Chứng khoán Mỹ khởi sắc, giúp S&P 500 hướng tới phiên tăng giá thứ 5 liên tiếp.
Chỉ số S&P 500 tăng 0.1%, trong khi chỉ số Dow Jones mở cửa cao hơn 100 điểm, tương đương 0.2%. Chỉ số Nasdaq tăng nhẹ.
S&P 500 và Nasdaq đang duy trì đà tăng mạnh trong tuần. Chỉ số S&P 500 đã tăng 3.6% trong tuần này, Nasdaq tăng 5.3% và Dow Jones tăng 2.3%.
Phố Wall hiện đang hướng tới cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang vào ngày 17-18 tháng 9, trong đó, ngân hàng trung ương dự kiến sẽ hạ lãi suất 25 điểm cơ bản.
Không có gì cần chú ý ngày hôm nay. Do đó, khẩu vị rủi ro nhiều khả năng sẽ phụ thuộc vào các sự kiện diễn ra cuối tuần trước, trong đó nổi bật nhất là bài phỏng vấn của Thống đốc BOJ Ueda. Việc ngài Thống đốc để ngỏ khả năng từ bỏ chính sách nới lỏng đã hỗ trợ cho JPY.
Tỷ giá USD/JPY hiện giảm 1.1% xuống 146.20. EUR/USD tăng 0.3% lên 1.0730 trong khi các đồng tiền khác cũng đang được hưởng lợi mạnh mẽ, nhờ đồng nhân dân tệ mạnh hơn trong ngày. AUD/USD hiện tăng 0.9% lên 0.6435 và NZD/USD hiện cũng tăng 0.9% lên 0.5930.
Khi mọi thứ ổn định, trọng tâm sẽ tập trung vào đồng yên và thị trường trái phiếu trong ngày hôm nay. Lợi suất JGB kỳ hạn 10 năm đang tăng mạnh lên 0.705% và điều đó cũng đang tạo ra làn sóng bán tháo. Trong khi đó, lợi suất trái phiếu Hoa Kỳ kỳ hạn 10 năm tăng 4.2 điểm cơ bản lên 4.298%.
Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Ueda đã trả lời phỏng vấn Yomiuri vào tuần trước .Ông cho rằng có khả năng BOJ sẽ có đầy đủ thông tin vào cuối năm 2023 để đưa ra đánh giá liệu tiền lương có tiếp tục tăng hay không, đây là điều kiện để cắt giảm kích thích tiền tệ. Nếu tin rằng giá cả và tiền lương sẽ tăng một cách bền vững thì việc chấm dứt lãi suất âm là một trong những lựa chọn khả thi.
USD/JPY lao dốc trong giao dịch sớm ở châu Á sau bài phát biểu của Ueda và hiện đã giảm xuống mức 146.474.
Lợi suất TPCP Nhật Bản kỳ hạn 10 năm tăng lên mức cao nhất kể từ 2014. Điều này tạo ra lực đẩy mới cho đồng yên. Chênh lệch lợi suất giữa Mỹ và Nhật Bản là nguyên nhân chính khiến USD/JPY tăng, việc thu hẹp chênh lệch này cũng là yếu tố hỗ trợ JPY.
Bên cạnh đó, có rất nhiều nhà phân tích chỉ ra rằng những bình luận của Ueda cho thấy chính sách siêu nới lỏng sẽ vẫn được áp dụng cho đến thời điểm hiện tại. Mặc dù đánh giá này là đúng nhưng lại thiếu ba điểm quan trọng. Thứ nhất, đây là lần đầu tiên Ueda đưa ra mốc thời gian tiềm năng để giảm bớt việc nới lỏng. Thứ hai, ông đề cập cụ thể rằng việc loại bỏ lãi suất âm sẽ được cân nhắc như một lựa chọn. Thứ ba, hoạt động buôn bán đồng yên đã chứng kiến sự thay đổi lớn.
AUD, NZD, CAD, EUR và GBP đều tăng trong phiên.
Bên cạnh đó, ở Trung Quốc, khoảng cách kỷ lục giữa ước tính cho tỷ giá tham chiếu USD/CNY (7.3437) và tỷ giá thực tế (7.2148) do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đưa ra. Động thái mạnh mẽ này của PBoC cho thấy mối lo ngại đối với việc đồng Nhân dân tệ giảm giá nhanh chóng. PBoC sẽ không ngăn chặn sự suy giảm, nhưng sẽ không tạo điều kiện dễ dàng cho những nhà đầu cơ giá xuống đồng nhân dân tệ.
Lưu ý thông báo cuối tuần từ Trung Quốc cho phép các công ty bảo hiểm mua thêm cổ phiếu, đây là một động thái hỗ trợ cho thị trường.
Ngân hàng Anh (BoE) sẽ tổ chức họp chính sách vào ngày 21/9 trong tuần tới. Bài phát biểu của hai quan chức này sẽ cung cấp thêm mạnh mối về triển vọng chính sách thời gian tới.
Nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Anh Huw Pill là thành viên sẽ tham luận tại Phòng Thương mại Kent Invicta vào lúc:
08:00 GMT - 15:00 giờ Việt Nam
04:00 giờ miền Đông Hoa Kỳ.
Thành viên thuộc Ủy ban Chính sách Tiền tệ (MPC) của Ngân hàng Anh Catherine Mann sẽ có bài phát biểu tại Canada vào lúc:
Sau loạt bình luận của Thống đốc BoJ Ueda trong cuộc phỏng vấn với trang Yomiru tuần trước về việc muốn giảm nới lỏng và không gây biến động mạnh đến thị trường, USDJPY đã giảm mạnh hơn 100pip trong giờ mở cửa ngày giao dịch thứ Hai đầu tuần. Đà giảm tiếp tục được mở rộng khi USDJPY hiện đã giảm khaorng 115pip xuống quanh mốc 146.60
Vào thứ Sáu vừa qua, Cựu chiến lược gia trưởng người Mỹ tại Goldman Sachs, Abby Joseph Cohen đã có buổi phỏng vấn với CNBC về những lo ngại của bà đối với nền kinh tế Mỹ sắp tới.
Khả năng suy thoái kinh tế sẽ gia tăng trong những tháng gần đây:
"Thành thật mà nói, những cơn gió đuôi đã yếu đi"
“Điều đó không có nghĩa là chúng ta sẽ sớm rơi vào suy thoái, nhưng tôi nghĩ chúng ta đang không còn ở huống dễ thở hơn như 18 tháng trước”.
Thêm vào đó, việc dự báo nền kinh tế Mỹ trong 12 đến 18 tháng tới sẽ "khó khăn hơn" vì các vấn đề chính trị trong năm bầu cử tổng thống:
“Nếu chúng ta không đạt được thỏa thuận ngân sách và chính phủ Hoa Kỳ phải đóng cửa, đủ loại hậu quả rất khó lường sẽ diễn ra.”
Mỹ có nguy cơ "rối loạn chức năng trở lại" sau cuộc bế tắc về trần nợ hồi đầu năm nay. Những lý do không liên quan đến nền kinh tế này có thể gây áp lực lên USD và Kho bạc.”
Khi $6 tỷ (trước đó bị đóng băng tại các ngân hàng Hàn Quốc) được chuyển đến các ngân hàng ở Qatar vào đầu tuần tới, 5 công dân Mỹ có hai quốc tịch bị giam giữ sẽ rời khỏi Iran và tương tự một số tù nhân Iran bị giam giữ ở Mỹ sẽ được quay trở về nhà, theo 8 nguồn tin từ Iran và các nguồn tin khác đã tiết lộ với Reuters.
Những tín hiệu về các thỏa thuận giữa Mỹ và Iran, bao gồm cả việc chuyển một khoảng tiền lớn trị giá $6 tỷ báo hiệu rằng cuối cùng nhiều dầu hơn từ Iran sẽ được bơm vào thị trường toàn cầu và khiến giá năng lượng giảm.
Được biết, cuộc đình công tại các nhà máy LNG Chevron ở Gorgon và Wheatstone tại Úc đã bắt đầu vào chiều thứ Sáu vừa qua theo giờ địa phương. Tổng sản lượng của hai nhà máy này chiếm khoảng 5% nguồn cung LNG toàn cầu.
Hôm nay, Chevron cho biết họ sẽ yêu cầu Ủy ban Quan hệ Lao động Công nghiệp của Úc can thiệp để ngăn chặn hành động đình công.
Chứng khoán thu hẹp phần lớn đà tăng trong giờ mở cửa nhờ lợi suất đồng loạt giảm và nhóm cổ phiếu năng lượng tăng vọt khi giá dầu liên tục mở rộng đà tăng trong tuần. Ngày giao dịch thứ Sáu không có dữ liệu kinh tế quan trọng nào từ Hoa Kỳ được công bố. Kết phiên, chỉ số S&P 500 và Nasdaq chững lại sau 3 phiên giảm liên tiếp. Tuy nhiên, kết tuần chứng khoán vẫn ghi nhân sự sụt giảm trước những lo ngại về việc Fed sẽ giữ lãi suất ở mức cao trong thời gian dài hơn.
Dow Jones +0.22%
S&P 500 +0.14%
Nasdaq +0.09%
Trên thị trường FX, USD nỗ lực phục hồi sau pha giảm mạnh khoảng 20pip đầu phiên Á và 40pip đầu phiên Mỹ, phần nào chịu áp lực do sức nóng từ báo cáo lao động tháng 8 tại Canada. Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp giảm nhẹ (5.5% so với dự báo 5.6%) nhưng số lượng việc làm vẫn tăng hơn gấp đôi dự kiến (39.9K so với dự báo 18.9K). Nhờ vậy, CAD là hai trong số các tiền tệ chính tăng nhiều nhất so với đồng bạc xanh, dẫn đầu là JPY. Đây là tuần tăng thứ 8 liên tiếp của chỉ số DXY.
Chỉ số DXY +0.01%
EURUSD +0.03%
GBPUSD -0.08%
AUDUSD +0.03%
NZDUSD +0.15%
USDJPY +0.34%
USDCHF +0.02%
USDCAD -0.33%
Vàng đóng cửa đi ngang sau pha tăng mạnh hơn $5 và $8 lần lượt vào đầu phiên Á và Mỹ do lợi suất giảm mạnh. Chốt phiên, vàng tăng $0.82 lên $1918.89/oz. Lợi suất TPCP 2 năm và 10 năm đóng cửa lần lượt tăng 4.2bp và 2bp lên gần 5% và 4.268% nhờ pha quay đầu tăng mạnh vào giữa phiên Mỹ. Dầu thô tăng $0.64 lên $87.51/thùng. Bitcoin giảm mạnh từ 26.4k xuống dưới 25.7K đầu phiên Á và duy trì quanh vùng 25.8K trong phần lớn ngày các ngày giao dịch cuối tuần.
Hôm nay, một bài đăng trên Tạp chí Chứng khoán Trung Quốc (CSJ) thuộc quyền kiểm soát của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã trích dẫn quan điểm của các nhà phân tích và cho biết PBoC dự kiến sẽ tiếp tục cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Phạm vi giao dịch chặt chẽ hiện tại: EUR/USD đã giao dịch trong phạm vi hẹp từ 1.05 đến 1.10 do biến động của các yếu tố bao gồm: chênh lệch lợi suất, hiệu suất thị trường chứng khoán và giá năng lượng.Tuy nhiên, EUR/USD nhiều khả năng sẽ giảm về gần 1.05.
Mức tăng tạm thời từ ECB thắt chặt hơn: Việc ECB thắt chặt hơn nữa có thể tạm thời hỗ trợ EUR trong ngắn hạn.
Quan điểm nhất quán về sức mạnh của USD: USD có thể vẫn mạnh trong thời gian còn lại của năm nay.
Nhà báo Nick Timiraos được biết đến là "phương tiện" giao tiếp với thị trường của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC), cho biết Fed có thể sẽ giữ nguyên lãi suất vào tháng 9, sau đó xem xét kỹ hơn xem liệu có cần tăng thêm hay không.
Một sự thay đổi quan trọng trong lập trường chính sách của Fed đang dần diễn ra.
