Chứng khoán châu Âu kết thúc một tuần đầy hứng khởi
Các chỉ số lớn tại châu Âu đều tăng điểm trong phiên cuối tuần:
- Chỉ số DAX, +0.3%.
- Chỉ số CAC, +0.2%
- Chỉ số FTSE 100, +0.4%
- Chỉ số Ibex, +0.2%
- Chỉ số FTSE MIB, +0.3%
Như vậy, trong tuần này, các chỉ số đã biến động như sau:
- Chỉ số DAX, +1.4%
- Chỉ số CAC, +1.1%
- Chỉ số FTSE 100, +1.3%
- Chỉ số Ibex +1.3%
- Chỉ số FTSE MIB, +2.5%
NowCast Fed New York tăng nhẹ dự báo GDP
Với những dữ liệu đã công bố trong tuần này, NowCast của Fed New York đã nâng tăng trưởng GDP quý III lên mức 3.8%. Trước đó, NowCast dự báo tăng trưởng GDP quý III ở mức 3.7%.
Đồng đô la vẫn đang chịu nhiều áp lực sau tin này. Chỉ số DXY hiện ở mức 92.5 điểm, giảm 0.5%.
EURUSD tiến sát 1.18
Trước sự suy yếu của USD sau số liệu tâm lý người tiêu dùng gây thất vọng, đa phần các đồng tiền đều đang bứt phá mạnh mẽ. EUR cũng không phải ngoại lệ khi đã xóa toàn bộ mức giảm trong tuần và tiến sát 1.18. Giống với vàng, EUR đang chuẩn bị về với mức trước báo cáo NFP.
Hiện tại, EURUSD đang được giao dịch quanh mức 1,1796.
Thị trường bắt đầu phản ứng với số liệu tâm lý người tiêu dùng tại Mỹ
Đồng bạc xanh đã lao dốc sau khi đại học Michigan ghi nhận chỉ số tâm lý người tiêu dùng tháng Tám chỉ đạt 70.2 điểm, thua xa kỳ vọng 81.2 điểm và thấp nhất kể từ năm 2011. Chỉ số DXY rơi xuống mức 92.6 điểm. Vàng vượt $1,770/oz. CHF nới rộng đà tăng lên 0.66%. EUR, JPY, AUD và NZD đều đang tăng hơn 0.4%. GBP tăng 0.3%. Duy nhất CAD lúc này vẫn đang gần như đứng im.
Vàng bứt phá mạnh, vượt lại đường MA 200 giờ
Sau số liệu tâm lý người tiêu dùng gây thất vọng tại Mỹ, vàng đang bứt phá mạnh mẽ, nhảy vọt lên mức $1,773/oz, vượt trở lại đường MA 200 giờ. Như vậy, vàng đã xóa toàn bộ mức giảm từ đầu tuần, và đang tiến lại tới $1,800.
Dữ liệu tâm lý người tiêu dùng sơ bộ tháng Tám của đại học Michigan không đạt kỳ vọng
Chỉ số tâm lý người tiêu dùng sơ bộ của đại học Michigan chỉ đạt 70.2 điểm trong tháng này, kém xa kỳ vọng ban đầu 81.2 điểm, và cũng đã giảm 11 điểm so vưới tháng trước. Đây cũng là mức thấp nhất kể từ năm 2011.
Ngoài ra, lạm phát 1 năm tới được kỳ vọng ở mức 4.6%, và lạm phát 5-10 năm tới ở mức 3%.
Thị trường chứng khoán Mỹ khởi đầu phiên cuối tuần ra sao trước sự suy yếu của đồng USD?
Các chỉ số chứng khoán Mỹ đang bắt đầu ngày giao dịch hôm nay khá chậm rãi khi chưa có nhiều biến động lớn. Chỉ số Nasdaq giảm nhẹ 0.09%, chỉ số S&P 500 chưa có nhiều thay đổi, còn chỉ số Dow Jone hiện tăng 0.13%. Tại châu Âu, các chỉ số lớn đều đang tăng điểm: Chỉ số FTSE MIB tăng mạnh nhất (+0.38%), theo sau là FTSE 100 (+0.35%) và DAX (+0.32%). Các chỉ số khác đang ghi nhận tăng quanh mức 0.2%.
Đồng bạc xanh tiếp tục chật vật trong phiên hôm nay. Chỉ số DXY giảm 0.27% xuống mức 92.74 điểm. CHF đang là đồng tiền mạnh nhất trong ngày với mức tăng 0.42% so với USD, theo sau bởi EUR với mức tăng 0.34%. JPY, AUD và NZD đều tăng quanh mức 0.27%. GBP tăng 0.23%. CAD hiện chưa có nhiều thay đổi. Thị trường sẽ chờ báo cáo chỉ số tâm lý người tiêu dùng của đại học Michigan để có thêm xúc tác.
Tận dụng sự suy yếu của USD, vàng tăng lên mức 1,764/oz. Kim loại quý này đã tăng hơn $80 kể từ mức đáy tuần ngày thứ hai. Vàng đen lại đang có một ngày khá chậm rãi khi chưa có nhiều thay đổi, dầu WTI hiện ở dưới mức $69/thùng.
EURUSD lập đỉnh ngày mới, đồng thời kiểm tra đỉnh tuần
Cặp tiền này đã vượt lên mức 1.1760 để lập đỉnh ngày tại 1.1768, trùng với đỉnh tuần lập từ thứ hai, khi đồng đô la có dấu hiệu suy yếu. Chỉ số DXY tụt xuống mức 92.78 điểm. Ngoài ra, với việc EUR chỉ dao động trong biên độ từ 1.1705-1.1768, tức chỉ 63 pips, khả năng bứt phá là vẫn còn. Vượt khỏi 1.1768 sẽ tạo đà để EURUSD kiểm tra đường MA 200 giờ tại 1.1782.
Giá hàng hóa nhập khẩu tháng 7 tại Mỹ tăng 0.3% so với tháng trước!
- Giá hàng hóa nhập khẩu tháng 7 tại Mỹ tăng 0.3% so với tháng trước, thấp hơn mức tăng 0.6% dự kiến
- Giá hàng hóa xuất khẩu tháng 7 tại Mỹ tăng 1.3% so với tháng trước, cao hơn dự báo tăng 0.8%
Những con số này không ảnh hưởng rõ ràng đến CPI nhưng chúng chắc chắn sẽ tạo ra áp lực.
Mỹ điều quân tới Afghanistan khi tình hình đang vô cùng căng thẳng!
Joe Biden đang gửi khoảng 3000 quân đến Kabul để sơ tán thêm các nhà ngoại giao, cho thấy mức độ mất cảnh giác của ông. Động thái này cho thấy chính quyền Mỹ cho rằng thủ đô của Afghanistan sẽ lâm nguy. Canada cũng sẽ triển khai các lực lượng đặc biệt để giúp sơ tán và đóng cửa đại sứ quán của mình. Lực lượng Taliban đã chiếm được hai thành phố lớn của Afghanistan là Kandahar và Herat.
Biến thế Delta đang làm tổn thương ngành hàng hải như thế nào?
Cảng Los Angeles đang chuẩn bị cho khả năng gián đoạn vận chuyển sau lần đóng cửa gần đây nhất tại cảng Ningbo-Zhoushan của Trung Quốc.
Mercury Resources cho biết, nhiều công ty cho thuê tàu đã bổ sung các điều khoản hợp đồng Covid để bảo hiểm cho những con tàu không thể cập bến.
Chỉ số Hàng khô Baltic tăng và giá vận chuyển một container từ Thượng Hải đến Los Angeles đã vượt 10,000 USD trong tháng này.
Mặc dù vậy, Trung Quốc cho biết tất cả các bến cảng ngoài Meishan đều hoạt động bình thường.
Bản tin COVID-19: Số ca nhiễm mới tại Trung Quốc tăng chậm lại!
- FDA đã phê duyệt liều thứ ba của vắc-xin Pfizer và Moderna cho những người có hệ miễn dịch suy yếu.
- Số ca nhiễm ở Mexico đã tăng lên mức kỷ lục trong ngày thứ hai.
- Số ca nhiễm ở Trung Quốc tăng chậm lại.
- Thống đốc Tokyo cho biết tình hình COVID đang ở mức "Thảm họa"
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: Một phiên giao dịch ảm đạm!
Tiếp tục là một phiên giao dịch ảm đạm vào cuối tuần khi các đồng G7 không biến động nhiều
Chỉ số DXY tăng 0.12% lên 93.18
Tỷ giá GBP/USD giảm 0.21% xuống sát mốc 1.38
Tỷ giá EUR/USD giảm nhẹ 0.06% xuống 1.1710.
Trong khi đồng Kiwi tiếp tục được mua vào thì đồng Aussie lại không may mắn như vậy. Cặp AUD/USD giảm 0.26% xuống 0.7327 khi tình hình COVID tại Australia chưa được cải thiện.
Số liệu cán cân thương mại tháng 6 tại Eurozone có gì đáng chú ý?
- Thặng dư cán cân thương mại tháng 6 của Eurozone ở mức 12.4 tỷ euro, cao hơn so với mốc 9.3 tỷ euro dự kiến
Xuất khẩu giảm 0.7% trong tháng 6 trong khi nhập khẩu ổn định do các điều kiện thương mại tiếp tục bình thường hóa theo thời gian trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi sau đại dịch.
Cập nhật thị trường phiên Âu ngày 13/08: Một phiên giao dịch cuối tuần khá buồn tẻ!
Chứng khoán châu Âu hướng tới chuỗi đóng cửa cao kỷ lục dài nhất kể từ năm 1999 khi báo cáo thu nhập mạnh mẽ và sự khởi sắc trở lại của nền kinh tế đã thúc đẩy cổ phiếu chu kỳ và đồ xa xỉ.
Giá vàng trong khi đó cũng hướng tới ngày thứ 3 liên tiếp trong sắc xanh, tăng 0.28% lên $1,757.66/oz. Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm vẫn đang không thể vượt qua mức 1.35% khi niềm tin vào việc Fed sớm “taper” đang mờ dần.
Dầu WTI giảm nhẹ trong ngày, giao dịch tại mức 68.84 USD/thùng.
Trên thị trường FX, các cặp tiền chính chủ yếu dao động trong biên độ hẹp khoảng 0.1% với USD suy yếu đang là xu hướng chủ đạo. GBP là đồng tiền duy nhất giảm so với USD, có lúc đã phá qua mức 1.38 khi số ca nhiễm Covid-19 tại Anh quốc không giảm nhanh như nhiều người kỳ vọng.
Nhật Bản được cho là lần đầu tiên ghi nhận hơn 20,000 ca nhiễm COVID-19 hàng ngày
Điều này xảy ra sau khi Nhật Bản ghi nhận số ca nhiễm cao kỷ lục ở Tokyo trước đó. Mức cao kỷ lục trước đó 18,953 trường hợp nhiễm bệnh.
Bộ Kinh tế Đức nói rằng không kỳ vọng lạm phát sẽ tiếp tục tăng
Nhận xét của Bộ Kinh tế Đức:
- Không có dấu hiệu gia tăng của giá tiền lương có thể dẫn đến lạm phát cao kéo dài
- Nhìn thấy động lực cơ bản tích cực của nền kinh tế tổng thể vẫn tồn tại
- Dự báo nền kinh tế tăng trưởng nhanh với khu vực dịch vụ được hưởng lợi từ việc nới lỏng các hạn chế, khu vực công nghiệp bị ảnh hưởng bởi các hạn chế do nguồn cung
Trung Quốc siết chặt quy định: Quỹ đầu cơ nào là người hưởng lợi?
Chứng khoán Trung Quốc suy thoái vào tháng trước đã khiến ít nhất nửa tá nhà quản lý quỹ đầu cơ tại châu Á chao đảo, khiến họ phải chịu lỗ và cân nhắc động thái tiếp theo của Tập Cận Bình.
Franchise Capital, Brilliance Asset Management và Snow Lake Capital’s China là một trong số những quỹ bị tổn hại sau khi các động thái mạnh mẽ nhằm kiềm chế khu vực tư nhân đã gây bất ngờ cho thị trường. Theo những người quen thuộc với các quỹ và tài liệu gửi cho các nhà đầu tư, cuộc siêts chặt quy định đã khiến những quỹ khác tăng vọt khi CloudAlpha Capital Management và Mingshi China Optima Master Fund đạt mức lãi 2 con số, trong khi Dantai Capital và Anatole Investment Management cũng kiếm được kha khá.
Tổng số ca nhiễm COVID-19 đang hoạt động ở Đức đạt mức cao nhất trong gần 2 tháng
Sự lo lắng về biến thể Delta bắt đầu gia tăng ở Đức
Cả nước ghi nhận 5,578 trường hợp mắc mới trong ngày qua, nâng tổng số trường hợp đang hoạt động lên ~ 42,900 - cao nhất kể từ ngày 14 tháng 6. Điều này xảy ra do tỷ lệ mắc bệnh trong 7 ngày cũng đang tăng cao hơn so với vài tuần trước, hiện ở mức 30.1.
Chỉ số giá sản xuất và nhập khẩu MoM của Thụy Sĩ đạt 0.5% so với mức 0.3% dự kiến
Đôi chút tích cực với mức giá sản xuất và nhập khẩu tại Thụy Sĩ, tuy nhiên điều này sẽ không có nhiều tác động đến chính sách của SNB khi NHTW này vẫn chọn cách đứng ngoài trong việc can thiệp ngoại hối thời gian gần đây. USD/CHF hầu như không đổi trong ngày, giao dịch tại mức 0.9236
Các thành viên Hạ viện bắt đầu đề xuất sửa đổi Dự luật cơ sở hạ tầng của Hoa Kỳ
Anna Eshoo, người đại diện cho khu vực Quốc hội thứ 18 của California, đã viết một lá thư cho người phát biểu đảng Dân chủ tại Hạ viện Hoa Kỳ, Nancy Pelosi
Trong đó, bà thúc giục Pelosi sửa đổi định nghĩa về nhà môi giới tiền mã hóa trong dự luật cơ sở hạ tầng gây tranh cãi của Thượng viện. Eshoo tuyên bố rằng các thợ đào, người xác thực và nhà phát triển ví sẽ không thể tuân thủ các yêu cầu báo cáo thuế tiền mã hóa.
Các bổ sung vào phút cuối cho thỏa thuận cơ sở hạ tầng lưỡng đảng đã chứng kiến các nhà lập pháp đề xuất mở rộng việc đánh thuế tiền mã hóa để tăng thêm 28 tỷ đô la doanh thu. Dự luật sẽ áp đặt các yêu cầu báo cáo bổ sung đối với bất kỳ công ty hoặc tổ chức tiền mã hóa nào được coi là “nhà môi giới”.
Thị trường lại quay về với chủ đề mùa hè ảm đạm, câu chuyện vi-rút bao trùm chứng khoán châu Á
Thị trường chứng khoán châu Á giảm hôm thứ Sáu khi sự lan rộng của biến thể delta Covid-19 và các biện pháp quản lý của Trung Quốc tác động lên tâm lý trong khi các chỉ số chứng khoán phố Wall đóng cửa ở mức cao kỷ lục mới. Chỉ số Topix của Nhật Bản tăng 0.3% trong khi Kospi của Hàn Quốc giảm 1.5%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc giảm 0.3% và chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 0.8%.
Dầu thô giảm do biến thể delta lây lan nhanh tiếp tục làm mờ triển vọng nhu cầu.Giá dầu WTI hiện đang được giao dịch tại 67.53 USD/thùng sau khi giảm 1.42% trong ngày trong khi dầu Brent đang giao dịch tại 70.52 USD/thùng sau khi giảm 0.9%
Trên thị trường FX, chỉ số DXY ít thay đổi. USD/JPY tích luỹ dưới mức cao nhất của tuần này trong khi GBP/USD ổn định trên 1.38. NZD/USD giao dịch trong phạm vi hẹp quanh 0.70 khi các nhà đầu tư tập trung vào quyết định chính sách RBNZ của tuần tới.
