Chỉ số PMI sản xuất S&P Global trong tháng 9 của Hoa Kỳ tăng mạnh hơn dữ liệu sơ bộ
- Chỉ số PMI sản xuất S&P Global trong tháng 9 của Hoa Kỳ: 47.3
- Dữ liệu sơ bộ: 47.0
- Tháng trước: 47.9
Đây là lần đầu tiên cả dữ liệu xuất nhập khẩu giảm vượt kỳ vọng sau 3 tháng. Trong đó, hoạt động xuất khẩu sang:
Khảo sát của ANZ về Tâm lý người tiêu dùng tại New Zealand trong tháng 12 năm 2023:
Chứng khoán tiếp tục tăng cao khi thị trường phớt lờ những nỗ lực của các quan chức Fed trong việc đầy lùi kỳ vọng sớm nới lỏng chính sách tiền tệ của thị trường. Chủ tịch Fed Atlanta Raphael Bostic hôm qua cho biết lãi suất không cần thiết phải cắt giảm, với quan điểm chỉ có 2 lần nởi lỏng trong năm sau. Tuy nhiên, điều này cũng không làm ảnh hưởng đến tâm lý lạc quan và khẩu vị rủi ro của các nhà đầu tư. Về mặt dữ liệu, số đơn xin cấp phép xây dựng tháng 11 tại Hoa Kỳ thấp hơn dự kiến (1.46M so với dự báo 1.47M), tuy nhiên số lượng nhà khởi công xây dựng lại tăng cao hơn kỳ vọng (1.56M so với dự báo 1.36M), hưởng lợi từ nguồn cung nhà hạn chế. Nhóm cổ phiếu năng lượng và dịch vụ viễn thông hoạt động tốt nhất trong số các lĩnh vực. Chốt phiên, chỉ số Nasdaq chạm mức cao nhất mọi thời đại, chỉ số Dow Jones dẫn đàu đà tăng với hơn 250 điểm:
Trên thị trường FX, USD đảo chiều giảm trong phiên Mỹ sau khi liên tục đi ngang từ đầu ngày giao dịch. Chốt phiên, USD giảm trên diện rộng, ngoại trừ với JPY. JPY giảm mạnh hơn 100pip sau quyết định giữ nguyên thiết là và định hướng chính sách của BoJ. Đà giảm tiếp tục mở rộng thêm hơn 120pip nữa sau các bình luận ôn hòa từ Thống đốc Ueda, cho biết BoJ sẵn sàng bổ sung các biện pháp nới lỏng nếu cần thiết vì mục tiêu lạm phát 2% ổn định và bền vững. CAD tăng vọt hơn 50pip sau báo cáo CPI tháng 11 tại Canada bất ngờ tăng vượt dự kiến. NZD và AUD dẫn đầu đà tăng trong số các đồng tiền chính khi khẩu vị rủi ro được cải thiện.
Vàng tiếp tục mở rộng đà tăng và chạm đỉnh ngày tại gần $2047/oz trong phiên Mỹ. Giá thoái lui một phần về hơn $2040/oz cuối phiên, ghi nhận đà phục hồi $13.12. Trên thị trường nợ, lợi suất TPCP biến động đi ngang, với lợi suất 2 năm và 10 năm đóng cửa ở 4.44% và 3.93%. Dầu thô tăng $1.12 lên $73.94/thùng và tăng phiên thứ 2 liên tiếp khi rủi ro địa chỉnh trị tại Biển Đỏ tiếp tục hỗ trợ cho giá dầu.
Hôm qua, chủ tịch Fed San Francisco Daly đã bóng gió về khả năng cắt giảm lãi suất vào năm 2024:
Kể từ quyết định về lãi suất của Fed vào tuần trước, các quan chức Fed dường như đang thực hiện cách tiếp cận thận trọng hơn đối với chính sách lãi suất. Mặc dù họ công nhận những tiến bộ trong việc kiềm chế lạm phát, họ vẫn lo lắng về những rủi ro tiềm ẩn liên quan đến việc nới lỏng chính sách tiền tệ quá sớm.
Hai rủi ro chính là giảm lãi suất và giá cổ phiếu giảm. Cả hai yếu tố này đều có thể kích thích nền kinh tế và có nguy cơ làm tăng lạm phát.
Giá vàng đã giảm xuống dưới mốc 2.020 USD vào cuối tuần trước. Tuy nhiên, các chuyên gia tại Commerzbank cho rằng đây chỉ là một điều chỉnh tạm thời và không có lý do gì để vàng giảm mạnh trong thời gian tới.
Lý do chính là việc Chủ tịch Fed New York John Williams dội gáo nước lạnh vào kỳ vọng cắt giảm lãi suất của thị trường. Ông cho rằng hiện tại vẫn quá sớm để nghĩ đến việc cắt giảm lãi suất và thậm chí còn ám chỉ rằng việc cắt lãi sớm nhất vào tháng 3 là khó xảy ra. Quan chức Fed Chicago Austan Goolsbee cũng cảnh báo rằng chưa thể nói Mỹ đã kiểm soát được lạm phát, càng làm giảm hy vọng về việc cắt giảm lãi suất.
Mặc dù vậy, các chuyên gia vẫn tin rằng việc Fed cắt giảm lãi suất chỉ là vấn đề thời gian. Do đó, họ không thấy lý do gì để giá vàng giảm mạnh trong tương lai gần.
Hiện tại, giá vàng đã tăng lên mức 2042.08
Các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đều tăng đầu phiên giao dịch Mỹ. Hôm nay, tâm điểm chú ý là chuỗi 8 ngày tăng liên tiếp của Dow Jones và Nasdaq.
Thị trường hiện tại đang cho thấy:
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm, hỗ trợ xu hướng tăng của thị trường chứng khoán:
Trên các thị trường khác:
EUR/USD có thể tăng cao hơn. Các nhà kinh tế tại Scotiabank phân tích triển vọng của cặp tiền này.
Khả năng giảm của EUR/USD là hạn chế:
Các chỉ số lõi:
Phát biểu của Phó Thống Đốc Breeden tiếp nối thông báo của BOE sau cuộc họp chính sách tuần trước, khẳng định chưa đến thời điểm thay đổi chính sách.
Các tin chính:
Thị trường:
Phiên giao dịch diễn ra khá yên ắng, mọi sự chú ý đổ dồn vào Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ). BOJ tiếp tục gây thất vọng cho phe mua đồng Yên khi giữ nguyên lãi suất.
Thống đốc Ueda tái khẳng họ muốn đợi kết quả đàm phán lương vào mùa xuân năm tới trước khi đưa ra bất kỳ cam kết nào, khiến đồng Yên suy yếu. USD/JPY tăng từ 143.60 lên 144.95 trước khi kết phiên quanh mức 144.20-30, vẫn tăng 1% trong ngày.
Đồng yen giảm giá diễn ra trong bối cảnh lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản giảm, bất chấp lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ cũng giảm trong ngày.
EUR/USD tăng 0.4% lên 1.0970, GBP/USD tăng 0.7% lên 1.2735, đạt mức cao nhất trong ngày hiện tại. AUD/USD và NZD/USD đều tăng khoảng 0.5% nhờ tâm lý rủi ro mạnh mẽ hơn trên thị trường.
Cổ phiếu châu Âu tăng nhẹ, hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 tăng 0.2% sau khởi đầu phiên giao dịch chậm chạp.
Đồng USD đã giảm mạnh so với CAD sau khi phá vỡ đường trung bình động 200 ngày ở mức 1.3510. Các nhà kinh tế tại Société Générale phân tích triển vọng của cặp tiền này.
BoC có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất vào năm 2024:
Sau cú giảm vào cuối tháng 10, thị trường chứng khoán đã chứng kiến một cú tăng ngoạn mục trong 8 tuần qua. Đáng chú ý, Dow Jones, DAX và CAC 40 đều đạt đỉnh kỷ lục mới. Câu hỏi đặt ra hiện tại là liệu chứng khoán có thể duy trì phong độ tốt trong năm tới?
Động lực quan trọng cho đợt tăng gần đây là việc thị trường kỳ vọng vào khả năng cắt giảm lãi suất mạnh mẽ từ các NHTW, trong đó Fed và ECB lần lượt được kỳ vọng cắt giảm 1.42% và 1.5% trong năm tới. Trừ trường hợp một vài NHTW khác có thể hành động vào tháng 3, thì đây là mức kỳ vọng mạnh mẽ nhất của thị trường. Nói cách khác, động lực chính của đà tăng giá trên thị trường chứng khoán đã đạt đỉnh trừ khi các nhà chức trách tiếp tục nhượng bộ trước kỳ vọng của thị trường.
Vậy, liệu điều đó có nghĩa là chứng khoán đã đạt đỉnh trước khi bước sang năm mới? Không hẳn là như vậy
Kịch bản hạ cánh mềm của nền kinh tế toàn cầu có thể xảy ra. Tuy nhiên yếu tố này hiện ít quan trọng hơn khi các NHTW lớn đang tập trung hơn vào việc giảm lạm phát. Chính lạm phát đang tạo điều kiện thuận lợi cho việc cắt giảm lãi suất, do đó tình hình nền kinh tế không quá xấu trong giai đoạn này. Và khi họ (NHTW) sắp thay đổi chính sách tiền tệ, điều này có thể thu hút thêm dòng vốn tham gia vào thị trường.
Theo khảo sát quản lý quỹ của BofA, tâm lý lạc quan trên thị trường vẫn chưa đạt đỉnh. Hiện tại, tâm lý thị trường đang dần cải thiện từ đầu năm 2022. Và đó vẫn còn là một chặng đường dài nếu so với mức đỉnh trong thời kỳ đại dịch Covid-19.
Kết luận lại, thị trường chứng khoán chưa chắc sẽ có một hành trình dễ dàng trong năm 2024, đặc biệt là với khả năng lạm phát dai dẳng và rủi ro suy thoái kéo dài của nền kinh tế toàn cầu. Nhưng nếu mọi thứ diễn ra theo kịch bản của thị trường, vẫn có lý do để tin rằng chứng khoán sẽ có màn thể hiện tốt trong năm tới.
Khí tự nhiên (XNG/USD) đảo chiều và đánh mất đà tăng trước đó từ thứ Hai. Điều này xảy ra khi các công ty vận chuyển và chính phủ các nước lớn đã thực hiện các biện pháp thay đổi lộ trình và giảm bớt căng thẳng ở Biển Đỏ sau khi phiến quân Houthi tiếp tục tấn công một tàu chở hàng trong khu vực này. Các công ty vận chuyển như Maersk, BP và MSCI đã hủy bỏ tất cả chuyến tàu đi qua khu vực trên và chuyển hướng đội tàu của họ qua các tuyến đường khác dài hơn, trong khi một lực lượng đặc nhiệm gồm quân đội các nước Anh, Canada, Pháp và Mỹ sẽ tuần tra nhằm đảm bảo an toàn.
Trong khi đó, chỉ số DXY đang đi ngang sau đà giảm mạnh từ tuần trước. Trong khi đó, BoJ một lần nữa trì hoãn thời kỳ bình thường hóa chính sách tiền tệ , khiến đồng Yên Nhật mất giá hơn 1% so với đô la Mỹ.
Các phân tích viên tại ING dự báo triển vọng của đồng đô la Canada trong thời gian tới:
Các nhà kinh tế tại ING phân tích triển vọng của đồng USD:
Số liệu không có sự thay đổi so với dự báo sơ bộ và tiếp tục thể hiện sự hạ nhiệt trong áp lực giá cả tại khu vực Eurozone.
Đánh giá của chính phủ Nhật Bản về tình hình kinh tế trong tháng 12:
Nhìn chung, mọi sự chú ý hiện đang đổ dồn vào các cuộc đàm phán tiền lương mùa xuân vào tháng 3 và tháng 4 tại Nhật Bản khi đây là những sự kiện quan trọng ảnh hưởng tương đối đến chính sách của BoJ
Vàng giảm xuống dưới $2,025 đầu phiên Âu trước khi tăng lên trên $2,027 ở thời điểm hiện tại
Thị trường chứng khoán châu Âu tăng nhẹ đầu giờ mở cửa trong khi hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ đi ngang. Thị trường tiền tệ không có nhiều biến động ngoại trừ việc BOJ không đưa ra bất kỳ gợi ý nào về việc xoay trục chính sách khiến JPY suy yếu.
USDJPY tăng 1% lên trên 144.00 khi các phát biểu của Thống đốc BoJ và chánh văn phòng nội các Nhật Bản cho thấy sự đồng thuận của chính phủ và BoJ trong việc sẽ không có bất kì động thái xoay trục chính sách nào cho đến sau cuộc đàm phán tiền lương mùa xuân vào khoảng tháng 3-4 năm sau
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hayashi cho biết:
Từ khóa chính trong phát biểu trên là "đi kèm với việc tăng lương". Điều đó khẳng định rằng chính phủ và BoJ đang nhất trí chờ đợi các cuộc đàm phán tiền lương vào mùa xuân vào năm tới trước khi bắt tay vào thực hiện các biện pháp xoay trục chính sách tiền tệ.
Thống đốc Ueda bình luận về triển vọng của bất kỳ sự thay đổi chính sách nào của BoJ:
Thống đốc cũng cho biết thêm rằng:
Nhìn chung, cuộc họp báo của người đứng đầu BOJ xác nhận rằng các nhà hoạch định chính sách đang chờ đợi đến tháng 3 đến tháng 4 năm sau. Và nếu các nhà giao dịch đang chờ đợi ngân hàng trung ương xoay trục chính sách sau các cuộc đàm phán tiền lương mùa xuân thì họ đang đi đúng hướng.
Điều này phản ánh khẩu vị rủi ro ảm đạm khi hợp đồng tương lai Hoa Kỳ, với hợp đồng tương lai S&P 500 hiện cũng đang đi ngang trong ngày trong bối cảnh điều kiện giao dịch giảm dần trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh vào tuần tới.
NHTW Pháp cho biết:
Thống đốc BoJ Ueda cho biết:
Như vậy, BoJ đang chờ đợi kết quả đàm phán tiền lương mùa xuân trước khi quyết định bất cứ điều gì. Và điều đó có nghĩa là giữ nguyên hiện trạng ít nhất cho đến tháng 3 hoặc tháng 4 năm sau.
Lịch kinh tế châu Âu hôm nay có: