Chỉ số PMI sản xuất S&P Global trong tháng 9 của Hoa Kỳ tăng mạnh hơn dữ liệu sơ bộ
- Chỉ số PMI sản xuất S&P Global trong tháng 9 của Hoa Kỳ: 47.3
- Dữ liệu sơ bộ: 47.0
- Tháng trước: 47.9
Một báo cáo mới đây trích dẫn 9 nguồn giấu tên nói rằng OPEC+ có thể cắt giảm sản lượng dựa trên việc Iran có tăng sản lượng trở lại hay không.
Hiện OPEC đang khai thác dưới hạn ngạch của mình, tổ chức này có thể cần phải cắt giảm hạn ngạch để cứu lấy thể diện.
Sau khi thông tin PMI được công bố gây thất vọng, thị trường định giá 44.5% khả năng FED sẽ tăng lãi suất lên 75 bp.
DXY suy yếu, áp lực gia tăng lên đồng USD đã phần nào hỗ trợ cho cặp tiền này. Hiện EUR/USD đã về ngang giá trên khung H1.
Chứng khoán Mỹ nỗ lực tìm dấu hiệu của đà hồi phục khi các hợp đồng tương lai của các chỉ số lớn đồng loạt tăng điểm. Sau khi đồng loạt chìm trong sắc đỏ ngay khi mở cửa, chứng khoán Mỹ đã diễn biến tích cực hai khi các chỉ số chính đồng loạt tăng điểm.
Đồng đô la giảm mạnh ngay khi dữ liệu PMI được công bố, gây thất vọng cho không ít nhà đầu tư. EUR/USD có thời điểm đã về ngang giá nhưng cũng thoái lui sau đó.
Vàng vẫn đang tiếp tục hồi phục, hiện đang giao dịch tại 1,748.9 USD/oz.
BTC cũng nỗ lực tăng giá, đạt ngưỡng 21,584 USD.
Dầu WTI và dầu Brent đồng loạt tăng, giao dịch lần lượt tại 93.45 USD/thùng và 99.11 USD/thùng
Dữ liệu PMI tháng tám cho thấy những dấu hiệu đáng lo ngại đối với sức khỏe của khu vực tư nhân hoa kì. Lãi suất tăng khiến nhu cầu giảm, đè nặng gánh nặng lạm phát lên việc chi tiêu của khách hàng.
DXY suy yếu sau khi PMI được công bố, thoái lui về ngưỡng 108.6 trên khung H1.
Các hoạt động kinh tế từ châu Âu sang châu Á ngày một suy yêu, càng làm củng cố thêm nỗi lo giá cả tăng cao cũng như chiến tranh tại Ukraine sẽ đẩy thế giới vào suy thoái.
Sản lượng đầu ra từ 19 quốc gia trong khu vực châu Âu giảm trong tháng tám, đây là tháng thứ hai liên tiếp giảm. Nguyên do cho đà sụt giảm này là lạm phát năng lượng và lương thực tăng cao kỉ lục và nhiều lĩnh vực rơi vào triển vọng đen tối, dựa trên kết quả khảo sát kinh doanh từ S&P Global. Trong khi sản xuất tiếp tục giảm, việc các ngành dịch vụ như du lịch hồi phục sau giãn cách như cũng đang chậm lại.
Theo nhà kinh tế tại Bloomberg, chỉ số PMI tổng hợp châu Âu - châu Á cho thấy tình hình kinh tế tại các nước EU có nguy cơ rơi vào suy thoái do giá điện tăng cao và phía trước có lẽ vẫn còn những thử thách khác. Tuy nhiên, sự suy yếu của nền kinh tế sẽ không ngăn cản được việc ECB thực hiện một đợt tăng lãi suất khác vào tháng chín.
Giá điện tại châu Âu tiếp tục tăng mạnh vào thứ tư, phá các kỉ lục được ghi nhận trên toàn châu Âu. Điều này càng gia tăng áp lực lên chính phủ trong việc xây dựng các kế hoạch giúp các hộ gia đình chống chọi lại với cuộc khủng hoảng chi phí sống cũng như lạm phát tăng cao.
Các kỉ lục mới về giá điện được lập nên gần như hàng ngày tại châu Âu, mức giá hiện nay đã cao hơn mức trung bình nhiều năm qua và cuộc khủng hoảng năng lượng ngày càng trở nên trầm trọng. Năng lượng gió được dự báo báo sẽ ở mức thấp, khiến cho hệ thống điện ngày càng phục thuộc hơn vào nhiên liệu đắt đỏ.
Khí đốt tự nhiên hiện là nhân tố chính tác động đến tình hình năng lượng tại châu Âu. Các hợp đồng tương lai cũng bật tăng khi nguồn cung từ Nga giảm sút kể từ sau cuộc chiến tranh tại Ukraine. Bất kì yếu tố bất lợi nào khác, chẳng hạn như lượng gió giảm cũng như các đợt nắng nóng làm gia tăng nguồn cung cũng thể đẩy giá năng lượng lên cao hơn nữa.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ các kì hạn đồng loạt tăng. Lợi suất trái phiếu kì hạn 10 năm tăng mạnh nhất với 3.7 điểm cơ bản
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng nhẹ trước giờ mở cửa trong bối cảnh toàn bộ thị trường đang chờ những động thái rõ ràng hơn trong chính sách tiền tệ của FED. Hợp đồng tương lai Nasdaq tăng mạnh nhất với 0.16%
Chỉ số DXY không có nhiều biến động trong vài tiếng trở lại đây, hiện ở mức 109.05 khi mọi dữ liệu PMI flash của Mỹ sắp được công bố.
Theo ông Fabio Panetta:
Các chỉ số PMI mới nhất của tháng 8 giúp Euro đi ngang dưới mức ngang giá so với USD. Các chỉ số này khả quan hơn một chút so với ước tính nhưng nhìn chung vẫn chỉ ra sự suy yếu của châu Âu trước mùa đông. Tỷ giá EUR/USD ban đầu giảm nhẹ do khẩu vị rủi ro kém hơn. Cặp tiền đã giảm xuống 0.9900 trước khi tăng trở lại 0.9930 và chạm mức 0.9950. Hiện EUR/USD ở mức 0.9920-0.9930.
GBP/USD cũng có hành động giá tương tự khi USD đi ngang một do tâm trạng rủi ro thay đổi, với HĐTL Mỹ giảm 0.5% và nhanh chóng tăng 0.1% hiện tại. GBP đã giảm xuống mức thấp 1.1718 trước khi quay lại mức ban đầu 1.1765.
Tiền tệ hàng hóa khác cũng ổn định hơn mặc dù đồng AUD trượt xuống mức thấp nhất trong một tháng là 0.6857, hiện đã trở lại 0.6875.
Dầu WTI đã tăng gần $2/thùng kể từ sau dữ liệu PMI, hiện có giá $92.03/thùng.
Đây là mức giá cao nhất trong hơn một tuần qua, được thấy lần cuối vào ngày 15/8.
Hôm nay, Mỹ kêu gọi công dân nước mình nhanh chóng rời khỏi Ukraine, cho rằng Nga đang chuẩn bị nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng dân sự và chính phủ trong vài ngày tới khi cuộc chiến đạt mốc sáu tháng.
Cảnh báo được đưa ra sau lệnh cấm của chính phủ Ukraine đối với các lễ kỷ niệm ở thủ đô Kyiv vào ngày kỷ niệm thoát khỏi sự cai trị của Liên Xô hôm thứ Tư do lo ngại bị tấn công.
Sau khi PMI flash của Nhật được công bố sáng nay, USD/JPY đã giảm hơn 30 pip xuống 137.24. Đây là động thái lớn nhất trong ngày của cặp tiền.
Kể từ sau đó, USD/JPY đi ngang và không có nhiều biến động, hiện ở mức 137.37.
Hơn 17.5 triệu ví Bitcoin chìm trong sắc đỏ với niềm tin của các nhà phân tích suy giảm khi nhắc đến khả năng phục hồi của Bitcoin.
BTC đã nhiều lần rơi xuống dưới $21,000 vào cuối tháng 8 khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng.
Đường MA 7 của số lượng ví Bitcoin bị lỗ nằm ở mức 17.5 triệu - tăng 1.5 triệu trong ngày.
EUR/USD đã có bước nhảy ngắn từ 0.9905 lên 0.9930 sau tin PMI trước khi USD tăng trở lại. Mức cao gần nhất trong phiên của EUR/USD ở khoảng 0.9950. Động lực mua nhanh chóng tiêu tan khi người bán vẫn kiểm soát dưới mức ngang giá.
Áp lực lạm phát đã giảm nhẹ và các vấn đề về chuỗi cung ứng ít nổi cộm hơn, nhưng các điều kiện thị trường lao động bắt đầu bị ảnh hưởng và hoạt động kinh tế có thể suy giảm hơn nữa trong tháng 8 khiến lo ngại suy thoái ở EU gia tăng.
Cần tập trung vào các mốc quan trọng tiếp theo là 0.9800 và 0.9500. Tâm lý rủi ro cải thiện nhẹ trong ngày đã khiến đà tăng giá của USD chậm lại nhưng EUR vẫn khó quay về trên mức ngang giá.
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn hôm nay đã gặp gỡ các sĩ quan quân đội, biểu dương tinh thần bảo vệ Tổ quốc trong cuộc chiến chống lại Trung Quốc bắn phá đảo Kim Môn và Mã Tổ vào tháng 8/1958.
Nhân ngày kỷ niệm trận pháo kích hơn 6 thập kỷ trước, bà cho biết Đài Loan quyết tâm tự vệ và những kẻ xâm lược sẽ phải trả một "cái giá đắt".
Hiện tại, căng thẳng giữa Trung Quốc và Đài Loan vẫn chưa có dấu hiệu giảm.
USD/CHF kéo dài đà tăng, chạm mức 0.9675 - mức cao được thấy lần cuối kể từ 22/7 vừa qua.
Theo công bố của CBI:
Sản lượng nhà máy ở Anh sụt giảm lần đầu tiên kể từ tháng 2/2021, kỳ vọng sản lượng cũng cho thấy mức giảm còn -2 so với con số 6 trong tháng 7.
Sản lượng của Pháp giảm lần đầu tiên sau 1.5 năm, tương tự xu hướng được thấy ở Đức khi các nền kinh tế lớn nhất châu Âu không chống nổi lạm phát kỷ lục và bất ổn gia tăng từ cuộc chiến ở Ukraine.
Một thước đo về hoạt động của khu vực tư nhân Pháp thực hiện trong tháng 8 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi có sự gián đoạn liên quan đến đại dịch vào đầu năm 2021. Các đơn đặt hàng mới giảm trong cả lĩnh vực dịch vụ và sản xuất, niềm tin doanh nghiệp thấp nhất kể từ tháng 11 năm 2020.
Nhà kinh tế Hayes tại S&P Global cho biết: “Lạm phát cao và nhu cầu giảm sút sau Covid đã khiến các doanh nghiệp và người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu tùy ý.", "Các nền kinh tế châu Âu có vẻ sẽ trải qua một cuộc chạy đua đầy thách thức vào cuối năm."
Trong khi đó, Đức - nền kinh tế số 1 châu Âu - cho thấy sự suy giảm sâu sắc trong hoạt động kinh doanh của khu vực tư nhân và triển vọng bất ổn.
Theo một quan chức cấp cao của Mỹ, mặc dù Tehran cho rằng Washington đã nhượng bộ, song Iran đã từ bỏ một số yêu cầu chính của mình về việc khôi phục thỏa thuận kiềm chế chương trình hạt nhân của Tehran, bao gồm cả việc yêu cầu các thanh sát viên quốc tế dừng một số tàu thăm dò chương trình nguyên tử của họ, khiến khả năng đạt được thỏa thuận cao hơn.
Hoa Kỳ đặt mục tiêu sớm phản ứng với một dự thảo thỏa thuận do EU đề xuất sẽ mang lại thỏa thuận hạt nhân năm 2015 với Iran mà cựu Tổng thống Trump đã từ bỏ và Tổng thống hiện tại Biden đang tìm cách hồi sinh.
Bộ Ngoại giao Iran chưa có phát ngôn chính thức về vấn đề này.
Tương tự như hôm qua, hợp đồng quyền chọn FX đáo hạn hôm nay không có nhiều tin đáng chú ý.
Dẫn đầu là hợp đồng EUR/USD mức 0.9950 trị giá 668 triệu euro.
Chứng khoán Châu Âu tăng trở lại sau khi PMI sản xuất tại Đức công bố cao hơn dự kiến trước đó.
Cập nhật các chỉ số chính:
Chứng khoán Châu Âu có ngày thứ 02 liên tiếp mở cửa trong sắc đỏ bao trùm các chỉ số chính. Tâm tiểm của dữ liệu kinh tế chiều nay đến từ PMI của khu vực Eurozone. Các dự đoán đều cho thấy rằng tốc độ tăng trưởng đang dần chậm lại, trong bối cảnh lạm phát ở mức cao và bất ổn địa chính trị còn rình rập.
Cập nhật các chỉ số chứng khoán chính:
Cập nhật thị trường FX:
Đồng bạc xanh tiếp tục mạnh lên trước thềm hội nghị Jackson Hole 2022, tâm lý risk-off bao trùm quanh khắp các tài sản rủi ro cho thấy giới đầu tư đang thận trong hơn trong các nhận định liên quan tới lãi suất và chính sách tiền tệ. Đặc biệt, khi mà kỳ họp tháng 09 của FOMC đóng vai trò bản lề cho chính sách tiền tệ đến hết năm 2022 và sang tận 2023 của FED.
Cũng trong sáng nay, Citi bank nhận định lạm phát tại Anh có thể lên tới 18% trong năm 2023. Giá khí tự nhiên khu vực Châu Âu (TTF), chỉ trong 1 tháng tăng gấp 5 lần (từ 50 USD lên xấp xỉ 270 USD). Nguyên nhân tăng đột biến của giá khí là do lo ngại Nga sẽ đóng hoàn toàn Nord stream 1, bên cạnh đó là thời tiết diễn biến khó lường ở khu vực bắc bán cầu khiến cho hoạt động sản xuất khó khăn hơn bao giờ hết - trong thời điểm mùa đông đến gần.
USD là dẫn đầu trong số các đồng tiền G7, GBP và EUR vẫn đang là 2 đồng yếu nhất trước thềm công bố PMI chiều nay.
Cập nhật các cặp tiền chính:
Cập nhật thị trường vàng và thị trường dầu mỏ:
Giá dầu có phiên hồi phục ấn tượng trong phiên Bắc Mỹ hôm qua. Dầu Brent và dầu WTI tiếp tục tăng nhẹ trong hôm nay hơn 1%, lên mốc 97 và 91 USD/thùng. OPEC+ vẫn chưa thực sự quyết liệt trong việc tăng sản lượng, bất chấp các thỏa thuận liên quan tới vấn đề tăng công suất khai thác đã đưa ra từ trước đó. Bên cạnh đó, thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran vẫn chưa tìm được tiếng nói chung khiến cho nguồn cung dầu vẫn còn hạn chế.
Giá vàng trong phiên Châu Âu đi ngang trên khung H1, giao động quanh ngưỡng 1,735 USD/oz - bất chấp việc mạnh lên của USD. Nhìn chung, xu hướng giá dài hạn của kim loại này đang là giảm ở thời điểm hiện tại.
Chỉ số DXY tiếp tục duy trì đà hồi phục từ đầu tháng 08, trong bối cảnh tâm lý risk-off toàn thị trường đang tăng cao. Hiện chỉ số đã tăng 0.22%, kiểm tra lại ngưỡng kháng cự vùng 109.2 thiết lập hồi tháng 07.
USD hiện đang là đồng mạnh nhất trong số các đồng tiền thuộc G7. EUR và GBP yếu nhất.
Cập nhật các cặp tiền chính:
Không có nhiều điều để thực sự giải quyết tâm lý rủi ro khi bắt đầu ngày mới nhưng thị trường chứng khoán đang khá mong manh sau đợt giảm mạnh ngày hôm qua. DAX dẫn đầu sự sụt giảm ở châu Âu trong bối cảnh giá năng lượng tăng cao và đó sẽ tiếp tục là mối lo của khu vực cho mùa đông sắp tới.
Sau khi lao xuống mức thấp nhất trong gần 20 năm, đồng euro có vẻ sẽ khó tăng trở lại trong bối cảnh triển vọng tồi tệ hơn với rất ít hoặc không có tác động tích cực nào có lợi vào lúc này.
S&P 500 đang bị từ chối mạnh mẽ bởi đường trung bình động 200 ngày, hiện đang hướng tới mốc 4,100 và đường trung bình động 100 ngày tại 4,090.
Tuy nhiên, mọi sự chú ý vẫn sẽ tập trung vào bài phát biểu của Chủ tịch Fed Powell tại Jackson Hole cuối tuần này và đó sẽ là sự kiện quan trọng quyết định các giao dịch cuối tháng 8.
Các sự kiện kinh tế châu Âu hôm nay: