Chứng khoán châu Âu tăng nhẹ vào đầu phiên thứ Ba
Chứng khoán châu Âu tăng nhẹ sau phiên giao dịch khởi đầu tháng 9 trở nên ảm đạm vào đầu tuần. Thị trường đã gần như chắc chắn rằng Fed sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 9.
Chứng khoán châu Âu tăng nhẹ sau phiên giao dịch khởi đầu tháng 9 trở nên ảm đạm vào đầu tuần. Thị trường đã gần như chắc chắn rằng Fed sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 9.
Các lệnh hạn chế tại Auckland sẽ được gia hạn
Phần còn lại của đất nước sẽ vẫn trong tình trạng báo động cấp độ 2 cho đến ngày 22 tháng 9
Các mức cảnh báo sẽ được đánh giá lại vào ngày 20 tháng 9
Việc gia hạn là đề phòng nhưng nhìn chung đây là tin tích cực đối với nền kinh tế và có khả năng RBNZ sẽ tăng lãi suất 50 bps vào tháng 10.
“Tôi ủng hộ việc thúc đẩy quá trình thắt chặt. Tôi hy vọng một lúc nào đó trong năm nay chúng ta có thể bắt đầu quá trình thắt chặt”, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Philadelphia Patrick Harker nói trong một cuộc phỏng vấn với Nikkei, theo Reuters.
Khi được hỏi về việc liệu Fed sẽ công bố bất kỳ đợt tăng hoặc giảm lãi suất nào trong cuộc họp vào tuần tới, Fed’s Harker nói, “Điều đó vẫn chưa được quyết định và tôi không muốn bình luận về điều đó”.
Nhà hoạch định chính sách cũng dự báo về việc tăng lãi suất vào cuối năm 22 hoặc đầu năm 2023 đồng thời cho biết, “Tôi thực sự lo ngại rằng rủi ro đối với lạm phát cao hơn chúng ta mong đợi, vì vậy tôi muốn để ngỏ lựa chọn tăng lãi suất. Nhưng một lần nữa, điều đó phụ thuộc vào tình trạng của nền kinh tế ”.
Đầu ngày thứ Hai, Reuters trích lời Xiao Yaqing, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc nói rằng hiện tại có quá nhiều công ty ô tô ở Trung Quốc và cần phải hợp nhất trong ngành.
Ông Yaqing cho biết thêm: “Trung Quốc sẽ khuyến khích các công ty hợp nhất để tăng cường tập trung ngành công nghiệp hơn nữa.
Phản ứng thị trường
Tin tức này cùng với nỗi lo về cơn bão ở Trung Quốc đã thách thức tâm lý thị trường. Tuy nhiên, những lo ngại trái chiều và lịch nhẹ khiến AUD/USD không đổi quanh mức 0.7360-55.
Thị trường chứng khoán châu Á tiếp nối đà giảm điểm của thị trường chứng khoán Mỹ vào cuối tuần trước:
Phản hồi của Hoa Kỳ:
Bang New South Wales của Úc ghi nhận 1,599 ca nhiễm mới vào ngày thứ 7 vừa rồi, mức cao nhất từ trước đến giờ. Trong ngày hôm nay, số ca nhiễm tại bang này đạt 1,257 ca.
Tỷ lệ tiêm chủng tại Úc đã đạt 78.5% người tiêm mũi 1 và 46.2% người tiêm đủ 2 liều. Dự báo ngày 29/09, 80% dân số sẽ được tiêm 1 liều và ngày 26/10, 80% dân số sẽ tiêm đủ 2 liều.
Sau thông tin Thủ tướng Nhật Bản Suga sắp từ chức, Taro Kono là ứng viên sáng giá nhất để thay thế Thủ tướng Yoshihide Suga làm lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do (LPD) , theo một cuộc khảo sát do Nikkei và TV Tokyo thực hiện. Ông có tỷ lệ ủng hộ 27%, theo sau là cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba với 17% và cựu Bộ trưởng Ngoại giao Fumio Kishida với 14%. Theo các nhà quản lý quỹ và chiến lược gia tại JPMorgan, Baillie Gifford và BNP Paribas Asset Management, sự ra đi của Suga sẽ kích hoạt làn sóng đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài.
Đảng Dân chủ có kế hoạch tăng thuế thu nhập doanh nghiệp từ 21% lên 26.5%, thấp hơn một chút với con số 28% mà Tổng thống đề xuất từ đầu năm. Mức thuế này sẽ giúp chính phủ liên bang thu về 2.9 nghìn tỷ USD, để có thể tài trợ ngân sách cho gói kích thích tài khóa 3.5 nghìn tỷ USD.
Thêm một quan chức đã lên tiếng mong muốn Fed sẽ thắt chặt chương trình QE ngay trong năm nay khi rủi ro lạm phát cao vẫn còn tồn tại trong nền kinh tế, điều này đã khiến đồng USD đảo chiều tăng sau khi bị bán tháo mạnh vào đầu phiên, cùng với đó là sự phục hồi của lợi suất đã giúp đồng bạc xanh tăng 0.13% lên 92.64. Các đồng tiền khác đều giảm so với USD, như EUR/USD giảm 0.13% xuống 1.1808, USD/JPY tăng 0.19% lên 109.88.
Thị trường chứng khoán giảm điểm khi các nhà đầu tư lo ngại việc Fed thắt chặt có thể khiến tăng trưởng kinh tế chậm lại. Dow Jones giảm 0.78%, S&P 500 giảm 0.77%, đây là phiên thứ 5 liên tiếp 2 chỉ số này giảm điểm. Nasdaq giảm 0.87%.
Vàng giảm xuống $1,788/oz. Giá dầu tăng hơn 2% lên $69.72/thùng.
Các chỉ số châu Âu đều đã quay đầu giảm trong phiên hôm nay, ngoại trừ chỉ số FTSE của Anh:
Cả tuần này, biến động của các chỉ số như sau:
Cặp tiền này giảm từ đỉnh 0.7410 về mức đáy ngày tại 0.7360 khi thị trường bắt đầu có tâm lý risk-off trở lại. Chỉ số DXY tiến sát 0.5%, hầu như không thay đổi trong ngày. Tuy nhiên yếu tố chính có thể là việc chủ tịch Fed Cleveland bà Mester có một số bình luận hawkish. Bà Mester muốn thắt chặt mua tài sản trong năm nay, và điều này đã tạo chút hỗ trợ cho USD.
Hiện tại AUDUSD đang được giao dịch quanh mức 0.7370.
Sau một số bình luận có phần hawkish của bà Mester, khi bà muốn thắt chặt mua tài sản trong năm nay, các chỉ số chứng khoán tại Mỹ đang quay đầu giảm. Chỉ số Dow Jones giảm sâu nhất (-0.33%), tiếp theo là S&P 500 (-0.16%). Chỉ số Nasdaq từ mức tăng 0.6% đầu phiên đến lúc này đã không còn.
Bà Loretta Mester nói với báo giới rằng bà muốn thắt chặt chương trình mua tài sản trong năm nay, bất chấp báo cáo việc làm yếu kém của tháng Tám. Bà cũng sẽ thoải mái với việc thắt chặt kéo dài tới nửa đầu năm sau. Ngoài ra, bà cho rằng chủng Delta có gây ảnh hưởng tới triển vọng, nhưng sẽ không gây quá nhiều ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế.
Trong tháng Bảy, lượng hàng tồn kho tại Mỹ (đã điều chỉnh) tăng 0.6%, đúng bằng với kỳ vọng ban đầu.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ đang bắt đầu phiên hôm nay một cách đầy hứng khởi: Chỉ số Dow Jones tăng 0.37%, chỉ số S&P 500 tăng 0.43%, chỉ số Nasdaq tăng mạnh nhất 0.6%. Tại châu Âu, các chỉ số cũng đang diễn biến tương tự khi DAX và FTSE 100 tăng 0.33%, CAC tăng 0.19%. Duy nhất có chỉ số FTSE MIB đang giảm 0.14%.
Đồng bạc xanh hôm nay tiếp tục điều chỉnh nhẹ khi thị trường hôm nay có khẩu vị rủi ro tương đối cao. chỉ số DXY giảm xuống 92.4 điểm. EUR chưa có nhiều thay đổi ở mức 1.1826. GBP tăng 0.24%. Hai đồng tiền trú ẩn là JPY và CHF giảm lần lượt 0.18% và 0.14%. AUD tăng 0.41%. NZD đang tăng mạnh nhất phiên ở mức 0.56%. CAD tăng 0.51%.
Vàng không có nhiều thay đổi ở mức 1,793. Dầu WTI tăng mạnh 2.59% lên mức $69.7/thùng.
Theo bà Loretta Mester, lạm phát sẽ tiếp tục cao trong năm nay, tuy nhiên sẽ hạ nhiệt trong năm tới, nhưng rủi ro lạm phát tăng cao hơn nữa là vẫn còn.. Bà cũng không kỳ vọng nhiều rằng tỷ lệ tham gia lực lượng lao động sẽ quay trở lại với mức trước dịch
Đường cong lợi suất TPCP Mỹ phẳng nhất trong một năm trở lại đây, báo hiệu mối lo ngại về việc Fed "hawkish" sẽ khiến tăng trưởng chậm lại. Chênh lệch lợi suất TPCP kỳ hạn 30 năm và 5 năm đã giảm 5 điểm cơ bản vào ngày hôm qua xuống 110 điểm cơ bản. Nomura cho biết quyết định thành lập SRF vào tháng 7 của Fed cũng có thể thu hút các nhà đầu tư nước ngoài quay trở lại với trái phiếu kho bạc.
Cơ quan quản lý thị trường Trung Quốc cho biết họ đã phạt ba công ty bán chip ô tô vì đã tăng giá. Đây là động thái mới nhất trong bối cảnh có nhiều sự kiểm soát trên diện rộng ở các lĩnh vực tại Trung Quốc.
PBOC cho biết sẽ dần dần thúc đẩy việc nghiên cứu và phát triển đồng nhân dân tệ kỹ thuật số
Tuy nhiên vẫn còn những vấn đề về đồng nhân dân tệ kỹ thuật số cần được giải quyết.
Chứng khoán toàn cầu tăng trở lại cùng với hợp đồng tương lai Hoa Kỳ khi lo ngại của nhà đầu tư giảm bớt về việc giảm bớt kích thích của các ngân hàng trung ương và cuộc siết chặt quy định của Trung Quốc.
Vàng tăng nhẹ 0.39% lên $1,801.39/oz, chủ yếu do tác động của một đồng USD suy yếu trong khi lợi suất Mỹ kỳ hạn 10 năm đang tăng lên ở mức 1.326%.
Dầu thô cũng phục hồi khá ấn tượng lên 69.23 USD/thùng, tăng 1.64%.
Trên thị trường FX, tâm lý “risk on” được thể hiện rất rõ ràng với các đồng beta cao đều tăng mạnh mẽ trên 0.4%. EUR và GBP cũng chìm trong sắc xanh khi ECB cho biết tốc độ của PEPP sẽ được giảm đi đôi chút trong phần còn lại của năm và các thành viên BOE cũng đã có những phát biểu “hawkish”.
Karen Jones, Trưởng nhóm Nghiên cứu Phân tích Kỹ thuật FICC tại Commerzbank, hy vọng Cable sẽ kiểm tra lại vùng pivot trung hạn 1.4018.
"GBP/USD một lần nữa tăng trở lại từ 1.3734/26, một vùng pivot ngắn hạn và trong khi khu vực này được giữ vững, cặp tiền có thể sẽ phục hồi và tăng giá hơn nữa lên 1.3984/1.4018".
Không có thay đổi nào so với các ước tính ban đầu khi nó tái khẳng định các chỉ số lạm phát mạnh ở Đức vào tháng trước, với lạm phát toàn phần ở mức cao nhất kể từ năm 1993. Tuy nhiên, điều này chủ yếu do tác động của "base effect" với việc giảm thuế VAT đã diễn ra trong nửa cuối năm 2020 bắt đầu vào tháng 7 năm ngoái .
Nhà hoạch định chính sách Robert Holzmann của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) cho biết: “Chúng tôi thấy rằng các tác động kinh tế đang giảm dần sau từng đợt bùng phát dịch”.
“Một làn sóng Covid-19 có thể sẽ đến, nhưng tác động kinh tế của nó sẽ yếu hơn so với làn sóng thứ ba, chủ yếu là nhờ tiêm chủng,”
Điều đáng chú ý là Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đã báo hiệu điều chỉnh chương trình Mua trái phiếu khẩn cấp cho Đại dịch (PEPP) vào ngày hôm trước.
Sau tin tức, tỷ giá EUR/USD đã giảm từ mức cao nhất trong ngày là 1.1835 nhưng vẫn ở mức tích cực trong ngày thứ hai liên tiếp.
Chứng khoán châu Á tăng điểm vào ngày giao dịch cuối cùng của tuần. Thị trường Mỹ đóng cửa trong sắc đỏ, trong khi Dow Jones Industrial Average giảm 0.43%, S&P 500 giảm 0.46% và Nasdaq Composite giảm 0.25%.
Chỉ số MSCI cổ phiếu châu Á-Thái Bình Dương ngoài Nhật Bản tăng 0.47%. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 0.5%, dao động ở mức cao nhất gần sáu tháng trong bối cảnh kinh tế lạc quan sau khi Thủ tướng Yoshihide Suga từ chức đột ngột vào tuần trước.Chỉ số Shanghai Composite tăng 0.56% và đang trên đà tăng 3.7% trong tuần. Chính phủ Trung Quốc tái khẳng định cam kết cung cấp nhiều kích thích tài khóa hơn để hỗ trợ sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 1.65%, Kospi của Hàn Quốc giao dịch tăng 0.36%.
Phát biểu tại một cuộc họp báo thường kỳ, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso cho rằng Nhật Bản không được coi tài chính công của mình trở thành mục tiêu thử nghiệm cho việc quản lý tài chính nới lỏng như thông qua "lý thuyết tiền tệ hiện đại", theo Reuters.
Reuters cho biết đây là phản biểu đáp lại đề xuất của Sanae Takaichi, một ứng cử viên trong cuộc đua lãnh đạo của đảng cầm quyền, về việc gác lại mục tiêu cân đối ngân sách chính cho đến khi đạt được mức lạm phát 2%.
Sau tin tức, cặp USD/JPY tăng lên đỉnh mới trong ngày 109.88, tăng 0.16% trong một ngày.
Bancoagrícola đã ký một thỏa thuận với mạng thanh toán tiền mã hóa để cho phép chuyển Bitcoin (BTC) cho khách hàng của ngân hàng, bao gồm cả khách hàng bán lẻ và thương gia.
Là một phần của quan hệ đối tác, khách hàng của Bancoagrícola có thể thực hiện thanh toán thẻ tín dụng bằng USD Mỹ thông qua Flexa hoặc các ví hỗ trợ Lightning Network khác như Chivo và Éclair. Các khoản thanh toán này sẽ không có thêm thêm bất kỳ khoản phí nào và sẽ bao gồm các khoản vay và chi phí hàng hóa.
Sau thông báo gần đây của Nhà Trắng về cuộc hội đàm trực tuyến đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tập Cận Bình, Reuters trích lời Truyền thông Nhà nước Trung Quốc xác nhận rằng các nhà lãnh đạo “đã có một cuộc trò chuyện rộng rãi, thẳng thắn, sâu sắc và chiến lược về mối quan hệ và các vấn đề hai bên cùng quan tâm trên một cuộc điện đàm. "
Ông Tập nói rằng nên thúc đẩy quan hệ Trung - Mỹ trở lại đúng hướng.
Ông Tập nói rằng cả hai bên đã đồng ý duy trì liên lạc thường xuyên thông qua nhiều phương tiện.
Cả hai bên đã đồng ý tăng cường thông tin liên lạc cấp nhóm làm việc.
Phản ứng thị trường
Tâm lý thị trường được cải thiện sau tin tức này, thúc đẩy giá vàng đạt mức 1,800 đô la
Sau nửa năm, hai người đứng đầu Mỹ và Trung Quốc mới có một cuộc điện đàm thảo luận mối quan hệ song phương. Điều này đã khiến tâm lý rủi ro trên thị trường được củng cố, các chỉ số chứng khoán châu Á tăng điểm trong phiên sáng nay: Nikkei 225 tăng 1.13%, Hang Seng tăng 1.41%.
Các đồng AUD và NZD tăng mạnh nhất nhóm G-7, trong khi JPY giảm, thể hiện tâm lý risk-on rõ nét.
Nhận định của ANZ:
Bang NSW tại Úc ghi nhận 1,542 ca nhiễm COVID-19 mới trong ngày hôm nay, con số cao nhất từ trước tới giờ. Tuy vậy, tình hình tiêm chủng vẫn đnag khá tích cực, và bang này cho biết các lệnh hạn chế sẽ được dỡ bỏ một phần nếu tỷ lệ tiêm chủng đạt 80%.
Chứng khoán Mỹ đóng cửa giảm điểm khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ tuần vừa qua đạt 310 đơn, thấp nhất trong vòng 18 tháng, có thể là một tín hiệu cho thấy Fed sẽ thắt chặt chính sách sớm hơn dự kiến. Dow Jones giảm 0.43%, S&P 500 giảm 0.46% còn Nasdaq giảm 0.25%.
Trên thị trường FX, trong ngày hôm qua, ECB đã cắt giảm tốc độ mua trái phiếu trong chương trình PEPP ở một mức vừa phải hơn, động thái này đã khiến EUR/USD tăng 0.09% lên 1.1824. Đà tăng không được mạnh khi sắc thái chủ đạo của ECB vẫn là dovish khi họ không thắt chặt quá mạnh tay, họ vẫn thận trọng chờ đợi lạm phát ổn định ở mức 2%. Chỉ số DXY giảm 0.20% xuống 92.52. Trong nhóm G-7, JPY tăng mạnh nhất khi lợi suất 10 năm tiếp tục thoái lui về mức 1.30% và thị trường chứng khoán suy yếu, USD/JPY giảm 0.51% xuống 109.67.
Vàng tăng nhẹ lên $1,794/oz khi USD và lợi suất giảm. Giá dầu giảm 1.67% xuống $68.14/thùng khi lượng dầu tồn kho của Mỹ giảm thấp hơn dự kiến.
2/5 chỉ số châu Âu đã ghi nhận giảm điểm trong phiên hôm nay. Chỉ số FTSE giảm sâu nhất: 1%:
Theo một số nguồn tin, các nhà hoạch định chính sách ECB đã đồng thuận mức mua tài sản theo chương trình PEPP sắp tới sẽ linh hoạt trong mức 60 đến 70 tỷ EUR mỗi tháng. Điều này đúng như kỳ vọng ban đầu.
Bà Janet Yellen đã nói với các đồng cấp của mình trong khối G7 rằng quốc hội Mỹ đã có nhiều tiến triển trong việc triển khai luật thuế quốc tế, theo Reuters. Bà cũng đã nêu lên tầm quan trọng của việc áp đặt mức thuế doanh nghiệp tối thiểu 21% cho lợi nhuận của các công ty Mỹ tại nước ngoài, đồng thời kêu gọi các nền kinh tế lớn hỗ trợ các nền kinh tế nhỏ hơn bằng việc cho vay quỹ khẩn cấp của IMF.