Canada: GDP mở rộng phù hợp với dự kiến
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực của Canada đã phát triển với tốc độ hàng tháng là 0.8% vào tháng 10 sau mức tăng trưởng 0.2% của tháng 9, dữ liệu do Cơ quan Thống kê Canada công bố hôm thứ Năm. Điều kiện này hoàn toàn phù hợp với kỳ vọng của thị trường.
"Dẫn đầu mức tăng trưởng là dịch vụ lưu trú và thực phẩm, thương mại bán buôn, xây dựng và các lĩnh vực nghệ thuật và giải trí, trong khi lĩnh vực khai thác mỏ, khai thác đá và khai thác dầu khí đang suy yếu", báo cáo chia sẻ.
Phản ứng thị trường
Cặp USD/CAD không có phản ứng ngay lập tức với những số liệu này và hiện đang được giao dịch ổn định trong ngày ở mức 1.2830.
Đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền tháng 11 của Hoa Kỳ tăng mạnh
Chỉ số Đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền tháng 11 của Hoa Kỳ đã tăng 2.5%, cao hơn dự kiến, chỉ đạt 1.6%. Chỉ số này đã sáu lần trong bảy tháng qua.
• Vận chuyển cũ 0.8% so với 0.3% trong tháng trước.
• Các lô hàng hàng hóa lâu bền tăng 0.7% so với mức tăng 1.7% trong tháng 10.
• Hàng hóa lâu bền dùng cho quốc phòng ở mức 2.0% so với 1.3% được sửa đổi vào tháng 10 (đã được điều chỉnh từ 0.8%).
• Hàng hóa chưa thực hiện tăng ở mức 2.0% so với 1.3% vào tháng trước.
• Tồn kho hàng lâu bền được sản xuất đã tăng tháng thứ 10 liên tiếp sau khi tăng 0.6% trong tháng 11. Điều này xảy ra sau khi tăng 0.7% trong tháng Mười. Máy móc tăng tháng thứ 13 liên tiếp.
Lạm phát PCE hàng năm của Hoa Kỳ tăng vượt kỳ vọng
Lạm phát ở Mỹ, được đo bằng Chỉ số giá Chi tiêu cho Tiêu dùng Cá nhân (PCE) hàng năm đã tăng lên 4.7% vào tháng 11. Con số này cao hơn mức dự báo về tỷ lệ lạm phát 4.5% và đánh dấu sự tăng tốc đáng kể từ tỷ lệ lạm phát 4.1% của tháng 10.
Chỉ số giá PCE cốt lõi trong tháng 11 tăng với tốc độ 0.5% vượt kỳ vọng 0.1% và cao hơn 0.4% vào tháng 10.
Chi tiêu và thu nhập của người tiêu dùng trong tháng 11:
- Thu nhập cá nhân +0.4% so với +0.4% dự kiến. Tháng trước +0.5%
- Chi tiêu cá nhân +0.6% phù hợp với dự kiến.
Những con số này nhìn chung phù hợp với kỳ vọng nhưng có dấu hiệu ở đây cho thấy người tiêu dùng đang gặp khó khăn trong việc theo kịp lạm phát.
Tỷ giá EUR/USD tiếp tục sụt giảm trước thềm công bố dữ liệu của Hoa Kỳ.
Đồng bạc xanh đã duy trì được lợi thế của mình trước Euro và đã thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong 3 phiên gần đây.
Cặp tiền này đã thăm dò mức đỉnh hàng tuần vào ngày thứ Tư trên mốc 1.1340 trong phiên giao dịch của Châu Á Thái Bình Dương nhưng kể từ đó đã giảm trở lại mức 1.1300, nơi hiện được giao dịch thấp hơn 0.2% so với ngày hôm qua.
Tuy nhiên, điều này vẫn khiến cặp EUR/USD này tăng khoảng 0.66% trong tuần.
Hiện tại, khối lượng giao dịch của tỷ giá vẫn đã thấp hơn nhiều so với một phiên thông thường. Lý do cho hiện tượng này là việc công bố một loạt dữ liệu của Hoa Kỳ: Đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền tháng 11, PCE cốt lõi của tháng 11, Thu nhập cá nhân và Chi tiêu của tháng 11 và báo cáo yêu cầu thất nghiệp ban đầu…
Trong thời gian tới, các nhà đầu tư đang kỳ vọng rằng đồng Dollar sẽ lấy lại sức mạnh và tăng cao hơn trong năm mới trong bối cảnh Fed ngày càng diều hâu và sức mạnh tiềm ẩn trong nền kinh tế Mỹ dường như là quan điểm đồng thuận giữa các chiến lược gia ngoại hối ngay bây giờ. Thực tế là DXY, mặc dù suy yếu trong tuần, nhưng vẫn duy trì mức tăng đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái gần 7.0%, cho thấy rằng, từ góc độ kỹ thuật, động lực tăng giá dài hạn vẫn còn vững chắc.
Giá quặng sắt được dự báo sẽ tiếp tục biến động mạnh
Giá quặng sắt đã tăng lên mức kỷ lục trên 230 USD/tấn vào tháng 5/2021, sau đó giảm xuống còn khoảng 85 USD/tấn vào tháng 11/2021 do Chính phủ Trung Quốc cam kết giảm sản lượng thép, nhưng đã bật tăng mạnh trở lại 50% chỉ trong 6 tuần.
Sự bất ổn được dự báo sẽ tiếp tục kéo dài đến năm 2022 khi đà phục hồi của sản xuất thép chững lại vào đầu năm sau, những thách thức lớn đang hình thành bao gồm việc Trung Quốc đang thúc đẩy cắt giảm lượng khí thải carbon, sản lượng thép dự kiến sẽ giảm trong năm tới trong khi vấn đề nợ trong lĩnh vực bất động sản đang đè nặng lên tiêu thụ thép và tăng trưởng kinh tế chung.
Alibaba, Tencent tuột khỏi top 10 công ty vốn hóa lớn nhất thế giới
Theo dữ liệu mới nhất từ QUICK-FactSet, hai “đại gia” công nghệ Trung Quốc Tencent Holdings và Alibaba Group Holding không còn nằm trong danh sách 10 công ty có vốn hóa lớn nhất thế giới. Theo đó, danh sách này không còn đại diện nào của Trung Quốc.
Thống trị top 10 hiện tại là các hãng công nghệ Mỹ gồm Apple, Microsoft và Alphabet với 3 vị trí đầu tiên. Theo sau là hãng dầu khí Saudi Aramco của Saudi Arabia. Amazon và Meta (công ty mẹ Facebook) lần lượt xếp vị trí thứ 5 và thứ 6. Các vị trí còn lại trong top 10 thuộc về hãng chip Nvidia, Berkshire Hathaway và TSMC.
Intel đưa ra lời xin lỗi sau tuyên bố không sử dụng chuỗi cung ứng từ Tân Cương
I
Nhà sả n xuất chip Hoa Kỳ Intel Corporation hôm thứ Năm đã xin lỗi khách hàng, đối tác và công chúng Trung Quốc sau khi một lá thư yêu cầu các nhà cung cấp của họ không dùng các sản phẩm hoặc lao động từ khu vực phía tây Tân Cương gây ra phản ứng dữ dội, theo Reuters.
Intel nói rằng cam kết tránh chuỗi cung ứng từ Tân Cương là một biểu hiện của việc tuân thủ luật pháp Mỹ, chứ không phải là một tuyên bố về lập trường của họ đối với vấn đề.
"Chúng tôi xin lỗi vì những rắc rối đã gây ra cho các khách hàng, đối tác và công chúng Trung Quốc đáng kính của chúng tôi. Intel cam kết trở thành đối tác công nghệ đáng tin cậy và thúc đẩy sự phát triển chung với Trung Quốc", Intel nói.
Bế tắc trong Nghị định thư Bắc Ireland lại là "lực hãm" cho sự trượt dốc của đồng GBP
Những lo lắng về các ca nhiễm COVID-19 gia tăng ở Anh đã được bù lại khi các báo cáo cho rằng vắc-xin hiện tại có thể hiệu quả hơn suy nghĩ ban đầu trong việc chống lại biến thể mới. Điều này được coi là yếu tố chính thúc đẩy sức mạng đồng bảng Anh trong thời gian gần đây.
Mặt khác, cặp tỷ giá còn bị đè nặng bởi sức mạnh của đồng USD, góp phần vào sự trượt dốc mạnh trong ngày của cặp EUR/GBP. Điều đó cho thấy, sự bế tắc giữa Vương quốc Anh và EU đối với Nghị định thư Bắc Ireland có thể đóng vai trò như một luồng gió mới thúc đẩy GBP.
