Chỉ số PMI sản xuất S&P Global trong tháng 9 của Hoa Kỳ tăng mạnh hơn dữ liệu sơ bộ
- Chỉ số PMI sản xuất S&P Global trong tháng 9 của Hoa Kỳ: 47.3
- Dữ liệu sơ bộ: 47.0
- Tháng trước: 47.9
Triều Tiên vừa phóng loạt tên lửa đạn đạo tầm ngắn ra biển, đánh dấu lần thứ hai trong một tuần qua. Hàn Quốc cho biết tên lửa được phóng từ khu vực Kaechon, nhưng chưa công bố chi tiết về số lượng hay tầm bay. Nhật Bản xác nhận ít nhất hai tên lửa được phóng cách nhau 30 phút. Đây là lần phóng thứ hai trong tuần, sau hai tháng Triều Tiên tạm ngừng các hoạt động thử nghiệm do tập trung ứng phó lũ lụt.
Hôm nay, thị trường Hong Kong đóng cửa nghỉ lễ Ngày lễ quốc gia sau Tết Trung Thu. Cả giao dịch kết nối chứng khoán Northbound và Southbound đều tạm ngừng hoạt động. Trong khi đó, thị trường Trung Quốc đại lục đã mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ lễ vào thứ Hai và thứ Ba. Việc thị trường Hong Kong đóng cửa và tạm ngừng giao dịch kết nối có thể ảnh hưởng đến dòng vốn giao dịch giữa hai thị trường trong ngày.
Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm trong 6 tháng tới được phản ánh thông qua chỉ báo kinh tế sớm Westpac - Melbourne Institute, chỉ ra rằng hiệu suất hoạt động của nền kinh tế trong 6-9 tháng tới, đã giảm từ +0.04% vào tháng 7 xuống -0.27% vào tháng 8.
Dữ liệu đơn hàng máy móc cốt lõi là một chuỗi dữ liệu có tính biến động cao và thường được sử dụng như một chỉ báo sớm về chi tiêu vốn trong 6-9 tháng tới.
Cán cân thương mại (đã điều chỉnh) giảm 600 tỷ JPY (dự báo: -960 tỷ JPY, trước đó: -760 tỷ JPY). Cụ thể:
Thông qua dữ liệu trên có thể thấy:
Cổ phiếu chật vật duy trì đà tăng gần các mức đỉnh mọi thời đại khi các nhà đầu tư chờ đợi quyết định lãi suất tháng 9 của Fed. Thị trường hiện đang bị chia rẽ bởi sự khác biệt trong kỳ vọng lãi suất sau khi Hoa Kỳ công bố thêm các dữ liệu vĩ mô mới nhất. Doanh số bán lẻ bất ngờ tăng trong tháng 8 (+0.1% so với dự báo -0.2%, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức tăng 1.1% của tháng 7 sau điều chỉnh), cho thấy sức mua của người tiêu dùng vẫn vững vàng. Thước đo không bao gồm ô tô cũng tăng 0.1%, dù thấp hơn một chút so với dự báo 0.2%. Đồng thời, dữ liệu sản xuất công nghiệp cũng vượt kỳ vọng (0.8% so với dự báo 0.2%). Các lĩnh vực nhạy với triển vọng kinh tế một lần nữa vượt trội hơn nhóm công nghệ vốn hoá lớn. Thị trường hiện đưng định giá khoảng 65% khả năng Fed cắt giảm lãi suất 50bp, tăng từ mức 47% vào thứ Sáu tuần trước. Mặc dù việc cắt giảm lãi suất mạnh tay hơn có thể làm dấy lên những lo ngại về sức khỏe của nền kinh tế, đặc biệt là thị trường lao động, nhưng đây có thể được cho là động thái phòng vệ trước những rủi ro suy thoái. Lợi suất TPCP tăng nhẹ, với kỳ hạn ngắn hơn dẫn đầu đà tăng. Cụ thể, lợi suất 2 năm và 10 năm lần lượt tăng 5.2bp và 3.1bp lên 3.60% và 3.65%. Kết phiên:
Trên thị trường FX, USD được hỗ trợ nhờ dữ liệu vĩ mô Hoa Kỳ khả quan và đóng cửa tăng trở lại so với hầu hết các đồng tiền chính sau 3 ngày liên tục giảm. AUD là đồng tiền duy nhất tăng so với AUD khi đóng cửa ngày giao dịch, trong khi đó JPY yếu nhất trong số các đồng tiền chính. USDCAD tăng vọt hơn 30pip trên 1.3600 sau dữ liệu lạm phát tiêu dùng tại Canada thấp hơn kỳ vọng trong tháng 8. CPI toàn phần giảm lần thứ 2 trong năm (-0.2% so với dự báo 0.1% và thấp hơn mức 0.4% của tháng 7), với dữ liệu hàng năm cũng không đạt kỳ vọng (2% so với dự báo 2.2% và mức 2.5% của tháng trước). Thêm vào đó, thước đo lạm phát lõi riêng của BoC cũng hạ nhiệt nhiều hơn nữa - giảm tốc từ 1.7% xuống 1.5% so với cùng kỳ năm ngoái. Dữ liệu này đã cho BoC có đủ căn cứ để cắt giảm lãi suất 50bp vào cuộc họp tháng 10.
Vàng điều chỉnh sau khỏi mức đỉnh mọi thời đại khi USD và lợi suất TPCP tăng trở lại. Kết phiên, vàng giảm hơn 13 USD xuống 2,569 USD/oz. Dầu WTI tăng 1.1 USD lên 71.20 USD/thùng. Dầu thô của Mỹ tăng hơn 1% trong bối cảnh thị trường lạc quan về triển vọng cắt giảm lãi suất của Fed và sản xuất tiếp tục bị gián đoạn ở Vịnh Mexico do tác động của cơn bão Francie. BTC tăng vọt 3.6% lên 60,314 USD và phục hồi đà giảm của 3 ngày trước đó.
Chỉ số S&P 500 tăng 35 điểm hôm nay, tương đương 0.6%, đang trên đà tăng phiên thứ bảy liên tiếp và tiệm cận mức đỉnh mọi thời đại của tháng 7 tại 5669 điểm.
Có vẻ đây là chuỗi tăng kéo dài bảy phiên và đang gặp phải kháng cự lớn. Điều này khiến Cục Dự trữ Liên bang (Fed) khó có thể làm hài lòng thị trường dù họ làm gì đi chăng nữa.
Nếu Fed cắt giảm 25bps và cổ phiếu giảm, điều này sẽ được coi là dấu hiệu cho thấy họ đã không hành động đủ mạnh và tụt hậu so với xu hướng.
Nếu Fed hạ lãi suất 50bps và giá cổ phiếu giảm, đây sẽ được coi là động thái gây ra sự hoảng loạn.
Trong một thế giới mà Fed là một "tấm bia đỡ đạn" thì đây là một tình huống khó khăn. Áp lực sẽ đè nặng lên Chủ tịch Powell để truyền đạt thông điệp tốt nhất và định hướng thị trường về những gì có thể xảy ra tiếp theo.
Bitcoin cho thấy dấu hiệu phục hồi và tăng lên trên 60,000 USD vào thứ Ba, sau ba phiên giảm khi điều chỉnh từ mức 60,500 USD vào cuối tuần. Theo dữ liệu của CME Group, động lực tích cực này có thể được củng cố bởi kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất 50bps vào thứ Tư. Đồng thời, thông báo về kế hoạch mua thêm BTC của Microstratergy cho thấy tiềm năng phục hồi của Bicoin trong những ngày tới.
Giá vàng đã giảm xuống dưới 2,570 USD/oz sau khi dữ liệu doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ trong tháng 8 được công bố vào thứ Ba - dữ liệu kinh tế vĩ mô quan trọng cuối cùng của Hoa Kỳ trước khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đưa ra quyết định vào thứ Tư. Hiện giá vàng đang dao động quanh mức 2575 USD/oz
Doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ tăng 0.1% m/m trong tháng 8, thấp hơn so với mức tăng 1.1% sau khi đã điều chỉnh vào tháng 7 nhưng cao hơn kỳ vọng giảm 0.2%.
Dữ liệu đã làm giảm khả năng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) cắt giảm lãi suất 0.50% tại cuộc họp tháng 9, gây áp lực lên giá vàng. Trước khi công bố, khả năng Fed cắt giảm lãi suất 50bps là 67%, sau khi dữ liệu được công bố, khả năng này đã thay đổi thành 65%, theo công cụ CME FedWatch.
Một số cổ phiếu vốn hóa lớn:
Cặp USD/CAD tăng lên trên ngưỡng kháng cự 1.3600 trong phiên Mỹ vào thứ Ba, sau dữ liệu CPI yếu của Canada và dữ liệu doanh số bán lẻ lạc quan của Hoa Kỳ trong tháng 8.
Tuy nhiên, triển vọng ngắn hạn của đồng USD vẫn còn chưa chắc chắn trước cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) vào thứ Tư. Fed được dự đoán sẽ cắt giảm lãi suất lần đầu tiên sau hơn 4 năm vì ngân hàng trung ương lo ngại về tình trạng thị trường lao động chậm lại. Tuy nhiên, các nhà giao dịch vẫn đang bất đồng quan điểm về quy mô cắt giảm lãi suất của Fed.
Con số sau điều chỉnh không mấy khả quan đã khiến dữ liệu này bớt tích cực nhưng nhìn chúng đây vẫn là một báo cáo tốt. Vào tháng 7, cơn bão Beryl có thể đã làm giảm sản lượng và dữ liệu này cho thấy sự phục hồi.
Báo cáo doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ không phải là yếu tố có thể thay đổi hoàn toàn quyết định của FOMC vào ngày mai nhưng dữ liệu này đã khiến những nhà đầu tư đang kỳ vọng mức cắt giảm lãi suất 50bps phải cân nhắc lại.
Doanh số bán lẻ tăng 0.1%, cao hơn so với mức dự kiến là -0.2%, một dấu hiệu cho thấy nhu cầu tiêu dùng vẫn ổn.
Phản ứng của thị trường là mua USD và bán trái phiếu nhưng chỉ ở mức khiêm tốn. EUR/USD giảm từ 1.1140 xuống 1.1122 trong khi USD/JPY tăng từ 140.70 lên 141.10.
Tâm lý bất an của thị trường có thể lan sang thị trường chứng khoán, vốn vẫn ổn định cho đến thời điểm hiện tại. Hợp đồng tương lai S&P 500 tăng 24 điểm, tương đương 0.4% trước khi thị trường chứng khoán mở cửa.
Dữ liệu này khá khả quan sau đà phục hồi mạnh mẽ hồi tháng 7 nhưng rằng nguồn cung ở Canada được cho là đang cạn kiệt vì giới đầu tư đã từ bỏ thị trường bất động sản Canada.
CPI lõi:
USDCAD đăng mạnh sau tin.
Khi báo cáo được công bố, thị trường đặt cược 63% khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản.
Dữ liệu này không quá bất ngờ nhưng thoạt nhìn thì các con số có vẻ khá tích cực.
Tin tức:
Thị trường:
Phiên giao dịch hôm nay diễn ra khá ảm đạm, không có thông tin kinh tế quan trọng nào được công bố. Chỉ số ZEW của Đức là báo cáo duy nhất, với kết quả thấp hơn nhiều so với dự báo.
Thị trường đang giao dịch thận trọng, với tâm lý tích cực khi các tài sản rủi ro tiếp tục tăng giá trước thềm quyết định của FOMC vào ngày mai. Xác suất Fed cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản hiện ở mức khoảng 65%.
Trong phiên giao dịch tại Mỹ, chúng ta sẽ có dữ liệu Doanh số bán lẻ và Sản xuất công nghiệp của Mỹ. Nếu dữ liệu yếu kém, thị trường có thể sẽ tăng xác suất cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản lên trên 70%. Trong trường hợp dữ liệu khả quan, chúng ta khó có thể thấy nhiều thay đổi trong định giá, mặc dù xác suất có thể sẽ gần với mức 50/50 hơn.
Thị trường đang hồi hộp chờ đợi số liệu doanh số bán lẻ của Mỹ, dự kiến công bố sau đó, để xem liệu nó có làm gia tăng kỳ vọng về việc Fed cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản hay không.
Dự báo doanh số bán lẻ:
Thị trường đang bị chi phối bởi cảm xúc kể từ sau sự kiện "tháo chạy khỏi carry trade" vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8. Việc định giá xác suất Fed cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản tăng cao cho thấy các nhà giao dịch đang bị cuốn vào tâm lý này một lần nữa.
Rủi ro đối với đồng USD từ dữ liệu doanh số bán lẻ hôm nay là bất đối xứng:
Báo cáo của Nick Timiraos (phóng viên của Wall Street Journal, thường được coi là "cơ quan ngôn luận" của Fed) vào tuần trước đã khiến thị trường bất ngờ. Các thông điệp của Fed kể từ Jackson Hole đều ủng hộ việc cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản. Nhưng giờ đây, các nhà giao dịch đã phải suy nghĩ lại liệu việc cắt giảm 50 điểm cơ bản có còn khả thi hay không.
Một báo cáo tiêu cực về doanh số bán lẻ hôm nay chắc chắn sẽ khiến thị trường biến động mạnh trước thềm cuộc họp của Fed vào ngày mai. Điều này sẽ khiến cuộc họp lần này trở thành một trong những cuộc họp được mong đợi và theo dõi nhiều nhất của Fed trong thời gian gần đây.
Các nhà phân tích của Bitfinex cho biết, biến động của Bitcoin có thể sẽ gia tăng trước và sau quyết định lãi suất của Fed vào ngày 18 tháng 9: "Tùy thuộc vào mức cắt giảm lãi suất là 25 điểm cơ bản hay 50 điểm cơ bản, hành vi của thị trường có thể dao động giữa sự lạc quan về triển vọng giá và tâm lý thận trọng để ứng phó với những biến động kinh tế vĩ mô. Mức độ biến động có thể được phản ánh vào trạng thái của các ETF và thị trường giao ngay".
Bitcoin hiện vẫn chưa thể phục hồi về mức $60,000 sau đà giảm mạnh thời gian qua. Tuy nhiên, Bitfinex dự báo rằng hành động giá gần đây của Bitcoin cho thấy đồng tiền này đã chạm đáy ở mức $52,000.
Theo dữ liệu mới nhất từ công cụ CME FedWatch, xác suất cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản hiện ở mức 33%, trong khi xác suất cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản là 67%.
Việc cắt giảm lãi suất, kết hợp với các mô hình biểu đồ lịch sử trước đó, có thể tạo tiền đề cho Bitcoin tăng giá trong ba tháng sắp tới và chạm mốc $92,000, do tháng 10, tháng 11 và tháng 12 trong quá khứ là những tháng tăng giá đối với BTC.
Đồng USD gần như không thay đổi trong phiên giao dịch hôm nay, với các cặp tỷ giá chính biến động trong phạm vi 10 pip. USD/JPY hiện đang đi ngang ở mức 140.60. EUR/USD cũng tăng nhẹ lên 1.1146 trước khi quay trở lại mức 1.1135.
HĐTL chứng khoán Mỹ tăng điểm, với cổ phiếu công nghệ dẫn đầu đà tăng. HĐTL S&P 500 tăng 0.4% trong khi HĐTL Nasdaq tăng 0.6%. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 2 năm vẫn dao động quanh ngưỡng 3.556%, trong khi lợi suất kỳ hạn 10 năm giảm nhẹ xuống 3.614%.
Các nhà giao dịch vẫn đang định giá xác suất Fed cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản là ~67%.
Khi các nhà giao dịch kỳ vọng mạnh mẽ hơn vào khả năng Fed cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản kể từ tuần trước, lợi suất trái phiếu đã giảm, hỗ trợ giá vàng chạm mức đỉnh mới trong thời gian qua. Hiện đà tăng này đang chững lại ngay dưới mốc $2,600. Phe mua vẫn đang kiểm soát thị trường, nhưng có vẻ như chúng ta sẽ phải đợi đến cuộc họp của Fed ngày mai để thị trường xuất hiện phản ứng mạnh mẽ.
Sẽ không quá ngạc nhiên khi thấy một số hoạt động chốt lời trước thềm cuộc họp của Fed vào ngày mai. Nhưng điều gì sẽ xảy ra sau đó sẽ phụ thuộc vào quyết định của Fed cũng như cách Chủ tịch Fed Jerome Powell truyền tải các thông điệp tiếp theo.
Triển vọng dài hạn đối với vàng vẫn tích cực. Tuy nhiên, một yếu tố kích hoạt hành động chốt lời tại thời điểm này có thể dẫn đến một đợt điều chỉnh khá mạnh, do vàng vẫn chưa trải qua bất kỳ đợt điều chỉnh đáng kể nào trong suốt năm nay. Xu hướng tiếp theo của vàng sẽ phụ thuộc vào Fed, vì điều đó cũng sẽ ảnh hưởng đến thị trường nói chung, đặc biệt là đồng USD và lợi suất trái phiếu.
Ulrich Leuchtmann, Trưởng phòng phân tích Ngoại hối và Hàng hóa của Commerzbank, lưu ý:
Chỉ số DXY giảm xuống 100.60 trong phiên Âu, nhưng nhìn chung vẫn trong xu hướng đi ngang. Lợi suất TPCP Hoa Kỳ 10 năm giảm nhẹ xuống dưới 4%, trong khi HĐTL chỉ số chứng khoán Hoa Kỳ tăng cao hơn, với Nasdaq dẫn đầu đà tăng với 0.47%. Cổ phiếu châu Âu cũng tăng cao hơn khi các nhà đầu tư chờ đợi cuộc họp của Fed và BoJ trong tuần.
EUR/USD tăng hơn 20pip lên 1.1145 vào đầu phiên Âu, trước khi giảm nhẹ khoảng 6 pip sau công bố dữ liệu Chỉ số điều kiện kinh tế ZEW tháng 9 tại Đức. Tâm lý nhà đầu tư Đức suy giảm trong tháng 9, với triển vọng kinh tế cũng xấu đi đáng kể so với tháng trước. Điều này làm giảm kỳ vọng về khả năng phục hồi kinh tế tại Eurozone. GBP/USD trong trạng thái tích lũy quanh 1.3220.
Cập nhật các thị trường khác:
Trong nửa cuối ngày, các nhà đầu tư sẽ dành nhiều sự chú ý đến dữ liệu Doanh số bán lẻ và Sản xuất công nghiệp tháng 8 tại Mỹ.
Tâm lý nhà đầu tư Đức suy giảm trong tháng 9, với triển vọng kinh tế cũng xấu đi đáng kể so với tháng trước. Điều này làm giảm kỳ vọng về khả năng phục hồi kinh tế.
Hôm qua, EUR/USD đóng cửa tăng mạnh 0.51% lên 1.1132. Động lực tăng tích cực có thể hỗ trợ cặp tiền tiến đến kiểm tra mức 1.1155. Trong dài hạn, cặp tỷ giá có thể tiếp tục tăng cao hơn, nhưng không nhiều khả năng phá qua kháng cự quan trọng 1.2000. Các hỗ trợ cần chú ý là 1.1105 và 1.1085.
Dữ liệu lạm phát của Canada sẽ là trọng tâm chú ý trong ngày hôm nay, đặc biệt sau khi Thống đốc BoC Tiff Macklem gợi ý về khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ nhanh hơn nếu nền kinh tế tiếp tục suy yếu. Điều này đang thu hút sự quan tâm của thị trường, vì sự cải thiện trong lạm phát có thể tạo điều kiện để BoC chuyển sang lập trường chính sách linh hoạt hơn, đặc biệt khi lãi suất đã tăng cao để kiểm soát giá cả.
Lạm phát toàn phần hàng năm dự kiến sẽ giảm tốc từ 2.5% xuống 2.1% vào tháng 8, vẫn cao hơn một chút so với mục tiêu 2% của BoC nhưng là mức thấp nhất kể từ tháng 3/2021. Sự giảm tốc này chủ yếu được thúc đẩy bởi giá xăng giảm, nhưng dữ liệu lạm phát cốt lõi cũng dự kiến sẽ cải thiện, với tốc độ tăng hàng năm trong 3 tháng qua có khả năng giảm từ 2.6% vào tháng 7.
BoC hiện dự đoán tăng trưởng kinh tế của Canada sẽ đạt 2% vào năm 2024 và 2.1% vào năm 2025. Tuy nhiên, Macklem cũng thừa nhận rằng nếu những dự báo này không thành hiện thực, thì ngân hàng có thể sẽ phải tăng tốc độ cắt giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế. Hiện tại, các nhà kinh tế kỳ vọng BoC sẽ cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản tại mỗi cuộc họp cho đến giữa năm 2025, hạ lãi suất chính sách xuống còn 2.50%.
Goldman Sachs (GS) dự báo S&P 500 tăng lên 6,000 điểm trong 12 tháng tới, với động lực chính đến từ việc Fed cắt giảm lãi suất
GS kỳ vọng FOMC sẽ cắt giảm lãi suất 25bp trong tuần này, với tổng mức cắt giảm là 200bp tính đến cuối năm 2025.
