Chứng khoán Hàn Quốc chạm đáy trong hơn 4 năm
Chỉ số chứng khoán của Hàn Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuối tháng 4 năm 2020.
Bất ổn chính trị ở Hàn Quốc đang làm tăng thêm gánh nặng cho cổ phiếu Hàn Quốc.
Chỉ số chứng khoán của Hàn Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuối tháng 4 năm 2020.
Bất ổn chính trị ở Hàn Quốc đang làm tăng thêm gánh nặng cho cổ phiếu Hàn Quốc.
Thị trường:
Phiên giao dịch bắt đầu với việc RBA tăng lãi suất một cách bất ngờ, lần này bằng cách tăng lãi suất thêm 50 bps lên 0.85% - so với kỳ vọng của thị trường chỉ 25 bps hoặc 40 bps.
Đồng Aussie đã tăng mạnh từ 0.7185 lên 0.7245 với quyết định này và trái phiếu tiếp tục bị bán tháo với lợi suất phục hồi. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, khi lợi suất đã thoái lui một chút do tâm lý rủi ro vẫn còn thấp, sự bứt phá của AUD đã hoàn toàn biến mất.
Tâm lý phòng thủ rủi ro đang tiếp tục củng cố cho Dollar Mỹ nhưng đồng thời tỷ giá USD/JPY tiếp tục leo lên vị trí cao hơn! Mức đỉnh hôm nay đạt 132.99 và cặp tiền vẫn dao động quanh mốc này, với đồng bạc xanh cũng vượt trội trên những “mặt trận” khác.
Tỷ giá EUR/USD giảm 0.3% xuống 1.0668 trong khi GBP/USD đã có một phiên bấp bênh, giảm từ 1.2500 xuống 1.2430 trước khi tăng trở lại 1.2530 và sau đó giảm trở lại mức 1.2480-90 sau khi chạm vào ngưỡng kháng cự quen thuộc.
Do tâm lý risk-off vẫn còn tiếp diễn, Kiwi là yếu tố gây chú ý với NZD/USD trượt từ 0.6490 xuống 0.6435 trong phiên với mức đỉnh được đưa ra ngay sau quyết định lãi suất của RBA.
Dưới đây là cái nhìn tổng quan về thị trường ở thời điểm hiện tại:
Đà bán tháo trái phiếu hiện đang chững lại, với lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm giảm xuống còn 3.02% từ mức khoảng 3.05% vào đầu phiên.
Nhưng đồng Dollar vẫn vững chắc với tỷ giá EUR/USD giảm nhẹ xuống 1.0670 gần mức thấp nhất trong ngày, trong khi GBP/USD giảm 0.3% xuống 1.2490 sau khi tăng từ 1.2430 lên 1.2530. Tỷ giá USD/JPY tiếp tục ổn định và tăng 0.7% lên 132.80, hướng tới vị trí 135.00 trong bức tranh lớn hơn.
Trong khi đó, AUD/USD giảm nhẹ xuống 0.7180 sau đợt phục hồi hậu RBA - giảm từ mức đỉnh 0.7245.
Cặp NZD/USD sụt giảm trong ngày thứ ba liên tiếp và giảm xuống gần mức thấp nhất trong hai tuần, xung quanh 0.6444. Hiện tỷ giá đã phục hồi lên 0.6455, giảm hơn 0.5% trong ngày!
Tâm lý thị trường vẫn mong manh trong bối cảnh lo ngại một động thái thắt chặt mạnh hơn của các ngân hàng trung ương lớn để kiềm chế lạm phát, điều mà có thể gây ra thách thức đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Điều này, cùng với sự bứt phá gần đây của lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tiếp tục hỗ trợ cho đồng bạc xanh.
Các nhà đầu tư dường như lo lắng rằng sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu do chiến tranh Nga-Ukraine có thể đẩy giá tiêu dùng lên cao hơn nữa và buộc Fed phải thắt chặt chính sách tiền tệ với tốc độ nhanh hơn. Điều này, đã nâng lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm lên trên 3.0%, và khiến dòng tiền trú ẩn quay trở lại trái phiếu, kìm hãm đà tăng của USD.
Phát biểu trên của Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản, Daishiro Yamagiwa
Đồng yên vẫn đang suy yếu sau khi tỷ giá USDJPY bứt phá lên mức đỉnh mới trong hơn hai thập kỷ tuần này. Tỷ giá USD/JPY tăng 0.6% lên 132.70 ở thời điểm hiện tại, thoái lui nhẹ từ mức 133.00 trước đó trong ngày.
Trong phiên giao dịch châu Âu, phe Gấu cặp EUR/USD tiếp tục chiếm ưu thế và khiến tỷ giá quay trở lại vùng 1.0660. Hiện, EURUSD đang dao động quanh mốc 1.0683, giảm 0.13% trong ngày. Đây là phiên tụt dốc thứ 3 liên tiếp trong bối cảnh tâm trạng risk-off gia tăng.
Tương tự, lợi suất của Hoa Kỳ và Đức cũng giảm so với mức đỉnh gần đây. Bên cạnh đó, Đơn đặt hàng nhà máy của Đức đạt mức 2.7% hàng tháng vào tháng 4 và PMI xây dựng giảm một chút xuống 45.4 vào tháng 5.
Trước đó đạt -22.6
Chỉ số niềm tin các nhà đầu tư khu vực đồng Euro tăng cao hơn dự kiến - mức tăng đầu tiên kể từ cuộc xung đột Nga-Ukraine - nhưng tâm trạng kinh tế ảm đạm vẫn tiếp tục gây áp lực vào thời điểm hiện tại do các vấn đề về nguồn cung và lạm phát.
53.4, cao hơn 51.8 trước đó.
Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ tìm cách củng cố vị trí của mình vào thứ Ba bằng cách đưa ra một loạt các chính sách mới cho các bộ trưởng cấp cao sau khi ông sống sót qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm.
Boris Johnson đã dành chiến thắng vào cuối ngày thứ Hai với 211 phiếu ủng hộ (211 - 148) - đủ để không phải từ chức ngay lập tức.
Elon Musk đã cảnh báo Twitter hôm thứ Hai rằng ông có thể rời bỏ thỏa thuận trị giá 44 tỷ đô la mua lại Twitter nếu công ty này không cung cấp dữ liệu về các tài khoản spam và giả mạo mà ông yêu cầu.
Đây không phải là lần đầu tiên Musk công khai việc mua lại Twitter có thể không xảy ra. Nhưng lời cảnh báo, được gửi trong một bức thư từ các luật sư của Musk tới giám đốc pháp lý của Twitter, Vijaya Gadde, đã đánh dấu một sự leo thang căng thẳng trong vấn đề này, cáo buộc Twitter đang "vi phạm nghiêm trọng" các nghĩa vụ trong thỏa thuận hai bên.
Trước đó đạt 46.0
Ngành xây dựng của Đức tiếp tục sụt giảm do giá cả tăng cao, tình trạng thiếu nguyên vật liệu và sự bất ổn kinh tế.
Trước đó đạt 926.1 tỷ CHF; sau sửa đổi thành 925.3 tỷ CHF
Dự trữ ngoại hối của Thụy Sĩ đang được giữ ở mức cao, tái khẳng định rằng ngân hàng trung ương vẫn tích cực can thiệp để quản lý sức mạnh tiền tệ.
Tâm trạng ảm đạm này ảnh hưởng từ phiên giao dịch không mấy tích cực của Mỹ hôm qua. HĐTL S&P 500 giảm 0.5%, HĐTL Nasdaq giảm 0.8% và HĐTL Dow Jones giảm 0.4% hiện tại.
GBP/USD đã giảm từ 1.2500 xuống 1.2430 trong vài giờ qua.
Sự sụt giảm chủ yếu ảnh hưởng do đồng USD mạnh hơn, được thúc đẩy bởi tỷ giá USD/JPY tăng mạnh, đóng cửa tại mức 133.00 khi hoạt động bán trái phiếu tiếp tục là trọng tâm trong vài phiên giao dịch vừa qua.
Phe mua đã cố gắng đẩy cặp tiền lên cao vào cuối tuần trước và đầu tuần này nhưng khó có thể vượt qua các đường trung bình động hàng giờ quan trọng, như đã thấy trong biểu đồ trên (các khu vực được khoanh tròn).
