Các chỉ số chứng khoán giảm nhẹ đầu phiên Âu
- Eurostoxx -1.3%
- DAX -1.1%
- CAC 40 -1.4%
- FTSE -0.9%
- IBEX -1.3%
Một phần của sự sụt giảm này là do chứng khoán Mỹ lao dốc vào cuối ngày hôm qua. Điều này nói lên về tổng thể, tâm lý các nhà đầu tư đã trở nên thận trọng hơn, mặc dù HĐTL S&P 500 ít nhất đã xóa bỏ các mức giảm trước đó và đi ngang vào thời điểm hiện tại. Vẫn còn nhiều lo ngại liên quan đến lạm phát và tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Nhưng ít nhất sự phục hồi từ mức thấp nhất trong tháng Ba vẫn cho chúng ta thấy hy vọng.
NZD/USD xuống dưới mốc 0.6700!
NZD/USD hiện cũng đang sụt giá mạnh, xuống dưới mốc 0.6700.
GBPUSD đang đánh mất mốc 1.3 sau số liệu doanh số bán lẻ của Anh!
Sau số liệu doanh số bán lẻ tiêu cực hơn kỳ vọng, đồng Bảng Anh tiếp tục suy yếu và hiện đang đánh mất mốc 1.3.
Số liệu doanh số bán lẻ tháng 3 của Anh có gì đáng chú ý?
Doanh số bán lẻ tháng 3 của Vương quốc Anh giảm 1.4% so với tháng trước, so với dự báo giảm 0.3%
- Doanh thu bán lẻ tăng 0.9% so với dự báo tăng 2.8%
Phân tích dữ liệu CME: Giá vàng có thể hồi phục trong ngắn hạn!
Số vị thế mở đối với thị trường vàng tương lai đã giảm phiên thứ ba liên tiếp vào thứ Năm, lần này là khoảng 2.2 nghìn hợp đồng theo báo cáo từ CME Group. Mặt khác, khối lượng giao dịch đã tăng lên khoảng 20.2 nghìn hợp đồng.
Giá vàng dường như đã chuyển sang giai đoạn tích lũy trong thời điểm hiện tại. Mặc dù vậy, đà giảm của ngày thứ Năm trong bối cảnh số vị thế mở bị giảm, điều này cho thấy khả năng phục hồi trong ngắn hạn. Trong khi đó, các đỉnh xung quanh mốc $2000 tiếp tục là kháng cự cứng.
Chuyên gia tại UOB bình luận gì về tỷ giá EUR/USD?
“Ngày hôm qua, chúng tôi đã nhấn mạnh rằng có khả năng EUR sẽ tăng thêm lên 1.0885 và đà tăng bền vững trên mức này là khó có thể xảy ra. Tuy nhiên, EUR đã phá vỡ 1.0885, tăng vọt lên 1.0936 trước khi giảm trở lại nhanh chóng để kết thúc ngày ở mức 1.0836.
Mặc dù sự điều chỉnh từ vùng đỉnh vẫn còn dư địa, tuy nhiên đà giảm không mạnh và khó có thể vượt qua 1.0805. Hỗ trợ chính tại 1.0855 dự kiến sẽ không bị đe dọa. Mức kháng cự là 1.0860, tiếp theo là 1.0890.”
Một loạt số liệu PMI tại châu Âu sẽ được công bố chiều nay!
- 13h - Dữ liệu doanh số bán lẻ tháng 3 của Vương quốc Anh
- 14h15 - PMI ngành sản xuất, dịch vụ và tổng hợp tháng 4 tại Pháp
- 14h30 - PMI ngành sản xuất, dịch vụ và tổng hợp tháng 4 tại Đức
- 15h - PMI ngành sản xuất, dịch vụ và tổng hợp tháng 4 tại Eurozone
- 15h30- PMI ngành sản xuất, dịch vụ và tổng hợp tháng 4 tại Anh
Quan chức Bộ Tài chính Nhật Bản không đưa ra bình luận về việc can thiệp ngoại hối chung!
