Chứng khoán Hàn Quốc chạm đáy trong hơn 4 năm
Chỉ số chứng khoán của Hàn Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuối tháng 4 năm 2020.
Bất ổn chính trị ở Hàn Quốc đang làm tăng thêm gánh nặng cho cổ phiếu Hàn Quốc.
Chỉ số chứng khoán của Hàn Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuối tháng 4 năm 2020.
Bất ổn chính trị ở Hàn Quốc đang làm tăng thêm gánh nặng cho cổ phiếu Hàn Quốc.
Thật khó để xác định lý do cho sự hồi phục trở lại của giá vàng, nhưng hẳn đây là một tín hiệu tuyệt vời!
Mốc $2,000 thiết lập vào đầu tháng 3 sẽ là mốc tâm lý vàng cần vượt qua trước khi vượt đỉnh lịch sử $2,070.
Về mặt tâm lý, những nhà giao dịch nắm giữ vàng vẫn chưa có quá nhiều động thái mạnh mẽ trên thị trường hiện tại. Nhưng với các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga, có lý do để các quốc gia mua vàng, phá vỡ sự cân bằng cung cầu thị trường.
Hôm nay không có số liệu kinh tế lớn nào từ Mỹ. Tuy vậy, một số quan chức Fed như ông Bostic, Waller và Bowman sẽ phát biểu. Tiếp theo đó là ông Evans.
Ngay bây giờ:
Mối quan tâm chính của thị trường tài chính vẫn sẽ là Trung Quốc phong tỏa Thượng Hải và việc này dự kiến sẽ kéo dài đến cuối tháng. Thực phẩm đang khan hiếm và mọi thứ càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Cũng không có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc sẽ kiểm soát được dịch bùng phát. Giá dầu đã giảm 4.60 USD và HĐTL S&P 500 -0.7%.
Đồng EUR là mạnh nhất và JPY là đồng yếu nhất trong số các đồng tiền chính. USDJPY đã tăng hơn 1% trong ngày và kiểm tra đỉnh tháng 6/1015 tại 125.851.
CPI Mỹ sẽ được công bố vào thứ Ba và PPI sẽ được công bố vào thứ Tư. CPI dự kiến sẽ tăng 1.2% so với tháng trước và lên mức cao nhất trong 40 năm, 8.5%. PPI dự kiến sẽ tăng 1.1% so với tháng trước và 10.5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lợi suất trái phiếu Mỹ tiếp tục tăng. Các HĐTL tại đây cũng đang suy yếu. Dầu giảm mạnh. Phong tỏa tại Thượng Hải vẫn kéo dài khi số ca Covid tiếp tục tăng. Bitcoin giảm, kéo theo đó là cả thị trường crypto.
Thị trường hiện đang biến động như sao
Trên thị trường chứng khoán châu Âu, các chỉ số đang suy yếu, ngoại trừ CAC của Pháp sau cuộc bầu cử cuối tuần:
Trên thị trường trái phiếu, lợi suất tiếp tục tăng ở các kỳ hạn:
Lợi suất 10 năm châu Âu cũng đang tăng. Lợi suất trái phiếu Đức 10 năm đã tăng lên 0.819%, đây là mức cao nhất kể từ tháng 9 năm 2015.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức kỳ hạn 10 năm hôm nay tăng 10.1 điểm cơ bản lên 0.813%, vượt mức cao nhất năm 2018 là 0.808%.
Câu hỏi đặt ra là, mức tăng đó có tác động gì đến Ý và Hy Lạp?
Chuyển hướng nhìn sang thị trường FX, chênh lệch trái phiếu lợi suất Nhật Bản tiếp tục nới rộng và JPY đang bị đạp mạnh. Thật khó để có thể hiểu làm thế nào mà lạm phát tại Nhật Bản chỉ neo tại mốc 1.3%. Tuy vậy, BOJ vẫn giữ vững lập trường về quan điểm nới lỏng của mình, và câu chuyện chênh lệch lợi suất sẽ tiếp tục chi phối.
Thị trường:
• EUR mạnh nhất, JPY yếu nhất
• Thị trường chứng khoán châu Âu phần lớn chìm trong sắc đó; HĐTL chỉ số S&P 500 giảm 0.6%
• Lợi suất kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng 3.6 bps lên 2.751%
• Vàng tăng 0.7% lên $1,960
• WTI giảm 4.7% xuống 93.57 USD
• Bitcoin giảm 4.1% xuống 41,042 USD
Trọng tâm của tuần mới tiếp tục xoay quanh thị trường trái phiếu. Việc bán tháo tiếp diễn khi lợi suất trái phiếu ở Mỹ và châu Âu tiếp tục tăng mạnh, hỗ trợ các cặp tiền Yên Nhật. JPY sụt giảm trên diện rộng với tỷ giá USD/JPY bứt phá lên mức cao nhất kể từ năm 2015 khi đẩy lên trên mốc 125.00. Cặp tiền hiện đang giao dịch ở mức 125.70, tăng 1.1%.
Bên cạnh đó, đồng Dollar đang giao dịch trái chiều nhưng không biến động nhiều trong phiên giao dịch. Đồng Euro được hỗ trợ nhờ vào việc Tổng thống Macron dẫn đầu trong vòng đầu tiên của cuộc bầu cử Pháp, tăng 0.22% trước đồng bạc xanh, dao động xung quanh mốc 1.0899.
Thị trường chứng khoán đang tiếp tục ảm đạm với các chỉ số châu Âu tiêu cực trong khi hợp đồng tương lai của Mỹ cũng giảm nhẹ. Chứng khoán Pháp đi ngược xu hướng nhờ vào kết quả bầu cử gần đây.
Trên thị trường hàng hóa, dầu đang chịu áp lực với giá dầu Brent và WTI giảm hơn 4 USD xuống lần lượt khoảng 98 USD và 93.50 USD.
Thị trường tiền điện tử mở đầu tuần trong tâm lý tiêu cực! Các đồng tiền chính chìm trong sắc đỏ. Bitcoin giảm mạnh 2.57% xuống mốc 41,000 USD. Trong khi đó, các đồng AltCoin khác cũng lao dốc trung bình trên 5%, điển hình như ATOM giảm 5.25%, DOT giảm 6.56%, và CELO giảm 7.6%.
Dầu thô WTI đang kiểm tra mức đáy của ngày 15 tháng 3 dưới 94 USD/thùng. Hiện giá dầu đã giảm hơn 4% trong ngày xuống mốc 93.65 USD/thùng.
Những lo lắng diễn ra xung quanh tăng trưởng toàn cầu không thực sự hỗ trợ cho giá dầu vào lúc này.
Thêm vào đó, tình hình Covid hạ nhiệt ở Thượng Hải cũng không thể ngăn cản đà lao dốc của mặt hàng này!
Sẽ không có nhiều hỗ trợ, nếu giá dầu xuyên thủng mốc 90 USD.
Theo Reuters, hôm thứ Hai, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết sẽ không tạm dừng hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine trước vòng đàm phán tiếp theo. Ông chia sẻ thêm rằng không có lý do gì để dừng đàm phán với Ukraine.
Phát biểu của ông Lavrov được đưa ra sau khi có báo cáo cuối tuần qua rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tự đặt ra mục tiêu cho mình trước kỳ nghỉ lễ "Ngày Chiến thắng" của Nga 9/5. Các chuyên gia đã cảnh báo việc thiết lập mục tiêu mới này có thể dẫn đến leo thang căng thẳng trong cuộc giao tranh ở Ukraine.
Lợi suất tiếp tục tăng mạnh hơn trong tuần mới!
Thị trường trái phiếu là trọng tâm trong phiên giao dịch hôm nay. Tỷ giá USD/JPY hiện tăng 110 pips lên 125.40.
• Lợi suất kho bạc kỳ hạn 2 năm +6.4 bps lên 2.584%
• Lợi suất kho bạc kỳ hạn 5 năm + 6.5 bps lên 2.822%
• Lợi suất kho bạc kỳ hạn 10 năm +5.6 bps lên 2.771%
• Lợi suất kho bạc kỳ hạn 30 năm + 2.8 bps lên 2.774%
Và điều này không chỉ dừng lại ở đây. Lợi suất trái phiếu 10 năm của Đức đang ở mức cao nhất kể từ năm 2018 trong khi đó, lợi suất trái phiếu 10 năm của Pháp ở mức cao nhất kể từ năm 2015. Thêm nữa, lợi suất trái phiếu Nhật Bản 10 năm cũng đang tiến gần đến giới hạn lợi suất ngầm định của BOJ ở 0.25%.
Vàng tăng mạnh vào đầu phiên giao dịch châu Âu và chạm đỉnh hai tuần. Giá vàng hiện dao động quanh 1,958.77 USD/oz, tăng gần 0.6% trong ngày.
Cuộc chiến tranh tại Ukraine và những lo lắng về lạm phát gia tăng tiếp tục đóng vai trò hỗ trợ cho kim loại này.
Ngược lại, triển vọng diều hâu của Fed, lợi suất trái phiếu Mỹ tích cực có thể giới hạn đà tăng của XAUUSD. Đồng thời, dữ liệu CPI của Mỹ được công bố vào ngày mai cũng góp phần ngăn cản vàng bứt phá!
Kháng cự gần nhất tại mốc 1,966 USD (mức cao nhất ngày 23 tháng 3). Mặt khác, hỗ trợ nằm ở vị trí 1,940 USD.
Cuộc khảo sát mới nhất của Reuters cho thấy hầu hết đều mong đợi một Fed diều hâu hơn!
• 85 trong số 102 nhà kinh tế dự báo tăng lãi suất 50 bps vào tháng 5
• 56 trong số 102 nhà kinh tế dự báo một đợt tăng lãi suất 50 bps tiếp theo vào tháng Sáu
Lãi suất của Fed hiện dự kiến ở mức 2.00% - 2.25% vào cuối năm (trước đây là 1.50% - 1.75%)
Lãi suất huy động vốn của Fed khi đó dự kiến sẽ ở mức 2.50% - 2.75% vào cuối năm 2023
Đây là góc nhìn khá diều hâu nhưng tôi đoán điều này phản ánh những gì chúng ta được nghe từ các nhà hoạch định chính sách của Fed gần đây. Nhưng một lần nữa, chính xác thì nền kinh tế sẽ phản ứng thế nào khi việc tăng lãi suất không phải là giải pháp phù hợp để chống lại lạm phát gia tăng? Dường như việc Fed tăng lãi suất trên 2% là điều không thể tránh khỏi!
Tâm lý chung vẫn đang bị chi phối bởi biến động trên thi trường trái phiếu. Với việc thiếu đi các hợp đồng đáo hạn đáng chú ý tại mức 125 hoặc cao hơn, sẽ không có nhiều thứ giữ USDJPY này lại trong trường hợp tăng mạnh hơn.
Tổng tiền gửi tăng nhẹ có thể ám chỉ SNB đang thực hiện một số hành động nhằm can thiệp vào tỷ giá EURCHF.
Lượng tiền của Trung Quốc tiếp tục tăng cao hàng năm với mục đích duy trì thanh khoản và tín dụng trong bối cảnh kinh tế biến động gần đây. Thực tế là các khoản vay mới bằng nhân dân tệ trong quý 1 cũng đạt mức cao kỷ lục 8.34 nghìn tỷ tái khẳng định rằng chính quyền vẫn đang tăng cường hỗ trợ phục hồi nền kinh tế.
Đây không phải là điều quá ngạc nhiên sau động thái cấm vận than của Nga trước đó. Trở ngại lớn nhất vẫn đến từ Đức, quốc gia có nền kinh tế lớn nhất châu Âu, vì họ phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung dầu và khí đốt từ Nga.
“Với việc USD vẫn tăng giá, GBPUSD có thể đóng nến ngày dưới 1.30 và có thể hướng tới vùng 1.2800/90.”
“1.31 đang là mức cản mạnh đối với cặp tiền này nếu có bất kỳ sự hồi phục nào.”
Cụ thể:
HĐTL chứng khoán Mỹ cũng giảm nhẹ với S&P 500 tương lai -0.6%.
Tuần mới khởi đầu tương đối ảm đạm. Tâm lý thị trường chung uể oải với những lo ngại về biến động trên thị trường trái phiếu cũng như nguy cơ suy thoái nền kinh tế toàn cầu.
Trên thị trường FX, đô la Mỹ tiếp tục tăng giá trong phiên giao dịch đầu tuần, USDJPY đã vượt qua mốc 125 trong phiên tăng thứ 7 liên tiếp. Các cặp tiền chính đang có biến động như sau:
Trên thị trường hàng hóa, dầu tiếp tục vào đà giảm, hiện tại giá dầu WTI -2.68% còn $95.6/thùng, dầu Brent -0.35% còn $97.55/thùng. Vàng đang tăng nhẹ 0.05% ($1946.8).
Tâm lý thị trường vẫn uể oải từ tuần trước, với những lo lắng xoay quanh tăng trưởng toàn cầu trong bối cảnh Thượng Hải bị phong tỏa và áp lực lạm phát gia tăng nói chung. Thêm vào đó là sự biến động liên tục trên thị trường trái phiếu.
HĐTL S&P 500 hiện tại giảm 0.5%, Nasdaq giảm 0.6% và Dow giảm 0.5%.
Như vậy, USDJPY đã cán qua mốc 125.00 như dự đoán trước đó của các chuyên gia. Đây là mức cao nhất kể từ 2015 (khi tỷ giá đạt 125.85).
Nguyên nhân chính vẫn đến từ ảnh hưởng của chính sách tiền tệ, lợi suất trái phiếu kho bạc tăng vọt những ngày qua.
Hiện tại tỷ giá USDJPY đã đạt mức cao nhất quanh 125.40 và chưa có dấu hiệu sẽ điều chỉnh. Nếu tích lũy thành công quanh mốc 125.00, USDJPY có thể tiến đến 130.00
Số liệu được công bố mới nhất bởi ONS Anh:
Tăng trưởng kinh tế chung trong tháng khá ổn định với đóng góp của ngành dịch vụ (+0.13%), bù đắp cho ngành sản xuất (-0.08%) và xây dựng (-0.01%). GDP của Vương quốc Anh hiện cao hơn 1.5% so với mức trước đại dịch, tức là vào tháng 2 năm 2020.
Tổng quan về các đánh giá như sau:
Sẽ là một tuần ngắn ngủi khi có nhiều kỳ nghỉ lễ ở châu Âu với kỳ nghỉ lễ Phục sinh sẽ đến vào cuối tuần.
Với 99% số phiếu được báo cáo, chiến tháng vòng đầu tiên của cuộc bầu cử Pháp thuộc về ông Macron (27.6%) và bà Le Pen (23.4%) đứng ở vị trí thứ hai.
Tôi cho rằng đồng Euro đã giảm nhẹ một chút do kết quả cuộc bỏ phiếu hôm nay nhưng chúng ta đang thấy đồng tiền chung phục hồi trở lại so với đồng USD đang rất mạnh.
Vào thời điểm đó, Macron đã đánh bại Le Pen khi thu được 66.1% số phiếu bầu. Do đó những cuộc thăm dò về khoảng cách giữa hai ứng cử viên trước ngày 24/04 sẽ rất quan trọng. Một khoảng cách dưới 3 điểm sẽ thực sự có thể khiến chúng ta phải lo lắng.
Đó sẽ là một yếu tố rủi ro cần theo dõi đối với đồng Euro.
Thị trường hiện kỳ vọng Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất và họ kiên quyết rằng họ có thể gắn bó với một đường lối chính sách chặt chẽ hơn cho đến năm sau.
Tôi vẫn hoài nghi về điều đó nhưng như mọi khi với các nhà hoạch định chính sách, quan điểm của họ sẽ chỉ thay đổi khi thời gian đã qua từ lâu.
Việc lợi suất tăng lên trên mức 3% thực sự có thể kích hoạt một số cảnh báo trên các thị trường toàn cầu.
Lúc 20h30
sẽ tham gia sự kiện của Cục Dự trữ Liên bang về việc phục hồi sau COVID-19.
Lúc 23h45, Chủ tịch Charles Evans của Fed Chicago tham gia "Cuộc trò chuyện về kinh tế và chính sách tiền tệ"
Tỷ giá EUR/USD đang giữ ở mức tương đối ổn định sau khi tăng đầu phiên lên trên 1.0930.
Các đồng AUD, NZD, CHF, NZD, CAD và GBP đều giảm so với đồng bạc xanh.
Lợi suất trái phiếu Hoa Kỳ 10 năm tăng, đạt 2.75% lần đầu tiên kể từ trước đại dịch (trở lại năm 2019)
Đồng đô la Mỹ đang tăng khá mạnh. CAD đang gặp khó khăn, giá dầu đang giảm.
Shinichi Uchida là Giám đốc Điều hành của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ kỳ hạn 10 năm tăng lên mốc 2.76% lần đầu tiên kể từ trước đại dịch (đầu năm 2019).
Trên thị trường FX, EUR/USD tăng lên trên 1.0930 đầu phiên Thứ Hai. Cuộc bầu cử tổng thống Pháp vòng 1 đã có kết quả khi ông Macron vượt lên dẫn trước trong cuộc bỏ phiếu này, nhưng khoảng cách là rất ngắn và chúng ta cần để ý tới vòng bỏ phiếu thứ hai ngày 24 tháng 4, vòng chạy đua cho chức tổng thống.
Các đồng tiền khác đã mất giá so với đồng đô la Mỹ đang mạnh lên. Đồng CAD tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm của giá dầu.
Đồng Yen cũng vậy, với việc tỷ giá USD/JPY đang tiếp cận, nhưng chưa xuyên thủng mốc 125.00. Cả Thống đốc Kuroda và quan chức đứng đầu đơn vị chính sách tiền tệ của BOJ hôm nay đều phát biểu rằng NHTW này vẫn cam kết với chính sách tiền tệ cực kỳ nới lỏng của mình và sẽ nới lỏng hơn nữa nếu thấy phù hợp.
Đợt bùng phát COVID-19 ở Thượng Hải trở nên tồi tệ hơn, số ca bệnh lại tăng lên mức đỉnh mới vào cuối tuần, trong hai ngày liên tiếp. Tình trạng thiếu lương thực vẫn tiếp diễn.
Đồng USD tăng giá khi chỉ số DXY tăng 0.12% lên 99.956.
Số liệu của Trung Quốc đại lục:
Thượng Hải đang trong tình trạng phong tỏa và sẽ khó có thể sớm kết thúc, có thể là phải đến tháng Bảy. Đối với nền kinh tế toàn cầu, điều này đang ảnh hưởng xấu tới các hoạt động của cảng - vận tải xe tải ra vào bằng đường bộ bị gián đoạn nghiêm trọng.
Và, ở Cát Lâm, tình trạng phong tỏa kéo dài hàng tháng vẫn tiếp tục.
CPI tăng 1.5%, tăng so với dự kiến 1.2%, trước đó tăng 0.9%
PPI tăng 8.3% so với cùng kỳ năm trước, dự kiến tăng 7.9%, trước đó tăng 8.8%, đây là mức cao hơn dự kiến nhưng thấp hơn so với kết quả tháng 2
USD/JPY đang tăng và test lại đỉnh 124.60.
Ông Kuroda, thống đốc BoJ sẽ có bài phát biểu hôm nay
Kuroda liên tục nhắc lại rằng ông không thấy có lý do gì để giảm nới lỏng. Sự phân kỳ chính sách giữa Fed và BOJ là động lực chính khiến USD/JPY tăng trong những tuần (và tháng) qua.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Kuroda phát biểu gần đây.
Thị trường chứng khoán toàn cầu đóng cửa một tuần ở mức không mấy tích cực, trái phiếu chính phủ giảm vào thứ Sáu, ảnh hưởng do kế hoạch thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh mẽ của Cục Dự trữ Liên bang. Chỉ số S&P 500 và Nasdaq 100 đều giảm. Đồng đô la Mỹ tăng mạnh so với các đồng tiền khác ngày thứ bảy liên tiếp, dao động gần mức cao nhất kể từ tháng 7 năm 2020. Dầu tăng giá sau ba ngày sụt giá, do kế hoạch giải phóng hàng triệu thùng dầu thô từ các kho dự trữ chiến lược và sự bùng phát Covid-19 ảnh hưởng tới lượng cầu ở Trung Quốc.
Thị trường chứng khoán toàn cầu có một tuần khó khăn khi các thị trường vật lộn với chiến dịch chống lại áp lực giá tăng của Fed, cuộc chiến căng thẳng của Nga ở Ukraine và sự bùng phát dịch Covid-19 ở Trung Quốc. Quyết định phong tỏa Thượng Hải - nơi ghi nhận trung bình hơn 21,000 ca nhiễm mới mỗi ngày ngày - đã trở thành một trong những thách thức lớn nhất của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Các quan chức Mỹ cảnh báo cuộc chiến ở Ukraine có thể kéo dài nhiều tuần, thậm chí nhiều năm. Liên minh châu Âu đã đồng thuận cấm nhập khẩu than từ Nga, lần đầu tiên các lệnh trừng phạt của khối nhắm vào nguồn thu từ năng lượng của Moscow. Giá lương thực toàn cầu đang tăng với tốc độ nhanh nhất từ trước đến nay khi cuộc chiến ở Ukraine làm cạn kiệt nguồn cung, làm lạm phát tăng cao và gây ra khủng hoảng về nạn đói toàn cầu.
Chỉ số S&P 500 giảm 0.3%
Chỉ số Nasdaq 100 giảm 1.4%
Chỉ số Dow Jones tăng 0.4%
Lợi suất trái phiếu 10 năm tăng 5 điểm cơ bản lên 2.70%
Trên thị trường tiền tệ, đồng USD ít biến động
EUR/USD dao động quanh mức 1.0877
GBP/USD giảm 0.3% xuống 1.3034
USD/JPY giảm 0.3% xuống 124.34
Theo tờ UK Times:
Nguyên nhân khiến Huawei quyết định ngừng nhận đơn đặt hàng và chuyển sang đóng cửa văn phòng tại Nga là do lo ngại các lệnh trừng phạt thứ cấp của Mỹ, theo Forbes
Sự rút lui của Huawei sẽ có tác động đến việc duy trì các dự án hiện tại và các dự án đang được phát triển trong tương lai.