Chứng khoán châu Âu mở cửa tăng điểm vào đầu phiên thứ Ba khi các nhà đầu tư chờ đợi cuộc họp của các NHTW lớn trên thế giới, trong đó có Fed và BoJ. Chỉ số Stoxx 600 tăng 0.57%, với sắc xanh lan tỏa trên tất cả các ngành và sàn giao dịch chứng khoán lớn. Nhóm cổ phiếu ngân hàng tăng 0.85% trong khi lĩnh vực xây dựng và vật liệu tăng 0.8%.
Các nhà phân tích của Morgan Stanley (MS) đưa ra một số nhận định về hoạt động cân bằng tại Fed:
Trong ngắn hạn, kịch bản tốt nhất đối với thị trường chứng khoán trong tuần này là Fed tiến hành cắt giảm lãi suất 50bp, nhưng không làm dấy lên những lo ngại về tăng trưởng hay kích hoạt bất cứ rủi ro còn sót lại nào từ việc thoát vị thế các giao dịch carry trade đồng JPY từ trước đó.
Nếu Fed cắt giảm lãi suất quá mạnh, điều này có thể bị hiểu là họ đang lo ngại về tình trạng suy thoái hoặc sự suy yếu đáng kể trong nền kinh tế, đặc biệt là thị trường lao động. Mặt khác, nếu Fed duy trì lãi suất quá cao trong thời gian dài, điều này có thể làm gián đoạn nền kinh tế và gây ra các vấn đề khác, như kìm hãm tăng trưởng.
Morgan Stanley cảnh báo rằng Fed có thể đang "đi sau đường cong", tức là không kịp thời điều chỉnh chính sách tiền tệ phù hợp với tình hình kinh tế. Tuy nhiên, một đợt cắt giảm lãi suất hợp lý, như cắt giảm 50bp, có thể được xem như một "đợt cắt bảo hiểm" nhằm hỗ trợ nền kinh tế trước các biến động tiềm ẩn mà không gây lo ngại về việc suy thoái. Fed cần phải cẩn thận để không gửi đi tín hiệu tiêu cực về tình trạng của nền kinh tế, trong khi vẫn duy trì sự linh hoạt trong chính sách để đối phó với bất kỳ sự suy giảm kinh tế nào có thể xảy ra.
Ngoài ra, các nhà phân tích của MS cũng cảnh báo về rủi ro xảy ra một đợt biến động khác liên quan đến các giao dịch carry trade JPY sau cuộc họp này.
Hôm nay có nhiều dữ liệu kinh tế quan trọng sẽ được công bố. Trong phiên Âu, chỉ số ZEW của Đức dự kiến sẽ đạt 17.1 so với mức 19.2 của tháng 8. Tuy nhiên, các dữ liệu quan trọng nhất sẽ xuất hiện trong phiên giao dịch Mỹ, bao gồm chỉ số CPI của Canada, doanh số bán lẻ và sản xuất công nghiệp của Mỹ.
Dữ liệu từ Mỹ có khả năng không làm thay đổi đáng kể định giá của thị trường. Trong kịch bản xấu nhất (dữ liệu kinh tế Mỹ mạnh), khả năng cắt giảm lãi suất 25 và 50bp sẽ là 50/50.
Cổ phiếu Apple đã gây sức ép lên Nasdaq trong phiên Mỹ hôm qua nhưng chỉ số Dow đã đóng cửa ở mức đỉnh mới. Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ hiện đang không biến động nhiều.
Đầu tiên là hợp đồng quyền chọn EUR/USD ở mức 1.1125. Hợp đồng này sẽ giúp cho tỷ giá ít biến động hơn ít nhất là cho đến phiên giao dịch Mỹ.
Sau đó, có hợp đồng quyền chọn USD/JPY ở mức 140.85. Nhưng vì thị trường đang biến động mạnh và có nhiều yếu tố quan trọng hơn, các hợp đồng này sẽ không ảnh hưởng đáng kể. Thay vào đó, việc Fed đưa ra quyết định về chính sách tiền tệ và biến động của USD mới là điều đáng chú ý.
Sẽ không có nhiều thông tin trong phiên giao dịch sắp tới thực sự ảnh hưởng đến thị trường. Nhưng sau đó trong phiên Mỹ, có dữ liệu doanh số bán lẻ. Xét đến cách các nhà giao dịch đang định vị hiện tại, doanh số bán lẻ yếu hơn kỳ vọng có thể tiếp tục củng cố kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất 50 bps.
