Báo cáo thị trường lao động Úc tháng 6:
- Việc làm mới: +32.6K (dự báo +15K, trước đó +75.9K)
- Việc làm toàn thời gian: +39.3K (trước đó +61.7K)
- Tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức 3.5% - mức thấp nhất trong 48 năm.
- Tỷ lệ tham gia duy trì ở mức 66.8%.
![Báo cáo việc làm Úc tháng 6 năm 2023](https://images.forexlive.com/images/Australia%20jobs%20report%20june%202023_id_76bf8080-98df-4e30-b6d0-b4ebf31394d1_original.jpg)
Ngành công nghệ phiên hôm nay ghi nhận đà tăng ấn tượng, ở cả mảng điện tử tiêu dùng và chất bán dẫn. Apple (AAPL) tăng 1.23%, phản ánh niềm tin mạnh mẽ của nhà đầu tư. Nvidia (NVDA) cũng ghi nhận đà tăng tích cực 0.56%, cho thấy sự quan tâm của thị trường đối với cổ phiếu chất bán dẫn. Trong khi đó, Advanced Micro Devices (AMD) tăng vọt 1.48%, cho thấy vị thế vững chắc của công ty.
Ngược lại, ngành năng lượng đang đối mặt với nhiều thách thức. ExxonMobil (XOM) giảm 2.03%, cho thấy tâm lý bi quan, có thể là do tin tức trên thị trường hiện tại hoặc do giá dầu giảm. ConocoPhillips (COP) và Chevron (CVX) cũng sụt giảm mạnh, cho thấy những thách thức rộng hơn của ngành.
Tâm lý trên thị trường hiện nay khá lạc quan trong lĩnh vực công nghệ và ngành dịch vụ truyền thông dường như cũng được hưởng lợi từ tâm lý tích cực này, với Google (GOOG) tăng 2.01% và Meta (META) tăng 1.66%.
Báo cáo thị trường lao động Úc tháng 6:
AUD/USD tăng 0.83% trong ngày, hiện ở 0.6829 khi báo cáo việc làm tháng 6 của Úc tốt với việc tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức 3.5% - mức thấp nhất trong 48 năm.
Sắc xanh bao trùm thị trường chứng khoán Mỹ giờ mở cửa trước khi giảm nhẹ sau đó. Cổ phần của Netflix giảm 8% sau công bố báo cáo thu nhập quý hai. Theo Refinitiv, công ty đã đạt doanh thu 8.19 tỷ USD, thấp hơn so với mức 8.3 tỷ USD mà các nhà phân tích dự đoán. Cổ phiếu Tesla đã giảm 4% khi CEO Elon Musk và các lãnh đạo khác của công ty cho biết trong việc sản xuất xe sẽ chậm lại trong quý ba do ngừng hoạt động để cải tiến nhà máy. Khi đóng cửa, Dow Jones tăng hơn 109 điểm, tương đương 0.3%, đánh dấu ngày tăng thứ tám liên tiếp và chuỗi tăng dài nhất kể từ tháng 9 năm 2019. Trong khi đó, S&P 500 tăng 0.2%, trong khi Nasdaq chỉ tăng 0.03%.
Trên thị trường tiền tệ, USD và CAD mạnh nhất, GBP yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính. GBPUSD đã giảm mạnh trước khi phiên Mỹ mở cửa, sau báo cáo CPI yếu của Vương quốc Anh. Cặp tiền tiếp tục giảm sâu xuống 1.2869 do làn sóng mua USD sớm trong phiên Mỹ trước khi tăng trở lại và kết phiên ở 1.2937. Việc USD tăng đã giúp USD/JPY kiểm tra mức 140.00 lần thứ 2 trong ngày sau thất bại trong phiên Âu. Tuy nhiên, cặp tiền không thể phá vỡ mức quan trọng kể trên khi tăng chạm 139.99 trước khi giảm 50 pip khi phiên kết thúc.
Vàng biến động trái chiều trong phiên Mỹ khi tiến sát $1,980 vào đầu phiên trước khi giảm xuống dưới $1,974 rồi tăng trở lại, kết phiên ở mức $1978. Dầu thô WTI tăng sát đường trung bình động 200 ngày trước khi công bố dữ liệu dữ trữ dầu thô hàng tuần của EIA Mỹ nhưng quay đầu giảm mạnh sau tin, kết phiên ở $75.26/ thùng. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm giảm 4.7 điểm cơ bản xuống 3.74%.
MUFG đã bình luận về nhận xét của Thống đốc BOJ Ueda hôm thứ ba:
Quan chức ECB Stournaras bày tỏ quan điểm bồ câu:
Phó thống đốc phụ trách thị trường và ngân hàng của BoE David Ramsden có bài phát biểu tại Money Macro and Finance Society với chủ đề thắt chặt định lượng:
Vàng tăng 0.03%, hiện ở $1,975.23
Dầu thô WTI tiến sát đường trung bình động 200 ngày trước khi công bố dữ liệu nhưng hiện giảm mạnh, xuống dưới $76/ thùng.
Dầu thô Brent cũng giảm xuống giao dịch quanh $80/ thùng
Bitcoin tăng chạm mức $30,000 trước khi quay đầu giảm xuống $29,847:
Vàng biến động trái chiều đầu phiên Mỹ khi từng có thời điểm tiến sát $1,980 trước khi giảm trở lại $1,973.35:
Chủ tịch Bundesbank Nagel cho biết:
CAD mạnh nhất, GBP yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính:
Vàng bật tăng lên trên $1,979 trước khi trở lại dưới $1,975 ở thời điểm hiện tại.
Dầu WTI và dầu Brent đồng loạt tăng hơn 1%, lần lượt tại các ngưỡng 76.81 USD/thùng và 80.81 USD/thùng.
BTC tăng lên trên 30,000 USD.
Sắc xanh bao trùm thị trường chứng khoán Mỹ, Dow Jones hướng tới ngày tăng điểm thứ 8 liên tiếp.
Sắc xanh bao trùm thị trường chứng khoán Mỹ, Dow Jones hướng tới ngày tăng điểm thứ 8 liên tiếp:
Dầu ổn định khi các nhà đầu tư chấp nhận sự ảm đạm của Trung Quốc, thị trường chú ý đến dữ liệu nguồn cung dầu thô của Mỹ được công bố 21:30 tối nay:
Lạm phát tại Anh là điểm sáng trong phiên khi đã có dấu hiệu hạ nhiệt bớt trong tháng sáu. Điều này khiến đồng bảng Anh và lợi suất trái phiếu chính phủ Anh suy yếu trong phiên. Thị trường định giá BOE sẽ trở nên hawkish hơn với việc số đông cho rằng mức tăng 50 bp sẽ được đưa ra vào tháng tám.
USD/JPY tăng lên ngưỡng 140, được hỗ trợ bởi các động thái ôn hòa hơn của thống đốc BOJ, Ueda từ ngày hôm qua.
Vàng giao dịch tại ngưỡng 1,976 USD/Oz.
Dầu WTI và dầu Brent đồng loạt tăng, lần lượt tại các ngưỡng 76.13 USD/thùng và 80.29 USD/thùng.
BTC tăng nhẹ, giao dịch tại 29,942 USD
USD/JPY hiện đã tăng 100 pips, lên mức 139.8. Mục tiêu tiếp theo của phe mua là ngưỡng 140.
Mốc kháng cự hiện tại của cặp tiền là tại đường trung bình động MA 200 giờ ở ngưỡng 139.74 (đường màu xanh lam). Nếu phe mua tiếp tục giữ giá ở trên mức đó, xu hướng tiếp theo của cặp tiền sẽ là xu hướng tăng, điều này sẽ càng chắc chắn hơn nữa nếu giá phá vỡ mốc 140.
Úc và Trung Quốc có thể nói là 2 quốc gia có mối liên kết rất chặt chẽ về kinh tế. Phần lớn hàng hóa từ Úc đều được xuất sang Trung Quốc và phần lớn hàng nhập khẩu của Úc đều đến từ Trung Quốc bởi vậy từ lâu 2 đồng tiền này đã có một xu hướng chung trong giao dịch tiền tệ. Khi CNY yếu đi thì AUDUSD chắc chắn sẽ giảm theo. Tổng kết phiên giao dịch ngày hôm nay chứng kiến AUDUSD giảm 0.6% xuống chỉ còn 0.67707.
AUDUSD đã trượt dài sau khi gặp phải mốc kháng cự 0.69000, nếu mốc hỗ trợ 0.66000 bị phá vỡ thì rất có thể AUDUSD sẽ còn giảm sâu hơn nữa xuống vùng 0.64900. Tuy nhiên khả năng lớn trong ngắn hạn cặp tiền này sẽ hồi phục sau khi giảm xuống 0.67000 do có dấu hiệu hình thành sóng Elliot trên khung Daily.
Lợi suất trái phiếu của Vương quốc Anh hiện đang giảm mạnh trong ngày và lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm cũng giảm khoảng 15 điểm cơ bản xuống còn 4.18% trong ngày.
Số lượng du khách nước ngoài cho cả mục đích công tác và du lịch là 2.07 triệu vào tháng trước, lần đầu tiên vượt mốc 2 triệu kể từ tháng 2 năm 2020. Đó là một dấu hiệu tích cực cho các doanh nghiệp địa phương và ngành du lịch, nhưng vẫn giảm khoảng 28% kể từ mức cao nhất vào tháng 6 năm 2019.
Đầu tuần này, khả năng tăng lãi suất 50 điểm cơ bản trong tháng 8 được dự đoán là khoảng 66% nhưng tỷ lệ đó hiện đã giảm xuống còn khoảng 41% do là tỷ lệ tăng lãi suất 25 điểm cơ bản được ủng hộ với xác suất là 59%. Điều đó xảy ra sau dữ liệu CPI của Vương quốc Anh vào đầu ngày hôm nay.
Chỉ số FTSE100 hiện giao dịch ở mức 7562, tăng 1.43% chỉ sau vài phút mở phiên
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ giảm hơn 4bp xuống còn 3.744% sau khi tin tức về CPI tháng 6 của Vương Quốc Anh được công bố.
Đây là một hệ quả tất yếu khi lạm phát đang có dấu hiệu hình thành đỉnh, trong phiên tới chắc chắn trái phiếu chính phủ Anh 10 năm cũng sẽ giảm theo cùng với đó là sự suy yếu của đồng bảng Anh
Hợp đồng tương lai của Hoa Kỳ đang giữ ổn định, mặc dù cho đến giờ vẫn có ít thay đổi trong ngày.
Lợi suất trai phiếu chính phủ đồng loạt giảm trên mọi kỳ hạn, tuy vậy USD hiện đang phục hồi nhẹ, DXY dao động quanh 100.00.
Đồng đô la đang dần ổn định lại, được hỗ trợ bởi sự phục hồi của tỷ giá USD/JPY sau khi thống đốc BOJ Ueda hạ thấp kỳ vọng về sự điều chỉnh chính sách vào cuối tháng này. Cặp tiền hiện đang giao dịch trở lại trên 139.00.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán tiếp tục lao dốc. Sự bùng nổ AI tiếp tục gia tăng tốc độ và chúng ta có thể mong đợi một sự đột phá mạnh mẽ trong bức tranh toàn cảnh trong năm nay.
Lịch kinh tế châu Âu hôm nay có:
13:00 - Số liệu CPI tháng 6 của Vương quốc Anh
16:00 - Số liệu CPI tháng 6 cuối cùng của Eurozone
18:00 - Đơn xin thế chấp của MBA tại Hoa Kỳ kết thúc ngày 14 tháng 7
Trong bối cảnh USD phục hồi nhẹ, USDJPY tiếp tục tăng lên mức 139.397.
Thông qua báo cáo của Bloomberg, JP Morgan cho biết:
Nếu căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng cùng với sự phân mảnh toàn cầu, điều đó có thể dẫn đến phi toàn cầu hóa trong thương mại và tài chính. Về tài chính, cũng có thể dẫn đến phi đô la hóa.
JP Morgan cho biết khả năng đồng đô la bị thay thế hoàn toàn với tư cách là đồng tiền dự trữ chính trong vòng 10 năm tới là khá thấp, khả năng xảy ra “phi đô la hóa một phần” cao hơn, với việc Trung Quốc ngày càng đảm nhận vai trò của đồng bạc xanh trong số các quốc gia không liên kết với Hoa Kỳ. Tuy vậy, USD vẫn là đồng tiền dự trữ chủ đạo. Tỷ trọng USD trong dự trữ quốc tế giảm từ 73% năm 2001 xuống 58% năm 2022 (dữ liệu IMF).
ANZ cho biết: