Chứng khoán Mỹ tăng nhưng "không xi nhê" với đà giảm trong phiên hôm qua
Chứng khoán mở cửa trong sắc xanh nhưng đà tăng khiêm tốn so với mức giảm trong phiên hôm qua - chỉ số S&P mất 3.0%, NASDAQ bốc hơi 3.43%. Sau 10 phút mở cửa:
- Chỉ số Dow tăng 114.95 điểm (0.30%) lên 38,818.23.
- Chỉ số S&P tăng 26 điểm (0.51%) lên mức 5212.74
- Chỉ số NASDAQ tăng 45 điểm (0.27%) lên mức 16,247.22
- Chỉ số Russell 2000 giảm 1.344 điểm (-0.07%) xuống mức 2,037.81.
Đà tăng khiêm tốn này diễn ra sau khi Nikkei tăng hơn 10% sau mức giảm 12.4% vào thứ Hai.
Một số động lực phiên hiện nay bao gồm:
- Palentir tăng 1.87 USD (7.73%) sau khi công bố lợi nhuận
- Caterpillar tăng 4.60 USD (1.45%) sau khi công bố lợi nhuận của công ty vượt kỳ vọng
- Uber tăng 2.40 USD (4.10%) sau khi công bố lợi nhuận vượt kỳ vọng
Nhóm Magnificent 7:
- Meta Platforms tăng 1.02%
- Apple giảm 3.10%
- Amazon giảm 1.13%
- Nvidia tăng 0.86%
- Google giảm 1.48%
- Microsoft tăng 1.20%
- Tesla giảm 2.33%
Lợi suất trái phiếu của Hoa Kỳ:
- Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 2 năm đạt 3.931%, +4.5 điểm cơ bản
- Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 5 năm đạt 3.669%, +4.1 điểm cơ bản
- Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm đạt 3.816%, +3.0 điểm cơ bản
- Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 30 năm đạt 4.096%, +2.6 điểm cơ bản
Scotiabank: GBP/USD có khả năng test lại vùng 1.2610 - 1.2615
Shaun Osborne, chiến lược gia ngoại hối của Scotiabank, lưu ý rằng dữ liệu PMI xây dựng của Anh đã tăng mạnh vào tháng 7, đạt 55.3, thấp hơn mức 52.2 của tháng 6.
“Dữ liệu tháng 7 là kết quả mạnh nhất trong hơn hai năm. Dữ liệu này có ít tác động đến GBP, đồng tiền có hiệu suất yếu nhất trong các đồng tiền chính cho đến nay. Mặt khác, tình trạng bất ổn xã hội lan rộng trên khắp Vương quốc Anh trong tuần qua có thể ảnh hưởng đến tâm lý.”
“Đồng GBP phần nào miễn nhiễm với biến động của ngày hôm qua. Tuy nhiên, đà sụt giảm đã mở rộng vào sáng nay, với GBP/USD lao dốc xuống dưới mức hỗ trợ tại 1.2700 - 2810. Cặp tiền này có khả năng test lại mức đáy cuối tháng 6 quanh 1.2610-1.2615. Mức kháng cự là 1.2840-1.2850.”
Thống đốc Minnesota Tim Walz trở thành "bạn đồng hành" tranh cử với Kamala Harris
Thống đốc Minnesota Tim Walz, 60 tuổi, đã được ứng cử viên Tổng thống đảng Dân chủ Kamala Harris chọn làm ứng cử viên phó tổng thống, theo CNN.
Thị trường nhà đất Canada chịu áp lực: Số nhà rao bán ở Toronto tăng lên mức đỉnh kể từ cuộc khủng hoảng tài chính
Khi một thị trường nhà đất gặp khó khăn, giá cả không phải là thứ đầu tiên giảm xuống. Thay vào đó, lượng hàng tồn kho sẽ tăng lên và mọi người kỳ vọng tìm được một người mua thực sự quyết tâm. Tuy nhiên, theo thời gian, một thị trường bão hòa sẽ khiến giá cả giảm xuống thấp hơn.
Đó chính xác là những gì đang dần diễn ra ở Toronto, đặc biệt là đối với thị trường chung cư và nhà xây mới.
Hội đồng bất động sản khu vực Toronto hôm nay đã báo cáo rằng lượng nhà đang rao bán đạt đỉnh kể từ cuộc khủng hoảng tài chính trong khi doanh số bán nhà giảm thêm 1.7% vào tháng 7. Doanh số hiện đang giảm trong 5/6 tháng qua.
Chỉ số giá nhà đạt 1,089,800 USD, giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng cộng có 24,000 ngôi nhà được rao bán nhưng có gần 9,000 căn hộ chung cư, đây là một con số kỷ lục.
Ngân hàng Trung ương Canada sẽ tổ chức cuộc họp vào ngày 4 tháng 9 và thị trường đang dự đoán 100% khả năng ngân hàng sẽ cắt giảm lãi suất ít nhất 25bps với 7% khả năng lãi suất sẽ giảm 50bps.
Cán cân thương mại quốc tế của Hoa Kỳ trong tháng 6 thâm hụt mạnh hơn dự kiến
- Cán cân thương mại quốc tế của Hoa Kỳ trong tháng 6 thâm hụt 73.1 tỷ USD
- Dự kiến thâm hụt 72.5 tỷ USD
- Tháng trước thâm hụt 75.1 tỷ USD, được điều chỉnh thành 75.0 tỷ USD
- Cán cân thương mại hàng hoá thâm hụt 96.56 tỷ USD, sơ bộ thâm hụt 96.84 tỷ USD và tháng trước thâm hụt 99.37 tỷ USD
- Dịch vụ thặng dư 24.2 tỷ USD
Chi tiết:
- Xuất khẩu -1.5%, tháng trước -0.5%
- Nhập khẩu +0.6%, tháng trước -0.3%
- Nhập khẩu hàng hóa vốn là 80.18 tỷ USD, cao hơn so với 77.95 tỷ USD của tháng trước
- Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 265.94 tỷ USD, cao hơn so với 262.01 tỷ USD của tháng trước
- Tổng kim ngạch nhập khẩu là 339.05 tỷ USD, cao hơn so với 337.01 tỷ USD của tháng trước.
Thâm hụt thương mại lớn hơn sẽ tác động tiêu cực đến GDP.
Dữ liệu cán cân thương mại tháng 6 của Canada có gì đáng chú ý?
- Cán cân thương mại tháng 6 của Canada: thặng dư 0.64 tỷ USD
- Dự kiến: thâm hụt 1.84 tỷ USD
- Trước đó là thâm hụt 1.93 tỷ USD
- Xuất khẩu đạt 66.65 tỷ USD, cao hơn so với 62.45 tỷ USD trước đó
- Nhập khẩu đạt 66.01 tỷ USD, cao hơn so với 64.37 tỷ USD trước đó
Có thể thấy đây là dữ liệu tích cực hiếm hoi về nền kinh tế Canada khi cán cân thương mại được cải thiện và khối lượng nhập khẩu cũng như xuất khẩu đều tăng, tuy nhiên phần lớn là nhờ xuất khẩu dầu và vàng.
- Xuất khẩu tăng vọt 5.5% lên 66.65 tỷ USD, mức tăng hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 2 năm 2024
- Nhập khẩu tăng 1.9% lên 66.01 tỷ USD, tiệm cận mức đỉnh mọi thời đại kể từ tháng 6 năm 2022
- Xuất khẩu dầu thô và vàng thúc đẩy đà tăng, chiếm hơn 75% tổng mức tăng xuất khẩu
- Xuất khẩu dầu thô tăng vọt 13.3%, được thúc đẩy bởi khối lượng lớn hơn tới các nước châu Á thông qua đường ống Trans Mountain
- Xuất khẩu vàng thô tăng vọt 35.3% trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị và nhu cầu cao
- Nhập khẩu xe ô tô chở khách và xe tải đạt mức kỷ lục 6.8 tỷ CAD, tăng 8.2%
- Thặng dư thương mại với Hoa Kỳ tăng lên 9.4 tỷ CAD, con số lớn nhất kể từ tháng 11 năm 2023
- Thâm hụt thương mại với phần còn lại của thế giới thu hẹp xuống còn 8.7 tỷ CAD từ mức 10.4 tỷ CAD vào tháng 5
GBP/USD suy yếu trong phiên khi tâm lý risk-off tiếp tục hiện hữu
- Tỷ giá GBP/USD tiếp tục giảm mạnh trước thềm phiên Mỹ, hiện ở mức 1.2680, giảm 90 pip trong ngày.
Đồng GBP tiếp tục bị chi phối bởi suy đoán của thị trường về BoE trong bối cảnh không có nhiều sự kiện kinh tế quan trọng. Họ cho rằng BoE có thể tiếp tục cắt giảm lãi suất để chống lại tác động từ một cuộc suy thoái tiềm năng từ Hoa Kỳ
Tuần trước, BoE đã cắt giảm lãi suất 0.25% lãi suất điều hành, với tỷ lệ bỏ phiếu 5-4 đúng như dự kiến. NHTW này cũng đưa ra quan điểm rằng sẽ sử dụng cách tiếp cận thận trọng trong quá trình bình thường hóa chính sách.
Liệu biên bản cuộc họp từ BoJ có tiếp thêm động lực cho đồng JPY?
Quyết định tăng lãi suất từ BoJ đã thúc đẩy nhà đầu tư chốt lời các giao dịch carry trade có lợi nhuận, cùng với tâm lý risk-off đã bổ sung thêm động lực cho đồng JPY. Quyết định tăng lãi suất mạnh hơn dự báo của BoJ và báo cáo việc làm đáng thất vọng của Hoa Kỳ trong tháng 7, làm dấy lên lo ngại về suy thoái, có thể đã mang đến thêm lý do cho các nhà đầu tư tiếp tục mua yên.
Với tất cả những điều đó, sự chú ý của các nhà giao dịch có thể đổ dồn vào biên bản trong cuộc họp BoJ tuần trước, dự kiến sẽ được công bố vào thứ Năm tuần này, nhằm tìm kiếm thêm manh mối và gợi ý về mức độ sẵn sàng của các quan chức trong việc tiếp tục tăng lãi suất và thời gian họ dự định tăng lãi suất trở lại.
Hiện tại, thị trường hiện đang định giá 75% cho khả năng BoJ sẽ tăng lãi suất thêm 0.1% cho đến cuối năm nay, mặc dù họ dự đoán sẽ không có hành động nào tại cuộc họp sắp tới vào ngày 20/09. Nếu bản tóm tắt cho thấy quan điểm "hawkish" hơn dự kiến, với các quan chức rõ ràng ủng hộ việc tăng lãi suất nhiều hơn, đồng JPY có thể sẽ tăng giá hơn nữa khi chênh lệch lợi suất giữa lợi suất của Hoa Kỳ và Nhật Bản tiếp tục thu hẹp.
Stablecoin yết giá bằng đồng Euro sẽ ra mắt sau khi đạo luật MiCA được ban hành
Khung Quy định Thị trường Tài sản Tiền điện tử (MiCA) của Liên minh Châu Âu đang dần có hiệu lực theo lộ trình triển khai đã được lên kế hoạch. Bộ quy định ban đầu, có hiệu lực vào tháng7, tập trung vào stablecoin và các nhà phát hành. Quy định này đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho stablecoin được yết giá bằng đồng nội tệ.
Công ty fintech Next Generation có trụ sở tại Pháp và tổ chức tiền điện tử DECTA Ltd có trụ sở tại Ireland, đã công bố kế hoạch giới thiệu lại stablecoin được yết giá bằng đồng Euro với tên gọi EURT, trên blockchain Stellar. Theo các bên liên quan, sáng kiến này, được khởi động vào ngày 5 tháng 8 hoàn toàn tuân thủ đạo luật MiCA. Dự án về đồng EURT trước đó đã được triển khai vào năm 2017 với sự hợp tác của Stellar Foundation.Tuy nhiên, việc thiếu khung pháp lý cần thiến đã dẫn đến việc dự án bị đình chỉ.
Việc công bố đạo luật mới MiCA đã hỗ trợ cho dự án này trở lại và khiến thị trường stablecoin tại Châu Âu trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng trong lĩnh vực này. Vốn hóa thị trường được dự báo wor mức tối thiểu là 15 tỷ Euro vào năm 2025, 70 tỷ euro vào năm 2026 và có khả năng vượt mức 2,000 euro vào năm 2028.
Tính đến ngày 31 tháng 7, vốn hóa thị trường của stablecoin đang trên đà tăng, chạm mức 164 tỷ USD trong tháng 7. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 4 năm 2022 và khối lượng giao dịch của các stablecoin như USD Coin đã tăng vọt 48%.
Peter Brandt: Diễn biến hiện tại của Bitcoin tương tự như giai đoạn đầu chu kỳ tăng giá năm 2016
Theo nhà giao dịch kỳ cựu Peter Brandt, đà giảm của Bitcoin kể từ đợt halving tháng 4/2024 đang bắt đầu tương đồng với các biến động trước chu kỳ tăng giá giai đoạn 2015-2017. Brandt đã so sánh mức độ của các đợt điều chỉnh thị trường kể từ ngày halving.
Vào năm 2016, halving Bitcoin diễn ra vào ngày 09/07 và giá vào ngày hôm đó là 650 USD. Sau đó, thị trường đã chứng kiến mức giảm 27% sau halving trong vòng một tháng trước khi tăng vọt lên mức đỉnh của chu kỳ là 20,000 USD vào tháng 12/2017. Tương tự, đợt giảm giá gần đây của Bitcoin xuống dưới $50.000 USD tương ứng với mức giảm 26%, tính từ mức giá sau halving là 64.962 USD.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích cảnh báo Bitcoin có thể giảm sâu hơn. Người sáng lập ITC Crypto, Benjamin Cowen, cho biết rằng giá BTC đang lặp lại mô hình của năm 2019 khi thị trường tăng vọt trong nửa đầu năm, sau đó giảm mạnh trong nửa cuối năm.
Tim Kravchunovsky, người sáng lập và Giám đốc điều hành của mạng viễn thông phi tập trung Chirp, cho rằng rằng tài sản tiền điện tử có thể phục hồi nhanh hơn nhiều so với các tài sản rủi ro khác, như đã từng xảy ra vào năm 2020: “Trong những giờ và ngày tới, chúng ta có thể chứng kiến sự vượt trộ của tiền điện tử so vớicổ phiếu truyền thống, tương tự như những gì chúng ta đã thấy vào năm 2020.”
Chứng khoán châu Âu giảm điểm, đà tăng của chứng khoán Mỹ dần biến mất
Cập nhật các chỉ số thị trường Châu Âu và Mỹ:
- Chỉ số Eurostoxx giảm 0.5%
- Chỉ số DAX của Đức giảm 0.2%
- Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 0.7%
- Chỉ số FTSE của Anh giảm 0.4%
- HĐTL S&P 500 tăng 0.3%
- HĐTL Nasdaq tăng 0.2%
- HĐTL Dow tăng 0.3%
Trước đó, HĐTL Nasdaq đã tăng gần 2%, S&P 500 tăng 1.4% trong thời điểm chuyển giao từ phiên châu Á sang châu Âu. Đà tăng đã giảm dần kể từ khi tâm lý lạc quan tiếp tục trở nên mong manh hơn trong phiên giao dịch.
Trên thị trường ngoại hối, đồng USD nhìn chung vẫn tích cực. Đà hồi phục của USD/JPY đã suy yếu sau khi chạm ngưỡng 146.30 và hiện giao dịch tại mức 144.52
Đợt báo tháo 510 tỷ USD đã thổi bay lợi nhuận năm 2024 của 50 đồng tiền điện tử lớn
Thị trường tiền điện tử đã chứng kiến đợt bán tháo mạnh mẽ, thổi bay 510 tỷ USD giá trị vốn hóa của thị trường. Sau đợt bán tháo, hơn 60% trong số 50 loại tiền điện tử hàng đầu đã mất đi toàn bộ đà tăng trong năm 2024, theo chuyên gia của CryptoQuant.
Sau đợt bán tháo, giá Ethereum đã giảm xuống mức đáy 5 tháng nằm dưới ngưỡng $2,200. Việc mất đi ngưỡng tâm lý này có thể dẫn đến sự bán tháo trong hoảng loạn, gây ra áp lực giảm giá cho toàn bộ thị trường.
Một số memecoin phổ biến nhất đã chịu thiệt hại lớn. Memecoin Dogwifhat (WIF) đã giảm hơn 41% trong tuần qua, trong khi Pepe giảm hơn 34% xuống mức 0.057781 USD và giảm 53% so với mức đỉnh mọi thời đại được ghi nhận vào cuối tháng 5. Vì memecoin thiếu đi giá trị nội tại, nên mức tăng giá của chúng chủ yếu được thúc đẩy bởi sự cường điệu trên mạng xã hội và sự chú ý từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Do đó, chúng thường bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong những nhịp điều chỉnh của thị trường.
Đợt bán tháo khốc liệt của thị trường tiền điện tử đến từ sự kết hợp của các diễn biến kinh tế vĩ mô và tình hình của ngành. Vào ngày 5 tháng 8, BoJ đã công bố tăng lãi suất điều hành lên 0.25%, tác động mạnh mẽ đến thị trường chứng khoán Hoa Kỳ và cả giá Bitcoin, khi các nhà giao dịch vay yên Nhật với lãi suất thấp để mua tài sản trên thị trường Hoa Kỳ.
Cập nhật phiên Âu: USD phục hồi, khẩu vị rủi ro xói mòn trong phiên Âu
Tâm lý các nhà đầu tư sáng sủa hơn vào đầu ngày sau khi trải qua làn sóng bán tháo ồ ạt trên các thị trường vào đầu tuần. Chỉ số chứng khoán tương lai của Hoa Kỳ tăng từ 1% đến 1.8% trong ngày, đồng thời các chỉ số châu Âu cũng tăng từ 0.5-1% trong giờ mở cửa. Tuy nhiên, khẩu vị rủi ro đang xói mòn dần trong 1H qua do tâm lý các nhà đầu tư vẫn còn rất mong manh.
Trên thị trường FX, USD tăng so với các đồng tiền chính, với GBP và JPY dẫn đầu đà giảm. Chỉ số DXY hồi nhẹ lên 103.10 và lợi suất TPCP Hoa Kỳ 10 năm tăng khoảng 2% lên khoảng 3.85%.
Vào cuối phiên Á, RBA đã tuyên bố giữ nguyên lãi suất chính sách ở mức 4.35%. Ngân hàng khẳng định rằng chính sách cần phải đủ thắt chặt để kiểm soát lạm phát. Thống đốc RBA Michele Bullock cũng tuyên bố lãi suất có thể cần duy trì ở mức cao lâu hơn và việc cắt giảm lãi suất không nằm trong kế hoạch ngắn hạn. Sau thông báo này, AUD/USD tăng 0.3% lên trên 0.6500, nhưng nhanh chóng giảm mạnh về 0.6350 và hồi trở lại quanh 0.6500 trong phiên Âu.
EUR/USD tăng vượt mức 1.1000 lần đầu tiên kể từ đầu tháng Giêng nhưng đóng cửa dưới mức này vào thứ Hai. Cặp tiền điều chỉnh giảm vào đầu ngày thứ Ba, và hiện giao dịch dưới mức 1.0950. GBP/USD mở rộng đà giảm của phiên thứ Hai trong phiên châu Âu, giao dịch ở khoảng 1.2750.
Tại các thị trường khác:
- Vàng tăng 0.2% lên 2,415 USD
- Dầu WTI tăng 0.2% lên 73.10 USD/thùng
- BTC tăng 1.6% lên 54,800 USD
Doanh số bán lẻ tháng 6 tại Eurozone giảm nhiều hơn dự báo
- -0.3% so với tháng trước (dự báo: -0.1%, trước đó: +0.1%)
Tâm lý thị trường dần xấu đi khi vừa mới sáng sủa trở lại vào đầu ngày
HĐTL chỉ số S&P 500 cũng đã thu hẹp một phân nửa đà tăng trong ngày, hiện chỉ còn khoảng 0.9%. HĐTL chỉ số Nasdaq tăng khoảng 2% vào cuối phiên Á, nhưng hiện cũng chỉ còn tăng 0.5%. Tâm lý thị trường vẫn còn rất mong manh, nên những biến động này không phải điều quá bất thường. Nhưng có thể thấy rằng khẩu vị rủi ro đang xói mòn dần trong 1H qua sau khi mới sáng sủa trở lại vào đầu ngày.
JPMorgan: Quá trình thoát vị thế khỏi các giao dịch carry trade mới tiến hành được một nửa
Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg, Giám đốc chiến lược FX toàn cầu của JPMorgan, Arindam Sandilya lập luận rằng "nỗi đau âm ỉ" từ làn sóng bán tháo trên các thị trường vẫn còn đó, và câu chuyện vẫn chưa kết thúc ở đây. Thêm vào đó, sự hỗn loạn của thị trường vài ngày qua đang gây khó khăn trong việc cân bằng danh mục đầu tư. Do đó, để các giao dịch carry trade sẽ khó có thể phục hồi trong ngắn hạn khi JPY tăng giá trở lại gần đây.
"Quá trình thoát vị thế khỏi các giao dịch carry trade đã tiến hành được khoảng 50% - 60% trong giới đầu cơ. Với kịch bản tốt nhất, thị trường có thể ổn định ở mức hiện tại và có thể chỉ phục hồi nhẹ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp xấu hơn, xu hướng biến động mạnh của thị trường vẫn sẽ tiếp tục, mặc dù với tốc độ có thể chậm hơn so với trước đây. Điều này cho thấy sự thận trọng của các nhà đầu tư, nhấn mạnh rằng ngay cả khi tình hình ổn định hơn, các biến động mạnh vẫn có thể tiếp tục."
S&P Global: PMI xây dựng tháng 7 tại Vương quốc Anh cao hơn dự báo
- 55.3 (dự báo: 52.8, trước đó: 52.2)
Sự gia tăng trong số lượng các đơn đặt hàng mới đã góp phần làm tăng tốc hoạt động xây dựng tại Anh vào tháng 7. Tin tốt là điều kiện việc làm cũng được cải thiện, nhưng đồng thời áp lực giá cũng tăng cao hơn.
Bitcoin có khả năng hồi nhẹ trước khi giảm sâu hơn nữa
Bitcoin đã phá xuống dưới đường xu hướng tăng vào thứ Sáu, từ đó dẫn đến đợt bán tháo trong 3 ngày tiếp theo với mức giảm 11.6% và kiểm tra hỗ trợ trên khung D1 là 49,917 USD vào thứ Hai. Tuy nhiên, hiện giá BTC đã có nhịp hồi khoảng 3.5% lên 55,892 USD.
Trong ngắn hạn, BTC có thể bật lên kiểm tra kháng cự 62,066 USD, với mức Fibo 61.8% của pha giảm từ đỉnh phiên 29/7 là 70,079 USD xuống đáy phiên thứ Hai là 49,101 USD, trước khi giảm sâu hơn nữa. Vùng kỹ thuật này cũng hội tụ đường xu hướng vừa bị phá vỡ và đường EMA 100 ngày ở khoảng 65,596 USD. Đây được coi là khu vực đảo chiều giá quan trọng mà các trader cần chú ý.
Nếu không thể vượt qua mức 62,066 USD, BTC có khả năng sẽ giảm đến 19% và quay trở vùng hỗ trợ (khung D1) là 49,917 USD.
Chỉ báo RSI ở khoảng 32 - áp sát vùng quá bán. Điều này cho thấy Bitcoin có khả năng phục hồi vừa phải trước khi tiếp tục xu hướng giảm.
HCOB: PMI xây dựng tại Đức tăng nhẹ trong tháng 7
- 40 (trước đó: 39.7)
PMI xây dựng tháng 7 tại Đức có sự cải thiện so với tháng 6, nhưng vẫn ở mức tương đối thấp và nằm trong vùng suy thoái. Điều kiện việc làm tiếp tục xấu đi khi các doanh nghiệp xây dựng vẫn bi quan với triển vọng của ngành, thậm chí còn tệ hơn những gì được chứng kiến vào tháng 6.