16:00 - Khảo sát ZEW tháng 9 của Đức về điều kiện hiện tại, triển vọng
Thành viên Hội đồng Thống đốc ECB Martins Kazaks cho biết sau hai lần cắt giảm lãi suất trong năm nay, ECB sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách trong thời gian tới. Ông nói thêm rằng lãi suất vẫn "khá thắt chặt" và sẽ tiếp tục giảm.
Kazaks lưu ý rằng tốc độ cắt giảm lãi suất sẽ phụ thuộc phần lớn vào lạm phát dịch vụ và triển vọng chung của nền kinh tế Eurozone.
"Nếu mọi thứ diễn ra đúng như những gì thị trường tài chính kỳ vọng thì đến giữa năm tới, lãi suất dự kiến sẽ ở mức 2.5%", ông nói thêm.
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm vẫn ở mức cao gần 3.55%, nhưng những nhà đầu tư sẽ phải chờ đợi thông tin chính thức từ Fed vào ngày mai. Bên cạnh đó, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm được dự kiến ở mức khoảng 3.62%, gần mức thấp nhất trong năm nay.
USD/JPY hiện đang ở mức 140.55 và vẫn chưa có dấu hiệu ngừng giảm.
Tuần trước, nhiều người dự đoán Fed sẽ giảm 25 bps lãi suất, nhưng hiện tại có sự thay đổi khi thị trường bắt đầu kỳ vọng nhiều hơn vào việc Fed sẽ hạ 50 bps lãi suất, xác suất ước tính khoảng 69%. Tuy nhiên, nếu Fed làm điều này, uy tín của họ sẽ bị ảnh hưởng vì điều này sẽ ngược lại với những gì họ đã phát biểu trước đó tại hội nghị Jackson Hole.
Hầu hết các thị trường Châu Á - Thái Bình Dương đều có diễn biến trái chiều vào thứ Ba, sau phiên giao dịch trái chiều trên Phố Wall khi các nhà đầu tư chuẩn bị cho việc Fed bắt đầu chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ. Fed dự kiến sẽ công bố đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên kể từ tháng 3 năm 2022, nhưng các thị trường đang chia rẽ về quy mô của đợt cắt giảm từ cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày bắt đầu vào thứ Ba. Dữ liệu bán lẻ của Mỹ cũng sẽ trở thành tâm điểm chú ý khi các nhà đầu tư theo dõi sức khỏe của người tiêu dùng trước thềm cuộc họp của Fed.
Các nhà giao dịch ở châu Á cũng sẽ phân tích kim ngạch xuất khẩu trong nước không bao gồm dầu mỏ của Singapore trong tháng 8, tăng 10.7% so với cùng kỳ năm ngoái, dữ liệu chính thức cho thấy vào thứ Ba, trong khi giảm 4.7% so với tháng trước. Các số liệu này so sánh với dự báo của Reuters với tăng trưởng 15% so với cùng kỳ năm trước và giảm 3.3% so với tháng trước. Dữ liệu kinh tế của thứ Ba cũng bao gồm giá bán buôn của Ấn Độ trong tháng 8, dự kiến tăng 1.85% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp hơn so với mức 2.04% của tháng 7.
Cổ phiếu của nhà sản xuất thiết bị gia dụng Trung Quốc Midea Group tăng hơn 7% trong lần ra mắt tại Hồng Kông, giao dịch ở mức 59 HKD/cổ phiếu, tăng so với giá chào bán là 54.80 HKD. Đây là đợt niêm yết lớn nhất trong hơn ba năm qua.
Chỉ số Hang Seng mở cửa tăng 0.56%.
Một số thị trường châu Á sẽ đóng cửa nghỉ Tết Trung thu, cụ thể là Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan.
S&P/ASX 200 mở cửa tăng 0.24%.
Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 1.24%% trong khi Topix giảm 1.07%.
USD/JPY đã hồi phục lên mức 140.69 vào sáng thứ Ba, sau khi giảm xuống mức đáy 139.58, mức thấp nhất kể từ tháng 7 năm 2023.
Cập nhật các chỉ số chứng khoán:
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Suzuki cho biết:
USD/JPY đã đảo chiều một lần nữa vào hôm nay: