PPI Hoa Kỳ giảm tháng thứ 2 liên tiếp khiến cho tâm lý nhà đầu tư cải thiện. Hôm qua là một phiên có khá nhiều biến động song các chỉ số chính đã có thể chốt phiên tăng điểm. Đây là kết quả khả quan sau những pha giảm mạnh xuống mức thấp nhất kể từ tháng 6/2020 của Dow Jones, Nasdaq và S&P 500. Nhóm cổ phiếu năng lượng, tiêu dùng không thiết yếu, và tiện ích dẫn đầu đà tăng trong rổ S&P 500, trong khi nhóm ngành bất động sản, vật liệu, và tài chính giảm.
- Dow Jones tăng 30.12 điểm lên mốc 31,135.08
- S&P 500 tăng 13.34 điểm lên mốc 3,946.02
- NASDAQ tăng 86.11 điểm lên mốc 11,719.69
Thị trường tiền tệ đã có thể "thở phào nhẹ nhõm" sau cú sốc mà CPI Hoa Kỳ mang lại. PPI tháng 8 của Mỹ tăng 8.7% so với cùng kỳ năm ngoái (dự kiến +8.8%), PPI lõi tăng 7.3% so với cùng kỳ năm ngoái (dự kiến +7.0%) dường như không gây quá nhiều biến động cho thị trường. Động thái của USD đặc biệt được chú ý khi chỉ số DXY chịu áp lực giảm do chứng khoán cải thiện và chỉ hồi phục nhẹ vào cuối phiên.
EU đã công bố đề xuất ngăn chặn khủng hoảng năng lượng, đồng Euro đã có một ngày xoay quanh mức ngang giá và kết thúc phiên giảm xuống dưới 1.0000. Bảng Anh đã không thể duy trì đà tăng trong ngày sau báo cáo CPI giảm còn 9.9%. Tại Nhật, việc BoJ rà soát tỷ giá đồng Yen và tạo tiền đề cho động thái can thiệp đã đè nặng lên tỷ giá USD/JPY và thúc đẩy đồng yên tăng trên diện rộng. Cặp tiền này đã chạm mức thấp nhất trong phiên là 142.56 trước khi tăng lên 143.20 vào cuối phiên.
Dầu thô WTI tăng mạnh vào đầu phiên, chạm giá $89.8, mức cao nhất trong ngày trước khi chốt phiên giảm gần $1 xuống $88.43. Dầu Brent tăng 1% lên mức $94.10/thùng. Vàng đi ngang trong ngày quanh $1,704 và giảm mạnh trong phiên Mỹ, giảm hơn $10/oz xuống mức $1,697.6/oz.
Tâm điểm tin tức ngày hôm nay tiếp tục là Hoa Kỳ với các báo cáo doanh số bán lẻ, chỉ số sản xuất New York; bên cạnh đó là báo cáo thất nghiệp của Úc.