Một số quan chức vẫn muốn thắt chặt hơn nữa với lý do rằng họ có thể cắt giảm lãi suất sau này.Tuy nhiên, giờ đây, số khác lại đang lo lắng về việc tăng lãi suất lên quá cao sẽ gây ra tình trạng suy thoái không cần thiết hoặc một đợt bất ổn tài chính mới.
Lập trường lãi suất đang được cân bằng, chủ yếu là do dữ liệu cho thấy lạm phát giảm bớt và thị trường lao độngNgoài ra, tốc độ tăng lãi suất nhanh bất thường được thực hiện trong 1 năm rưỡi qua dự kiến sẽ tiếp tục làm giảm nhu cầu trong những tháng tới.
Vào Chủ nhật, Cơ quan quản lý tài chính của Trung Quốc đã hạ chỉ số phản ánh mức độ rủi ro trong quá trình đánh giá triển vọng của các cổ phiếu blue-chip và cổ phiếu công nghệ của các công ty bảo hiểm nhằm khuyến khích các doanh nghiệp này đầu tư nhiều hơn vào thị trường chứng khoán Trung Quốc. Cụ thể, Cơ quan quản lý tài chính quốc gia (NAFR) đã hạ:
Chỉ số phản ánh mức độ rủi ro đối với các cố phiếu cấu thành nên Chỉ số CSI300 sẽ giảm từ 0.35 xuống 0.30
Đối với các cổ phiếu niêm yết trên Sàn giao dịch công nghệ STAR của Thượng Hải sẽ giảm từ 0.45 xuống 0.40
Thông tin từ Blooomber cho biết, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen đã có buổi trò chuyện với giới truyền thông trên đường trở về từ hội nghị thượng đỉnh G20 cuối tuần qua.
Ngày càng tin tưởng rằng Mỹ sẽ có thể kiềm chế lạm phát mà không gây thiệt hại lớn cho thị trường việc làm
“Mọi thước đo lạm phát đều đang giảm xuống”
cho biết mặc dù tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ tăng trong tháng 8 sau khi chạm mức thấp nhất trong hơn nửa thế kỷ qua vào đầu năm nay, nhưng mức tăng đó không phải do làn sóng sa thải lớn gây ra.
Ngân hàng Nhật Bản đã bước vào giai đoạn giảm nới lỏng tiền tệ.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Yomiuri Shimbun, Thống đốc BOJ Kazuo Ueda đã mô tả việc điều chỉnh YCC trong tháng 7 là “một cơ chế nhằm thay đổi sự cân bằng giữa hiệu quả và tác dụng phụ” của các biện pháp nới lỏng tiền tệ.
Hiện BoJ sẽ muốn nhẹ nhàng chuyển đổi chính sách để giảm bớt việc nới lỏng và tránh các cú sốc đến thị trường.
Ngân hàng Nhật Bản đã bước vào giai đoạn giảm nới lỏng tiền tệ.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Yomiuri Shimbun, Thống đốc BOJ Kazuo Ueda đã mô tả việc điều chỉnh YCC trong tháng 7 là “một cơ chế nhằm thay đổi sự cân bằng giữa hiệu quả và tác dụng phụ” của các biện pháp nới lỏng tiền tệ.
Hiện BoJ sẽ muốn nhẹ nhàng chuyển đổi chính sách để giảm bớt việc nới lỏng và tránh các cú sốc đến thị trường.
Ông Ueda cho biết: "Đến cuối năm nay chúng tôi có thể sẽ đủ dữ kiện để đánh giá và dự đoán xu hướng tăng lương vào mùa xuân tới, vì đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến giá cả"
Ngoài ra, có nhiều việc BoJ sẽ không thể nắm rõ, bao gồm cả vấn đề từ các nền kinh tế nước ngoài và bày tỏ NHTW sẽ điều chỉnh chính sách một cách thận trọng.
Cập nhật FX: USDJPY đã tăng vọt khoảng 100pip trong giờ mở cửa ngày thứ Hai.
USD/JPY hiện đã giảm mạnh xuống dưới mốc 147 vào đầu phiên Á. Trước đó, vào cuối tuần qua, thông đốc BoJ Ueda trong một cuộc phỏng vấn với trang The Yomiru Shimbun cho biết NHTW này muốn lặng lẽ rút rui khỏi chính sách siêu nới lỏng hiện tại.
Thông tin thêm từ trang Yomiru:
Thống đốc Ueda cho biết BoJ sẽ có thể có đủ căn cứ vào cuối năm để xác định liệu có thể chấm dứt chính sách lãi suất âm hay không.
“Một khi chúng tôi nhận thấy lạm phát tại Nhật Bản gia tăng liên tục cùng với tăng trưởng tiền lương, chúng tôi có thể thực hiện nhiều lựa chọn chính sách khác nhau”
“Nếu chúng tôi đánh giá rằng Nhật Bản có thể đạt được mục tiêu lạm phát ngay cả sau khi chấm dứt chính sách lãi suất âm, chúng tôi sẽ tiến hành dừng nới lỏng”.
Ueda cho biết trong thời gian chờ đợi, BOJ sẽ "kiên nhẫn" duy trì chính sách siêu nới lỏng hiện: "Trong khi các tín hiệu lạm phát tích cực đang bắt đầu chớm nở tại Nhật Bản, chúng tôi vẫn chưa đủ căn cứ để xác định BoJ có đạt được mục tiêu hay không"
Lương tăng đang bắt đầu đẩy giá dịch vụ lên cao. Điều quan trọng là liệu tiền lương có tiếp tục tăng trong năm tới hay không. Ông Ueda cho biết, “Chúng tôi không loại trừ khả năng sẽ có đủ các bằng chứng xác nhận mục tiêu lạm phát vào cuối năm", khi đề cập đến thời điểm sẽ chấm dứt chính sách lãi suất âm.
Chỉ số CPI và chỉ số PPI của Trung Quốc từ Cục Thống kê Quốc gia (NBS).
CPI +0.1% y/y (dự kiến: 0.2%)
PPI -3% y/y (dự kiến: -3%)
Bình luận từ NBS:
Giá dịch vụ tăng cao (giá vé máy bay, du lịch và lưu trú tăng trong kỳ nghỉ hè) đã kéo CPI tăng lên (từ mức âm trong tháng 7), nhưng vẫn thấp hơn kỳ vọng chung từ từ các nhà kinh tế trong cuộc khảo sát.
Giá thực phẩm: -1.7% y/y - tương tự mức sụt giảm trong tháng 7
Giá ngoài thực phẩm: +0.5% y/y
CPI lõi của Trung Quốc không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng:
+0.8% y/y (trước đó: +0.8%)
Những con số được ghi nhận nhìn chung phù hợp với kỳ vọng nên không gây ra nhiều sự ngạc nhiên. Dữ liệu lạm phát hính thức không cao nên không phải mối lo ngại đối với Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc lúc này. Do đó, lạm phát sẽ không phải rào cản nếu PBoC muốn nới lỏng chính sách lúc này.
Thiết lập lãi suất MLF và LPR sẽ lần lượt được công bố vào ngày 15/9 và 20/9 tới.
Có thể chắc chắn rằng Fed sẽ không tăng lãi suất vào tháng 9. Kỳ vọng thị trường hiện đang định giá xác suất 7% và rất ít khả năng đảo ngược tình thế trước khi cuộc họp diễn ra vào ngày 20/9 tới.
Tuy nhiê, vẫn còn 2 dữ liệu kinh tế quan trọng sẽ được công bố và tuần tới. Bất ngờ lớn vẫn có khả năng thay đổi lập trường của Fed và gợi ý đến thị trường sẽ được thông qua Nhà báo Nick Timiraos tại WSJ hay một số Fedwatcher khác.
Giá trung bình của ô tô điện tại Hoa Kỳ đã đạt 66,000$ vào tháng trước - tăng hơn 13% so với cùng kỳ năm trước.
Những con số này, cùng với lãi suất và giá xăng dầu cao, sẽ gây áp lực lớn lên người tiêu dùng.
Việc sản xuất ô tô điện sẽ dễ dàng và rẻ hơn, và Elon Musk tin rằng nó có thể trở nên rẻ hơn nữa. Vấn đề hiện tại chính là pin, một phần chi phí lớn của ô tô.