USD/JPY - kiểm tra lại vùng đỉnh cũ gần nhất!
USD/JPY đã quay trở lại kiểm tra ngưỡng MA 100 giờ.
Cặp tiền trở lại vùng đỉnh cũ gần nhất, thiết lập vào giữa tuần trước
HIện USD/JPY đang giao dịch ở mốc 129.91
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ đang tăng trở lại là một trong những nguyên nhân chính thúc đẩy cặp tiền này tiếp tục leo dốc mạnh mẽ.
Quan chức ECB: ECB nên tăng lãi suất trong tháng 7
Theo ông Olli Rein:
- Nên tăng lãi suất tiền gửi lên 0.25% và đến mùa thu, lãi suất này nên ở mức 0
- ECB nên tăng lãi suất trong tháng 7
- Sau tháng 7, ECB nên từ từ tăng lãi suất
(Chuyện bên lề) Tiền điện tử của Manchester City giảm mạnh sau trận thua đáng tiếc trước Real Madrid
Token của Manchester City, với mã giao dịch $CITY đã giảm hơn 20% kể từ sau thất bại 1-3 trước Real Madrid trong trận bán kết lượt về cúp C1 châu Âu.
Dù đã có tất cả, có một trong những huấn luyện viên hay bậc nhất thế giới, đội hình đắt giá nhất thế giới, hay những kỷ lục vô tiền khoáng hậu tại Anh, Man City vẫn chưa thể có được thứ Man Utd có, đó là đẳng cấp của cup C1.
Dầu bứt phá sau quyết định của OPEC+
OPEC+ đã đồng ý tăng sản lượng trong tháng 6 lên 432 nghìn thùng/ngày tại cuộc họp hôm nay, đúng với kỳ vognj và kế hoạch từ từ tăng nguồn cung vào năm ngoái. Cuộc họp chỉ kéo dài 15 phút.
Trọng tâm vào lúc này là một lệnh cấm vận của EU lên dầu của Nga, có thể làm giảm nguồn cung toàn cầu thêm 1 triệu thùng mỗi ngày. Bulgaria và Hungary phản đối kế hoạch này nhưng một quan chức EU cho biết họ chờ một thỏa thuận vào cuối tuần.
Về mặt kỹ thuật, dầu đã tích lũy sau khi giảm từ $130. Dầu đã có thể giảm do cả triển vọng tăng trưởng suy yếu, nhưng vẫn có thể tăng khi nguồn cung vẫn rất hạn chế. Phe bò sau đó đã kiên cường và tiếp tục đẩy dầu lên cao.
Cập nhật thị trường phiên Mỹ: USD hồi phục, chứng khoán Mỹ suy yếu. GBP sập mạnh hậu BoE!
Sau một phiên tăng rất mạnh nhờ việc Fed loại bỏ khả năng tăng lãi suất 75bp, các chỉ số chứng khoán Mỹ đến phiên hôm nay lại lao dốc ngay từ lúc mở cửa. Có vẻ như sự "có phần ôn hòa" của Fed vẫn không là gì trước nỗi lo lạm phát và tăng trưởng trì trệ.
- S&P 500 -1.13%
- Nasdaq -1.7%
- Dow Jones -0.85%
Trên thị trường tiền tệ, sau những dự báo không thể ảm đạm hơn từ BoE như lạm phát 10% hay suy thoái đầu năm 2023, GBP ngay lập tức bị đem ra bán dù ngân hàng trung ương này có tăng lãi suất 25bp (đã được phản ánh vào giá từ trước). USD cũng đang tăng trở lại cùng lợi suất nhờ những nỗi lo về tăng trưởng kinh tế này:
- Chỉ số DXY +0.77% lên 103.3 điểm, lấy lại gần như toàn bộ mức giảm hôm qua
- EUR -0.56%
- GBP -1.7%
- AUD -1.1%
- NZD -1.07%
- JPY -0.82%
- CHF -1.1%
- CAD -0.2%
Vàng tăng 1%, tiến sát $1,900 trước những nỗi lo lạm phát và suy thoái. Cả dầu Brent và dầu WTI đều đang tăng 3% sau khi Chủ tịch Ủy ban Châu Âu công bố lệnh cấm dầu Nga. Cuộc họp OPEC cùng đàm phán hạt nhân Iran cũng là các sự kiện đáng chú ý với dầu.
Buồn của GBP
Lạm phát 10% và suy thoái đầu năm 2023? Nghe không khả quan lắm nhỉ?
Đồng bảng Anh giảm 2% chắc chắn sẽ tăng thêm áp lực lạm phát, và giá dầu tăng 1.2% nữa sẽ không giúp ích được gì.
Với GBPUSD, từ đây hầu như không có hỗ trợ nào cho tới tận 1.2085 (đáy tháng 5/2020).
Trước giờ mở cửa: USD tăng mạnh, các HĐTL chỉ số chứng khoán Mỹ giảm điểm
Hôm nay, USD trở lại là đồng tiền mạnh nhất trong số các đồng tiền chính (được hỗ trợ bởi đồng GBP giảm), chứng khoán Mỹ giảm và lợi suất tăng.
Trong khi đó tại Anh, Ngân hàng Trung ương Anh đã tăng lãi suất lên 25 điểm cơ bản như dự kiến, nhưng vẽ ra một bức tranh lạm phát cao và tăng trưởng thấp khiến GBP bị đạp mạnh. GBPUSD giảm 1.84% trong ngày, xóa bỏ mức tăng từ ngày hôm qua, chạm đáy 2022 mới. Cặp tiền này đang giao dịch quanh mức 1.2400 với mức đáy 1.2378.
Dầu và vàng đều tăng. Bitcoin không có nhiều thay đổi.
Các HĐTL chỉ số chứng khoán Mỹ hiện đang giảm điểm:
- Dow Jones -137 điểm. Hôm qua chỉ số này đã tăng 932.27 điểm
- S&P 500 -22.37 điểm sau khi tăng 124.69 điểm vào ngày hôm qua
- NASDAQ -85 điểm sau khi tăng 401.1 điểm trong ngày hôm qua
Trên thị trường chứng khoán châu Âu, các chỉ số tiếp tục củng cố sức mạnh:
- DAX của Đức +1.6%
- CAC của Pháp +1.9%
- FTSE 100 của Anh +1.5%
- Ibex của Tây Ban Nha + 1.1%
- FTSE MIB của Ý + 1.3%
Trên thị trường trái phiếu Hoa Kỳ, lợi suất đang tăng cao:
- 2 năm 2.610%, + 3.4 điểm cơ bản
- 5 năm 2.922%, + 2.9 điểm cơ bản
- 10 năm 2.932%, +1 điểm điểm cơ bản
- 30 năm 3.013%, không đổi
Trên thị trường trái phiếu châu Âu, lợi suất 10 năm suy yếu rất nhiều nhờ BOE ôn hòa.
Chi phí lao động tại Mỹ tăng mạnh!
- Chi phí lao động sơ bộ Q1 tăng 11.6% so với kỳ vọng tăng 9.9%
- Con số này quý trước chỉ là +0.9%
- Tuy vậy năng suất lại giảm 7.5% so với kỳ vọng -5.4%
Số liệu đơn xin thất nghiệp lần đầu tại Mỹ có gì đáng chú ý?
- Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu đạt 200 nghìn so với ước tính 179.75 nghìn
- Trung bình động 4 tuần đạt 188 nghìn
BoE: Chưa có quyết định nào về bán trái phiếu chính phủ!
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh Andrew Bailey cho biết trong cuộc họp báo rằng vẫn chưa có quyết định nào về việc có thực hiện bán các khoản trái phiếu mà BoE đang nắm giữ.
Thêm nữa:
• Thị trường lao động đang thiếu hụt.
• Câu hỏi tiếp theo là khoản tiết kiệm được trong thời gian Covid sẽ được sử dụng như thế nào.
• Phó Thống đốc BoE Ben Broadbent nói rằng việc gia tăng chi phí thế chấp do lãi suất tăng là một phần nhỏ của tác động từ chi phí năng lượng cao hơn.
• Động lực lớn nhất khiến lạm phát ở Anh giảm sẽ là cú sốc đối với thu nhập thực tế, chứ không phải chính sách tiền tệ.
Tổng hợp thị trường phiên giao dịch Châu Âu: GBP lao dốc khi BOE tăng lãi suất như dự kiến!