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm của Mỹ ổn định ở mức 0.22% trong khi lợi suất kỳ hạn 10 năm giảm 1 bps xuống 1.35%. Trong phiên giao dịch hôm thứ Năm tại Hoa Kỳ, lợi suất 10 năm kết thúc tăng gần 3 điểm phần trăm trong khi kỳ hạn 30 năm ít thay đổi và giao dịch quanh mức 2%.
Đức chứng kiến tổng số ca nhiễm COVID-19 đạt mức cao nhất trong gần hai tháng
Cả nước ghi nhận 5,578 trường hợp mắc mới trong ngày qua, nâng tổng số trường hợp đang hoạt động lên ~ 42,900 - cao nhất kể từ ngày 14 tháng 6.
Goldman Sachs: Việc Hoa Kỳ kêu gọi OPEC tăng sản lượng dầu không có khả năng đe dọa thâm hụt thị trường hiện tại
Theo quan điểm của các nhà phân tích tại Goldman Sachs, “Lời kêu gọi của Nhà Trắng tới OPEC để tăng sản lượng dầu khó có thể tăng sản lượng cao hơn trong ngắn hạn, do nhu cầu từ biến thể Delta sẽ bị đe dọa”.
"Vào cuối năm, việc tăng thêm hạn ngạch OPEC + dường như ngày càng cần thiết do nguồn cung gần đây gây thất vọng trên toàn cầu"
"Chúng tôi không thấy tuyên bố gần đây của Nhà Trắng là đe dọa thâm hụt thị trường hiện tại cũng như tốc độ tái cân bằng trong nửa cuối năm 21".
"Dự báo giá dầu Brent cuối năm là 80 USD/thùng vẫn không không đổi."
"Chúng tôi dự báo rằng công suất dự phòng của OPEC + sẽ được bình thường hóa hoàn toàn vào mùa xuân năm 2022."
"Sự chậm trễ trong việc gia tăng xuất khẩu của Iran sẽ chỉ có tác động tăng giá nhỏ đối với dầu vào cuối năm nay."
Fitch: RBNZ sẽ tăng OCR trong cuộc họp tuần tới
Trong báo cáo mới nhất của mình, Fitch Ratings lưu ý rằng họ kỳ vọng Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) sẽ tăng tỷ lệ OCR tại cuộc họp chính sách tiền tệ của mình vào tuần tới, đồng thời nói thêm rằng “việc tăng lãi suất sẽ hỗ trợ lợi nhuận của các ngân hàng”.
FDA chấp thuận các liều vắc-xin COVID-19 bổ sung cho những người có hệ thống miễn dịch suy yếu
FDA Hoa Kỳ đã chấp thuận tiêm vắc xin thứ ba cho những người có hệ thống miễn dịch kém.
Tỷ phú Mexico Ricardo Salinas: Ngân hàng của tôi sẽ sớm hỗ trợ Bitcoin
Vừa qua, tỷ phú người Mexico – ông Ricardo Salinas Pliego – đã xác nhận rằng ngân hàng của ông sẽ sớm hỗ trợ cho Bitcoin và nhiều đồng tiền mã hoá khác. Đồng thời, ông cũng bổ sung thêm “đôi mắt laser” vào ảnh đại diện Twitter của mình để khẳng định tình yêu và sự ủng hộ mãnh liệt dành cho Bitcoin.
JP Morgan chỉ ra 4 lý do thị trường chứng khoán tiếp tục tăng điểm
Marko Kolanovic, chiến lược gia của JP Morgan cho biết 4 lý do củng cố động lượng tăng của thị trường chứng khoán:
- KQKD quý 2 ấn tượng
- Các nhà đầu tư có vị thế ở mức trung bình, do đó họ vẫn còn khả năng mua nhiều hơn.
- Số ca nhiễm COVID-19 tại Mỹ bắt đầu có dấu hiệu giảm.
- Mối tương quan giữa cổ phiếu và trái phiếu đang bắt đầu bình thường hóa, và lợi suất trái phiếu đã chạm đáy, reflation trade vẫn đang hoạt động tốt.
Vaccine của Moderna có thể duy trì hiệu quả trong 6 tháng
Theo nghiên cứu của Moderna về 6 biến thể của virus COVID-19, vaccine của hãng này có khả năng kháng virus trong 6 tháng.
New South Wales ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 kỷ lục
Trong ngày hôm nay, bang NSW của Úc ghi nhận thêm 390 ca nhiễm COVID-19 mới, cao nhất trong đợt dịch lần này.
Chứng khoán Hàn Quốc giảm mạnh trong phiên sáng
Triển vọng về virus xấu đi cũng như ngành sản xuất chip tại nước này đã khiến chỉ số Kospi giảm 1.4% xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5. Trong khi đó, cặp tiền USD/KRW cũng tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 9/2020.
Thủ tướng Hàn Quốc yêu cầu người dân ở nhà kể từ cuối tuần này. Cổ phiếu Samsung giảm 3.3%.
Khảo sát của Reuters cho thấy các chuyên gia chờ đợi công bố thắt chặt đến từ Fed trong tháng 9
28 trong số 43 nhà phân tích được khảo sát cho rằng Fed sẽ công bố lộ trình thắt chặt chính sách vào cuộc họp FOMC tháng 9 tới.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 12/08: Bình yên khi không có tin tức dẫn dắt mới
Các chỉ số chứng khoán Mỹ tăng không quá nhiều trong bối cảnh các tin tức dẫn dắt thị trường đã không còn trong ngày thứ 5. Tuy nhiên điều đó là đủ để giúp các chỉ số Dow Jones và S&P 500 tăng lên mức đỉnh cao mới, lần lượt tăng 0.04% và 0.30%. Nasdaq tăng 0.35%.
Trên thị trường FX, chỉ số DXY tăng nhẹ 0.11% và chạm mức 93 khi chỉ số PPI của Mỹ tăng vượt kỳ vọng. Các đồng tiền khác đều giảm so với USD, dẫn đầu là AUD và NZD với mức giảm hơn 0.5%, tuy nhiên nhìn chung 2 đồng tiền này đều đang ở trong một phạm vi giá sideway trong những ngày gần đây. GBP/USD cũng giảm 0.40% xuống 1.3805, mức thấp nhất trong hơn 2 tuần. EUR và JPY đi ngang. Lợi suất kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng lên mức 1.36%.
Diễn biến trên thị trường hàng hóa cũng không có gì đặc sắc, giá vàng và giá dầu đi ngang.
Chứng khoán châu Âu tiếp tục một ngày khởi sắc
Các chỉ số lớn tại châu Âu đều đang ghi nhận tăng điểm trong ngày hôm nay, ngoại trừ chỉ số FTSE 100 của Anh:
- Chỉ số DAX, +0.8%
- Chỉ số CAC, +0.4%
- Chỉ số FTSE 100, -0.4%
- Chỉ số Ibex, +0.1%
- Chỉ số FTSE MIB, +0.35%
- Chỉ số Stoxx 600, +0.12%
Hai chỉ số DAX và Stoxx 600 tiếp tục đóng cửa tại đỉnh kỷ lục, và chỉ số CAC cũng đang ở mức cao nhất trong năm, tiếp tục tiến sát đỉnh kỷ lục lập vào tháng 9/2020 tại 6,944. Hôm nay chỉ số này đã lên tới 6,891 điểm.
Bộ Tài chính Mỹ sẽ đấu giá 27 tỷ USD trái phiếu kỳ hạn 20 năm vào tuần sau
Được biết, Bộ Tài chính Mỹ sẽ đấu giá lượng trái phiếu kho bạc kỳ hạn 20 năm trị giá 27 tỷ USD trong tuần sau, cùng với 8 tỷ USD trái phiếu chống lạm phát (TIPS).
Ngoài ra, Bộ Tài chính sẽ bắt đầu đấu giá lượng trái phiếu kho bạc kỳ hạn 30 năm trị giá 27 tỷ USD vào 1 giờ chiều theo giờ miền đông nước Mỹ, tức 0h đêm nay. Hôm qua, phiên đấu giá trái phiếu 10 năm đã diễn ra suôn sẻ nhờ nhu cầu lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài.