Bang New South Wales (Úc) bắt buộc đeo khẩu trang, hạn chế tụ tập trước sự bùng phát của chủng Omicron
Đây là hâu quả của việc 5.715 trường hợp COVID-19 được ghi nhạn hôm nay, với gần 70% đến từ khu vực Sydney. Giám đốc y tế bang New South Wales Kerry Chant nói rằng khoảng 80% các ca nhiễm trùng mới ở bang là biến thể Omicron.
Trong khi đó, thủ tướng bang Dominic Perrottet nói rằng "các chỉ số chính" không phải là số ca bệnh mà là số ca yêu cầu chăm sóc đặc biệt và số ca nhập viện.
3 mũi tiêm Sinovac không có hiệu quả trước Omicron
Một nghiên cứu đã phát hiện ra hai liều và một mũi tăng cường vắc-xin COVID-19 của Sinovac không tạo ra đủ kháng thể để bảo vệ khỏi biến thể Omicron. Do vậy, nghiên cứu khuyến nghị những người tiêm vắc xin Sinovac tiêm một loại vắc xin khác.
Nghiên cứu cũng phát hiện 2 mũi tiêm đầu của vắc xin Pfizer cũng chưa đủ để chống lại Omicron, nhưng mũi tăng cường sẽ tạo đủ kháng thể để bảo vệ.
Đây là một tin khá xấu với Trung Quốc, nơi đa số người dân tiêm vắc xin Omicron.
Các ngân hàng trung ương sẽ có động thái gì trong tương lai?
ING đưa ra dự báo của mình về động thái của các NHTW toàn cầu như sau:
- ECB: Giảm mua tài sản PEPP, nhưng tăng mua theo APP trong quý I/2022, và đến quý I/2023 mới tăng lãi suất
- Fed: 2 lần tăng lãi suất trong quý III và IV/2022. 3 lần tăng lãi suất trong quý I, II và III/2023
- BoE: Tăng lãi suất 15bp vào quý I/2022 (thực tế đã tăng vào tháng 12/2021). Tăng lãi suất 25bp vào quý III/2022, đồng thời điều chỉnh chương trình tái đầu tư QE
- BoJ sẽ không làm gì cả
- PBOC: Tăng lãi suất vào quý IV/2023
- BoC: Tăng lãi suất liên tục từ quý I/2022 đến quý III/2023
- RBA: Tăng lãi suất đầu và cuối năm 2023
- NHTW Thụy Điển: Tăng lãi suất cuối năm 2023
- NHTW Thụy Sĩ sẽ không làm gì cả
Chứng khoán châu Âu tăng điểm nhẹ sau những số liệu tích cực từ chủng Omicron
Sau các báo cáo từ Nam Phi rằng tỷ lệ nhập viện và mắc triệu chứng nặng của chủng Omicron không cao như Delta, giới đầu tư châu Âu chào phiên hôm nay trong một tâm thế lạc quan hơn:
- Chỉ số DAX tăng 0.27%
- Chỉ số FTSE chưa có nhiều thay đổi
- Chỉ số CAC tăng 0.15%
- Chỉ số MIB tăng 0.08%
- Chỉ số Stoxx 600 tăng 0.22%
Hôm nay là một ngày trầm lắng trên thị trường tiền tệ, khi các trader đang chuẩn bị cho kỳ nghỉ lễ Giáng sinh năm nay. Nhìn chung, các đồng tiền đã có những biến động nhất định, nhưng tình hình thanh khoản mỏng có thể sẽ kéo dài cho tới hết năm nay:
- Chỉ số DXY đi ngang ở mức 96.13 điểm
- EUR chưa có nhiều thay đổi
- GBP tăng 0.27%
- AUD tăng 0.32%
- NZD tăng 0.37%
- JPY giảm 0.21%
- CHF giảm 0.19%
- CAD tăng 0.1%
Vàng tăng 0.21% lên 1,807. Dầu WTI giảm 0.6% xuống $72.5/thùng.
Tăng trưởng GDP tại Tây Ban Nha vượt mức sơ bộ
Trong quý III, tăng trưởng GDP tại Tây Ban Nha đạt 2.6% QoQ, cao hơn mức sơ bộ 2%, và khá gần với kỳ vọng trước đó là 2.7%. Nhìn chung, có vẻ như mùa hè năm nay đã là đỉnh điểm của tăng trưởng tại Tây Ban Nha. Với tình hình Covid xấu đi, nhiều khả năng GDP quý IV sẽ không còn mức tăng tốt.
Số liệu giá nhập khẩu tại Đức tăng mạnh
Trong tháng Mười Một, chỉ số giá nhập khẩu tại Đức tăng 3% MoM, gấp 3 lần kỳ vọng 1%. So với cùng kỳ năm ngoái, chỉ số này đã tăng 24.7%, cao hơn kỳ vọng 22.3%. Đây tiếp tục là dấu hiệu cho thấy giá cả đang tiếp tục leo thang tại các quốc gia châu Âu.
Thống đốc BoJ: JPY suy yếu đang có lợi cho kinh tế Nhật Bản
Theo ông Kuroda:
- Sự nhạy cảm của xuất khẩu với tỷ giá hối đoái đã giảm đáng kể kể từ khủng hoảng tài chính 2008
- Do đó, Yên suy yếu gần đây ít có khả năng tăng xuất khẩu
- Chính sách tiền tệ của BoJ không nhắm trực tiếp vào tỷ giá hối đoái
- Sẽ tiếp tục nới lỏng tiền tệ bằng QE và kiểm soát đường cong lợi suất
USDJPY đang tăng 0.13% trong ngày lên 114.13.
Cập nhật diễn biến thị trường tiền phiên Âu: Trầm lắng trước kỳ nghỉ Giáng sinh
Có vẻ đây là điều ai cũng dự đoán được trước: thanh khoản mỏng khi các trader nghỉ lễ. Nhìn chung, điều này đang khiến thị trường trầm lắng hơn vào các ngày cuối tuần: Thị trường tiền tệ không có quá nhiều biến động, ngay cả với những đồng high-beta.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, sắc xanh tiếp tục bao trùm, tuy nhiên vẫn có một sự cẩn trọng nhất định trước tình hình dịch bệnh:
- Chỉ số Nikkei tăng 0.5%
- Chỉ số SSE tăng 0.08%
- Chỉ số HSI tăng 0.18%
- Chỉ số ASX tăng 0.22%
- Chỉ số Kospi tăng 0.21%
Các HĐTL lại Mỹ đều đang chưa có nhiều thay đổi, khi chỉ còn một ngày nữa là bước vào kỳ nghỉ giáng sinh.
Vàng tăng 0.18% lên 1,806. Dầu thô chưa có nhiều thay đổi gần mức $73/thùng.
Úc có thể sẽ phải đối mặt với các hạn chế nghiêm ngặt hơn khi Omicron ngày càng lan rộng
Các nguồn đưa tin cho rằng, các hạn chế liên quan tới giãn cách xã hội sẽ quay trở lại NSW sau ngày Giáng sinh. Các nhân viên y tế trên khắp Sydney báo cáo số lượng cuộc gọi cho các trường hợp khẩn cấp cấp đang gia tăng lên mức cao nhất trong một giờ.
Vào ngày hôm qua Nội các Quốc gia của Úc đã họp (đại diện của các chính phủ Liên bang và tiểu bang/vùng lãnh thổ). Chưa có biện pháp nào được công bố nhưng có vẻ như chúng có thể được ban hành sau ngày Giáng sinh.
Nhật Bản: Tin đồn về việc tăng dự báo GDP đã thành sự thật
Đầu tuần này, tin đồn về việc Nhật Bản sẽ tăng dự báo tăng trưởng GDP đã được các trang báo đăng tải, và giờ thì đã chính thức được công bố.
Dự báo từ quan chức các văn phòng Nội các Nhật Bản cho năm tài chính 2022 đã được nâng lên mức 3.2%, cao hơn 1% so với dự báo tăng trưởng GDP đã được đưa ra vào giữa năm vào tháng 7.
Nếu đạt mức 3,2% thì đây sẽ là mức tăng trưởng nhanh nhất kể từ năm tài chính 2010 (nền kinh tế đã phục hồi từ GFC với + 3.3%). Gói kích thích chi tiêu dự kiến sẽ đẩy GDP tăng 1.5% trong năm tài chính này và 3.6% trong năm tài chính tiếp theo
Thời tiết lạnh giá ở châu Âu đang thu hút mặt hàng LNG (khí thiên nhiên hóa lỏng) của Hoa Kỳ.
Thời tiết lạnh giá ở châu Âu đang thu hút mặt hàng LNG (khí thiên nhiên hóa lỏng) của Hoa Kỳ. Trong số 76 chuyến hàng khí đốt của Hoa Kỳ đang vận chuyển, 10 tàu chở tổng cộng 1.6 triệu mét khối nhiên liệu cho các nhà máy điện đã thông báo dừng chân ở châu Âu. 20 tàu khác chở khoảng 3.3 triệu mét khối được biết đang băng qua Đại Tây Dương và đang trên đường tới lục địa này.
Nếu biến thể Omicron dạy chúng ta bất cứ điều gì, thì đó là thế giới vẫn chưa được chuẩn bị đầy đủ để chống lại Covid.
Nếu biến thể Omicron dạy chúng ta bất cứ điều gì, thì đó là thế giới vẫn chưa được chuẩn bị đầy đủ để chống lại Covid. Các nhà khoa học từ lâu đã lo sợ về một chủng virus kháng vaccine và các chính phủ đang vật lộn để đối phó với sự thay đổi nhanh chóng của các biến thể. Vậy mà, các nhà nghiên cứu đang bị lôi kéo vào chính trị, và vẫn có những thất bại nghiêm trọng trong điều phối và hợp tác quốc tế.
Cập nhật diễn biến thị trường tiền tệ: Đồng USD tiếp tục xu hướng giảm.
Đồng USD giảm nhẹ khi chỉ số DXY giảm 0.07% xuống 96.053.
- Tỷ giá EUR/USD tăng 0.11% lên 1.1339.
- Cặp GBP/USD giao động quanh ngưỡng mở cửa.
- USD/JPY tăng nhẹ 0.05% lên 114.13.
- Hai đồng Antipodean đều giảm nhẹ.
Thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm cùng với hợp đồng tương lai của Mỹ và châu Âu.
Thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm cùng với hợp đồng tương lai của Mỹ và châu Âu, sau khi Phố Wall đưa ra kỳ vọng nền kinh tế sẽ phục hồi sau khi vượt qua sự gián đoạn của biến thể Omicron. Thị trường chứng khoán ở Nhật Bản, Úc và Hàn Quốc có dấu hiệu tích cực, mặc dù khối lượng giao dịch đã giảm dần trước Giáng sinh. Lợi tức Kho bạc và đồng USD đều có sự tăng giá. Đồng Bitcoin giảm còn $48,000.
Liên đoàn Công nghiệp Anh thông báo rằng các doanh nghiệp Anh đã báo cáo mức tăng trưởng yếu nhất của họ kể từ khi đất nước trong thời kỳ lockdown.
Liên đoàn Công nghiệp Anh thông báo rằng các doanh nghiệp Anh đã báo cáo mức tăng trưởng yếu nhất của họ kể từ khi đất nước trong thời kỳ lockdown.
Chỉ số tăng trưởng hàng tháng của CBI - kết hợp của các cuộc khảo sát về sản lượng từ các nhà sản xuất, nhà bán lẻ và các công ty dịch vụ khác - đã giảm 11 điểm xuống +21 trong vòng ba tháng cho đến tháng 12, mức thấp nhất kể từ đợt ba tháng đến tháng Tư.
Good morning from Dubaotiente. Tổng hợp thị trường ngày 22/12: Chứng khoán Mỹ đóng cửa ở gần mức cao nhất trong phiên!
Chứng khoán Mỹ đóng cửa ở gần mức cao nhất trong phiên khi các nhà đầu tư kỳ vọng biến thể Omicron sẽ không làm ảnh hưởng đến sự phục hồi kinh tế.
- Chỉ số S&P 500 tăng1% vào ngày thứ hai liên tiếp.
- Chỉ số Nasdaq 100 tăng 1.2%.
Giá vàng tăng 0.9% lên $1,805.30/ounce.
Giá dầu thô tại Mỹ tăng mạnh 2.5% lên $72.93/thùng.
Trên thị trường tiền tệ, đồng USD đã có sự sụt giá khi chỉ số DXY giảm 0.4%.
- EUR/USD tăng 0.4% lên 1.1334.
- Tỷ giá GBP/USD tăng 0.7% lên 1.3359.
- Cặp USD/JPY dao động quanh mức 114.10.
.
Hoa Kỳ: Chỉ số niềm tin tiêu dùng tháng 12 cho tín hiệu tích cực
Theo cuộc khảo sát mới nhất của Hội đồng Hội nghị (CB) từ Hoa Kỳ, niềm tin người tiêu dùng đã tăng lên mức 115.8 trong tháng 12, cao hơn so với mức dự kiến là 110.8. Điều này cho thấy tín hiệu tích cực kể từ đỉnh điểm làn sóng dịch Delta tạo nhiều áp lực cho niềm tin tiêu dùng Mỹ.
Các nhà kinh tế dự báo niềm tin tiêu dùng sẽ giảm so với mức hiện tại vào tháng 1 khi Omicron ngày càng lan rộng tại Mỹ. Chỉ số kỳ vọng của người tiêu dùng đã tăng lên 96.9 cao hơn so với mức dự đoán là 87.6.
Cập nhật thị trường chứng khoán Mỹ: Phố Wall mở cửa không mấy sôi động.
Phố Wall mở cửa phiên giao dịch khá trầm lặng sau đợt hồi phục mạnh vào ngày hôm qua. Các nhà đầu tư đang chật vật trước bối cảnh biến thể omicron Covid lan nhanh, lạm phát gia tăng và sự kết thúc của chính sách tiền tệ cực kỳ dễ dãi.
Hiện chỉ số Nasdaq giảm -0.2%, chỉ số Dow Jones đi ngang sau đợt phục hồi 500 điểm vào hôm qua, và S&P500 tăng +0.07%.
Giá dầu thô WTI đang giao dịch tăng $0.17 đạt mức $71.29, vàng tăng 0.15% lên mốc $1790.98/oz.
Trái phiếu kho bạc nối tiếp đà giảm 3 ngày liên tiếp, trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm giảm -0.34% về 1.46%.
Trên thị trường tiền tệ, các cặp tiền đang có sức mạnh áp đảo trước đồng USD khi giới đầu tư đang lo ngại về triển vọng nền kinh tế nước Hoa Kỳ. AUD là đồng tiền có sức mạnh dẫn đầu trong các đồng tiền chính.
- AUD tăng 0.55%
- GBP tăng 0.38%
- NZD tăng 0.27%
- EUR tăng 0.22%
- JPY giảm 0.16%
Hoa Kỳ: Dự báo triển vọng GDP quý 3 tại Mỹ đầy lạc quan.
Theo ước tính GDP cuối cùng của Cục Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ (BEA) , nền kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng đạt tốc độ là 2.3% trong quý 3 năm 2021, cao hơn mức ước tính trước đó là 2.1%.
Tuy vậy, sau khi dự báo được công bố, chỉ số DXY không có phản ứng nào đáng chú ý. Hiện chỉ số đã giảm trở lại trong giao dịch gần đây về mức thấp nhất kể từ thứ 6 tuần trước quanh mốc 96.30, nhưng hiện tại, đã tìm thấy hỗ trợ tại đường MA21 ở mức 96.30.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đặt ra lằn ranh đỏ để bảo vệ đồng Lira
Mới đây, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu kế hoạch mới nhất của mình để bảo vệ các khoản tiết kiệm bằng đồng lira khỏi sự thiệt hại nặng nề hơn nữa trước sức mạnh của USD.
Chính phủ nước này đã quyết định sẽ đặt ra lằn ranh đỏ cho cặp tỷ giá USD/TRY là ở mốc 18.00. Ngay sau khi thông tin được phát hành, đồng TRY đã bật tăng 0.36%, cặp tỷ giá USD/TRY hiện đang giao dịch quanh vùng 12.47
Đơn đăng ký thế chấp MBA từ Hoa Kỳ tiếp tục đà giảm mạnh
Đơn đăng ký thế chấp MBA của Mỹ đã tiếp tục giảm -0.6% mặc dù trước đó tốc độ giảm đã chậm lại
Tỷ lệ thế chấp bằng MBA thời hạn 30 năm đạt 3.27%(3.3%) . Chỉ số tái cấp vốn thế chấp tiếp tục đạt mức cao hơn kỳ vọng là 2402.7
Bộ trưởng Y tế Đức: Không thể kiểm soát trong dài hạn nếu không bắt buộc tiêm vaccine
Bộ trưởng Y tế Đức Lauterbach vừa đưa ra lời phát biểu rằng nếu không tiêm chủng bắt buộc, chính phủ Đức không thể quản lý các đợt Covid tiếp theo trong dài hạn.
Dưới đây là một số phát biểu mạnh mẽ từ Bộ trưởng Y tế Đức Lauterbach:
• Nếu không có tiêm chủng bắt buộc, tôi không thấy chúng tôi quản lý các đợt tiếp theo trong dài hạn
• Đã đặt hàng vắc xin đặc hiệu omicron từ biontech, dự kiến 80 triệu liều.
• Tiêm phòng covid-19 lần thứ tư sẽ là cần thiết
"Giáng sinh không nên trở thành nguồn cơn để bắt đầu ngọn lửa Omicron", Giám đốc RKI Lothar Wieler chia sẻ trong cuộc họp báo tương tự, nói thêm rằng mọi người nên hạn chế liên lạc ở mức tối thiểu.
Dữ liệu từ Nam Phi cho thấy thông tin tích cực đối với Omicron
Trong một nghiên cứu mới ở Nam Phi, dữ liệu về số lần nhập viện và tử vong trong đợt nhiễm COVID thứ tư của nước này cho thấy nguy cơ mắc bệnh nặng của Omicron thấp hơn so với các biến thể trước đó. Thông tin này đã được xác nhận bởi Giáo sư Cheryl Cohen - nhà khoa học hàng đầu vào hôm thứ Tư.
"Thật bất ngờ, dữ liệu của chúng tôi dường như đã kể một câu chuyện tích cực về mức độ nghiêm trọng giảm của Omicron so với các biến thể khác" cô chia sẻ trong một cuộc họp báo của một nhóm các nhà khoa học NICD.
Điều này xảy ra sau tin tức trước đó rằng các nhà khoa học chính phủ Vương quốc Anh kết luận Omicron nhẹ hơn Delta.
Trung Quốc ra lệnh cho 13 triệu dân Tây An ở nhà trước đợt bùng phát Covid
AFP đang đưa tin rằng Trung Quốc đã ra lệnh cho khoảng 13 triệu cư dân Tây An ở nhà do dịch Covid bùng phát.
Thành phố Tây An trong tuần này đã bắt đầu lấy mẫu thử của hàng triệu người cho COVID sau khi phát hiện hơn 40 trường hợp mới, làm dấy lên lo ngại về sự lây lan rộng hơn trước mùa du lịch.
Chính phủ Đức “làm giàu” từ nợ nhờ lãi suất âm
Trong những thông tin mới nhất, Reuters báo cáo rằng chính phủ Đức đã kiếm được hàng tỷ Euro từ việc phát hành nợ trong năm nay nhờ lãi suất âm đối với trái phiếu của họ, theo một bức thư từ Bộ trưởng Ngoại giao Florian Toncar gửi cho một nhà lập pháp.
Ông Toncar viết: Lợi suất trung bình đối với trái phiếu chính phủ phát hành trong năm nay là âm 0.56%. Tuy nhiên, số lượng các nhà đầu tư tham gia vượt quá dự đoạn 1.7 lần,
Goerke, một nhà lập pháp Đức cho biết: “Bất chấp lợi suất âm, trái phiếu Đức đang bán chạy như tôm tươi”
Ảnh hưởng của các loại tiền tệ so với USD trong năm 2021
Khi năm 2021 sắp kết thúc, hiện tại chính là thời điểm tốt nhất để xem xét hiệu suất từ đầu năm của các loại tiền tệ được giao dịch so với Dollar Mỹ.
Trên đây là sự thay đổi của các đơn vị tiền tệ so với đồng bạc xanh trong năm nay.
Đứng đầu là đồng Ukrainian Hryvnia (UAH) - tiền tệ của Ukraina, theo sau đó là Nhân Dân Tệ. Ở vị trị cuối cùng, không ai khác ngoài, đồng Lira của Thổ Nhĩ Kỳ. Tính đến hiện tại, Lira đã mất hơn 50% giá trị so với Dollar.
Thống đốc Ngân hàng trung ương Áo: ECB có thể tăng lãi suất trong năm tới, trong trường hợp cực đoan nhất
Theo ông Robert Holzmann:
- Trong một kịch bản cực đoan, lãi suất có thể tăng trong năm tới
- Nếu ECB nói rằng họ không cần QE, vì lạm phát sẽ gần hoặc cao hơn mục tiêu trong năm 2023-2024, đó sẽ là một tín hiệu cho thấy khả năng tăng lãi suất trong hai quý tới
- Tiến triển của lạm phát trong năm nay là một bất ngờ. Hồi đồng quản trị ECB cũng có nhiều quan điểm khác nhau về rủi ro lạm phát tăng cao
Ông Holzman là một thành viên ECB diều hâu, tuy nhiên, khả năng những điều ông nói thành hiện thực sẽ khó xảy ra.
ING có nhận định gì về EURCHF?
Theo ING, trong môi trường nhiều rủi ro như dịch Covid và lạm phát hiện tại, không khó để CHF, một đồng tiền trú ẩn trở nên hấp dẫn. Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ sẽ tìm cách can thiệp để giảm sức mạnh của CHF, tuy nhiên ảnh hưởng lên EURCHF có lẽ sẽ không nhiều trước tình hình khó đoán hiện tại, và cặp tiền này sẽ tiếp tục giảm, ít nhất là cho tới tháng Một.
Lượng vị thế trên thị trường chứng khoán Mỹ của các quỹ đầu tư đang ở mức thấp nhất kể từ tháng Năm
Chỉ số NAAIM Exposure đo lượng vị thế của các quỹ đầu tư trên TTCK Mỹ đã giảm về mức tương đương với một đợt điều chỉnh. Điều này không quá lạ khi đã có tới 1 nghìn tỷ USD đổ vào thị trường chỉ trong năm nay. Đây có thể là do những lo lắng về khả năng Fed thắt chặt chính sách, khi rõ ràng là lạm phát sẽ cao hơn mức 2% rất nhiều.
Chứng khoán châu Âu trầm lắng đầu phiên giao dịch, chút lạc quan xen lẫn cẩn trọng
Các chỉ số chứng khoán châu Âu hôm nay đa phần đều đang mở cửa tăng nhẹ, khi giới đầu tư vừa có chút lạc quan, nhưng lại vừa cẩn trọng trước tình hình dịch bệnh tại đây:
- Chỉ số DAX tăng 0.13%
- Chỉ số FTSE giảm 0.16%
- Chỉ số CAC tăng 0.1%
- Chỉ số MIB giảm 0.16%
- Chỉ số Stoxx 600 toàn châu Âu tăng 0.22%
Sắp tới, Anh sẽ công bố số liệu ban đầu về chủng Omicron, với nhiều tín hiệu tích cực rằng chủng Omicron sẽ có triệu chứng nhẹ hơn chủng Delta. Đây có thể là một xúc tác để thị trường chứng khoán bứt phá.
Sự trầm lắng này cũng đang diễn ra trên thị trường tiền tệ. Từ phiên Á tới giờ vẫn chưa có quá nhiều biến động khi thị trường tiếp tục chờ đợi diễn biến dịch bệnh, cùng với số liệu GDP và niềm tin người tiêu dùng tại Mỹ:
- Chỉ số DXY tăng 0.08%
- EUR giảm 0.12%
- GBP tăng 0.07%
- AUD giảm 0.2%
- NZD giảm 0.06%
- JPY giảm 0.2%
- CHF giảm 0.22%
- CAD chưa có nhiều thay đổi
Dầu thô chưa có nhiều thay đổi ở mức $71.7/thùng. Vàng giảm nhẹ 0.14% xuống 1,786.
Số liệu PPI tại Pháp có gì đáng chú ý?
Trong tháng Mười Một, chỉ số PPI tại Pháp tăng 3.5% MoM, tiếp tục tăng cao so với tháng trước. Trong đó, chỉ số PPI ngành công nghiệp tăng 3% MoM, tương đương 16.3% YoY. Các mảng khai thác và khai thác đá, năng lượng và nước đang chứng kiến mức tăng lớn nhất. Giá thực phẩm và đồ uống cũng đã tăng đáng kể.
Báo cáo này có thể sẽ khiến ECB nhìn nhận lại quan điểm lạm phát tạm thời.
Anh: Chủng Omicron gây triệu chứng nhẹ hơn Delta
Các nhà khoa học của chính phủ Anh cho biết chủng Omicron gây ra triệu chứng nhẹ hơn chủng Delta tại Anh. Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh sẽ công bố dữ liệu ban đầu trước Giáng sinh về triệu chứng của Omicron. Nhiều người kỳ vọng đây sẽ là một báo cáo trái chiều, với cả tin tốt và tin xấu.