Thị trường:
• USD cao nhất, GBP yếu nhất
• Thị trường chứng khoán châu Âu tích cực; HĐTL chỉ số S&P 500 giảm 0.6%
• Lợi suất kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng 2.9 bps lên 2.944%
• Vàng tăng 0.9% lên 1,897.50 USD
• WTI tăng 0.8% lên 107.10 đô la
• Bitcoin giảm 0.9% xuống 39,461 USD
Các động thái hậu FOMC ngày hôm qua đang đảo chiều khi đồng USD mạnh lên, lợi suất trái phiếu tăng cao hơn và các hợp đồng tương lai của Mỹ tiêu cực trong phiên giao dịch châu Âu.
Tuy nhiên, đồng Bảng Anh đã sụp đổ trong bối cảnh BOE tăng lãi suất ôn hòa, và với việc ngân hàng trung ương vẽ ra một bức tranh khá ảm đạm về nền kinh tế Anh trong tương lai.
Rủi ro lạm phát là trọng tâm khi các nhà hoạch định chính sách Anh dự đoán lạm phát chạm mốc 10% trong năm nay với nền kinh tế sẽ giảm dần vào cuối năm và sẽ chững lại trong giai đoạn đầu năm tới.
Chính những động thái này đã khiến bảng Anh tụt dốc xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7 năm 2020 khi GBP/USD giảm từ 1.2540 xuống dưới 1.2400.
Trong khi đó, vẫn còn một số tranh luận về thông điệp diều hâu từ Fed ngày hôm. Tỷ giá EUR/USD giảm từ 1.0600 xuống 1.0550 trong khi USD/JPY lại tăng từ 129.30 lên gần 130.00.
AUD/USD cũng đảo chiều giảm xuống 0.7190 vào thời điểm hiện tại.
Điều này xảy ra khi lợi suất trái phiếu đang ở mức cao với lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm nằm ngay dưới mốc 3%.
Kinh tế trưởng của ECB: Thời điểm chính xác của việc tăng lãi suất không phải là vấn đề quan trọng nhất!
Nhận xét của nhà kinh tế trưởng ECB, Philip Lane
ECB sẽ thay đổi lãi suất; không chỉ một lần, mà theo thời gian trong một trình tự hợp lý.
Số liệu nhân viên sa thải trong tháng 4 của Challenger có gì nổi bật?
Dữ liệu mới nhất do công ty Challenger, Grey và Christmas Inc phát hành ngày 5 tháng 5 năm 2022 cho thấy số liệu nhân viên sa thải trong tháng tư tăng lên 24.29 nghìn, so với mức 21.39 trong tháng trước!
Các nhà tuyển dụng tại Hoa Kỳ đã công bố 24.286 lần cắt giảm trong tháng Tư, tăng 14% so với tháng Ba. Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên số việc làm trong năm nay bị cắt giảm cao hơn so với cùng kỳ năm trước (tháng 4 năm 2021 là 22.913).
“Các kế hoạch cắt giảm việc làm dường như đang gia tăng, đặc biệt khi các công ty đánh giá điều kiện thị trường, rủi ro lạm phát và chi tiêu vốn. Mặc dù vậy, tỷ lệ việc làm vẫn ở mức cao kỷ lục.”
OPEC+ đồng ý tiếp tục chính sách sản lượng dầu hiện tại!
Reuters đưa tin, trích dẫn các nguồn tin thân cận với cuộc họp.
Điều này không gây nhiều bất ngờ đối với thị trường. Đồng thời, động thái này có nghĩa là OPEC+ sẽ tiếp tục tăng sản lượng dầu lên 432 nghìn thùng/ngày vào tháng Sáu.
Đồng bảng Anh lao dốc khi BOE dự báo nền kinh tế Anh suy thoái!
Tỷ giá GBP/USD đã chứng kiến phe Gấu trỗi dậy sau khi BoE công bố quyết định chính sách của mình. Cặp tiền hiện đang dao động quanh mốc 1.2427, giảm hơn 1.57% trong ngày.
Ngân hàng trung ương Anh đã tăng lãi suất thêm 25 bps lần thứ tư liên tiếp kể từ tháng 12. Sáu thành viên BoE MPC đã bỏ phiếu ủng hộ mức tăng 25 bps và ba thành viên bỏ phiếu để tăng tỷ lệ 50 bps. Thêm vào đó, định hướng chính sách tiền tệ gợi ý rằng việc thắt chặt tiền tệ hơn nữa có thể vẫn phù hợp trong những tháng tới..
Triển vọng ôn hòa đè nặng lên bảng Anh trong bối cảnh nhu cầu USD hồi sinh.
BOE dự báo nền kinh tế Anh sẽ rơi vào suy thoái!
NHTW Anh dự báo nền kinh tế sẽ chậm lại, lạm phát sẽ tăng 10% trong năm nay!
Mặc dù sự thay đổi của chính sách hiện tại và định hướng về lãi suất thoạt nhìn có vẻ diều hâu hơn, nhưng BOE đang vẽ ra một bức tranh khá bi quan về nền kinh tế trong tương lai. Ngân hàng trung ương nhận thấy nền kinh tế Anh đang suy thoái vào năm 2023 do rủi ro lạm phát đình trệ cũng như cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đang đè nặng lên hoạt động tổng thể.
Và dường như điều này một phần gây ra lực cản đối với đồng bảng Anh vì họ cũng đang trì hoãn về việc cắt giảm bảng cân đối kế toán. Dự báo của BOE:
GBP/USD lao dốc hậu BOE!
Tỷ giá GBP/USD đã xuyên thủng hỗ trợ quan trọng tại 1.2500, hiện đang dao động quanh mốc 1.2478, giảm hơn 1.15% sau khi BOE tăng lãi suất 25 điểm cơ bản lên 1%.
BOE tăng lãi suất như dự kiến!
BOE vừa công bố quyết định chính sách tiền tệ mới nhất ngày 5 tháng 5 năm 2022 cho thấy mức tăng 25 điểm cơ bản từ 0.75% lên 1%.
- Tỷ lệ bỏ phiếu đạt 9-0 so với mức dự kiến 8-1 (Haskel, Mann, Saunders đã bỏ phiếu để tăng tỷ lệ ngân hàng lên 1.25%)
- Một số mức độ thắt chặt tiền tệ cao hơn nữa có thể vẫn còn phù hợp trong những tháng tới
- Hai thành viên MPC đánh giá định hướng chính sách lãi suất là không phù hợp khi xét đến rủi ro đối với tăng trưởng, lạm phát cân bằng hơn
- Sẽ xem xét bắt đầu quá trình bán trái phiếu chính phủ Vương quốc Anh ngay bây giờ
- BOE dự báo kinh tế Anh sẽ rơi vào suy thoái
Tỷ giá GBP/USD lao dốc sau tin, giảm hơn 1.1% xuống mốc 1.2472.
Hợp đồng quyền chọn đáo hạn vào ngày 5 tháng 5 có gì đặc biệt?
Có một thông tin trên bảng cần lưu ý (được tô đậm).
Đó là đối với cặp EUR/USD ở mức 1.0600. Hợp đồng này có thể thu hút nhiều nhà giao dịch vì tỷ giá hiện đang dao động xung quanh khu vực kể trên với phe Bò đang bảo vệ mức MA 200 giờ tại 1.0580.
Bên cạnh đó, không có nhiều thông tin trên bảng để thực sự thu hút sự chú ý của thị trường sau FOMC cho ngày hôm nay.
Nhà kinh tế trưởng của ECB: “Không có khả năng quay lại mức lạm phát trước đại dịch”
Nhà kinh tế trưởng Philip Lane của Ngân hàng Trung ương châu Âu cho biết khu vực đồng Euro khó có khả năng quay trở lại mức lạm phát dưới mục tiêu như trước đại dịch.
"Sự tăng vọt đáng kể về giá năng lượng kể từ mùa hè năm 2021 thể hiện một cú sốc kinh tế vĩ mô lớn."
"Các yếu tố chu kỳ có thể sẽ quan trọng đối với chính sách tiền tệ và quá trình bình thường hóa."
"Điều quan trọng là dành thời gian để quan sát tác động của sự thay đổi trong điều kiện tài chính đối với lạm phát."
"Hầu hết tín hiệu gần đây từ các cuộc khảo sát cho thấy lạm phát đang tiếp tục leo thang."
EUR/GBP “bám sát” MA 200 ngày, chờ đợi BOE!
Tỷ giá EUR/GBP đã bứt phá lên mức đỉnh trong tuần, xung quanh 0.8460. Tuy nhiên, phe Bò đã không giữ được đà tăng trên đường MA 200 ngày. Hiện tại, cặp tiền đã thoái lui về mốc 0.8435, tăng 0.43% trong ngày, ngay phía dưới đường kháng cự MA 200 ngày (0.8440).
Các nhà giao dịch dường như đang đợi quyết định của BoE trước khi quyết định các hướng đi mới.
Từ góc độ kỹ thuật, bất kỳ động thái tăng tiếp theo nào đều có khả năng đối mặt với ngưỡng kháng cự gần đường xu hướng giảm dần kéo dài từ tháng 4 năm 2021. Rào cản nói trên được chốt gần mốc tâm lý 0.8500 và sẽ đóng vai trò là kháng cự quan trọng nhất. Nếu tỷ giá xuyên thủng, cặp tiền có thể bắt đầu đà tăng giá.
Mặt khác, mốc 0.8400 đã trở thành hỗ trợ mạnh gần nhất. Bất kỳ sự sụt giảm nào tiếp theo có thể khiến cặp tiền lao dốc xuống 0.8365.
HĐTL chứng khoán Hoa Kỳ đang giảm
Các thị trường đều đang biến động trái chiều sau cuộc họp FOMC, đồng đô la tăng trở lại, lợi suất TPCP tăng cao hơn và thị trường chứng khoán cũng đang hồi phục sau khi giảm vào ngày hôm qua.
HĐTL S&P 500 giảm 0.7%, HĐTL Nasdaq giảm 0.9% và HĐTL Dow Jones giảm 0.5% trong ngày.
Chú ý: Cuộc họp OPEC+ sắp tới gần
Giá dầu đang ổn định trong hai tháng qua, không có lý do gì để OPEC+ thay đổi.
Khả năng cao là họ sẽ gắn bó với mức tăng sản lượng dầu 432 nghìn thùng/ngày trong tháng 6. Cuộc họp của JMMC được lên kế hoạch vào 11h00 GMT trong khi cuộc họp OPEC+ sẽ diễn ra ngay sau đó hoặc lúc 1200 GMT.
PMI dịch vụ tháng 4 của Vương quốc Anh có gì đáng chú ý?
Đạt 58.9, cao hơn so với 58.3 trước đó
PMI tổng hợp đạt 58.2, cao hơn so với 57.6 trước đó
Đồng USD phục hồi sau khi giảm hậu cuộc họp FOMC
Lợi suất TPCP cũng tăng trở lại. Lợi suất kỳ hạn 2 năm giảm từ 2.80% xuống gần 2.60% ngày hôm qua nhưng hiện đã phục hồi lên 2.71%:
Trong khi đó, lợi suất kỳ hạn 10 năm vẫn đang nằm dưới mốc 3%, tại 2.96% hiện tại.
Tỷ giá EUR/USD giảm 0.3% xuống 1.0590 trong khi GBP/USD giảm 0.8% xuống 1.2520. USD/JPY tăng 0.4% lên 129.60 và AUD/USD giảm 0.6% xuống 0.7215 với đà tăng ngày hôm qua bị đình trệ ở mức trung bình động 100 ngày:
Đồng Cable hướng trở lại xuống mức 1.2500
Đồng bảng Anh bị kéo xuống thấp hơn với sự tập trung chuyển sang BOE vào ngày hôm nay.
Chủ tịch Fed Powell đã loại trừ khả năng tăng lãi suất 75 bps trong các cuộc họp tiếp theo tại cuộc họp FOMC ngày hôm qua khiến đồng đô la bị bán ra khá mạnh.
Đồng Cable đang giảm trở lại mức thấp 1.2520 - giảm 100 pips vào ngày hôm nay. Sự sụt giảm cho thấy bên bán đang đẩy qua đường trung bình động 100 giờ (đường màu đỏ) để giành lại quyền kiểm soát trong ngắn hạn, gây áp lực lên mốc 1.2500 và mức đóng cửa hàng tuần sẽ là một điều đáng chú ý trong ngày mai.
PMI xây dựng tháng 4 của Đức có gì đáng chú ý?
Đạt 46.0, thấp hơn so với 50.9 trước đó.
Đây là mức thấp nhất trong 8 tháng do các công trình xây dựng bị ngưng trệ trong bối cảnh nhu cầu giảm và áp lực gia tăng. Hoạt động tổng thể giảm lần đầu tiên trong 4 tháng do các công ty báo cáo lượng đơn đặt hàng mới sụt giảm mạnh nhất trong hai năm. Các vấn đề về chuỗi cung ứng tiếp tục là lý do chính khiến các nhà xây dựng khó khăn trong việc tìm kiếm thép và vật liệu cách nhiệt.
Các chỉ số chứng khoán tăng đầu phiên Âu
- Eurostoxx +1.6%
- DAX +2.3%
- CAC 40 +2.0%
- FTSE +1.6%
- IBEX +1.5%
Điều này ảnh hưởng do Chủ tịch Fed Powell đã loại trừ khả năng tăng lãi suất 75 bps ít nhất là trong cuộc họp tiếp theo tại cuộc họp FOMC ngày hôm qua, chứng khoán Mỹ sau đó đã tăng cao khi Fed thể hiện lập trường diều hâu vững chắc.
Fed: Tăng 50 bps tại mỗi cuộc họp trong số bốn cuộc họp tiếp theo
Chỉ còn năm cuộc họp nữa trong năm 2022, vì vậy mục tiêu cho lãi suất của Fed sẽ đạt từ 2.75% đến 3.00% vào tháng 11.
Hiện tại, các thị trường đều đang kỳ vọng mức tăng 50 bps trong cả tháng 6 và tháng 7.
CPI tháng 4 của Thụy Sĩ: +2.5%, ngang mức dự kiến
Trước đó +2.4%
Phân tích dữ liệu CME: Giá vàng có thể tiếp tục tăng!
Dữ liệu từ CME Group cho thị trường vàng tương lai cho thấy số vị thế mở đã tăng phiên thứ hai liên tiếp với khoảng gần 13 nghìn hợp đồng. Tuy nhiên khối lượng giao dịch đã giảm 7 nghìn hợp đồng.
Giá một ounce của kim loại màu vàng tăng cao hơn vào thứ Tư trong bối cảnh số vị thế mở tăng, mở ra cánh cửa cho việc tiếp tục phục hồi trong ngắn hạn. Vàng hiện đang nhắm đến mức cao nhất gần đây ở khoảng $1920/oz.
Số liệu đơn đặt hàng tháng 3 của các nhà máy tại Đức có gì đáng chú ý?
Dữ liệu mới nhất do Destatis công bố - ngày 5 tháng 5 năm 2022:
- Số đơn đặt hàng tháng 3 của các nhà máy Đức giảm 4.7% so với tháng trước, dự báo giảm 1.1%
- Tháng trước đó giảm 0.8%
Đó là kết quả đáng thất vọng khi số đơn đặt hàng từ nước ngoài giảm 6.7% trong tháng 3 trong khi đơn hàng trong nước cũng giảm 1.8%. Kim ngạch sản xuất cũng giảm 5.9% so với tháng trước do tắc nghẽn nguồn cung.
Chuyên gia tại UOB bình luận gì về tỷ giá EUR/USD?
“Chúng tôi không kỳ vọng sự gia tăng mạnh mẽ của đồng EUR trong phiên giao dịch New York khi cặp tiền chạm mốc 1.0630. Đà tăng có khả năng tiếp tục nhưng trong bối cảnh các chỉ báo động lượng ở mức quá mua, việc cặp tiền giữ vững trên 1.0665 là điều khó xảy ra (kháng cự nhỏ tại 1.0640). Hỗ trợ ở 1.0590, tiếp theo là 1.0570. ”
Quan chức ECB cho biết việc tăng lãi suất trước khi xem xét số liệu Quý 2 là điều nguy hiểm!
ECB's Panetta cho biết sẽ rất nguy hiểm nếu đưa ra hành động với lãi suất trước khi xem xét dữ liệu quý 2
- ECB có thể kết thúc chu kỳ lãi suất âm sau khi quyết định thời điểm kết thúc QE trong Quý 3
Đồng USD ổn định sau FOMC, điều gì sẽ xảy đến tiếp theo?
Đồng Bạc Xanh đã bị kéo xuống ngay cả khi Fed tìm cách tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào ngày hôm qua.
Lý do là bởi thị trường đã định giá phần lớn khả năng hawkish của Fed. Phản ứng rõ ràng nhất khiến đồng USD giảm là lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 2 năm giảm, sau khi Chủ tịch Fed Powell nói rằng họ sẽ không tăng lãi suất 75 điểm cơ bản trong các cuộc họp tiếp theo.
Tại thời điểm này, Fed đã vạch ra việc đẩy lãi suất tăng từ 2.00% đến 2.50% và tôi tin rằng đó là mức mà các thị trường sẽ có thể hài lòng.
Nếu lạm phát vẫn là một vấn đề lớn và nền kinh tế đi lên, chúng ta có thể thấy các đợt tăng lãi suất nữa để cố gắng giải quyết vấn đề. Nhưng nếu khả năng lạm phát đi cùng suy thoái gia tăng thì đó sẽ là một vấn đề đối với Fed. Do đó, họ có thể phải giảm lãi suất ngay khi họ vừa tăng trong chu kỳ này để chống lại lạm phát. Điều đó chắc chắn sẽ là sự cản trở lớn đối với đồng đô la.
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: Đồng Bảng Anh chịu áp lực lớn sau bình luận của Thủ tướng Anh!
Đồng Bảng Anh đang là đồng tiền giảm giá mạnh nhất trong nhóm G7 sáng nay sau bình luận của Thủ tướng Anh về một điều khoản Brexit liên quan đến nghị định thư Bắc Ireland.
- Tỷ giá GBP/USD giảm mạnh 0.51%
- Trong khi đó đồng USD điều chỉnh nhẹ với việc chỉ số DXY tăng 0.11% sau một đêm FOMC biến động mạnh.
- Cặp USD/JPY tăng 0.13% lên 129.22
Credit Suisse cắt giảm dự báo chỉ số S&P 500 trong năm nay!
Mục tiêu ban đầu của họ là mốc 5,200 cho S&P 500 đã được đặt ra vào ngày 8 tháng 12 nhưng hiện tại Credit Suisse dự báo con số 4,900 điểm. Điều đó xảy ra trước tất cả các vấn đề gần đây với xung đột Nga-Ukraine, Trung Quốc phong tỏa và giá cả tăng cao trên toàn cầu
Chỉ số S&P 500 đã tăng mạnh sau FOMC khoảng 3% vào ngày hôm qua, đóng cửa chỉ ngắn so với mức cao của tuần trước:
BoA dự báo mức tỷ giá USD/JPY mà chính phủ Nhật Bản sẽ can thiệp!
Các nhà phân tích của Bank of America trụ sở Tokyo dự báo mốc 140 của USD/JPY là nơi các quan chức Nhật "chờ sẵn"!
- nếu USD/JPY tăng đến đó, nó có thể thúc đẩy sự can thiệp của chính phủ Nhật Bản
- họ có thể can thiệp tới 100 tỷ USD.
- Ngân hàng Trung ương Nhật Bản không thể tăng lãi suất mạnh để bảo vệ đồng Yen
Cập nhật thị trường phiên Á: Chứng khoán châu Á không phản ứng nhiều với quyết định của FED.
Thị trường chứng khoán châu Á chưa có nhiều biến động, các chỉ số phân hóa.
- SHANGHAI+0.71%
- NIKKEI-0.11%
- HSI+0.38%
- SHENZHEN+0.29%
- KOSPI-0.11%
- ASX 200+0.61%
Sau những động thái rầm rộ sau tuyên bố hôm thứ Tư của FOMC và đặc biệt là cuộc họp báo sau đó từ Chủ tịch Powell, các thị trường giao dịch theo xu hướng trầm lắng hơn nhiều ở châu Á. Thị trường Nhật Bản tiếp tục đóng cửa để nghỉ lễ, mặc dù Trung Quốc đã trở lại sau kỳ nghỉ lễ.
Dòng tin tức mới về cơ bản không có.
Về mặt số liệu, sáng nay Úc công bố cán cân thương mại và số lượng cấp phép xây dựng, tuy nhiên AUD không phản ứng nhiều với thông tin này.
Các cặp tiền chính đang có biến động như sau:
- EURUSD+0.02%
- USDJPY+0.06%
- GBPUSD-0.19%
- AUDUSD-0.20%
- USDCAD+0.02%
- USDCHF+0.02%
Trung Quốc tiếp tục ghi nhận PMI sụt giảm. Đây không phải là điều quá ngạc nhiên khi tình trạng dịch bệnh gia tăng, chính quyền phong tỏa nhiều khu vực gây ảnh hướng lớn đến hoạt động thương mại.
Vàng tăng vượt $1900 kỳ vọng cao sau phát biểu của Thống đốc Fed.
Cập nhật thị trường: Vàng chính thức quay về $1,9xx
Trong khung H1, giá đã bật tăng vượt cản mạnh MA200, biến vùng cản trước đó thành hỗ trợ mới.
Đây là phản ứng của vàng sau những phát biểu của Thống đốc FED về chính sách sắp tới.