Chứng khoán Mỹ đảo chiều giảm đồng loạt
Không mất nhiều thời gian để các chỉ số chính của Mỹ trở lại mức tiêu cực sau khi tăng cao hơn vào lúc mở cửa.
- Dow Jones đang giảm 66 điểm về mức 33,173.42
- S&P giảm 4.11 điểm về mức 4,171.10
- Chỉ số NASDAQ giảm 37.85 điểm về mức 12,452.89
- Russell 2000 điểm về mức 1,883.54
NASDAQ giảm về mức Fibo thoái lui 38.2% của sóng tăng kể từ đại dịch (12,552). Đáy của tháng 3/2021 (ở mức 12,397.05) sẽ là mục tiêu tiếp theo. NASDAQ đã giảm hơn 23% tính từ đỉnh cao nhất mọi thời đại ghi nhận vào tháng 11.
GBP/USD - Áp lực nặng nề!
GBP/USD hiện đang giao dịch tại mức thấp nhất trong ngày (1.2521)
Cặp tiền hiện tại được dự báo sẽ biến động trong ngưỡng 1.2634 và 1.26737
Nhìn vào biểu đồ giá 5 phút, xu hướng chính của cặp tiền vẫn là xu hướng giảm. Lực cầu bắt đáy cặp tiền vẫn có, tuy vậy áp lực đó là không đảng kể so với áp lực đến từ bên bán.
GBP/USD đã giảm hơn 600 pips kể từ vùng đỉnh giá thiết lập vào tháng 4.
EIA: Tồn kho dầu thô hàng tuần của Mỹ sụt giảm!
- Thống kê tồn kho dầu của Mỹ trong tuần này tăng 692 nghìn thùng so với 2 triệu thùng dự kiến trước đó
- Sản phẩm chưng cất giảm 1.4 triệu thùng so với kỳ vọng giảm 292 nghìn thùng
Doanh số bán nhà chờ xử lý tại Hoa Kỳ giảm ít hơn dự kiến
Chỉ số doanh số bán nhà chờ xử lý hiện tại đang ở ngưỡng 103.7 so với 104.9
Đây là tháng giảm thứ năm liên tiếp của chỉ số này. Vấn đề đối với nhà ở tại Mỹ là nguồn cung nhà hiện tại không đủ để bán chứ không phải nhu cầu thực tế của thị trường.
EUR/USD -kiểm tra vùng hỗ trợ!
EUR/USD đang bị bán tháo mạnh kể từ khi đạt đỉnh vào ngày 21 tháng 4. Giá hiện tại đã giảm 400 pips (-3.65%) sau năm ngày giao dịch gần nhất.
Phân tích kỹ biểu đồ giờ của EUR/USD, giá hiện tại đang kiểm tra mốc hỗ trợ tại ngưỡng 1.0538
Ở biểu đồ giá 5 phút, phe bò vẫn tiếp tục bị áp đảo bởi áp lực bán mạnh mẽ đến từ phe gấu. Giá theo cập nhật mới nhất hiện tại của EUR/USD là 1.05325
Tổng hợp thị trường đầu phiên Mỹ ngày 27 tháng 04: Sắc xanh lan tỏa
Thị trường chứng khoán Mỹ mở đầu phiên giao dịch ngày 27 tháng 4 với tâm lý lưỡng lự của giới đầu tư trước khi sắc xanh lan tỏa trở lại trên những chỉ số chính. Những động thái diều hâu đến từ cục dữ trữ liên bang Mỹ cũng như chỉ số về tồn khi bán buôn được cập nhật mới nhất là nhưng tin tức có tác động trực tiếp tới thị trường hôm nay. Bên cạnh đó, công bố về lợi nhuận của tập đoàn Microsoft đã giúp cho đà bán tháo cổ phiếu công nghệ ngày thứ ba tạm thời dừng lại.
Điểm qua các chỉ số chứng khoán chính:
- Dow Jone +1.00%
- Nasdaq +0.53%
- S&P 500 +1.56%
Hướng sang thị trường tiền tệ quốc tế, đồng EUR hiện tại đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất sau những thông tin có phần mang tính tiêu cực trong ngày hôm nay. Lạm phát tăng cao và tăng trưởng chậm là hai trong số những luận điểm mà bộ trưởng Kinh tế Đức dùng để chỉ thực trạng của khu vực đồng tiền chung Châu Âu.
- GBP -0.82%
- EUR -0.09%
- AUD +0.25%
- CAD -0.03%
- CHF -0.71%
- NZD -0.03%
- JPY -0.74%
Điểm qua thị trường dầu mỏ và thị trường vàng
- Dầu Brent và dầu WTI trong phiên giao dịch hôm nay đều chứng kiến mức bật tăng trở lại trên 3%. Hiện giá dầu Brent và WTI hiện đang lần lượt giao dịch tại mốc 104 USD/thùng và 101 USD/thùng
- Giá vàng sau nhịp hồi ngày hôm qua vẫn tiếp tục chịu áp lực từ phe gấu. Giá vàng hiện tại giảm 1%, giao dịch tại mốc 1887 USD/ounce.
Tổng thống Nga: Phương Tây đã đẩy Ukraine gây chiến với Nga
Theo ông Putin:
- Nga sẽ hoàn thành tất cả mục tiêu quân sự của mình tại Ukraine
- Phương Tây đã đẩy Ukraine gây chiến với Nga
- Nếu có ai muốn dây dưa vào tình hình Ukraine hiện tại, Nga sẽ phản ứng nhanh chóng
- Nga sẽ không ngoan nhượng nếu ai tấn công lãnh thổ nước này
Thượng Hải sẽ nới lỏng phong tỏa với các vùng không có ca nhiễm mới
Theo Global Times, thành phố Thượng Hải sẽ nới lỏng phong tỏa với các khu vực không có ca nhiễm mới ngoài vùng bị kiểm soát. Các nhà dịch tễ học cho biết đây là một bước tiến lớn tới việc dỡ bỏ phong tỏa tại thành phố lớn nhất thế giới.
EU cảnh báo các quốc gia thanh toán bằng đồng Rúp với khí đốt Nga vi phạm lệnh trừng phạt
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cảnh báo các công ty rằng việc tuân theo yêu cầu của Moscow về việc thanh toán khí đốt bằng đồng rúp sẽ vi phạm các lệnh trừng phạt, khi sự bất đồng giữa Nga và châu Âu về nguồn cung năng lượng ngày càng leo thang.
Châu Âu đang cố gắng duy trì một mặt trận thống nhất, nhưng theo nguồn tin thân cận với Gazprom, một số công ty Châu Âu đang cố gắng tìm cách lách luật để cho phép họ tuân thủ các quy tắc mới của Moscow.
USD/JPY - bật tăng trở lại đường MA200!
USD/JPY đã giảm xuống dưới đường MA 200 giờ trong phiên giao dịch hôm qua trước khi bật tăng trở lại vào phiên giao dịch ngày hôm nay
Phe mua và phe bán vẫn chưa có bên nào tỏ ra chiếm ưu thế, hiện giá vẫn tiếp tục giằng co trên đường MA 200 (127.81)
Các HĐTL chỉ số chứng khoán Mỹ tăng nhẹ trước phiên giao dịch
Nasdaq là chỉ số duy nhất giảm. Có vẻ giới đầu tư đang di tản từ cổ phiếu công nghệ sang các cổ phiếu chu kỳ.
Nhìn chung, phiên Mỹ hôm nay sẽ mở cửa khá nhẹ nhàng.
Indonesia mở rộng lệnh cấm xuất khẩu dầu ăn
Indonesia, quốc gia xuất khẩu dầu ăn lớn nhất thế giới, sẽ mở rộng lệnh cấm xuất khẩu sang cả dầu cọ thô và các sản phẩm khác.
Bộ trưởng Điều phối các Vấn đề Kinh tế Airlangga Hartarto cho biết lệnh cấm sẽ được mở rộng đối với dầu cọ thô, dầu cọ RBD và dầu ăn đã qua sử dụng. Trước đó, ông chỉ nói sẽ cẩm xuất khẩu dầu cọ Olein.
Bốn nước chấp nhận mua khí đốt của Nga bằng đồng Rubble
Những nguồn tin thân cận từ tập đoàn Gazprom cho biết đã có 1 số nước thành viên trong khối liên minh Châu Âu trả tiền mua khí đốt của Nga bằng đồng Rubble
Các khoản thanh toán bằng đồng rubble tiếp theo trong hợp đồng mua bán khí đốt sẽ tới hạn vào tháng 5 năm nay.
EUR chỉ còn cách đáy 2016 hơn 200 pip!
Câu chuyện trong ngày là sự sụp đổ lớn của đồng euro.
Bộ trưởng Kinh tế Đức nói rằng châu Âu phải sẵn sàng hy sinh tăng trưởng và lạm phát cao để hỗ trợ Ukraine.
Và ta đang thấy được dòng tiền đang đổ vào Mỹ, đổ vào USD, nơi có tốc độ tăng trưởng cao hơn, trong khi tháo chạy khỏi EUR.
Câu hỏi lớn tiếp theo là liệu 1.0340 có giữ được hay không. Đó là mức thấp nhất của năm 2016 và nếu nó bị phá vỡ, ta có thể về vùng giá của năm 2003, và thậm chí về 1.
Bộ trưởng Kinh tế Đức: Đức sẽ không thanh toán khí đốt bằng đồng Rúp
Theo ông Habeck:
- Các công ty Đức sẽ tuân thủ lệnh trừng phạt
- Các đợt vận chuyển khí đốt vẫn đều đều
- Đức sẽ tiếp tục thanh toán khí đốt với Nga bằng EUR hoặc USD
- Đức có thể giúp Ba Lan với dự trữ khí đốt của mình
- Cần nhiều nỗ lực để vượt qua mùa đông tới nếu không có khí đốt Nga
- Trữ khí đốt của Đức đang tăng và có đủ nguồn cung cho mùa hè
Tồn kho bán buôn của Mỹ cao hơn dự kiến
- Số liệu tháng trước ghi nhận 2.6% so với 2.5%
- Tồn khi bán buôn của Mỹ trong tháng 3 tăng lên 2.5% so với 1.2% dự kiến
- Hàng tồn kho bán lẻ ô tô cũ tăng 2.3%
- Hàng tồn kho bán lẻ tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Số liệu tháng trước được điều chỉnh lên thêm 0.2% so với mức tăng 1.3% ghi nhận trước đó
- Chỉ số tồn kho bán buôn cho biết nước Mỹ đã phần nào thoát ra khỏi nhưng vẫn đề gặp phải đối với chuỗi cung ứng
DXY tiến sát 103!
Đồng đô la lại tiếp tục một phiên tăng mạnh và phe long USD vẫn mỏi tay gồng lãi. Chỉ số DXY tiếp tục kiểm tra vùng 103 (cũng là mức cao nhất năm 2020 khi đại dịch bùng phát) sau khi vượt đường xu hướng giảm nối đỉnh 2017 với đỉnh 2020.
Số liệu cán cân thương mại tại Mỹ có gì đáng chú ý?
Trong tháng 3, Mỹ ghi nhận thâm hụt cán cân thương mại 125.3 tỷ USD, cao hơn kỳ vọng 106.3 tỷ.
Trong tháng trước, cán cân thương mại Mỹ thâm hụt 106.5 tỷ USD.
Số liệu tồn kho bán buôn tại Mỹ có gì đáng chú ý?
- Tồn kho bán buôn của Mỹ tháng 3 tăng 2.3% so với ước tính 1.5%
- Tồn kho bán lẻ trừ ô tô tăng 2.3%
Tổng hợp phiên giao dịch Châu Âu: Nga ngừng cung cấp khí đốt, Euro lao dốc không phanh!
Thị trường:
• AUD mạnh nhất, JPY yếu nhất
• Thị trường chứng khoán châu Âu tích cực; HĐTL chỉ số S&P 500 tăng 0.3%
• Lợi suất kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm 1.7 bps xuống 2.755%
• Vàng giảm 0.3% xuống 1,900.73 USD
• WTI tăng 0.4% lên 100.80 đô la
• Bitcoin tăng 2.4% lên $39,020
Chủ đề chính trong phiên giao dịch châu Âu là về việc Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria. Và diễn biến mới cho thấy có một số công ty trong khu vực đang quan tâm đến nguồn cung từ Nga và sẵn sàng trả bằng đồng rúp.
Tuy nhiên, rủi ro từ Nga sẽ cản trợ triển vọng kinh tế toàn cầu và đè nặng lên đồng Euro. Đồng tiền này giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm so với đồng bạc xanh, xuống dưới 1.0600.
Trong khi đó, Yên Nhật cũng gây sự chú ý với sự sút giảm trước USD. Tỷ giá USD/JPY đã bứt phá trên mốc 128.00 trước quyết định chính sách của BOJ vào ngày mai.
Trong khi đó, đồng bảng Anh tiếp tục biến động với tỷ giá GBPUSD vẫn nằm trên vị trí 1.2500. AUD/USD đã tăng nhẹ trước đó trong ngày lên mốc 0.719, nhưng hiện đã xuống 0.7130, gần như không thay đổi trong ngày. Sự gia tăng xuất hiện sau báo cáo CPI quý 1 của Úc và các nhà phân tích hiện đang kêu gọi RBA tăng lãi suất ngay trong tuần tới.
Bill Hwang - Trader từng lỗ 20 tỷ USD trong 2 ngày - đã vào lò!
Theo New York Times, Bill Hwang và giám đốc tài chính của ông ta đã bị buộc tội với các tội danh bao gồm âm mưu gian lận liên quan đến thao túng giá cổ phiếu. Cả 2 đều bị bắt tại nhà riêng.
Hwang từng mất khoảng 20 tỷ USD chỉ trong 2 ngày khi điều hành quỹ đầu tư gia đình của mình, Archegos
Bộ trưởng Kinh tế Đức: Lạm phát cao và tăng trưởng chậm là giá phải trả để hỗ trợ Ukraine
- Dự báo tăng trưởng GDP 2.2% trong năm nay và 2.5% vào năm 2023
- Kỳ vọng lạm phát 6.1% vào năm 2022 và 2.8% vào năm 2023
- Dự báo tăng trưởng 2.2% chưa gồm lệnh cấm vận năng lượng
Trong phiên hôm nay, EUR tiếp tục bị đạp mạnh, hiện đã phá qua đáy 2020.
Tâm điểm thị trường: Cổ phiếu công nghệ!
Sự lao dốc của Tesla là một chủ đề nóng trong ngày hôm qua khi cổ phiếu công nghệ sụt giảm với chỉ số Nasdaq giảm gần 4%. Biểu đồ cho thấy bức tranh tiêu cực với chỉ số giảm hơn 20% kể từ đầu năm.
Hỗ trợ tại mức Fib 38.2 12,552 là mức quan trọng cần theo dõi trong tuần này. Theo sau là đáy tháng 3 năm 2021 tại 12,397.
Hiện tại, sự biến động suy giảm khi chuẩn bị bước vào phiên giao dịch Hoa Kỳ nhưng sự lạc quan trước đó đã biến mất. HĐTL chỉ số Nasdaq tăng 0.1%, HĐTL S&P 500 tăng 0.5% và HĐTL chỉ số DowJones tăng 0.7%.
Hồ sơ xin vay thế chấp MBA của Hoa Kỳ tiếp tục lao dốc!
Dữ liệu mới nhất từ Hiệp hội Ngân hàng Thế chấp kết thúc vào ngày 22 tháng 4 năm 2022 cho thấy chỉ số hồ sơ xin vay thế chấp giảm mạnh 8.3% so với tuần trước đó. Trong tuần trước, chỉ số này cũng lao dốc 5.0%.
• Chỉ số thị trường giảm xuống 343.1 so với 374.0 trước đó
• Chỉ số mua hàng giảm xuống 234.7 so với 254.0 trước đó
• Chỉ số tái cấp vốn 930.7 so với 1,023.2 trước đó
• Lãi suất thế chấp 30 năm tăng lên 5.37% so với 5.20% trước đó
Lãi suất trung bình của khoản cho vay mua nhà ở Mỹ tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 6 năm 2009 và chi phí gia tăng chắc chắn đã đè nặng lên các điều kiện về nhu cầu. Chỉ số mua hàng đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5 năm 2020 trong khi chỉ số tái cấp vốn xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1 năm 2019.
Gazprom đã ngừng cung cấp khí đốt cho Bulgaria!
Bộ trưởng Năng lượng Bulgaria, Alexander Nikolov xác nhận Gazprom đã cắt nguồn cung khí đốt đến Bulgaria.
Thêm nữa, ông ấy sẽ đến Brussels vào ngày mai để thảo luận về tình hình hiện tại.
Xin lưu ý rằng nguồn cung cấp gián tiếp (vì Ba Lan và Bulgaria được coi là 'quốc gia trung chuyển') sẽ tiếp diễn nhưng trong trường hợp có bất kỳ hành vi "ăn cắp" nào, thì Gazprom sẽ giảm nguồn cung nói trên bằng với số lượng đã lấy đi.
Doanh số bán lẻ CBI tháng 4 của Vương quốc Anh có gì nổi bật?
Dữ liệu mới nhất do Liên đoàn công nghiệp Anh công bố ngày 27 tháng 4 năm 2022 cho thấy doanh số bán lẻ tháng 4 của CBI lao dốc -35 so với mức -3 dự kiến! Trong tháng trước, dữ liệu này đạt mức 9.
Điều này chỉ tái khẳng định chúng ta đang phải đối mặt với sự thay đổi trong hoạt động tiêu dùng khi khủng hoảng chi phí sinh hoạt gia tăng. CBI lưu ý rằng:
"Doanh số bán lẻ thấp hơn định mức theo mùa trong tháng 4 do chi tiêu tiếp tục chuyển hướng sang dịch vụ và giá cả tăng cao đã tác động đến sức chi tiêu của các hộ gia đình."
RBA sẽ “Diều Hâu” tới đâu?
Các hợp đồng tương lai lãi suất tiền mặt Úc đang cho thấy rằng việc tăng lãi suất 15 điểm cơ bản là viễn cảnh dễ thấy nhất. Nhưng với báo cáo lạm phát hôm nay dường như ám chỉ rằng ngân hàng trung ương có vẻ không thể bắt kịp đà tăng của lạm phát. Và điều này có thể thúc dục RBA cảm thấy buộc phải hành động.
Câu hỏi bây giờ là nếu RBA tăng lãi suất thì sẽ tăng bao nhiêu? 15 bps lên mức 0.25% hay 40 bps đến 0.50%?
Nếu viễn cảnh 15 bps xảy ra thì chỉ tái khẳng định những gì thị trường đã dự báo nhưng điều này cũng cho thấy RBA có thể muốn thắt chặt nhanh hơn sau báo cáo lạm phát hôm nay. Và tất nhiên đồng Dollar Úc sẽ khó có thể bứt phá!
Với viễn cảnh thứ 2, việc tăng lãi suất 40 bps sẽ giúp hỗ trợ AUD nhưng đồng tiền có thể sẽ bị kìm hãm bởi tâm lý risk-off.
Thêm nữa, nếu RBA chuyển quyết định tăng lãi suất sang tháng Sáu thì AUD có thể sẽ giảm mạnh.
EUR/USD có thể chạm mốc 1.00 trong bối cảnh chiến tranh năng lượng! - MUFG
Tỷ giá EUR/USD đang giao dịch ở mức đáy mới dưới 1.0620 trong phiên hôm nay. Động thái này diễn ra sau khi Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt của Ba Lan. Các nhà kinh tế tại MUFG Bank dự báo rằng rủi ro năng lượng có thể gây tổn hại thêm cho đồng EUR.
Hỗ trợ gần nhất là mức đáy đầu năm 2017 tại 1.0341.
“Việc cắt giảm nguồn cung rộng rãi hơn có thể khiến giá khí đốt tăng gấp đôi so với ngày hôm qua lên khoảng 200 EUR MWh. Đồng thời, điều này có tác động tiêu cực đáng kể đến tâm lý EUR chắc chắn sẽ lao dốc! "
“Viễn cảnh việc đồng EUR và USD ngang bằng nhau (tỷ giá EUR/USD bằng 1) trong một số cuộc trò chuyện vài tuần trước được xem là “ảo ảnh” nhưng hiện tại, điều này hoàn toàn có khả năng!”
Bốn doanh nghiệp mua khí đốt ở châu Âu được cho là đã thanh toán bằng đồng rúp
Có vẻ như cách thức "tống tiền" của Nga đang hoạt động khá hiệu quả. Ngoài ra đợt thanh toán khí đốt tiếp theo của châu Âu bằng đồng rúp sẽ đáo hạn sau ngày 15 tháng 5.
Nguồn tin cũng cho biết 10 công ty khí đốt châu Âu đã mở tài khoản tại ngân hàng Gazprombank để đáp ứng nhu cầu thanh toán bằng đồng rúp của Nga.
Đức: Sẽ phối hợp chặt chẽ với EU về việc cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt của Nga
- Đội xử lý khủng hoảng khí đốt của Đức cho đến nay vẫn chưa xác định được bất kỳ tắc vấn đề nào về nguồn cung cấp khí đốt
- Lo ngại rằng nguồn cung cấp khí đốt của Nga cho các nước đối tác đã ngừng lại
Cặp Cable tiếp tục hướng xuống mốc 1.2500
Kể từ khi GBP/USD phá vỡ mốc 1.3000, cặp này liên tục đi xuống. Hiện tại cặp này đang hướng tới kiểm tra mốc 1.2500.
Có một vài lý do quan trọng khiến đồng bảng Anh gặp khó khăn. Đầu tiên là đồng đô la đang tăng khá vững chắc. Ngoài ra, BOE có nhiều khả năng sẽ không lãi suất lên mức dương.
Nghiên cứu mới ước tính biến đổi khí hậu khiến 4% GDP toàn cầu gặp rủi ro
Biến đổi khí hậu có thể khiến 4% sản lượng kinh tế toàn cầu hàng năm bị mất vào năm 2050 và ảnh hưởng nặng nề đến nhiều khu vực nghèo hơn trên thế giới, một nghiên cứu mới trên 135 quốc gia ước tính.
Công ty xếp hạng S&P Global, cung cấp cho các quốc gia điểm tín dụng dựa trên sức khỏe nền kinh tế của họ, đã công bố một báo cáo vào hôm thứ Ba về các tác động có thể xảy ra về mực nước biển dâng cao và các đợt nắng nóng, hạn hán và bão thường xuyên hơn.
Vàng sụt giá mạnh, đạp qua mức 1900!
Vàng đang sụt giá khá mạnh, đạp qua mức 1900 và tiếp tục đi xuống.
Chỉ số tâm lý nhà đầu tư tháng 4 của Thụy Sĩ: -51.6
Trước đó vào tháng 3 chỉ số này đạt -27.8.
Chỉ số tâm lý nhà đầu tư của Thụy Sĩ đã giảm xuống mức yếu nhất kể từ tháng 2 năm 2015. Credit Suisse lưu ý rằng:
"Trong bối cảnh cuộc chiến ở Ukraine, các đợt phong tỏa tại Trung Quốc và chính sách tiền tệ ngày càng thắt chặt, các nhà phân tích nhận thấy những thách thức lớn ở phía trước đối với nền kinh tế Thụy Sĩ."