Chà, đây được cho là cách tiếp cận thận trọng hơn. Rõ ràng là không có ích gì nếu bạn nói lên sự can thiệp để thị trường có thể "đánh trả" bạn. Có lẽ sẽ hiệu quả hơn nhiều nếu họ giữ kín về điều đó!
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: USDJPY quay đầu sau tin tức về sự can thiệp của Mỹ!
Đồng USD đang chưa có xu hướng rõ ràng trong phiên khi chỉ số DXY dao động quanh mốc 100.56.
- Tỷ giá EUR/USD tăng nhẹ 0.1%.
- Hai đồng Antipodean giảm mạnh sau phát biểu của chủ tịch Fed về khả năng tăng lãi suất nhanh hơn, gây áp lực cho chứng khoán Mỹ.
- Cặp USD/JPY quay đầu giảm trong phiên sau tin Mỹ có khả năng can thiệp thị trường FX cùng Nhật Bản để ổn định tỷ giá.
Mỹ có thể sẽ xem xét khả năng can thiệp thị trường ngoại hối cùng với Nhật Bản!
Hoa Kỳ có vẻ sẽ xem xét ý tưởng can thiệp thị trường ngoại hối cùng Nhật Bản trong cuộc họp giữa hai Bộ trưởng tài chính Suzuki và Yellen.
Đây là những tin tức rủi ro nhất cho đến thời điểm hiện tại. Khả năng cao là các quan chức Nhật Bản muốn đồng Yen giảm giá chậm hơn nhưng tôi không tin rằng chúng ta đang ở giai đoạn mà cả hai bên sẽ đồng ý với bất kỳ sự can thiệp lớn nào.
Hai đồng Antipodean đang tụt dốc không phanh!
Tỷ giá AUD/USD đã giảm mạnh trong những phút qua trong khi NZD/USD cũng suy yếu.
Đồng USD đang tăng giá so với các đồng G7 (cùng một câu chuyện cũ, lợi suất tăng, FOMC "hawkish", tâm lý e ngại rủi ro).
Cuộc bầu cử tổng thống ở Pháp vào cuối tuần này là một sự kiện rủi ro lớn đối với đồng EUR!
Ông Macron đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò trước bà Le Pen với tỷ lệ khoảng 55%.
Nhưng các cuộc thăm dò cũng có thể sai. Một chiến thắng cho ông Macron sẽ giúp đồng EUR bật tăng. Bà Le Pen về bản chất là một người có quan điểm tiêu cực hơn với EU.
Westpac dự đoán một đợt tăng lãi suất thêm 40bps của NHTW Úc vào tháng Sáu
WPAC giải thích cho sự thay đổi trong dự báo của họ:
- Sau khi lạm phát cơ bản theo khảo sát tăng đáng kể trong quý 3 và tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 4% xuống 3.8% vào tháng 4, chúng tôi kỳ vọng NHTW sẽ quyết định nâng lãi suất tiền mặt thêm 40 điểm cơ bản tại cuộc họp Hội đồng thống đốc vào ngày 7 tháng 6.
Cập nhật thị trường phiên Á: Chứng khoán châu Á điều chỉnh, USD hồi phục
Thị trường chứng khoán châu Á điều chỉnh mạnh, đặc biệt tại thị trường Nhật Bản và Úc.
- SHANGHAI-0.4%
- NIKKEI-1.89%
- HSI-1.07%
- SHENZHEN-1.1%
- KOSPI-1.15%
- ASX 200-1.63%
Trên thị trường Fx, tiếp tục đà hồi phục vào tối qua, USD tăng nhẹ trong phiên giao dịch châu Á. Biến động các cặp tiền chính như sau:
- EUR/USD+0.02%
- USD/JPY+0.01%
- GBP/USD-0.092%
- USD/CAD+0.16%
- USD/CHF+0.07%
- AUD/USD-0.448%
Trung Quốc: Đồng Nhân dân tệ trong nước đang ở mức yếu nhất kể từ tháng 9 năm 2021
Thêm một ngày giá đồng CNY lao dốc.
Tỷ giá tham chiếu USDCNY hôm nay: 6.4596 cao nhất kể từ tháng 9 năm 2021
Nomura dự đoán FOMC sẽ lãi suất tăng thêm 75bps vào tháng 7
Sau dự đoán tăng 50bps vào tháng 5 và 75 bps vào tháng 6, Noruma dự đoán FOMC cũng sẽ tăng 75bps vào tháng 7 (cao hơn 25bps so với dự kiến)
Tỷ giá tham chiếu USDCNY hôm nay: 6.4596
- Mức đóng phiên trước là 6.4521.
- Đây là tỷ giá cao nhất kể từ ngày 21 tháng 10 năm 2021.
- CNY là đồng nhân dân tệ nội địa, USDCNY bị giới hạn biến động 2% tính từ tỷ giá tham chiếu.
Thống đốc PBOC cho biết sẽ hỗ trợ nhiều hơn cho nền kinh tế
Thống đốc PBOC Yi Gang cho biết:
- Sẽ hỗ trợ nhiều hơn cho nền kinh tế thực
- Chính sách tiền tệ sẽ tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, các lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi COVID-19
- Cho biết thị trường tài chính của Trung Quốc không tránh khỏi những cú sốc bên ngoài
- Cho biết tình hình covid cũng gây thêm áp lực lên nền kinh tế Trung Quốc
- PBOC cho biết sẽ duy trì sự ổn định về giá cả
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản họp vào tuần tới - dự kiến sẽ cập nhật dự báo lạm phát nước này
BOJ sẽ họp vào ngày 27 và 28 tháng 4 năm 2022.
- Các tuyên bố sẽ được đưa ra vào cuối cuộc họp thứ Năm ngày 28. Chưa có thời gian họp chính thức, thường sẽ dao độngg trong 8h30-10h30 (theo giờ Việt Nam).
Dự kiến sẽ không có thay đổi về chính sách tiền tệ tại cuộc họp này. Có một số bình luận cho rằng Ngân hàng có thể phải hành động để ngăn chặn sự suy yếu của đồng yên. Thống đốc Kuroda đã khẳng định hết lần này đến lần khác rằng ông sẽ giữ nguyên quan điểm. Nếu đồng Yên tiếp tục giảm trong những tháng tới, áp lực buộc BOJ phải hành động sẽ tăng lên
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tiếp tục can thiệp vào thị trường Trái phiếu Chính phủ Nhật Bản trong tuần này khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm vượt mức 0.25%.
Nhật Bản công bố PMI sơ bộ tháng 4
- PMI Sản xuất 53.4 giảm so với 54.1 tháng trước
- PMI Dịch vụ 50.5 (>50 trong 4 tháng trở lại đây), tháng trước ghi nhận 49.4
- PMI Tổng hợp 50.9 tăng so với 50.3 tháng trước
Nomura cho biết FOMC có khả năng tăng lãi suất thêm 50bps vào tháng 5 và 75 điểm bps vào tháng 6
Dự kiến mức tăng là 50 bps tại mỗi cuộc họp tuy nhiên Nomura dự báo mức tăng cao hơn vào cuộc họp tháng Sáu.
Honda sẽ cắt giảm một nửa sản lượng tại một trong các nhà máy sản xuất trong nước vào đầu tháng 5
- Nhà máy ở thành phố Suzuka cũng sẽ cắt giảm một nửa sản lượng trong tháng 4, tăng so với khoảng một phần ba dự kiến
Giá năng lượng tăng, đồng Yên giảm cũng ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản đang lên kế hoạch hỗ trợ tài chính.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 21/4: Chứng khoán Mỹ giảm mạnh, USD biến động
Phiên giao dịch hôm qua tiếp tục ghi nhận đà giảm ở các chỉ số chứng khoán Mỹ, đặc biệt với chỉ số Nasdaq khi cổ phiếu công nghệ bị bán tháo.
- Chỉ số DJIA-1.5%
- Chỉ số NASDAQ-2.07%
- Chỉ số S&P 500-1.48%
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng trở lại (cao nhất trong ngày ở 2.950%), hiện đang điều chỉnh về 2.939%.
Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố chiến thắng trong trận chiến lớn nhất của cuộc chiến Ukraine đêm hôm qua, tuyên bố cảng Mariupol "được giải phóng" sau gần hai tháng bị bao vây. Mặt khác, Đan Mạch và Tây Ban Nha đã cam kết cung cấp vũ khí cho Ukraine khiến cho tình hình cuộc chiến càng trở nên căng thẳng.
Các quan chức FED cũng như các NHTW tiếp tục đưa ra những nhận định lo ngại về nguy cơ lạm phát cùng với những đề xuất hawkish hơn nữa.
Tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc tích cực hơn vào ngày hôm qua, tuy nhiên chứng khoán nước này vẫn giảm điểm mạnh đi ngược xu hướng hồi phục của chứng khoán khu vực.
Trên thị trường Fx, USD có một phiên giao dịch biến động mạnh khi suy yếu vào phiên sáng và tăng trở lại vào cuối phiên sau các phát biểu hawkish của thống đốc Fed San Francisco.
Hiện các cặp tiền chính đang có biến động như sau:
- EUR/USD+0.02%
- USD/JPY+0.07%
- GBP/USD−0.09%
- AUD/USD−0.16%
- USD/CAD+0.15%
- USD/CHF+0.12%
Dầu thô tăng trở lại, hiện giá dầu WTI đang được giao dịch ở $103.93/thùng. Vàng phiên hôm qua giảm tương đối mạnh khi DXY tăng mạnh vào cuối phiên, mức thấp nhất ghi nhận trong phiên ở $1938/oz, hiện giá đã hồi phục về vùng $1951/oz.
Markit công bố PMI sơ bộ tháng 4 của Úc
PMI sản xuất 57.9 tăng so với 57.7 tháng trước.
PMI dịch vụ 56.6 tăng so với 55.6 tháng trước.
PMI Tổng hợp 56.2 tăng so với 55.1 tháng trước.
Bộ trưởng Tài chỉnh Nhật Bản xác nhận sẽ bàn bạc về vấn đề đồng Yên với Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ
Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Suzuki cho biết:
- Đã thảo luận với bà Yellen về các diễn biến thị trường gần đây, đặc biệt là các động thái tỷ giá USDJPY gần đây
- Giải thích với bà sự sụt giảm của đồng yên gần đây rất nhanh
- Xác nhận với Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ để tuân thủ thỏa thuận G7 về fx
- Đã nói về tỷ giá USDJPY trong bối cảnh phát triển nền kinh tế Nhật Bản, bà Yellen không lo ngại về các biến động của tỷ giá
Nhật Bản công bố dữ liệu CPI mới nhất
- CPI năm tăng 1.2% ít hơn 1.3% dự kiến
- CPI không bao gồm Thực phẩm tươi sống tăng 0.8% (mức cao nhất kể từ tháng 1 năm 2020)
- CPI không bao gồm Thực phẩm, Năng lượng giảm 0.7% ít hơn 1,1% dự kiến.
Chính quyền Thượng Hải cho biết sẽ dỡ bỏ phong tỏa theo từng giai đoạn
Chính quyền Thượng Hải cho biết các biện pháp giãn cách thành phố sẽ được dỡ bỏ theo từng giai đoạn sau khi dịch bệnh đạt được mức "Zero" đồng nhất ở cấp cộng đồng.
- Kiểm soát dịch bệnh cho thấy một xu hướng tích cực
- Cuộc sống bình thường sẽ trở lại "sớm" nếu các chính sách được tuân thủ
- Tính đến ngày 20 tháng 4, 403 trong số 666 công ty trong diện ưu tiên đã tiến hành sản xuất
OPEC: đà tăng giá dầu chủ yếu là do địa chính trị
Thông tin từ Reuters:
- OPEC nói với ủy ban chỉ đạo của IMF hôm thứ Năm rằng giá dầu tăng mạnh phần lớn là do cuộc khủng hoảng Ukraine
- Nhóm các nhà sản xuất dầu mỏ sẽ không thực hiện thêm hành động nào để bổ sung nguồn cung
(Dĩ nhiên là cả Ả Rập Xê Út và Nga đều hài lòng với giá dầu tăng cao)
Trung Quốc phê duyệt xây dựng 6 lò phản ứng hạt nhân mới
Quyết định này phù hợp với kế hoạch 5 năm lần thứ 14 về Hệ thống Năng lượng Hiện đại của Trung Quốc do Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đưa ra vào tháng trước.
- đặt mục tiêu tỷ trọng tiêu thụ năng lượng không hóa thạch của cả nước tăng lên khoảng 20%, và tỷ trọng sản xuất điện không hóa thạch đạt khoảng 39% vào năm 2025.
Nhật Bản sẽ tăng trợ cấp nhiên liệu một lần nữa
Trợ cấp 25 yên cho mỗi lít sẽ được tăng lên 35 yên
- Chương trình trợ cấp đã được giới thiệu vào tháng 1 do giá năng lượng tăng cao
- Kể từ khi được giới thiệu, mức trần đã được tăng từ ¥ 5 lên ¥ 25/l trong 4 tháng
- Số tiền trợ cấp được ấn định hàng tuần nếu giá bán lẻ xăng vượt ¥170
Bộ trưởng tài chính Yellen: một số biện pháp trừng phạt thêm đối với Nga sẽ khó được ban hành
Theo hãng tin Wall Street Journal
- Mỹ cam kết cung cấp thêm 500 triệu USD giúp Ukraine chi trả các chi phí chung của chính phủ, bổ sung vào khoảng 500 triệu USD mà Mỹ đã cung cấp trong gói viện trợ phi quân sự cho Ukraine.
- Một số lệnh trừng phạt - chẳng hạn như lệnh cấm nhập khẩu năng lượng của Nga đối với các nước châu Âu - sẽ khó được ban hành. Các nước châu Âu vẫn phụ thuộc nhiều hơn vào năng lượng của Nga
Tổng hợp thị trường phiên Mỹ: Lợi suất tăng, đô la phục hồi, chứng khoán lao dốc
- S&P 500 giảm 69 điểm xuống 4,386
- Lợi suất kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng 7 bps lên 2.91%
- Dầu thô WTI tăng 1.98 USD lên 104.14 USD/thùng
- Vàng giảm $ 6 xuống còn $1,951
- USD tăng mạnh nhất, NZD yếu nhất nhóm G7
Nasdaq tiếp tục giảm sâu hơn, xuống mức thấp nhất kể từ ngày 16 tháng 3
Lợi suất trái phiếu Mỹ giảm nhẹ sau khi tăng điên cuồng. Lợi suất kỳ hạn 30 năm quay trở lại 2.93% từ mức cao 2.99% và kỳ hạn 2 năm của Mỹ giảm xuống 2.67% từ 2.73%, nhưng điều đó không cứu được chứng khoán.
Nasdaq đang chạm mức thấp mới, đánh dấu mức giảm 2.0%. Giá đã break qua Fibo 61.8% của sóng tăng hồi tháng 3.
Rõ ràng báo cáo doanh thu đang có tác động lớn. Không ai muốn nắm giữ cổ phiếu NFLX. Chiều hôm qua, TSLA chỉ tăng 2,.7% mặc dù báo cáo tích cực.
Thị trường đang tập trung vào lãi suất, và các nhà đâu tư không thích ý tưởng về ba lần tăng 50 bps liên tiếp cũng như mục tiêu đưa lãi suất Fed lên 3% đầu năm sau.
Nasdaq chạm đáy mới trong phiên
Giá đang thăm dò lại mức Fibo thoái lui 61.8% của sóng tăng từ tháng 3. Nếu hỗ trợ này bị phá vỡ, Nasdaq có thể trở về vùng đáy của tháng 2 và tháng 3.
Chỉ số đang ở đáy của phiên, giảm 1.3%, xóa bỏ hoàn toàn đà tăng trước đó.
Chủ tịch Lagarde: ECB muốn bình thường hóa, không muốn thắt chặt
Tiếp tục là những bình luận từ chủ tịch ECB Christine Lagarde:
- Chính sách của ECB nhằm bình thường hóa, không phải thắt chặt
- Tỷ giá EUR có ảnh hưởng tới lạm phát
- Không đặt mục tiêu tỷ giá hối đoái, nhưng vẫn theo dõi sát sao thị trường
Ngoài câu chuyện về can thiệp tỷ giá hối đoái, những điều bà Lagarde nói đều rất dovish, không có gì mới mẻ cả. Có vẻ như bà vẫn rất thận trọng.
Chủ tịch Powell: Sẽ mạnh tay thắt chặt nếu cần
Chủ tịch Powell tiếp tục có những bình luận tại IMF:
- Thị trường tài chính đã thắt chặt hơnt rước
- Cung cầu thị trường lao động đang mất cân bằng
- Có nhiều việc làm trống hơn người không có việc làm
- Sẽ tăng lãi suất, bình thường hóa chính sách và thắt chặt mạnh tay nếu cần
- Lạm phát có thể đã chạm đỉnh vào tháng Ba, nhưng sẽ không chắc chắn với điều đó
- Muốn thấy lạm phát thực sự giảm
- Lạm phát là một vấn đề toàn cầu, nhưng mỗi nơi một khác
Chủ tịch Lagarde: Lạm phát châu Âu rất cao
Bà Lagarde cũng đang phát biểu trước IMF:
- Lạm phát châu Âu rất cao
- Cần đợi dữ liệu trước khi hành động
- Cuộc họp tháng Sáu sẽ rất quan trọng với việc kết thúc mua trái phiếu và lộ trình tăng lãi suất
- Lạm phát phải được xử lý từ từ
- Kinh tế Mỹ và châu Âu khác nhau
- Đà hồi phục của Eurozone đã chững lại
- Có rủi ro tăng trưởng suy yếu
Chủ tịch Powell: Sẽ có khả năng tăng 50bp trong cuộc họp tháng Năm
Chủ tịch Powell đang phát biểu trước IMF:
- Fed nên hành động nhanh hơn
- Sẽ có khả năng tăng 50bp trong cuộc họp tháng Năm
- Thị trường đang phản ứng hợp lý với định hướng của Fed
- Nhiều thành viên Fed tin rằng tăng lãi suất 50bp một hoặc một vài lần là điều cần thiết
- Sẽ cố gắng hết sức để hạ cánh an toàn
- Mục tiêu của ông là kìm hãm lạm phát mà không gây suy thoái
- Thị trường lao động Mỹ vẫn cực kỳ thắt chặt, nền kinh tế đang vững chắc
Thống đốc BoE Bailey: Ta sống trong một thời kỳ của những cú sốc lớn chưa từng có
Thống đốc Bailey phát biểu tại Viện Peterson:
- Lạm phát ở Anh sốc có nhiều điểm chung đối với khu vực đồng euro hơn là Hoa Kỳ
- chúng ta đang ở trong một thời kỳ của những cú sốc lớn chưa từng có
- chúng ta phải đặt câu hỏi liệu một loạt cú sốc giá có ảnh hưởng đến kỳ vọng lạm phát hay không
- quy mô của sốc thu nhập thực sẽ gây tăng trưởng trì trệ tại Vương quốc Anh
- Lịch sử cho thấy giá năng lượng luôn quay về mức bình thường
- Mục tiêu lạm phát đang chịu rất nhiều áp lực
- Mục tiêu lạm phát là một phần quan trọng của BoE
- Kỳ vọng lạm phát ngắn hạn đang tăng rất mạnh
- Lo lắng về việc cung cấp định hướng chính sách