Chứng khoán châu Âu tăng nhẹ vào đầu phiên thứ Ba
Chứng khoán châu Âu tăng nhẹ sau phiên giao dịch khởi đầu tháng 9 trở nên ảm đạm vào đầu tuần. Thị trường đã gần như chắc chắn rằng Fed sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 9.
Chứng khoán châu Âu tăng nhẹ sau phiên giao dịch khởi đầu tháng 9 trở nên ảm đạm vào đầu tuần. Thị trường đã gần như chắc chắn rằng Fed sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 9.
Một vài nhận xét từ ghi chú nghiên cứu của Jan Hatzius, nhà kinh tế trưởng tại Goldman Sachs
Cho biết có những lý do mạnh mẽ để hỗ trợ quan điểm của Cục Dự trữ Liên bang rằng lạm phát là tạm thời:
Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (NDRC) là "nhà hoạch định chính sách nhà nước" của Trung Quốc.
CPI tăng 1.3% so với cùng kỳ năm trước, giá lương thực dự kiến giảm, giá thịt lợn tiếp tục lao dốc
PPI tăng 9.0%, cao hơn ước tính trung bình và mạnh nhất kể từ năm 2008, bị ảnh hưởng bởi giá hàng hóa tăng
Rất có thể báo cáo lạm phát tại Trung Quốc vào thứ Tư hiện đã được thị trường định giá hoàn toàn. PPI tháng 5 tăng 8.5% so với cùng kỳ năm trước, với CPI dự kiến sẽ tăng 1.6%. Có vẻ như chúng ta đã nói về điều này trong nhiều ngày rồi. Trước thời điểm công bố dữ liệu, CSI 300 đang hướng tới tuần suy yếu thứ hai liên tiếp. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Trung Quốc đang ở mức cao nhất trong 3 tuần.
Báo cáo lạm phát gần đây nhất vào ngày 11 tháng 5 cũng cho thấy giá sản xuất tăng, nhưng cổ phiếu và trái phiếu đều tăng. Ngày hôm đó, PPI đã đánh bại kỳ vọng trong khi CPI chỉ kém dự báo đôi chút. Chúng ta có thể nhận được một kết quả tương tự ngày hôm nay.
Trợ lý Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Úc (Thị trường Tài chính) Chris Kent phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về Thị trường nợ KangaNews:
Thị trường chứng khoán Mỹ ít thay đổi, duy trì gần mức đỉnh mọi thời đại trước thềm báo cáo lạm phát quan trọng vào thứ năm. S&P 500 tăng nhẹ 0.02% lên 4,227.25, Nasdaq tăng 0.31% lên 13,924.91 trong khi Dow Jones mất 0.09%, giao dịch tại 34,599.83.
Dầu thô nới rộng đà tăng lên trên 70 USD/thùng nhờ niềm tin vào triển vọng nhu cầu ngày càng cải thiện khi vắc-xin cho phép người dân đi lại nhiều hơn.
Vàng suy yếu đôi chút, dao động quanh $1,892/oz trong khi lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm xuống đáy tháng 4 quanh 1.53%.
Thị trường FX kể từ đầu năm đến nay đã giao dịch trong biên độ rất hẹp do tác động bởi các chính sách của NHTW. Ngày hôm qua cũng vậy, mặc dù thâm hụt thương mại của Mỹ lần đầu tiên thu hẹp trong năm nay và số việc làm tuyển mới JOLTS vượt dự báo, đồng USD vẫn không mấy biến động. Các đồng tiền chính đều giảm so với USD trong biên độ khoảng 0.1%-0.25%, riêng NZD trượt dốc 0.42%. EUR/USD đóng cửa tại 1.2173, GBP/USD kết thúc ngày quanh 1.4154 và NZD giao dịch gần đường MA 50 ngày tại 0.7196. Hiện các nhà đầu tư vẫn đang duy trì tâm lý thận trọng khi thời điểm công bố CPI tại Mỹ và cuộc họp chính sách của Fed sắp diễn ra. Ngoài ra, cuộc họp của BoC vào hôm nay và ECB trong ngày mai cũng sẽ rất được thị trường chú ý.
Mô hình GDPNow của Fed Atlanta đối với tăng trưởng GDP thực tế trong quý 2 năm 2021 là 9.4% trong báo cáo hôm nay ngày 8 tháng 6, giảm từ 10.3% từ hôm 01/06.
Giá Bitcoin đang giao dịch ở mức thấp nhất tại $31,100 khi giảm 9.6% trong phiên. Đó là mức thấp nhất kể từ ngày 23 tháng 5.
Nhà kinh tế trưởng Andy Haldane của Ngân hàng Anh hôm thứ Ba lưu ý rằng những bất ổn về thị trường việc làm vẫn "khá nguy hiểm".
Ông Haldane cho biết: “Chúng ta vẫn có hơn 3 triệu lao động đang tham gia chương trình trợ cấp trên khắp nước Anh và điều đó có nghĩa là những bất ổn về thị trường việc làm trong tương lai vẫn còn đáng lo ngại.
Khảo sát cho thấy số việc cần tuyển lao động trong tháng 4 là 9 triệu 268 nghìn, cao hơn nhiều so với ước tính 8 triệu 200 nghìn.
Số việc làm chắc chắn phản ánh nhu cầu tuyển dụng người lao động trở lại của thị trường. Trong tháng Tư, số lượng vị trí tuyển dụng đã vượt quá 3.2 triệu vị trí, đó là con số kỷ lục.
Thâm hụt thương mại của Mỹ vừa mới thu hẹp lần đầu tiên trong năm nay khi giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu tăng và nhập khẩu giảm. Thâm hụt thương mại hàng hóa và dịch vụ đã giảm 8.2% xuống còn 68.9 tỷ USD trong tháng 4 từ mức 75 tỷ USD vào tháng 3, theo dữ liệu của Bộ Thương mại Mỹ. Xuất khẩu tăng lên 205 tỷ USD, nhiều nhất kể từ tháng 1 năm 2020, trong khi nhập khẩu giảm xuống còn 273.9 tỷ USD.
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ tăng điểm và giá trái phiếu kho bạc tăng khi các nhà đầu tư tiếp tục tranh luận về tác động của lạm phát trỗi dậy đối với chính sách tiền tệ.
Thâm hụt thương mại hàng hóa và dịch vụ tại Mỹ giảm 6.1 tỷ USD trong tháng Tư, xuống còn $68.9 tỷ USD, tốt hơn kỳ vọng thị trường 69 tỷ. Xuất khẩu đạt 205 tỷ, tăng 2.3 tỷ so với tháng Ba, còn nhập khẩu đạt 273.9 tỷ, giảm 3.8 tỷ.
Dầu thô WTI đánh mất chuỗi 5 ngày tăng liên tục, sau khi gặp kháng cự tại $70, và hiện đang tích lũy tại vùng 68.70.
Trong đầu phiên Á, dữ liệu Trung Quốc cho thấy nhập khẩu dầu thô giảm 14.6% YoY, nhưng không có nhiều ảnh hưởng tới giá dầu. Sự kiện đáng chú ý tiếp theo sẽ là Viện Dầu khí Hoa Kỳ công bố dữ liệu trữ dầu hàng tuần.
Tổng thống Mỹ Joe Biden và thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ kêu gọi hỗ trợ vắc xin các nước thu nhập thấp tại cuộc họp G7 lần này. Canada sẽ nới lỏng các biện pháp cách ly với những người đã được tiêm chủng, nhưng lệnh gỡ bỏ phong tỏa tại Anh có thể bị hoãn thêm 2 tuần. Tổ chức Thương mại Thế giới hôm nay sẽ họp bàn về công suất vắc xin tại các nhà máy sản xuất.
Cặp tiền này giảm sâu hơn vào giữa phiên châu Âu và xuống thấp nhất trong 1 tuần trở lại đây, quanh vùng 0.8960. Đây là phiên thứ 3 liên tiếp ghi nhận giảm của cặp tiền này, khi tâm lý cẩn trọng đang ủng hộ cho đà tăng của CHF. Tuy nhiên, với chỉ số DXY quanh mức 90, đồng bạc xanh vẫn đang hãm lại đà giảm cho cặp tiền.
Hiện tại, USDCHF đang được giao dịch quanh mức 0.8961.
Cặp tiền này vẫn chưa xác định được hướng đi trong phiên giao dịch hôm nay. Giá dầu giảm hiện tại đang hãm lại sức mạnh của CAD. Trong khi đó, chỉ số DXY vẫn đang dao động quanh mức 90, khó tạo được đà tăng cho cặp tiền này.
Hiện tại USDCAD đang được giao dịch quanh mức 1.2078.
Cặp tiền này đã giảm xuống dưới vùng 0.7750, sau 2 phiên giao dịch trước phấn khởi nhờ số liệu lao động thất vọng của Mỹ. Chỉ số DXY tiếp tục giữ vững mức 90, trong khi đó, chỉ số niềm tin doanh nghiệp tại Úc ghi nhận giảm xuống còn 20 trong tháng Năm, góp phần vào sự suy yếu hôm nay.
Hiện tại, AUDUSD đang được giao dịch quanh mức 0.7742.
Chỉ số này giảm 0.2 điểm so với tháng trước, xuống 99.6 điểm, thấp hơn so với kỳ vọng 101 điểm. Đây là kết quả của thiếu hụt lao động và lo ngại lạm phát trên cả nền kinh tế.
GDP quý I của khu vực đồng tiền chung châu Âu đạt -0.3% so với -0.6% kỳ vọng. Mức tăng trưởng của nền kinh tế khu vực đồng Euro cho thấy khả năng phục hồi tốt hơn nhiều so với dự đoán trong Quý 1. Triển vọng kinh tế hồi phục trong mùa hè này có vẻ lạc quan nhờ quá trình tiêm chủng tích cực và các lệnh hạn chế đang dần được dỡ bỏ.
Trước thềm công bố dữ liệu CPI quan trọng của Hoa Kỳ hôm thứ Năm, các nhà phân tích tại JP Morgan đã đặt ra kỳ vọng lạm phát và dự đoán áp lực giá cả sẽ vượt xa mục tiêu của Fed trên cơ sở bền vững. Ngoài ra, các nhà phân tích cũng nhấn mạnh sự gia tăng trong kỳ vọng lạm phát đã bắt đầu được phản ánh trong giá tài sản trên thị trường.
Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin phát biểu: “Trung Quốc nên “thúc đẩy sự tích hợp sâu rộng của blockchain vào nền kinh tế và xã hội nhằm đẩy nhanh việc tích hợp công nghệ blockchain để ứng dụng và phát triển công nghiệp.
Cơ quan này cũng gợi ý rằng blockchain có thể tiếp tục phát triển nền kinh tế thực bằng cách cải thiện quá trình quản lý chuỗi cung ứng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, chia sẻ dữ liệu và nhiều hơn nữa.
Thêm vào đó, blockchain cũng sẽ được sử dụng để cải thiện việc thu thập dữ liệu cho các mục đích gửi tiền tư pháp, đăng ký bất động sản và thực thi pháp luật.
Thị trường chứng khoán Châu Âu vẫn nối tiếp tâm trạng ảm đảm của đầu phiên khi phần lớn các chỉ số đều đi ngang và không mấy biến động
Chỉ số Eurostoxx đi ngang
Chỉ số DAX của Đức đi ngang
Chỉ số CAC 40 của Pháp ngang
Chỉ số FTSE của Anh tăng 0.1%
Chỉ số IBEX của Tây Ban Nha giảm 0.1%
Hợp đồng tương lai chỉ số Hoa Kỳ cũng không có sự biến động lớn với Chỉ số S&P 500 đi ngang trong khi Nasdaq tăng 0.1% và Dow giảm 0.1%.
Trên thị trường FX, GBP/USD chịu áp lực xung quanh 1.4150. Đồng dollar Mỹ vẫn giảm xuống thấp so với các loại tiền tệ chính sau kết quả Bảng lương phi nông nghiệp vào thứ 6. Tỷ giá EUR/USD đang giao dịch gần 1.22 trước số liệu thống kê về Tâm lý Kinh tế ZEW của Đức.
Trước mắt, dữ liệu việc làm JOLT cho tháng 4 có thể làm sáng tỏ tình trạng thiếu hụt lao động và vẫn đề nguồn cung cầu lao động không tương ấn. Ngoài ra, thị trường vẫn đang chờ đợi số liệu lạm phát của ngày thứ Năm.
Giá Vàng đang tăng cao hơn và gần chạm mốc 1,900 USD trong bối cảnh thị trường trầm lắng.
Bitcoin đã giảm xuống dưới 33,000 USD sau khi cố vấn Nhà Trắng Jake Sulivan cho biết Tổng thống Joe Biden sẽ bàn luận trực tiếp về vai trò của tiền mã hóa trong cuộc tấn công vào Colonial Pipeline và ransomware khác.
Các nhà kinh tế tại Westpac dự đoán cặp AUD / USD sẽ tăng mạnh lên 0.80 vào cuối tháng 9 và lên 0.82 vào cuối năm 2021.
Dollar Úc được dự đoán sẽ hưởng lợi từ sự phục hồi của toàn cầu trong năm 2021. Ngoài ra, Úc đã ghi nhận thặng dư thương mại 40 tháng liên tiếp và kỷ lục thặng dư tài khoản vãng lai trong 8 quý liên tiếp. Tuy nhiên, đồng tiền này cũng phải đối mặt với một số rủi ro do những trở ngại liên quan đến Trung Quốc ối với xuất khẩu và FDI của Úc ngoài sự bùng nổ tài nguyên hiện nay. Bên cạnh đó, quá trình riển khai vắc xin chậm chạp của Úc cũng đặt ra giới hạn đối với khả năng phục hồi kinh tế từ đại dịch của nước này.
Hợp đồng tương lai chỉ số DAX của Đức giảm 0.1%
Hợp đồng tương lai chỉ số FTSE của Anh không đổi
Hợp đồng tương lai chỉ số của Mỹ cũng không mấy khởi sắc trong ngày với chỉ số S&P 500 tương lai đi ngang, Dow giảm 0.1% và Nasdaq tăng nhẹ 0.1%.
Tại châu Á, chỉ số Nikkei đóng cửa giảm 0.2% trong khi Topix tăng 0.1% với chứng khoán Trung Quốc giảm nhẹ với chỉ số Hang Seng giảm 0.3% và Shanghai Composite giảm 0.7%
Nhìn chung, tâm lý rủi ro chung trên thị trường vẫn chưa rõ ràng do có một lượng lớn dòng tiền đổ vào cổ phiếu công nghệ trong khi lợi suất trái phiếu vẫn giảm sau kết quả bảng lương phi nông nghiệp vào thứ 6 vừa qua.
Dữ liệu tái khẳng định một câu chuyện tương tự với các đơn đặt hàng nhà máy ngày hôm qua, đó là nó không thể đạt ước tính và thay vào đó suy yếu trong tháng 4.
Đây có thể là một dấu hiệu cho thấy vẫn còn một số yếu tố chùng xuống và nhu cầu không hoàn toàn mạnh mẽ nhưng thị trường chắc chắn sẽ nhắm mắt làm ngơ về điều này.
• Chỉ số DXY tăng 0.1% sau khi giảm 0.18% hôm thứ Hai. USD/JPY bật lên từ mức hỗ trợ xung quanh đường MA 50 ngày. Tỷ giá EUR/USD giảm xuống dưới 1.22, trong khi GBP/USD yếu đi sau khi không thể vượt qua mức đỉnh phiên đầu tuần.
• Lợi suất kỳ hạn 2 năm của Mỹ ổn định ở mức 0.15% trong khi lợi suất kỳ hạn 10 năm giảm ~ 1bp còn 1.56%. Trong phiên giao dịch hôm thứ Hai của Hoa Kỳ, lợi suất kỳ hạn 10 và 30 năm đã đóng cửa cao hơn ~ 1,5 điểm phần trăm. Bắt đầu từ thứ Ba, Hoa Kỳ sẽ bán trái phiếu kỳ hạn 3 năm mới và mở lại trái phiếu kỳ hạn 10 năm và 30 năm với tổng giá trị 120 tỷ đô la.
Chỉ số này phản ánh một số yếu tố trong nền kinh tế Nhật Bản vào tháng trước nhưng ít nhất nó không tệ như ước tính. Điều đó giúp mang lại sự thoải mái nhất định trong bối cảnh tình hình virus và nhiều cuộc tranh luận xung quanh Thế vận hội sắp được tổ chức tại nước này.
Cải thiện về triển vọng cho thấy đôi chút lạc quan vì quá trình triển khai vắc-xin đang bắt đầu tăng tốc trong những tuần gần đây.
Tỷ lệ mắc bệnh trong 7 ngày là 22.9
Tình hình vi rút ở Đức tiếp tục trở nên tốt hơn, với tổng số trường hợp đang nhiễm bệnh giảm xuống còn ~ 63,400. Điều đó khác xa so với đầu tháng 4,khi con số này ở mức 221,630.
Điều này có thể sẽ tiếp tục hỗ trợ đồng EUR trong thời gian tới khi châu Âu mở cửa lại nền kinh tế.
ANZ liên kết hai chỉ số kinh tế với nhau để đưa ra quan điểm:
Các nhà lập pháp Trung Quốc đang triển khai các điều luật để trả đũa các lệnh trừng phạt của nước ngoài trong bối cảnh nước này đang gia tăng cạnh tranh với Mỹ.
Một ủy ban của Quốc hội Trung Quốc đã đệ trình dự thảo luật thứ hai nhằm chống lại các lệnh trừng phạt do các chính phủ nước ngoài áp đặt, Tân Hoa xã đưa tin vào cuối ngày thứ Hai. Tân Hoa xã không cho biết chi tiết, nhưng nói rằng luật này sẽ hỗ trợ pháp lý để chống lại "các biện pháp phân biệt đối xử của một nước ngoài theo quy định của pháp luật".
Chính sách của Trung Quốc sẽ giúp quốc gia này tái chế được nhiều sắt, thép hơn, giảm sự phụ thuộc vào quặng sắt nhập khẩu từ Úc. Dự báo đến năm 2030, sản lượng nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc sẽ giảm một nửa, và do đó, Úc cũng nên xuất khẩu ra nhiều quốc gia hơn.
Khi thị trường chứng khoán toàn cầu đã đạt gần đỉnh cao mọi thời đại, nhờ các lệnh phong tỏa được dần dỡ bỏ và sự nới lỏng của NHTW, biến động trên thị trường toàn cầu đã giảm xuống mức thấp nhất trong 1 năm qua.
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng của NAB trong tháng 5 giảm nhẹ từ 23 xuống 20. Chỉ số niềm tin kinh doanh tăng từ 32 lên 37.
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng tuần vừa rồi giảm nhẹ từ 111.4 xuống 110.7.
GDP quý 1 của Nhật Bản giảm 1.0% so với quý trước, thấp hơn mộ chút so với con số sơ bộ giảm 1.3%.
Thủ tướng Canada, ông Trudeau đã nới lỏng biên giới đất nước Canada, chấp thuận nhập cảnh đối với những người đã tiêm đủ vaccine COVID-19, theo Bloomberg.
Điều này đã khiến CAD được hưởng lợi vào lúc này, USD/CAD giảm xuống 1.2078 sau khi tăng vào đầu phiên.
Cuộc họp thượng đỉnh G7 đã chấp thuận dự luật thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu ở mức 15%, điều này sẽ khiến các doanh nghiệp Mỹ cũng sẽ bị chính phủ các nước khác đánh thuế và khiến lợi nhuận sụt giảm, dẫn đến các chỉ số chứng khoán Dow Jones và S&P 500 chịu áp lực, lần lượt giảm 0.37% và 0.08%. Nasdaq tăng 0.49%.
Sau khi mạnh lên vào đầu phiên nhờ bình luận của bà Yellen vào cuối tuần, ủng hộ Fed tăng lãi suất, đồng USD đã chịu áp lực trên diện rộng, chỉ số DXY đánh mất mốc 90 (giảm 0.15% xuống 89.98) trong bối cảnh không có tin tức vĩ mô đáng kể nào tác động, dẫu lợi suất TPCP 10 năm tăng lên 1.57%. Ngoại trừ CAD giảm 0.08%, toàn bộ các đồng tiền G-7 khác đều tăng so với USD. EUR/USD tăng 0.19% lên 1.2189, không thể kết thúc phiên ở mức 1.22, GBP/USD tăng 0.18% lên 1.4176. Các đồng AUD, NZD và JPY đều tăng hơn 0.20%.
Giá vàng hồi phục nhưng không thể đóng cửa ở mức trên $1,900/oz, trong khi giá dầu chịu áp lực chốt lời mạnh khi chạm mức $70/thùng lần đầu tiên trong 2.5 năm, ngậm ngùi kết thúc phiên ở mức $69.23/thùng.
Sau phiên đầu tiên của tuần, các chỉ số châu Âu ghi nhận kết quả như sau:
Cặp tiền này tiếp tục hưởng lợi từ tin tức tốt tại châu Âu. Cuộc họp ECB thứ Năm này sẽ tiếp tục là tâm điểm nhưng những thay đổi đáng kể vẫn sẽ rất ít. Khả năng cao sẽ là sự lạc quan xen lẫn cẩn trọng. Động thái tăng hôm nay là tiếp nối của báo cáo việc làm thất vọng tại Mỹ cuối tuần trước.
Hiện tại EURUSD đang được giao dịch quanh mức 1.2916.