Lloyds nâng dự báo lợi nhuận mặc cho lạm phát tiếp tục tăng
Tập đoàn Lloyds đã báo cáo lợi nhuận quý đầu tiên tốt hơn dự kiến vào thứ Tư, khi công ty cho vay thế chấp lớn nhất của Anh đã tránh khỏi hầu hết các tác động ban đầu của cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt ngày càng trầm trọng của đất nước.
Ngân hàng đi đầu này cũng nâng dự báo về hoạt động của mình, thể hiện sự tự tin bất chấp mối đe dọa về lạm phát và triển vọng kinh tế xấu đi do cuộc chiến ở Ukraine.
Các chỉ số chứng khoán ít biến động đầu phiên Âu
- Eurostoxx ít biến động
- DAX +0.1%
- CAC 40 +0.2%
- FTSE +0.1%
- IBEX -0.1%
Tâm lý thận trọng của các nhà đầu tư diễn ra trong bối cảnh chứng khoán Mỹ lao dốc mạnh vào ngày hôm qua, và HĐTL Mỹ đang giảm nhẹ vào thời điểm hiện tại. Ngoài ra các tin tức về các vụ "tống tiền" khí đốt của Nga khiến tâm lý người tiêu dùng ở cả Đức và Pháp cũng như thế giới nói chung đều suy giảm khi bắt đầu ngày mới.
HĐTL S&P 500 hiện tăng 0.6%, HĐTL Nasdaq tăng 0.5% và HĐTL Dow Jones tăng 0.7%.
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng tháng 4 của Pháp: 88, thấp hơn so với dự kiến 92
Trước đó chỉ số này đạt 91, sửa đổi thành 90
Niềm tin của các hộ gia đình Pháp tiếp tục giảm trong tháng 4 và hiện đang ở dưới mức trung bình 100, cho thấy niềm tin của người tiêu dùng giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuối năm 2018.
Chỉ số niềm tin tiêu dùng GfK tháng Năm của Đức: -26.5, thấp hơn so với dự kiến -16.0
Trước đó chỉ số này đạt -15.5, được sử đổi thành -15.7.
Niềm tin tiêu dùng của người Đức giảm xuống mức thấp lịch sử do chi phí gia tăng đối với các hộ gia đình. GfK lưu ý rằng:
"Cuộc chiến ở Ukraine và tỷ lệ lạm phát cao đã giáng một đòn mạnh vào tâm lý người tiêu dùng. Điều này có nghĩa là hy vọng về sự phục hồi từ việc nới lỏng các hạn chế liên quan đến đại dịch cuối cùng đã bị dập tắt. Sẽ chỉ có sự thay đổi trong tâm lý người tiêu dùng nếu có các cuộc đàm phán hòa bình thành công về cuộc chiến ở Ukraine. "
Gazprom: Tạm dừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan, Bulgaria cho đến khi thanh toán bằng đồng rúp
Gazprom cho biết họ đã đình chỉ hoàn toàn việc cung cấp khí đốt cho PGNiG và Bulgargaz do 2 công ty này không thanh toán bằng đồng rúp. Việc tiếp tục cung cấp sẽ bị tạm dừng cho đến khi việc thanh toán bằng đồng rúp được thực hiện.
EUR/USD kéo dài đà giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm
Đồng EUR giảm vào đầu phiên Âu, tiếp tục kiểm tra đáy năm 2020 tại 1.0635, với đáy phiên chạm 1.0622 và nhiều khả năng cặp sẽ tiếp tục giảm sâu xuống 1.0400. Những diễn biến mới nhất liên quan đến câu chuyện "tống tiền" bằng khí đốt của Nga không phải là điều dễ chịu đối với châu Âu, khi Eurozone đang phải vật lộn trong bối cảnh áp lực lạm phát gia tăng. ECB khó có thể tăng lãi suất lên mức dương, trong khi Fed đang hành động khá mạnh mẽ.