Sắc xanh lan tỏa trên thị trường chứng khoán châu Âu
Chứng khoán châu Âu khởi sắc trở lại trong phiên thứ Ba sau khi các thị trường thoát khỏi làn sóng bán tháo mạnh mẽ trong phiên thứ Hai. Các nhà đầu tư đang hồi sức sau một ngày mà hầu như mọi tài sản rủi ro đều được bán ra trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng về suy thoái kinh tế ở Hoa Kỳ, định giá tiêu cực trong lĩnh vực công nghệ và JPY tăng vọt làm ảnh hưởng đến các giao dịch carry trade.
Những lo ngại về sự suy thoái sâu sắc đã phần nào được xoa dịu bởi các số liệu hôm thứ Hai cho thấy lĩnh vực dịch vụ của Hoa Kỳ đã mở rộng vào tháng 7, sau sự suy giảm tồi tệ nhất trong 4 năm được ghi nhận vào tháng trước đó.
Lịch kinh tế trong ngày có gì đáng chú ý?
Lịch kinh tế trong ngày khá buồn tẻ khi thiếu đi xúc tác từ các dữ liệu kinh tế quan trọng.
- Trong phiên Âu, điểm nhấn duy nhất là báo cáo Doanh số bán lẻ tháng 7 tại Eurozone. Nhưng đây là sự kiện không tác động lên thị trường.
- Trong phiên Mỹ, trọng tâm là báo cáo PMI dịch vụ của Canada
Biến động mạnh mẽ trên các thị trường đã lắng xuống một chút, nhưng vẫn còn đó và tâm lý các nhà đầu tư vẫn khá mong manh lúc này.
Happy trading!
Thứ trưởng Tài chính Nhật Bản Kanda: MOF đã thảo luận về những biến động lớn trên thị trường ngoại hối với FSA và BOJ
- MOF đã thảo luận về những biến động lớn trên thị trường ngoại hối với FSA và BOJ
- Tuy nhiên, ông từ chối đưa ra bình luận nào về biến động tỷ giá
- Chính phủ sẽ hợp tác chặt chẽ với BOJ
- Diễn biến giá cổ phiếu cho thấy nền kinh tế Nhật Bản đang phục hồi ở mức vừa phải
- Theo dõi chặt chẽ biến động ngoại hối và thảo luận trong cuộc họp
- Điều quan trọng là biến động tỷ giá ổn định và phản ánh các yếu tố kinh tế cơ bản
Ông nói thêm rằng 3 bên đã tổ chức họp hôm nay do những biến động lớn trên thị trường chứng khoán. Họ khá khéo léo khi tránh đề cập đến câu chuyện USD/JPY sập 2000pip tháng vừa qua. Cuộc họp này mang tính hình thức nhằm mục đích cho thị trường thấy rằng các nhà chức trách vẫn đang theo sát và nỗ lực để kiểm soát mọi thứ.
Đơn đặt hàng công nghiệp tháng 6 của Đức tăng mạnh
- Đơn đặt hàng công nghiệp tháng 6 của Đức +3.9%, đây là mức tăng lớn hơn nhiều so với dự kiến +0.5%.
- Trong tháng trước đó, chỉ số này -1.6% và được điều chỉnh thành -1.7%
- Ngay cả khi loại trừ các đơn đặt hàng lớn, các đơn đặt hàng công nghiệp vẫn tăng 3.3% so với tháng 5. Đó là một diễn biến tích cực đối với lĩnh vực sản xuất. Các đơn đặt hàng trong nước đã tăng đột biến (+9.1%) trong khi các đơn đặt hàng nước ngoài thì trầm lắng hơn (+0.4%).
Tỷ lệ thất nghiệp điều chỉnh theo mùa của Thụy Sĩ trong tháng 7 phù hợp với dự kiến
Tỷ lệ thất nghiệp điều chỉnh theo mùa của Thụy Sĩ trong tháng 7 là 2.5%, bằng với dự kiến
Con số chưa điều chỉnh vẫn ổn định ở mức 2.3% vào tháng trước, với số người thất nghiệp dự kiến tăng lên 107,716 người. Con số này cao hơn so với mức 104,518 người vào tháng 6.
Hợp đồng quyền chọn FX đáo hạn hôm nay có gì đáng chú ý?
Không có hợp đồng đáo hạn lớn nào cần lưu ý trong ngày. Hiện tại, khẩu vị rủi ro sẽ tiếp tục phụ thuộc vào tâm lý thị trường và cho đến nay, sự hoảng loạn trên thị trường đã giảm bớt. Đợt bán tháo trên thị trường toàn cầu đã lắng xuống, ít nhất là trong thời điểm hiện tại. Tuy vậy, chỉ cần một sự kiện nhỏ hoặc tin tức tiêu cực cũng có thể khiến thị trường trở nên bất ổn và biến động mạnh trở lại. Do đó, người tham gia thị trường cần thận trọng và theo dõi sát sao tình hình.
AUD/NZD tiến gần đến mức 1.1000 sau quyết định của RBA
- AUD/NZD tăng sau quyết định của RBA.
- Tuy nhiên AUD có thể được điều chỉnh lại vì dữ liệu lạm phát quý II đã làm giảm khả năng RBA tăng lãi suất thêm một lần nữa.
- NZD đang gặp khó khăn vì RBNZ được kỳ vọng sẽ sớm cắt giảm lãi suất vào tháng 10.
AUD/USD đi ngang sau quyết định của RBA
- RBA giữ nguyên lãi suất ở mức 4.35% trong cuộc họp thứ sáu liên tiếp.
- AUD/USD vẫn ổn định ở mức 0.6505 sau quyết định của RBA.
- USD phải đối mặt với những thách thức khi dữ liệu lao động ảm đạm gần đây thúc đẩy khả năng Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 9 cao hơn.
RBA giữ nguyên lãi suất đúng như dự kiến
RBA giữ nguyên lãi suất điều hành ở mức 4.35%, đúng như dự kiến
- Lạm phát vẫn cao hơn mục tiêu và đang chứng tỏ là dai dẳng
- Triển vọng vẫn không chắc chắn
- Quá trình đưa lạm phát trở lại mục tiêu diễn ra chậm và khó khăn
- Chi phí lao động cao và lạm phát dai dẳng
- Tăng trưởng tiền lương dường như đã đạt đỉnh nhưng vẫn cao do xu hướng tăng trưởng năng suất
- Động lực trong hoạt động kinh tế yếu, bằng chứng là tăng trưởng GDP chậm
- Lạm phát cơ bản vẫn còn quá cao
- Sẽ còn một thời gian nữa trước khi lạm phát duy trì trong phạm vi mục tiêu một cách bền vững
- Chính sách sẽ cần phải đủ thắt chặt cho đến khi có đủ niềm tin rằng lạm phát đang trở về mục tiêu một cách bền vững
- RBA không loại trừ bất kỳ điều gì đối với các quyết định chính sách tiếp theo
Chỉ số Nikkei của Nhật Bản đã phục hồi 10% trong ngày hôm nay
Sau một trong những ngày tồi tệ nhất trong lịch sử, Nikkei hiện đang phục hồi trở lại. Nhưng ngay cả với mức tăng hơn 10% hôm nay, chỉ số này vẫn thấp hơn 11% so với đầu tháng. Điều này cho thấy thị trường vẫn còn rất mong manh và có thể sẽ còn nhiều biến động.
Carry trade mất đà có thể được cho là lý do chính đằng sau đợt sụt giảm đã diễn ra kể từ thứ Sáu tuần trước. Khi thị trường chứng khoán giảm mạnh, giá trị của các khoản đầu tư cũng giảm theo, dẫn đến nhiều lệnh margin call.
Thị trường sẽ phản ứng dữ dội với các ngân hàng trung ương khi mọi thứ không diễn ra theo ý họ. Ngay cả với mức giảm của ngày hôm qua, Nikkei vẫn tăng hơn 20% kể từ đầu năm 2023. Và S&P 500 và Nasdaq vẫn tăng lần lượt khoảng 9% và khoảng 8% chỉ riêng trong năm nay.
Dù thị trường có sự phục hồi tạm thời, tình hình vẫn còn bất ổn và chỉ khi mọi thứ ổn định, chúng ta mới có thể thấy rõ toàn cảnh ai đã bị ảnh hưởng và ở mức độ nào.
RBA được dự báo sẽ không có thay đổi nào về lãi suất
Sau đợt sụt giảm quy mô lớn trên các thị trường tài chính toàn cầu vào thứ Sáu vừa qua, các nhà đầu tư và nhà phân tích đều tập trung sự chú ý vào RBA để xem họ sẽ có phản ứng hay tuyên bố gì liên quan đến tình hình này.
Dự kiến RBA sẽ không có thay đổi nào về lãi suất, đặc biệt là sau báo cáo CPI quý II gần đây. Có những lo ngại về việc RBA cần phải tăng lãi suất để kìm chế lạm phát. Nhưng những lo ngại đó hiện đã lắng xuống và thị trường không còn thực sự nghiêng về hướng đó nữa.
Theo tình hình hiện tại, các nhà giao dịch đang định giá khả năng không có thay đổi nào trong ngày hôm nay là ~91%.
Hầu hết những gì RBA phát biểu vào tháng 6 sẽ tiếp tục được lặp lại. Điều quan trọng nhất là RBA "không loại trừ bất kỳ điều gì" về các quyết định chính sách tiếp theo của họ.
Sau khi chạm mức 0.6347 vào hôm qua, AUD/USD đang phục hồi. Cặp tiền này hiện đang tăng 0.3% lên 0.6511.
Khẩu vị rủi ro được cải thiện, thị trường dần ổn định trở lại
Còn quá sớm để kết luận rằng thị trường đã hoàn toàn ổn định sau rất nhiều biến động. Chênh lệch giá mua-bán vẫn đang điều chỉnh.
- Nikkei +9.4%
- Hợp đồng tương lai S&P 500 +1.4%
- Hợp đồng tương lai Nasdaq +1.9%
- Hợp đồng tương lai Dow +0.9%
- Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Hoa Kỳ +5.6 điểm cơ bản lên 3.839%
- USD/JPY +0.8% lên 145.27
- USD/CHF +0.3% lên 0.8551
Nasdaq trong ngày hôm qua đóng cửa giảm 3.4% nhưng vẫn cao hơn mức đáy trong phiên.
Mặc dù biến động đã giảm bớt, thị trường vẫn đang ở trạng thái mong manh và dễ bị tác động bởi các yếu tố nhỏ. Việc giảm carry trade và giảm đòn bẩy có thể diễn ra dần dần, tạo ra nhiều biến động trong tương lai.
Nhưng hiện tại, báo cáo PMI dịch vụ ISM của Hoa Kỳ tại đây và một số giọng điệu bình tĩnh hơn từ các quan chức Goolsbee và Daly của Fed có lẽ đang giúp mang lại một chút sự cứu trợ cho tâm lý chung của thị trường.
Giá dầu tăng hơn 1% vì lo ngại xung đột Trung Đông lan rộng
Giá dầu tăng hơn 1% vào thứ Ba, thu hẹp mức giảm của ngày hôm trước do lo ngại rằng xung đột leo thang ở Trung Đông có thể ảnh hưởng đến nguồn cung đã lấn át nỗi sợ về khả năng suy thoái của Hoa Kỳ có thể gây tổn hại đến nhu cầu tại quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới.
Vào thứ Hai, dầu Brent và dầu WTI đều giảm khoảng 1% trong bối cảnh thị trường chứng khoán toàn cầu giảm. Sự sụt giảm của dầu bị hạn chế bởi lo ngại rằng hành động trả đũa của Iran đối với vụ ám sát một nhà lãnh đạo Hamas ở Tehran có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn ở Trung Đông.
Hiroyuki Kikukawa, chủ tịch của NS Trading, một đơn vị của Nissan Securities, cho biết: "Nỗi lo sợ gia tăng về xung đột leo thang ở Trung Đông đã thúc đẩy hoạt động mua mới".
"Thị trường phần lớn đã tính đến một cuộc tấn công trả đũa của Iran nên trọng tâm là quy mô của cuộc tấn công và cuộc phản công của Israel", Kikukawa cho biết. Nếu xung đột leo thang, giá dầu sẽ tăng, nhưng nếu nó được kiềm chế trong ngắn hạn - như hồi tháng 4 trong bối cảnh lo ngại leo thang tương tự - thì mức tăng sẽ bị hạn chế, ông cho biết.
Israel và Hoa Kỳ đang chuẩn bị cho sự leo thang đáng kể sau khi Iran và các đồng minh Hamas và Hezbollah cam kết trả đũa Israel vì vụ giết hại thủ lĩnh Hamas và một chỉ huy quân sự của Hezbollah vào tuần trước.
Hoa Kỳ đã thúc giục các nước truyền đạt cho Iran rằng việc leo thang không có lợi cho họ, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao cho biết vào thứ Hai, trong bối cảnh mà Ngoại trưởng Antony Blinken gọi đây là "thời điểm quan trọng" đối với khu vực.
Vào thứ Hai, ít nhất năm nhân viên Hoa Kỳ đã bị thương trong một cuộc tấn công vào một căn cứ quân sự ở Iraq, các quan chức Hoa Kỳ nói với Reuters. Không rõ liệu cuộc tấn công có liên quan đến các mối đe dọa trả đũa hay không.
Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian đã nói với một đồng minh cấp cao của người đồng cấp Nga Vladimir Putin vào thứ Hai rằng Tehran quyết tâm mở rộng quan hệ với "đối tác chiến lược Nga", truyền thông nhà nước Iran đưa tin.
Về phía cung, xuất khẩu dầu của Venezuela, thành viên OPEC, đã giảm vào tháng 7 do các đơn vị chế biến dầu thô bị ngừng hoạt động, làm giảm lượng hàng dự trữ có sẵn từ khu vực sản xuất chính của nước này và làm chậm việc bốc hàng, các tài liệu và dữ liệu giám sát tàu cho thấy.
AUDUSD giảm xuống 0.6515, thị trường chờ đợi quyết định chính sách của RBA
AUDUSD giảm xuống 0.6515 trong phiên Á
Thị trường chờ đợi quyết định chính sách của RBA được công bố vào lúc 11:30 sáng nay
RBA được kỳ vọng sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức 4.35%
Sắc xanh bao trùm thị trường chứng khoán châu Á, Nikkei 225 tăng vọt sau ngày thứ Hai đen tối
Cổ phiếu Nhật Bản phục hồi mạnh vào thứ Ba sau khi Nikkei 225 và Topix giảm hơn 12% trong phiên trước. Các thị trường châu Á - Thái Bình Dương khác cũng tăng điểm.
- Nikkei 225 ghi nhận mức giảm lớn nhất trong phiên trước kể từ vụ sụp đổ Thứ Hai Đen tối năm 1987 — và Topix đã tăng tới 10% trước khi thu hẹp mức tăng xuống còn 9.41%. BoJ tăng lãi suất lên mức đỉnh kể từ năm 2008 vào ngày 30 tháng 7 đã khiến đồng yên tăng lên mức đỉnh trong bảy tháng, gây áp lực lên cổ phiếu. Thị trường toàn cầu cũng bị đe dọa bởi nỗi lo về suy thoái kinh tế ở Hoa Kỳ do báo cáo việc làm yếu hơn dự kiến. Cổ phiếu các công ty giao dịch lớn của Nhật Bản đều chứng kiến mức phục hồi hơn 8%, với Marubeni tăng hơn 13%. Cổ phiếu Softbank Group tăng gần 10%.
- Kospi tăng 3.21%, trong khi Kosdaq tăng hơn 4.5%. Thị trường Hàn Quốc đã tạm dừng hoạt động vào thứ Hai sau khi giảm 8%, kích hoạt cơ chế ngắt mạch. Cổ phiếu Samsung Electronics, công ty lớn của Hàn Quốc, tăng 2.1%, trong khi nhà sản xuất chip SK Hynix tăng 4.5%.
- HangSeng tăng 0.12%
- S&P/ASX 200 tăng 0.30%. Thị trường chờ đợi quyết định chính sách của RBA
USDJPY quay trở lại dưới mức 145.00
USDJPY tăng lên trên 145.80 đầu phiên Á trước khi quay trở lại mức 144.80 tại thời điểm hiện tại.
Tiền lương thực tế của Nhật Bản có lần tăng đầu tiên sau 27 tháng. Thu nhập tiền mặt thực tế của người lao động đã tăng 1.1% vào tháng 6 so với cùng kỳ năm trước, lần đầu tiên chuyển sang dương kể từ tháng 3 năm 2022, theo dữ liệu Bộ Lao động báo cáo hôm thứ Ba. Các nhà kinh tế đã dự kiến chỉ số ở mức -0.9%. Tiền lương danh nghĩa tăng 4.5%, vượt xa ước tính đồng thuận là 2.4%.
Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản: Tăng lương sẽ lan rộng ở Nhật Bản
Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản phát biểu sau công bố dữ liệu tiền lương tháng 6:
- Tăng lương có thể sẽ lan rộng đến những người làm việc bán thời gian, các doanh nghiệp nhỏ vào mùa thu với kết quả Shunto mạnh mẽ
- Không bình luận về các biến động cổ phiếu hàng ngày
- Nói rằng điều quan trọng là chính phủ phải đưa ra phán đoán một cách bình tĩnh, khi được hỏi về sự sụt giảm của thị trường chứng khoán
- Theo dõi chặt chẽ các động thái của thị trường với tinh thần cấp bách
- Sẽ hợp tác chặt chẽ với BoJ, thực hiện các chính sách kinh tế, tài khóa một cách kỹ lưỡng
- Sẽ không bình luận về biến động ngoại hối
- Quan trọng là tỷ giá hối đoái phải biến động ổn định, phản ánh các yếu tố cơ bản
- Theo dõi chặt chẽ các động thái của thị trường ngoại hối
Tỷ giá tham chiếu USD/CNY hôm nay: 7.1318
- Dự kiến: 7.1454
- Giá đóng cửa trước đó: 7.1395
- PBOC bơm 620 tỷ nhân dân tệ thông qua reverse repo 7 ngày, đặt lãi suất ở mức không đổi 1.7%
- 216 tỷ nhân dân tệ reverse repo sẽ đáo hạn vào ngày hôm nay.
- Một khoản rút ròng tương đương 404 tỷ nhân dân tệ được thông qua trong hoạt động thị trường mở trong ngày
Bộ trưởng Tài chính Suzuki: Nhìn thấy những khía cạnh tươi sáng trong nền kinh tế Nhật Bản
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản cho biết:
- Sẽ tiếp tục theo dõi, phân tích các động thái của thị trường tài chính và hợp tác chặt chẽ với các cơ quan có thẩm quyền
- Sẽ nỗ lực hết mình để quản lý nền kinh tế và tài chính trong khi hợp tác với BoJ và đưa ra phán đoán về tình hình hiện tại một cách bình tĩnh
- Nhìn thấy những khía cạnh tươi sáng trong nền kinh tế Nhật Bản về tiền lương, mặt trận đầu tư
- Điều quan trọng là phải nhận ra tăng trưởng kinh tế bền vững trong khi ứng phó với những thay đổi trước mắt
Chủ tịch Fed San Francisco Daly: Báo cáo việc làm tháng 7 phản ánh rất nhiều đợt sa thải tạm thời, hiệu ứng bão
Chủ tịch Fed San Francisco Daly cho biết:
- Rủi ro đối với các nhiệm vụ của Fed đang trở nên cân bằng hơn
- Các ý kiến đang cởi mở về việc cắt giảm lãi suất trong các cuộc họp sắp tới
- Báo cáo việc làm tháng 7 phản ánh rất nhiều đợt sa thải tạm thời, hiệu ứng bão
- Sẽ theo dõi cẩn thận để xem báo cáo thị trường việc làm tiếp theo có phản ánh động lực tương tự hay đảo ngược không
- Bên dưới báo cáo việc làm tháng 7 là một số lý do để tin rằng chúng ta đang chậm lại nhưng không rơi xuống vực thẳm
- Fed sẽ làm những gì cần thiết để đảm bảo chúng ta đạt được cả hai mục tiêu
- Nếu phản ứng với một điểm dữ liệu, chúng ta hầu như luôn sai
- Chính sách cần phải chủ động
- Chúng tôi nghe nói nền kinh tế đang chuyển sang suy giảm
- Lạm phát đang giảm, nhưng vẫn trên mục tiêu 2%
- Chưa thấy động thái sa thải rộng rãi, đó sẽ là một dấu hiệu cảnh báo sớm
- Fed đã chuẩn bị hành động khi có thêm thông tin
- Rõ ràng là lạm phát đang giảm, thị trường lao động đang chậm lại
- Tôi tự tin hơn rằng chúng ta đang đi trên con đường bền vững đến 2%
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 05.08: Chứng khoán Mỹ "lao dốc không phanh", USD tiếp đà suy yếu khi nỗi lo suy thoái kinh tế lan rộng
Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán Mỹ khi PMI dịch vụ ISM tăng 2.6 điểm lên 51.4, cao hơn dự báo của các nhà kinh tế. Mức tăng này được thúc đẩy bởi sự phục hồi trong việc làm, đơn hàng và hoạt động kinh doanh, cho thấy phần lớn nền kinh tế đang tăng trưởng với tốc độ khiêm tốn. Dow Jones giảm 1,033.99 điểm, tương đương 2.6%, trong khi S&P 500 giảm 3%. Cả hai chỉ số đều ghi nhận phiên giao dịch tệ nhất kể từ tháng 9 năm 2022. Nasdaq Composite giảm 3.43%. Báo cáo việc làm yếu kém của tháng 7 vào thứ Sáu đã làm dấy lên lo ngại rằng Fed đang chậm trễ trong việc cắt giảm lãi suất, làm gia tăng lo ngại về suy thoái kinh tế. Những lo ngại này đã lan sang thị trường toàn cầu, với chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản ghi nhận mức giảm hàng ngày tồi tệ nhất kể từ Thứ Hai Đen tối năm 1987. Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq lần lượt giảm 5%, 6% và 8% trong ba ngày, đây là hiệu suất 3 ngày tệ nhất trong hơn hai năm.
- Dow Jones: -2.60%
- S&P 500: -3.00%
- Nasdaq: -3.43%
Trên thị trường FX, USD tiếp đà suy yếu. DXY giảm 0.53% xuống 102.63. JPY mạnh nhất, NZD yếu nhất trong nhóm tiền tệ chính. EURUSD tăng nhẹ lên trên 1.1000 khi đồng bạc xanh bị bán tháo do việc Fed cắt giảm lãi suất được định giá cao nhưng sau đó đã giảm 40 pip khi thị trường hạ nhiệt quan điểm của Fed. GBPUSD giảm mạnh vào thứ Hai, chạm mức đáy gần 1.2700 trước khi rút chân và kết phiên ngay dưới mức tham chiếu, sát mốc 1.2800. USDJPY lao xuống dưới 142.00 trong ngày nhưng điều chỉnh trở lại 144.00 khi đóng cửa.
- DXY: -0.53%
- EURUSD +0.37%
- GBPUSD -0.20%
- AUDUSD -0.22%
- NZDUSD -0.30%
- USDJPY -1.59%
- USDCHF -0.53%
- USDCAD -0.33%
Vàng giảm $36 xuống $2,407. Bitcoin giảm hơn 7% xuống $54,000. Lợi suất TPCP Mỹ đồng loạt giảm. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm 1.1 bps xuống 3.78%. Hợp đồng tương lai dầu thô WTI đã giảm xuống mức đáy trong sáu tháng vào thứ Hai khi thị trường chứng khoán bán tháo vì lo ngại nền kinh tế có thể đang bên bờ vực suy thoái. Dầu thô WTI hiện tăng khoảng 2% trong năm nay trong khi Brent hiện giảm nhẹ trong năm 2024, sau khi giao dịch cao hơn trong nhiều tháng do rủi ro địa chính trị ở Trung Đông và dự báo rằng thị trường dầu mỏ sẽ thắt chặt trong quý 3. Dầu thô WTI đóng cửa dưới $73/ thùng, mức thấp nhất kể từ ngày 5 tháng 2.