CAD lên mức cao nhất trong vòng một tháng so với EUR
Cặp tiền này đã đạt mức cao nhất trong vòng một tháng so với các đồng tiền châu Âu. EURCAD đã lập đáy ngày 1.4661, mức thấp nhất kể từ ngày 6/7, trước khi hồi phục lên mức hiện tại là 1.4693. Ngoài ra, USDCAD đang ở mức 1.2547, hiện vẫn đang kẹt trong biên độ hẹp.
Lạm phát kỳ vọng 10 năm của Mỹ tăng lên mức cao nhất trong 10 tuần
Lạm phát kỳ vọng cho trái phiếu thời hạn 10 năm gắn với CPI đã tăng 2 bp lên 2.42% trong ngày hôm nay so với ngày giao dịch trước, theo Bloomberg. Một số thông tin đáng chú ý khác như sau:
- Đây là ngày thứ năm liên tiếp con số này ghi nhận tăng
- Đã tăng 43 bp kể từ đầu năm, và 9 bp kể từ đầu tuần
- CPI tháng Bảy đạt 5.4% YoY, mức giảm thấp nhất trong 9 tháng. Số liệu tiếp theo sẽ được công bố vào ngày 14/9
Giá nhà ở tại Mỹ tăng mạnh trong quý II
Giá nhà tại Mỹ đã tăng tới 23% trong quý vừa rồi, lên mức bình quân $357,900, theo Hiệp hội Môi giới Bất động sản Quốc gia (NAR). Khoảng 94% trong số 183 khu vực nội đô ghi nhận giá nhà tăng hai chữ số, tăng 89% so với quý trước.
Lãi suất thế chấp thấp đã tăng nhiệt cho thị trường nhà tại Mỹ trong suốt hơn một năm nay. Người mua thậm chí đang gặp khó trong việc tìm ngôi nhà thích hợp cho tình hình tài chính của mình: Lượng nhà đã qua sử dụng được bán đã giảm bốn tháng liên tiếp kể từ tháng Năm.
Tuy nhiên, giá nhà tăng cùng với tích trữ tài sản đang là chiều hướng của năm vừa rồi, nhưng sẽ khó lặp lại vào năm 2022, theo Lawrence Yun, kinh tế trưởng của NAR, khi đang có dấu hiệu nguồn cung đang tăng và nhu cầu đang suy yếu,
Cập nhật diễn biến thị trường phiên Mỹ ngày 12/9: Thị trường trầm lắng sau dữ liệu PPI
Các chỉ số chứng khoán Mỹ hiện tại đang giảm nhẹ sau 30 phút mở cửa: chỉ số Nasdaq đang giảm sâu nhất (-0.33%). Hai chỉ số S&P 500 và Dow Jonoes đang cùng giảm 0.24% hiện tại. Tại châu Âu, các chỉ số đa phần đều khởi sắc: DAX hiện tăng 0.78%, cao nhất trong các chỉ số châu Âu. Duy nhất chỉ số FTSE giảm 0.38%.
Thị trường tiền tệ đang có phần bình lặng sau dữ liệu PPI tại Mỹ. Chỉ số DXY ở mức gần 93.2 điểm, tăng 0.12% trong ngày. AUD và CAD đang biết động mạnh nhát: AUD giảm 0.47% còn CAD giảm 0.24%, khi giá dầu giảm sâu đang gây áp lực rất lớn với hai đồng tiền này. Ngoài ra, NZD cũng đang giảm 0.1%, EUR chưa có nhiều thay đổi, GBP giảm 0.21%, CHF và JPY đều giảm gần 0.2%. \
Vàng đang tăng 0.36% trong ngày, tuy nhiên đã lui xuống khá sâu khỏi đỉnh 1,758. Dầu hiện giảm 1.42% xuống $67.5/thùng.
EURUSD tiếp tục giằng co gần 1.17 sau dữ liệu PPI Mỹ
Cặp tiền này vẫn chưa thể xác định được hướng đi, dù đã lập đáy ngày tại 1.1727 sau dữ liệu PPI của Mỹ. Cặp tiền tiếp tục giao động quanh mức 1.1735. Tuy nhiên, với việc giữ nguyên mức giá dưới đường MA 100 giờ, xu hướng cho EURUSD lúc này vẫn rất bearish.
Hiện tại, EURUSD đang được giao dịch quanh mức 1.1734.