Thay vào đó, hành động giá đang duy trì dưới mức trung bình động hàng giờ khi bên bán thiết lập nhiều quyền kiểm soát hơn trong ngắn hạn và hiện cặp GBP/USD đang giảm xuống mức thấp mới trong gần ba tuần nay. Mức thoái lui Fib 50.0 tại 1.2411 sẽ là mức kỹ thuật quan trọng tiếp theo cần theo dõi.
Cặp tiền đang tiếp tục đà tăng từ tuần trước, phá qua 131.00. Động thái này diễn ra cùng với sự phục hồi của lợi suất trái phiếu, với lợi suất 10 năm vượt 3% trong phiên hôm qua.
USDJPY đang tiếp tục tiến tới 133.00, và phía trên, không có nhiều chướng ngại trên con đường đến 135.
Trong tháng tư, số đơn đặt hàng nhà máy Đức giảm 2.7% so với tháng trước, không đạt kỳ vọng tăng 0.3%.
Hôm nay không có quá nhiều điều đáng chú ý, ngoại trừ một hợp đồng EURUSD 1.1 tỷ EUR đáo hạn tại 1.0600.
RBA đã tăng lãi suất 50bp lên 0.85%, gấp đôi kỳ vọng thị trường là 25bp.
Giải thích cho lần tăng này, RBA cho rằng:
AUDUSD tăng rất mạnh sau tin, tuy nhiên hiện giờ đã thoái lui nhẹ
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Kuroda tiếp tục nhấn mạnh:
Theo MS, sự phục hồi của chứng khoán trong khi thị trường giảm có thể tiếp tục trong vài tuần nữa.
Nhưng khi Fed cho thấy họ sẽ tiếp tục hawkish, chứng khoán sẽ giảm trở lại.
MS dự báo S&P 500 sẽ xuống 3,400 vào giữa hoặc cuối tháng 8.
Thị trường chứng khoán Châu Á ngày 07 tháng 06 phân hóa giữa các chỉ số chính. Chứng khoán Trung Quốc đang khá tích cực sau các động thái mở cửa trở lại hậu Zero Coivd. Tuy vậy, câu hỏi về tăng trưởng tại Trung Quốc vẫn chưa có câu trả lời xác đáng cho các nhà đầu tư- trong bối cảnh nước này tiếp tuc duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ và tìm cách kích thích trở lại thị trường bất động sản đã bị siết chặt thời gian qua.
Cập nhật các chỉ số chứng khoán chính:
Cập nhật thị tr:ường FX:
AUDUSD đang là cặp tiền được chờ đợi nhất trong sáng nay, khi mà công bố về mức tăng lãi suất của RBA vào lúc 11h30 trưa sẽ tác động trực tiếp tới diễn biến giá của cặp tiền.
USD vẫn duy trì vị trí là đồng tiền dẫn đầu trong số các đồng G7 phiên giao dịch sáng nay. JPY tiếp tục giảm giá sau các phát biểu ủng hộ về việc đồng Yen giảm giá của quan chức Nhật Bản.
Cập nhật các cặp tiền chính:
Cập nhật thị trường vàng và thị trường dầu mỏ:
Theo Reuters, một thành viên giấu tên của BoJ đã bình luận như sau:
Trước đó, ta cũng đã được nghe từ Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Kuroda về việc đồng Yên suy yếu, nhưng ông không hề phàn nàn hay lo lắng về điều đó.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Kuroda đưa ra một số nhận xét cuối cùng về đồng Yen.
Đồng Yen Nhật tiếp tục đà giảm sau các phát biểu tới từ quan chức của Ngân hàng Trung ương và Bộ trưởng bộ tài chính Nhật Bản.
USD đang là mạnh nhất, JPY yếu nhất.
DXY tăng 0.203 điểm (+0.2%) sau khi hồi phục ấn tượng vào cuối giờ phiên Mỹ ngày 06 tháng 06. Chỉ số đồng Đô la Mỹ đang neo ở mốc 102.615.
Cập nhật các cặp tiền chính:
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Kuroda không bình luận gì về sự mất giá của đồng Yen thời điểm hiện tại.
Ông Kuroda có nhận xét thêm một số điểm:
Chỉ số Giá Hàng hóa ANZ là một báo cáo hàng tháng theo dõi sự biến động của giá nhận được đối với các mặt hàng xuất khẩu chính của New Zealand, theo cả giá thế giới và Đô la New Zealand.
Dữ liệu thống kê cho thấy chỉ số giá hàng hóa ANZ - 2.8% so với tháng trước (trước đó -1.9%).
Nguyên nhân giảm chủ yếu bởi:
Dù đã có một khởi đầu khá thuận lợi, các chỉ số chứng khoán Mỹ đã nhanh chóng đảo chiều giảm và chốt phiên chỉ tăng nhẹ so với thứ Sáu. Thứ gọi là “đợt tăng trong thị trường giảm” (bear market rally) tiếp tục bị đặt nhiều nghi vấn khi mà Fed vẫn đang quyết liệt kìm hãm lạm phát bằng mọi giá.
Đồng bạc xanh hồi phục trong phiên Mỹ trước tình hình khẩu vị rủi ro xấu đi và lợi suất trái phiếu tăng mạnh. Đây là ngày thứ 6 liên tiếp lợi suất trái phiếu Mỹ tăng, và lợi suất 5 và 10 năm đều đã vượt 3%. Lợi suất 30 năm đang tiến tới mức 3.2%. Một câu chuyện đáng chú ý khác hôm qua là việc thủ tướng Anh Boris Johnson bị bỏ phiếu bất tín nhiệm trước những bê bối tiệc tùng của ông trong thời gian cách ly, tuy nhiên, thị trường nhanh chóng quên đi câu chuyện này và Bảng Anh cũng hồi phục trước suy đoán rằng ông Johnson dù có thế nào đi nữa cũng sẽ giữ được ghế thủ tướng (ông đã giữ được ghế).
Vàng cũng có một phiên chật vật trước việc USD mạnh lên và lợi suất tăng, giảm gần $10 xuống $1,842.5 trong phiên hôm qua. Hiện tại vàng đang tiếp tục giảm xuống $1,839.8. Dầu thô giảm nhẹ khoảng $1/thùng, phần lớn do USD mạnh lên, nhưng các yếu tố cơ bản của dầu hiện vẫn đang rất tốt (nhu cầu hồi phục, thị trường thắt chặt,...).
Bitcoin hôm qua tăng 5% lên hơn $31,000 (đỉnh ngày gần $32,000), tuy nhiên tới giờ lại bắt đầu suy yếu, giảm 3% xuống $30,300, thoái lui gần hết đà tăng từ hôm qua.
Đồng Yen giảm giá đang là mối lo ngại của các nhà chức trách Nhật Bản. Những đợt giảm giá mạnh gần đây của đồng Yen đã thúc đẩy những can thiệp bằng lời nói từ quan chức của bộ tài chính và Ngân hàng trung ương Nhật Bản.
Ông Suzuki - Bộ trưởng bộ tài chính Nhật Bản cho biết:
Dữ liệu tiền lương trong tháng 4 cho biết:
Thu nhập trung bình các hộ gia đình tại Nhật +1.7% so với cùng kỳ năm trước
Tiền lương thực tế (tức là sau lạm phát) -1.2% so với cùng kỳ năm trước.
Dữ liệu chi tiêu hộ gia đình -1.7% so với cùng kỳ năm trước.
ANZ nhận xét:
Một lưu ý từ Barclays về vấn đề lãi suất đối với ECB:
Goldman Sachs phát biều về triển vọng USDJPY thời gian tới:
Boris Johnson giành chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm vào khả năng lãnh đạo của mình:
359 lá phiếu được bỏ, trong đó:
Một chiến thắng khá may mắn, tuy nhiên các thông tin trái chiều thời gian qua đã hạ thấp đáng kể sự tin tưởng đối với Thủ tướng Anh thời điểm hiện tại.
JPM không thấy khả năng nào sẽ khiến XAU/USD biến động mạnh thời gian tới.
Dự báo giá vàng thời gian tới sẽ giảm về 1,800 USD/ounce - không nhiều so với thời điểm hiện tại.
JPM trích dẫn: