
- Quý trước: 1.0%
- Chỉ số chi phí lao động: 1.1% so với dự kiến 1.0%
- Tiền lương: 1.2% so với 1.0% quý trước
- Phúc lợi việc làm: 0.9% so với 0.9% quý trước
Một khởi đầu tích cực sau phiên giao dịch trái chiều ngày hôm qua. Đối với thị trường Đức, đây sẽ là tuần tăng thứ ba liên tiếp khi các cổ phiếu đang tìm kiếm viễn cảnh tốt hơn vào cuối năm. Trong khi đó, hợp đồng tương lai Mỹ chỉ tăng nhẹ, với S&P 500 tăng 0.1% trong ngày.
Động thái của BOJ trong ngày:
Tin tức chính:
Thị trường:
Tâm điểm hôm nay là đồng yên Nhật khi sau khi BOJ có động thái ít "hawkish" hơn dự kiến vào đầu ngày.
Ngân hàng này có một vài thay đổi về chính sách kiểm soát đường cong lợi suất nhưng điều này là không đủ khi thống đốc BOJ Ueda sau đó đưa ra quan điểm khá ôn hòa ngay sau đó. USD/JPY tăng lên mức 150.00 khi kết thúc phiên châu Á trước khi tăng lên 150.40 trong phiên châu Âu. Tiếp sau đó, thông tin từ Tokyo rằng họ không có bất kỳ hành động can thiệp vào thị trường ngoại hối trong tháng này đã khiến tỷ giá USD/JPY tăng lên mức 150.75.
Ở chiều ngược lại, đồng đô la tiếp tục chịu áp lực trong bối cảnh lãi suất trái phiếu kho bạc giảm. Thị trường trái phiếu là tâm điểm trước đợt thông báo hoàn trả của Kho bạc vào ngày mai - sự kiện quan trọng nhất trong ngày.
Đồng euro trở nên mạnh mẽ hơn nhất khi số liệu lạm phát tốt hơn kỳ vọng trong Quý 3 giúp EUR/USD tăng từ khoảng 1.0600 lên 1.0670 trong phiên giao dịch. Điều đó cũng giúp EUR/JPY tiếp cận mốc 160.50 - mức đỉnh của năm 2008.
Các đồng tiền chính còn lại cho thấy tâm lý trầm lắng, mặc dù các đồng tiền hàng hóa cho thấy sự phục hồi so với đồng đô la.
Nhìn về phía thị trường chứng khoán, hợp đồng tương lai S&P 500 hiện tăng 0.3%, sau khi giảm 0.3% trước đó trong phiên. Nhà đầu tư cần chú ý đến hành động chốt lời của thị trường trong phiên giao dịch cuối tháng
Giá vàng (XAU/USD) tiếp tục tích lũy khi thị trường đổ dồn sự chú ý đến chính sách của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) và tình hình cuộc chiến Israel-Palestine. Nhu cầu ngắn hạn đối với kim loại quý này tiếp tục lạc quan khi khi căng thẳng ở Trung Đông có khả năng leo thang khi quân đội Israel tiến vào Gaza nhằm tiêu diệt quân đội Hamas.
Ngoài căng thẳng ở Trung Đông, kỳ vọng về chính sách tiền tệ ổn định của Fed cũng hỗ trợ giá vàng. Các nhà hoạch định chính sách đang ủng hộ việc giữ nguyên lãi suất trong khoảng từ 5.25-5.50% do lợi suất trái phiếu dài hạn của Mỹ vẫn ở mức cao và áp lực về giá đã giảm bớt. Trong dài hạn, Fed được dự báo sẽ ủng hộ việc giữ mức lãi suất cao hơn.
Đối với một số quốc gia, họ có thể vui mừng khi việc tăng lãi suất đã dừng lại. Nhưng trong cuộc chiến chống lạm phát, vẫn còn quá sớm để tuyên bố chiến thắng khi áp lực về giá vẫn còn nặng nề trong thời gian tới.
Đồng Yên tiếp tục giảm xuống mức đáy mới trong ngày khi tỷ giá USD/JPY hiện ở mức 150.75 trong khi EUR/JPY đang ở mức 160.80 - đỉnh cũ của năm 2008. Điều này xảy ra khi Tokyo xác nhận rằng họ không can thiệp vào thị trường tiền tệ trong tháng 10, dập tắt mọi suy đoán rằng có lẽ họ vẫn đang bảo vệ mức giá này.
Với việc BOJ không có dấu hiệu can thiệp đồng yên ngày hôm nay, có vẻ như diễn biến của đồng tiền này sẽ đúng như dự đoán. Trong trường hợp Tokyo cố gắng bảo vệ đồng tiền của mình, đó có thể mang lại tác động xấu sau tất cả động thái ôn hòa trước đó của BOJ.
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm hiện giảm 0.06% xuống mức 4.816%, khiến đồng đô la giảm giá trong phiên giao dịch ngày hôm nay. Cùng lúc đó Đồng yên Nhật tiếp tục trượt giá trong bối cảnh BOJ thể hiện quan điểm "hawkish" ít hơn dự báo và việc không có hành động can thiệp nào của Tokyo trong tháng này.
Ở thị trường chứng khoán, tâm lý tích cực có thể quay trở lại với hợp đồng tương lai S&P 500 hiện tăng 0.2% trong ngày.
Tâm điểm của thị trường trong tuần này sẽ là thông báo hoàn trả trái phiếu hàng quý của Kho bạc Hoa Kỳ, tiết lộ chi tiết về kế hoạch tài trợ cho vấn đề thâm hụt ngân sách ngày càng gia tăng. Điều này có thể khiến các nhà giao dịch xem xét đẩy mạnh việc bán nợ trong dài hạn hay không.
Thông tin trên cũng sẽ tác động đến các cuộc đấu giá sắp tới vào tháng 11, nơi chúng ta sẽ thấy các phiên đấu giá trái phiếu 3 năm (7 tháng 11), 10 năm (8 tháng 11) và 30 năm (9 tháng 11).
Lạm phát hàng năm của Eurozone giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai năm khiến tình hình có vẻ đang ủng hộ ECB - ít nhất là ở thời điểm hiện tại.
Nền kinh tế khu vực đồng euro suy thoái trong quý 3 với mức giảm lớn hơn một chút so với ước tính. Điều đó cho thất sự suy thoái của nền kinh tế Đức đang gây áp lực lên nền kinh tế khu vực. Mức tăng trưởng nhẹ được ghi nhận ở Pháp, Tây Ban Nha và Bỉ nhưng điều đó là chưa đủ để bù đắp cho sự suy yếu ở Đức, Áo, Bồ Đào Nha, Ireland, Estonia và Litva.
Xem xét các cặp tiền chính, EUR/USD hiện tăng 0.4% lên mức 1.0655 trong ngày:
Dòng tiền chốt lời cuối tháng là điều mà nhà giao dịch cần cân nhắc. Hiện lãi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm giảm hơn 0.07% xuống 4.83% trong khi cổ phiếu đang có dấu hiệu tăng giá với hợp đồng tương lai S&P 500 hiện đi ngang so với mức giảm 0.3% trước đó.
EUR/USD có khả năng kiểm tra đường MA 100 tuần ở mức 1.0677. Trong khi đó, AUD/USD hồi phục về 0.6386 và GBP/USD tăng lên mức 1.2186.
EUR/JPY là cặp tiền cần theo dõi vào thời điểm hiện tại với việc đồng tiền này hiện đang tiếp cận mức đỉnh cũ của năm 2008 là 160.00
Viễn cảnh của đồng euro tươi sáng hơn nhờ tình hình nền kinh tế không xấu như dự kiến trong khi lạm phát tiếp tục giảm nhẹ. Mặc dù điều này không thể hiện quan điểm về chính sách trong thời gian sắp tới, nhưng ít nhất nó cũng mang lại cho ECB một khoảng trống để xoay xở trong thời gian tới. Điều đó tiếp tục dẫn đến câu hỏi quan trọng: Nền kinh tế châu Âu liệu còn có thể "hạ cánh mềm" không?
Đồng tiền này đã chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi những thông tin tiêu cực trong thời gian vừa qua. Vì vậy, có khả năng đây sẽ là vùng đáy của đồng euro với việc số liệu GDP quý 3 không tệ như những gì chúng ta đã dự báo.
Đối với đồng yên Nhật, chênh lệch lãi suất tiếp tục là yếu tố chính thúc đẩy các giao dịch giữa đồng yên và hầu hết các loại tiền tệ chính khác trong năm nay.
Nếu USD/JPY có thể duy trì mức 150.00 và đồng euro bắt đầu đà hồi phục, EUR/JPY có thể quay trở lại mức đỉnh thời kì 2007-2008 là 168.00.
Hợp đồng tương lai S&P 500 hiện giảm 11 điểm, tương đương 0.3% trong khi hợp đồng tương lai Nasdaq hiện giảm 0.5%.
Cuộc họp báo diễn ra trong bối cảnh JPY suy yếu mạnh sau quyết định chính sách BOJ.
Thống đốc Ueda nhiều khả năng sẽ tiếp tục khẳng định rằng BOJ thừa nhận lạm phát vẫn đang gia tăng nhưng vẫn chưa đến lúc từ bỏ hoàn toàn chính sách nới lỏng.
USD/JPY giảm, lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm đạt gần 1.0% khi Nikkei cho biết rằng BOJ sẽ nâng giới hạn trên của lợi suất lên 1.5% trước thềm BOJ công bố quyết định
BOJ tuyên bố:
Mức giới hạn trên 1.5% do Nikkei đưa ra đã không thành hiện thực. Với việc nâng giới hạn trần và mở rộng biên độ dao động của lợi suất TPCP Nhật Bản kỳ hạn 10 năm, BoJ đang tìm cách duy trì chính sách cực kỳ nới lỏng trong thời gian tới.
USDJPY hiện ở 149.96
Vàng giảm 0.19% trong ngày xuống $1,992.50
BTC dao động quanh $34.2K
Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán châu Á:
JPMorgan Securities Japan cho biết trong một cuộc phỏng vấn với nhà phân tích của CNBC:
BOJ tuyên bố:
Dự báo lạm phát:
Giám đốc điều hành HSBC Noel Quinn đã phát biểu với giới truyền thông rằng cuộc khủng hoảng bất động sản tồi tệ nhất ở Trung Quốc đã kết thúc. Những nỗ lực của chính phủ nhằm giảm bớt tình trạng bùng nổ nợ trong lĩnh vực này đã có hiệu quả: