự luân chuyển dòng tiền nặng nề hơn khỏi cổ phiếu công nghệ. Chỉ số Dow tương lai hiện cũng đang giảm 0.3%.
Tuy nhiên, các cổ phiếu dầu khí là những cổ phiếu tăng trưởng ấn tượng ngày hôm nay vì chúng được hỗ trợ bởi giá năng lượng tăng mạnh.
Dầu Brent đã tăng ngày thứ sáu liên tiếp lên mức cao nhất kể từ tháng 10 năm 2018, trong khi dầu West Texas Intermediate cũng đang nới rộng mức tăng. Sự gia tăng mới nhất của dầu đã đi kèm với hàng loạt dự đoán giá tăng từ các ngân hàng và trader, giá khí tự nhiên cũng tăng cao và suy đoán rằng ngành năng lượng đang không đầu tư đủ nhiều vào nhiên liệu hóa thạch để duy trì nguồn cung ở mức hiện tại.
Một sự cải thiện đáng kể trong tinh thần người tiêu dùng Pháp, tái khẳng định rằng tâm lý kinh tế nói chung đang được giữ vững mặc dù hoạt động đã chậm lại kể từ mùa hè. Tuy nhiên, áp lực chi phí cao hơn và giá năng lượng tăng sẽ là mối lo ngại trong quý 4.
Sự tăng trưởng theo cấp số nhân dự kiến này có thể được hỗ trợ bởi sự chấp nhận nhanh chóng của các khoản đầu tư liên quan đến tiền mã hóa bởi dân số trẻ của đất nước. Đầu tư tiền mã hóa ở Ấn Độ thực sự đã chứng kiến sự tăng trưởng lớn trong năm qua, với phân tích gần đây từ công ty phân tích blockchain Chainalysis cho biết rằng con số đã tăng từ 923 triệu USD lên 6.6 tỷ USD.